2 thg 8, 2012

Vườn cò Bằng Lăng

Trước đây vài năm, khách du lịch đi trên tuyến đường từ Châu Đốc về Cần Thơ thường hay ghé tham quan vườn cá sấu ở Long Xuyên rồi ghé qua vườn cò Bằng Lăng. Nay thì chỉ còn vườn cò là địa chỉ thu hút khách du lịch vào mỗi buổi chiều trên tuyến đường này.

Khu vườn rộng hơn 2 héc ta là nơi tập trung sinh sống của hàng vạn chim các loại, trong đó, cò chiếm nhiều nhất. Ảnh: LVS


Vườn cò Bằng Lăng là một trong những sân chim lớn và hấp dẫn nhất trong số các sân chim khác ở Cà Mau, Bạc Liêu, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.


30 thg 7, 2012

Lãng du Thác Trời


Đến Khánh Hòa, ngoài những danh thắng biển đảo nổi tiếng, du khách còn có thể tìm kiếm những trải nghiệm thú vị trong hành trình của mình khi đến thác Yangbay, nằm cách Nha Trang khoảng 45 km, ở xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh.



Thác Yangbay - Ảnh: Nguyễn Chung

Ra Phú Quốc làm chúa đảo


Đây là tour du lịch dã ngoại mà du khách có thể tự tổ chức, một trải nghiệm thú vị mà ngay cả nhiều người từng đến Phú Quốc cũng chưa hề biết.

Đến Phú Quốc (Kiên Giang), sau khi tham gia các tour du lịch phổ biến như câu mực, câu cá, lặn biển ngắm san hô… chúng tôi quyết định tự tổ chức riêng cho mình một tour.

Sáng sớm, hai người chúng tôi thuê một chiếc xe máy chạy về hướng bắc đảo tham quan Bãi Dài.


Một hòn đảo nhỏ ở Phú Quốc vừa có bãi cát và bãi đá nhưng lại ít người lui tới

Bãi Dài không phải là đích đến của chúng tôi nhưng cũng cần phải nói qua một chút về nó.

Một dòng sông truyền thuyết

Sông Thu Bồn chảy ra Cửa Đại
Lạch Bình Long chảy mãi ra Hàn

Ngó lên Hòn Kẽm đá dừng
Thương cha nhớ mẹ quá chừng bậu ơi!… 

là những câu ca dao xứ Quảng gắn liền với sông Thu Bồn nổi tiếng dài hơn 200 km. 
 
 
Du khách phương Tây trên sông Thu Bồn - Ảnh: Trương Điện Thắng

Ngày nay đã có nhiều tour đưa du khách từ Hội An ngược dòng sông Thu để ngắm cảnh đẹp hai bên bờ; nhưng có lẽ khoảng thời gian mà người ta thích du ngoạn nhất là vào lễ hội bà Thu Bồn tổ chức vào ngày 12.2 âm lịch hằng năm. Xuất phát từ Ngọc Linh, ngọn núi cao nhất Trường Sơn với độ cao trên 2.500 mét so với mực nước biển, sông Thu Bồn ban đầu là hợp lưu của nhiều con suối nhỏ chảy qua địa phận huyện Nam Trà My thuộc vùng tây nam Quảng Nam với cái tên Đắk Di. Khi qua các huyện trung du Tiên Phước, Hiệp Đức, Đắk Di hợp lưu với nhiều suối khác trở thành sông Tranh chảy về xuôi. Qua khỏi Trà Linh đến Hòn Kẽm Đá Dừng, nay thuộc huyện Nông Sơn, sông bắt đầu mang tên Thu Bồn và chảy về Cửa Đại, Hội An…


Bánh bèo bì


Bánh bèo là món ăn phổ biến ở khắp đất nước. Nhưng bánh bèo bì thì chỉ có một vài nơi. Bình Dương là nơi bánh bèo bì được coi như một đặc sản địa phương được nhiều du khách nhớ.

Làm bánh bèo bì cực nhất là khâu làm bột. Bánh bèo không cần chọn gạo ngon đặc sản mà chỉ dùng loại gạo thông thường. Vấn đề ở chỗ là cách làm kỹ lưỡng. Vì thế, người ta bảo trong bánh bèo bì ở Bình Dương chứa cả tấm lòng.

Trước hết, gạo được vo qua nước nhiều lần cho sạch cám rồi ngâm một đêm trong nước. Hôm sau, gạo được lấy ra “rửa” trong nước sạch nhiều bận cho đến khi hết vị chua rồi đem xay nhuyễn thành bột. Người ta để bột vào bao vải, cột chặt rồi lấy vật nặng dằn lên, thường là dùng cối xay bột bằng đá để dằn. Để qua một đêm, nước trong bột rút đi, để lại những miếng bột trắng tinh. Bột được phơi khô sẵn sàng làm bánh. 

26 thg 7, 2012

Lên Thiên Ấn thăm cụ Huỳnh

“Cụ Huỳnh là một người học hành rất rộng, chí khí rất bền, đạo đức rất cao. Vì lòng yêu nước mà trước đây cụ bị bọn thực dân đày ra Côn Đảo. Mười mấy năm trường, gian nan cực khổ nhưng lòng son dạ sắt, yêu nước thương nòi của cụ Huỳnh chẳng những không sờn lại thêm kiên quyết…”.


Đó là trích đoạn trong thư vĩnh biệt cụ Huỳnh Thúc Kháng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày nay, du khách đến viếng sẽ nhìn thấy những dòng ấy trên bia mộ cụ Huỳnh. Mộ được đặt tại núi Thiên Ấn, thị trấn Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Từ QL1A, rẽ sang QL24B, đi ô tô khoảng 10 phút sẽ đến được núi Thiên Ấn. Đường lên núi theo hình xoắn ốc, từ đỉnh núi có thể nhìn thấy dòng sông Trà Khúc và toàn cảnh núi non Sơn Tịnh. Với vị thế đặc biệt, tựa như chiếc ấn trời nên nơi đây được mệnh danh đệ nhất thắng cảnh và là núi thiêng của tỉnh Quảng Ngãi.

Khám phá dấu tích Pháp ở Ba Vì

Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những huyền thoại linh thiêng về thánh thần, mà Ba Vì còn tồn tại một "kho" kiến trúc cổ thời Pháp bị vùi lấp trong cỏ cây, hoa lá, rêu phong.
Vẻ đẹp hoang sơ của khu tường rào quanh dinh đại tá

Cách trung tâm Hà Nội gần 70km, khí hậu quanh năm mát mẻ, ôn hòa nên cùng với Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì đã được người Pháp chọn để xây dựng thành khu nghỉ dưỡng vào đầu thập niên 1940. 70 năm đã trôi qua với bao thăng trầm của thời cuộc, bị những cuộc chiến tranh và thiên nhiên tàn phá dữ dội, nên các công trình của Pháp ở Ba Vì còn tồn tại đến ngày nay đều đã đổ nát, hoang sơ.
Đỉnh Ba Vì - nóc nhà của thủ đô Hà Nội với độ cao 1.296m so với mực nước biển, nơi có đền tượng thờ Thánh Tản Viên và đền thờ Bác Hồ - từ lâu đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách. Nhiều bạn trẻ rất ưa thích hành trình chinh phục đỉnh Ba Vì với chiều dài 13km bằng xe máy trên những cung đường dốc cua, lượn, rợp bóng cây, róc rách tiếng suối reo…


Châu chấu rang ngày mùa

Hồi còn nhỏ, mỗi lần nghỉ hè cũng đúng vào mùa gặt, tôi thường được "cho về quê" với ngoại và món châu chấu rang ngày ấy giờ vẫn quấn quýt trong trí nhớ tôi như một món ăn “xa xỉ” của tuổi thơ.


Châu chấu lúa sau khi bắt ngoài đồng về được làm sạch, vặt hết cánh

Tôi còn nhớ mỗi lần đi gặt về, cầm mấy chai đựng đầy châu chấu sống còn nhảy lách tách, khuôn mặt ngoại rạng rỡ hẳn lên. Ngoại càng vui hơn khi thấy tôi rất háo hức và thích thú mỗi lần được thưởng thức món châu chấu rang đồng quê của ngoại.
Ở chốn thị thành, không được tung tăng trên những triền đê ngát thơm mùi lúa chín mỗi khi mùa gặt về, không được hít hà hương vị đậm đà của châu chấu rang thoang thoảng trong cơn gió ngày mùa mới thấy món châu chấu rang quả là món quà xa xỉ. Đến giờ, dù có đi nhiều nơi, ăn nhiều đặc sản các vùng miền nhưng mỗi lần đi ngang qua những cánh đồng lúa đang vụ gặt, tôi lại thấy nhớ dáng lom khom của ngoại cầm vợt hớt châu chấu và mùi vị của món châu chấu rang lá chanh của ngoại ngày nào.

Món ăn dân dã Cà Mau


Nằm ở vùng ven biển cực Nam đất nước ta, Cà Mau từng là vùng rừng thiêng nước độc, không người sinh sống. Đến cuối thế kỷ 17, vùng đất này đã được bàn tay con người khai hoang mở cõi, đã trở thành vùng đất trù phú, dồi dào sản vật địa phương mà những vùng đất khác không thể sánh bằng. 

Những món ăn của người Cà Mau cũng vì thế mà đặc biệt hơn, thú vị hơn, và đã nếm thử một lần thì khó có thể quên.


Gỏi nhộng ong

Món gỏi nhộng ong U Minh thì đúng là “đệ nhất” món ngon của Cà Mau. Nhộng ong U Minh nhiều và có vị bùi, béo ngậy, ngon không thể tả. Người thợ nhộng ong sau một ngày vất vả gác kèo lấy mật, chiều về thường mang theo một hai phần sáp đầy nhộng ong về.

25 thg 7, 2012

Đi chơi chợ Thụt


Theo thông lệ, đúng ngày 2-2 âm lịch hằng năm, bà con khắp nơi lại nô nức kéo nhau về thôn Thụt, xã Phù Lưu (Hàm Yên, Tuyên Quang) để dự “phiên chợ mỗi năm chỉ có một lần”.

Trong dòng người tấp nập ấy, những bộ váy, áo trang phục truyền thống của người Dao, người Tày, người Mông hòa quyện tạo nên một bức tranh quê mộc mạc và sinh động giữa miền sơn cước.



Các sản phẩm thổ cẩm được bày bán tại chợ

Ông Khổng Xuân Lộc (thôn Niểu, xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên), cán bộ lão thành năm nay đã gần 80 tuổi, kể: “Phiên chợ bắt nguồn từ hội ném còn dầu năm (dân tộc Tày gọi là lồng tồng), cầu cho mưa thuận gió hòa, dân cư an lạc. Ông nội tôi bảo khi ông lớn lên đã thấy có chợ Thụt rồi".