10 thg 7, 2012

Cá lóc nướng trui

Ra giêng là thời điểm nhiều cánh đồng ở khắp ĐBSCL vào mùa gặt. Màu vàng của lúa chín trải dài từ những tỉnh tả ngạn sông Cửu Long như Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp cho đến Hậu Giang, Bạc Liêu và tận đất mũi Cà Mau.

Vào cuối mùa hạn này, nước trên các ruộng lúa đã rút xuống các con mương xung quanh, nhường lại nền đất khá khô cứng đủ để những chiếc máy gặt đập liên hợp "ra tay".

Chính trong những con mương này là "đất dụng võ" cho các tay nhấp cá lóc múa may cây cần câu của mình. Nhưng không phải tay câu nào cũng lủng lẳng chiến lợi phẩm vì từ lâu loài cá đồng này đã không còn nhiều trên đồng ruộng để thỏa mãn cái thú câu ấy nữa.

Tuy nhiên, ở xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời của vùng đất Cà Mau thì cá lóc lại đặc biệt phong phú.


Lúa chín vàng trên mảnh đất giàu phù sa

Những cô gái lái xe ngựa trên đất cù lao


Một loại hình du lịch độc đáo giữa cù lao trên sông Tiền mênh mông nước của tỉnh Bến Tre là du khách được đi xe ngựa thăm Cù lao xanh. Điều đặc biệt, tài xế xe ngựa toàn là nữ xuất thân từ nghề sông nước.

Vừa điều khiển ngựa vừa "alô"... 500m nữa tới rồi!

Qua một đêm "lên đời" thành lái xe ngựa

Trong lịch trình của một tour du lịch hè miền Tây, chúng tôi đến khu du lịch sinh thái ấp văn hóa Hòa Tây thuộc xã Quới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Để đến được điểm sinh thái này, mọi người phải đi bằng thuyền máy vượt qua sông Tiền.

Buổi trưa nắng gắt, thật bất ngờ khi khách được đón bằng phương tiện độc đáo là xe ngựa. Những chiếc xe ngựa đã được chờ sẵn, đội hình tài xế thì không thấy một nam nhi nào cả mà toàn là phụ nữ. Trong khi chờ các thành viên đến sau, chúng tôi lân la vào quán nước bên đường của cụ Bảy Tấn để làm quen.

Về miệt vườn ăn trái, tắm sông

Mùa hè, tôi lại ưa về miền Tây Nam bộ hơn bởi là mùa trái cây rộ nhất. Chợ Lách là nơi tập trung đủ các loại vườn chuyên canh trái cây đặc sản Nam bộ, mà hầu như vườn nào cũng cho trái ngon. Bởi xứ này sản xuất giống cây ăn trái lớn nhất nước, nên nhà vườn ở đây tuyển toàn giống ngon để trồng. 

Trái chín được hái ăn bằng thích

Tôi nhớ cách nay mười năm, lần đầu tiên được rủ “đi Lách” (cách nói tắt của người dân huyện Chợ Lách, Bến Tre) vào dịp tết Đoan Ngọ. Sau khi đi hết mấy vườn trái cây, cơ sở làm cây giống, kiểng thú, rồi ra cồn Tiên xem dân địa phương trẩy hội tắm bùn sông, chị Minh Hương, giám đốc một công ty du lịch, nhận định ngay “xứ này làm du lịch được đấy!” Nhưng suốt mấy năm sau, cầu, đường trong huyện đều nhỏ hẹp, nhà nghỉ sơ sài đã làm cho bao lượt công ty lữ hành về đây khảo sát rồi lại đi. Còn chúng tôi vẫn cứ mê những vườn sầu riêng, măng cụt, xoài tứ quý, nhãn, bưởi da xanh, chôm chôm…, mê những nhà vườn giỏi làm cây giống, trồng hoa kiểng, mê những nghệ nhân uốn kiểng thú nên ít nhất hai năm lại cùng gia đình về chơi.


9 thg 7, 2012

Khổ qua rừng


Ai cũng biết khổ qua nguyên trái hầm thịt nạc bằm hoặc cá thác lác quết nước muối, khổ qua xắt lát xào thịt bò, khổ qua xắt lát ướp lạnh ăn với thịt chà bông (thường được gọi một cách “văn vẻ” là “da cá sấu, chỉ xơ dừa”)…, là những thức ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng. Dù phối hợp chung với nguyên liệu nào, người ta vẫn lấy khổ qua làm “đơn vị chuẩn”, vì các món ăn này ngon đều nhờ hương, nhất là vị đắng của khổ qua. Tất cả các món trên đều được thực hiện bằng những trái khổ qua to lớn thường bày bán ở các chợ ở Nam bộ.



Về giồng ăn... côn trùng

Tháng ba, tháng tư, không khí oi nồng. Một vài cơn mưa trút xuống. Đất giồng khô khát, nhanh chóng uống những dòng sữa mật, cỏ xanh lún phún mọc lên. Đó là mùa sinh sản và phát triển của những con dế cơm. Mùa dế rộ, sau cơn mưa đêm, sáng sáng, mấy cô cậu học sinh không có giờ học, những người nông nhàn tụm năm tụm ba xách giỏ tre đan dầy đi bắt dế. Nơi đất giồng, người ta đổ nước vào hang cho dế ngộp chun lên, còn nơi đất thịt thì lật đất ở các bờ mẫu hoặc vạch chân đống rơm sẽ thu hoạch bộn bàng.

Sa mưa cũng là mùa đuông đất sinh sôi nảy nở. Đuông đất giống đuông chà là nhưng nhỏ hơn và ngắn hơn (cỡ hai đốt ngón tay giữa), sống trong lòng đất. Trong một thời gian ngắn, đuông đất trở thành bọ rầy. Bọ rầy có hình dạng giống bọ hung nhưng to cỡ ngón tay cái người lớn. Muốn bắt chúng, người ta thường nhặt phân bò, phân trâu khô un cho khói tỏa lên trời. Lát sau, chúng bay đến, vần vũ trong đám khói, cầm chổi huơ đập chúng rớt xuống đất, bắt bỏ vào giỏ. Ở Tịnh Biên (An Giang) người ta dùng đèn bình dụ bọ rầy đến, bắt đem ra chợ bán, giá 10.000đ – 15.000đ/100 con.




Dừa sáp

Dừa bình thường thì xứ mình đi đâu cũng gặp. Còn dừa sáp thì hiếm lắm, chỉ thấy có ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Dạo này bạn bè ở Sài Gòn về miền Tây hay đòi kiếm dừa sáp ăn chơi. Tôi bèn nói muốn ăn dừa sáp thứ thiệt thì phải qua Cầu Kè, nhưng cũng phải mua chỗ quen biết, giá một trái nhỏ… “chỉ có” 60.000 đồng

!Đặc sản Cầu Kè 

Từ Cần Thơ tôi và anh bạn chở nhau qua nhà ông già người Khmer tên là Thạch Chịa đã hơn 80 tuổi, ở khóm 2, thị trấn Cầu Kè. Nhà ông có 25 cây dừa sáp cho trái trồng trên ba liếp vườn ngay hàng thẳng lối, dọn dẹp cỏ rác sạch sẽ.

Có một cái giếng to như thế!

Tự điển tiếng Việt định nghĩa Giếng như sau: Hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất, dùng để lấy nước.

Định nghĩa là như vậy, và cái giếng thì có ai mà không biết. Bởi vậy, nếu nhìn bức hình này và nói đó là cái giếng thì đúng là... chịu hổng nổi!

Cái này mà là cái giếng à? (Ảnh: Hai Lúa Miền tây, yume.vn)

Vậy đó mà nó đúng là cái giếng. Gọi đầy đủ là Giếng Nước hoặc Giếng Đôi (vì gồm 2 cái giếng). Tên của nơi có cái giếng này là Công viên Giếng Nước, thuộc thành phố Mỹ Tho. Dân gian gọi là Giếng Nước, tên chính thức từ chính quyền cũng là Giếng Nước. Vậy đây đúng là... cái giếng!


7 thg 7, 2012

Trăm năm danh tiếng hủ tiếu Mỹ Tho

Hồi nhỏ, tôi nghe các bậc bô lão ở quanh đình Điều Hoà, phường 2 thành phố Mỹ Tho nói hủ tiếu là món ăn của người Hoa đem tới xứ này. Các cụ bảo, khi gánh người Hoa do Dương Ngạn Địch, tổng binh Long Môn, tướng nhà Minh không chịu đầu phục triều Thanh, dẫn bầu đoàn thê tử, tuỳ tùng sang Việt Nam lánh nạn được chúa Nguyễn cho vào cư ngụ làm ăn ở vùng Mỹ Tho hồi năm 1679, lập ra Mỹ Tho đại phố mua bán sầm uất, khi đó món hủ tiếu xuất hiện. Nếu đúng như chuyện xưa, hoá ra món hủ tiếu Mỹ Tho cũng có hơn 300 năm tuổi, bởi năm 2009 là tròn 330 năm thành lập Mỹ Tho

Hơn trăm năm tồn tại, món hủ tiếu được những bàn tay tài hoa của người Hoa, người Việt biến tấu ra hàng chục sản phẩm, khó mà kể hết. Nhưng tô hủ tiếu Mỹ Tho rặt ri thì hiện nay không còn nhiều người biết nấu, người bán còn ít hơn. Tuy nhiên, cho dù hủ tiếu nấu với thịt heo, thịt bò, hải sản, thậm chí nấu với cá lóc như ở Long Xuyên, thì người ta vẫn nói cái thần của món hủ tiếu Mỹ Tho nằm ở sợi hủ tiếu. Ông Đặng Văn Sai, một người từng nhiều năm tìm hiểu hủ tiếu Mỹ Tho, nói từ hồi xưa những người Hoa đã phát hiện ra sợi hủ tiếu làm bằng thứ gạo Gò Cát của làng Mỹ Phong ngon số một.




Em gái Gáo Giồng

Em gái này là người chèo xuống đưa nhóm của Hai Ẩu tham quan sân chim Gáo Giồng.


Chùa Khmer ở Trà Vinh

Ở Trà Vinh đi đâu cũng thấy chùa, và nếu là chùa thì gần như chắc chắn đó là chùa Nam tông Khmer.

Đúng vậy, Trà Vinh là tỉnh có nhiều ngôi chùa Khmer nhất Việt Nam. Cả nước có 539 ngôi chùa Nam tông (cả Nam tông Khmer và Nam tông Kinh) thì chỉ riêng Trà Vinh đã có 141 ngôi chùa Nam tông Khmer!

Chùa Khmer tập trung chủ yếu ở miền Tây Nam bộ, trong đó nhiều nhất là Trà Vinh (141 ngôi), Sóc Trăng (92 ngôi), Kiên Giang (74 ngôi), An Giang (65 ngôi).

Chùa Âng. Ảnh: Võ văn Tường