19 thg 6, 2011

Nhà rông Kon Klor và... Erostrat

Du khách đến Kontum thường tham quan cầu treo Kon Klor. Phía bên này cầu treo là nhà rông Kon Klor, ngôi nhà rông to đẹp nhất Tây nguyên.

Hai Ẩu đã đến đây tham quan năm 2000 và 2009.

Năm 2000, nhà rông mới xây dựng xong.

Năm 2009, nhà rông tươi đẹp.


Photobucket
Cầu treo Kon Klor


17 thg 6, 2011

Ngôi thánh đường Hồi giáo

Photobucket
Ảnh: dulichbui.org

Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Nhìn ảnh, bạn có thể đoán được ngôi thánh đường Hồi giáo này ở đâu không?

Không phải ở các nước Ả Rập. Không phải ở Malaysia, Indonesia. Ở Việt Nam đó bạn ạ. Và có lẽ với không ít người dân Đồng Nai, thông tin này sẽ khá bất ngờ: Ngôi thánh đường Hồi giáo này ở Đồng Nai, và là ngôi thánh đường Hồi giáo lớn nhất Việt Nam tại thời điểm khánh thành (2006).

16 thg 6, 2011

Quê hương tôi - Xèng xèng xèng!

Tôi nghĩ mỗi người chúng ta yêu quê hương không chỉ là... chùm khế ngọt, con đê đầu làng, giếng nước, bờ tre; không chỉ là những mối quan hệ láng giềng, tình cảm thân thuộc, mà còn ít nhiều yêu cả cái tên quê của mình nữa.

Tên quê cũng như tên người, cha ông ta đã ấp ủ bao nhiêu suy tư để đặt nên cái tên đó. Có khi nó rất mộc mạc, như xóm Cây Me, Bến Tre, Đồng Nai, làng Nhô, Chợ Lớn... Có khi nó là cái tên mỹ miều, do cha ông dày công suy nghĩ để gửi gấm bao kỳ vọng hoặc đúc kết lịch sử như Long Khánh, Biên Hòa, Trấn Biên...

Những cái tên được đặt từ xa xưa, từ một xuất xứ nào đó mà đến bây giờ ta vẫn chưa rõ nguồn gốc, như Sài Gòn chẳng hạn, nhưng ai đó vẫn thấy tự hào pha lẫn thân thương khi nói tôi là người Sài Gòn.

Tôi quê ở Long Khánh, sống ở Biên Hòa. Những cái tên này đã có từ xa xưa, đã đi vào ký ức như một phần của quê hương. Tôi nghĩ, bạn cũng như tôi, khi lang thang trên mạng Internet hay khi đọc báo, thoáng thấy những cái tên quê hương này đều dừng lại một chút để xem qua với chút tình cảm thân thương.


14 thg 6, 2011

Đi ăn cưới ở chùa

Hai Ẩu đi ăn cưới. Nơi tổ chức lễ cưới đối diện với trạm dừng chân Bò sữa Long Thành LothaMilk (là điểm các xe đi Vũng Tàu thường ghé, cũng cần nói thêm địa điểm này trước đây thuộc huyện Long Thành, nhưng nay thuộc TP Biên Hòa).

Đi qua tam quan chùa Phật Tích Tòng Lâm này để vào dự lễ cưới.


Photobucket

Dừng xe trong sân chùa.



13 thg 6, 2011

Có một con đường mang tên Phạm Phú Quốc?

Các bạn trẻ ngày nay có thể không biết đến tên ông: Phạm Phú Quốc, nhưng chắc những người cùng lứa với tôi hoặc lớn hơn đều nhớ đến tên này, đặc biệt là một nhạc phẩm rất hay viết về ông của nhạc sĩ Phạm Duy: Huyền sử ca một người mang tên Quốc.

Phạm Phú Quốc là trung tá phi công nổi tiếng của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, sinh năm 1935 tại Quảng Nam. Sự kiện khiến ông được nhiều người biết tới là vụ đánh bom dinh Độc lập vào năm 1962 (thời Ngô Đình Diệm). Phi vụ bất thành, dinh bị sập một góc nhưng Ngô Đình Diệm thoát chết, ông bị bắt cầm tù cho đến ngày đảo chính 1/11/1963.

Ngày 19/4/1965, Phạm Phú Quốc từ Đà Nẵng cất cánh bay đi đánh phá trục lộ giao thông miền Bắc ở khu vực Vinh. Trên đường về ông bị cao xạ miền Bắc bắn hạ, rơi tại Hà Tĩnh.

Thời ấy, sống dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa, chúng tôi ngưỡng mộ Phạm Phú Quốc như một người hùng, đặc biệt là rất xúc động với lời ca bi hùng thống thiết của Huyền sử ca một người mang tên Quốc:


12 thg 6, 2011

Đền thờ Nguyễn Tri Phương ở Biên Hòa

Photobucket

Nguyễn Tri Phương là đại danh thần triều Nguyễn. Ông sinh ngày 21 tháng 7 năm Canh Thân(1800) tại Phong Điền, Thừa Thiên, tuẫn tiết ngày 20 tháng 12 năm Quý Dậu (1873) khi thất thủ thành Hà Nội.

Nơi sinh, nơi mất của ông đều không phải ở Đồng Nai. Thế nhưng ở Biên Hòa, Đồng Nai có ngôi đền thờ ông rất trang trọng. Đền thờ ông nằm bên bờ hữu ngạn sông Đồng Nai. Đi trên cầu Gành từ hướng Biên Hòa về Sài Gòn (chính là cây cầu xảy ra tai nạn đường sắt hôm Tết vừa rồi), nhìn xuống bờ sông ta thấy ngôi đền thấp thoáng sau những lùm cây xanh, bên cạnh sông nước hữu tình. Cảnh trí rất đẹp.