30 thg 4, 2011

Hoàng Ân cổ tự

Trên con đường nhỏ ở ấp Nhị Hòa, xã Hiệp Hòa (Cù lao Phố), nếu chú ý bạn sẽ thấy một cổng chùa đơn sơ, mộc mạc như thế này:

28 thg 4, 2011

Thám hiểm rừng rậm

Sáng nay Bùm nghỉ học. Hai Ẩu rủ rê Bùm cùng đi thám hiểm... hành tinh xanh.

Sau khi vượt qua biết bao sông dài rừng thẳm, cha con Hai Ẩu tới được nơi này:


27 thg 4, 2011

Người đến từ Triều Châu

Đó là tên một bộ phim truyền hình, cũng là một bài nhạc Hoa nổi tiếng mà chắc là nhiều bạn đã nghe qua.

Trước khi đọc nội dung bài này bạn hãy nghe bài hát ấy để thư giãn nhé


Người đến từ Triều Châu
Trình bày: 
Trường Vũ.


Ở Việt Nam có một nơi rất nhiều người Triều Châu, nhiều đến nỗi được thể hiện qua ca dao:

Bạc Liêu nước chảy lờ đờ
Dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu

Đúng rồi, đó là xứ Bạc Liêu.

19 thg 4, 2011

Làng bưởi Tân Triều

Tân Triều nằm phía tả ngạn sông Đồng Nai, cách tỉnh lỵ Biên Hòa cũ khoảng 10km. Nghe nói rằng năm 1869, nhà thờ Tân Triều được xây dựng, một cha xứ đã đem hai cây bưởi gốc từ Brazil về trồng trước sân nhà thờ, hằng năm cho trái sum suê. Thấy vậy, người dân ở đây xin chiết nhánh bưởi về trồng. Và cứ thế nhân rộng ra cùng với một số giống bưởi khác... Không ngờ, hơn một thế kỷ sau, Tân Triều trở thành một làng bưởi nổi tiếng.

Thôn nữ trong vườn bưởi
 
Thật ra Biên Hòa nhiều nơi trồng được bưởi, nhưng đất Tân Triều là cho ra nhiều bưởi ngon nhất. Bưởi Tân Triều có nhiều loại, bưởi Thanh nước nhiều, trái rất sai, mỗi mùa một cây có thể cho từ bốn đến năm trăm trái. Bưởi Xiêm, bưởi Long có vị ngọt nhưng trái nhỏ, ngon nhất là bưởi Đường lá cam và bưởi Đường núm. Bưởi ổi trái nhỏ nhưng có đặc tính lạ, có thể để dành hơn nửa năm, da quắt lại như trái dâu khô nhưng bóc ăn ngọt lịm. Ngoài ra còn hơn hai mươi loại khác nhau như bưởi Xiêm, bưởi Chua, bưởi bà Vân, bưởi Hè, bưởi Long...

18 thg 4, 2011

Chợ nổi Phụng Hiệp

Chợ nổi là một hình thức sinh hoạt độc đáo. Đồng bằng sông Cửu Long có 3 chợ nổi lớn: chợ nổi Cái Răng Cần Thơ, chợ nổi Phụng Hiệp Hậu Giang và chợ nổi Cái Bè Tiền Giang. Trong đó, chợ nổi Phụng Hiệp được xem là chợ nổi độc đáo nhất và lớn nhất.

Chợ hình thành từ năm 1915, tại Ngã Bảy Phụng Hiệp, nơi hầu hết các con sông đổ ra.

Ngã Bảy Phụng Hiệp cũng là nơi anh bán chiếu Út Trà Ôn hát lên lời ca ai oán:

Ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào trên bờ kinh Ngã Bảy
sao cô gái năm xưa chẳng thấy ra ....... chào. 

Ngã Bảy Phụng Hiệp
Bảy sông dồn nước, cuồn cuộn nước.
Phù sa lớp lớp, quyện phù sa.
(Ca dao)

17 thg 4, 2011

Chiều chiều mây phủ Đá Bia...

Chiều chiều mây phủ Đá Bia
Đá Bia mây phủ, chị kia mất chồng..

Đó là câu ca dao mà đa số người dân Phú Yên (và có lẽ cả Bình Định) đều thuộc.

Núi Đá Bia là ngọn núi cao nhất trong khối núi Đại Lãnh, thuộc dãy núi Đèo Cả, thuộc tỉnh Phú Yên (giáp ranh Phú Yên - Khánh Hòa). Trên đường từ Nha Trang ra hướng Bắc theo quốc lộ 1, khi đến biển Đại Lãnh bạn nhìn xa xa sẽ thấy ngọn núi. Điều đặc biệt là trên đỉnh núi có một tảng đá khổng lồ, cao 80 met, từ rất xa có thể nhìn thấy - do đó có tên gọi là Đá Bia.



Photobucket
Núi Đá Bia nhìn từ phía Nam

Tương truyền rằng xưa kia đây là ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành. Năm 1471, sau chiến thắng Đồ Bàn, vua Lê Thánh Tôn tiến quân đến đây và cho khắc lên đá, phân biệt lãnh thổ Việt - Chiêm. Từ đó núi có tên là Thạch Bi Sơn (núi Đá Bia).