16 thg 7, 2022

Ốc núi: món ăn dân dã độc đáo Xứ Lạng

Lạng Sơn là một trong những điểm đến có nhiều đặc sản thơm ngon. Đặc biệt là món ốc núi luôn làm “xiêu lòng” nhiều thực khách bởi hương vị đậm đà và cách chế biến độc đáo, đa dạng.

Ốc núi là loại ốc khá hiếm, sống ở trong các hang đá tại những dãy núi cao, người ta chỉ có thể bắt ốc núi vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 8 hằng năm. Ốc núi thường được tìm thấy ở vùng núi của các huyện Hữu Lũng, Chi Lăng nhưng đặc biệt có nhiều ở xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng. Thông thường, loài ốc này vùi mình dưới đất, trong các khe đá và các lớp lá dày nên không thể tìm bắt. Vào mùa mưa, cũng là lúc loại ốc này chuẩn bị cho kỳ sinh sản nên cần tiêu thụ lượng thức ăn lớn, vì thế chúng phải bò ra ngoài kiếm thức ăn nên người dân mới có thể tìm bắt. Thức ăn chủ yếu của các loại ốc núi thường là rong rêu, các loại thảo dược mọc hoang…

Ông Hoàng Thanh Hiếu, Phó Chủ tịch UBND xã Hữu Liên cho biết: Ốc núi có hình dạng giống như ốc bươu nhưng mình dẹt và nhỏ, cuộn thành nhiều vòng. Loại ốc này có vỏ bóng dạng sọc dừa màu nâu nhạt đến nâu đậm. Miệng ốc tròn giống như hình đồng xu. Ốc núi thường có vỏ vừa phải, thịt dày, giòn, giai giai với vị thơm đặc trưng. Theo tôi được biết, có nhiều khách du lịch đến với Hữu Liên vào khoảng tháng 6 đến tháng 8 chỉ để thưởng thức loại ốc núi này, chính vì loại ốc được ưa chuộng nên đến mùa ốc núi đã giúp cho người dân có thêm thu nhập.

Anh Hoàng Văn Chĩnh, xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng đang sơ chế ốc núi

15 thg 7, 2022

Lạp sườn – món ngon Xứ Lạng

Lạp sườn là một trong những món ăn ngon, đặc trưng của tỉnh Lạng Sơn. Món ăn này không chỉ thân thuộc với người dân trên địa bàn tỉnh mà còn được khách du lịch ưa chuộng. Gia vị đặc biệt để tạo nên món lạp sườn là gừng núi đá, gia vị này không chỉ làm tăng phần thơm ngon cho món ăn mà còn được sử dụng như chất bảo quản và tạo ra sắc đỏ đặc trưng cho món ăn.

Nguyên liệu chính để chế biến món lạp sườn là thịt nạc vai. Để có món ăn ngon, thịt phải được lấy vào sáng sớm, khi vẫn còn ấm. Sau khi sơ chế, thịt được thái nhỏ, để riêng phần nạc, mỡ.

Coóng phù – món ăn “sưởi ấm” mùa đông Xứ Lạng

Món coóng phù Xứ Lạng

Trong những ngày đông giá lạnh của vùng núi Xứ Lạng, không gì thú vị hơn khi ngồi thưởng thức hương vị cay nồng của gừng, vị ngọt của đường, hòa trong sự dẻo, dai của từng viên coóng phù (bánh trôi) – món ăn “sưởi ấm” ngày đông Xứ Lạng.

Dừng chân trên đường Lê Lợi, thành phố Lạng Sơn địa điểm bán coóng phù của chị Nguyễn Thị Huế (sinh năm 1975), thứ đầu tiên chúng tôi cảm nhận được là mùi thơm nồng ấm của nước đường gừng lẩn khuất trong gió.

Bắc Sơn đẹp long lanh trong mùa nước đổ

Hằng năm, cứ vào tháng 7, Bắc Sơn bước vào vụ lúa mới. Cả thung lũng lấp lánh nước từ những thửa ruộng đang được cày cấy, tạo nên bức tranh đầy màu sắc khiến bất cứ ai ngắm nhìn cũng phải choáng ngợp.

Toàn cảnh thung lũng Bắc Sơn trong mùa nước đổ

Ngỡ ngàng vẻ đẹp Nàng Tiên

Núi Nàng Tiên (đồi cỏ Lân Luông) thuộc thôn Lân Luông, xã Thiện Hòa, cách trung tâm huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn khoảng 50 km. Nơi đây có cảnh quan đẹp, khí hậu trong lành, có tiềm năng để phát triển thành khu nghỉ dưỡng, cắm trại, vui chơi. Trong Đề án “Phát triển du lịch huyện Bình Gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, huyện Bình Gia sẽ xây dựng núi Nàng Tiên trở thành điểm du lịch hấp dẫn với các sản phẩm du lịch: cắm trại, sinh thái – nghỉ dưỡng, vui chơi thể thao mạo hiểm, dã ngoại, trượt cỏ, đua ngựa….

Núi Nàng Tiên là khu vực thuộc loại địa hình đồi núi thấp với những thảm cỏ xanh mướt khoảng 24 ha

14 thg 7, 2022

Thương hoài vị cà na

Trước đây, cây cà na được nhắc đến mỗi khi mùa nước nổi tràn đồng. Vốn là loại cây mọc tự nhiên, dọc theo bờ đê, con sông, mương, rạch nên cà na là loại trái cây quê. Tuy nhiên, hương vị cà na đậm đà, ai ăn rồi cũng thích. Đến nay, những món ăn được chế biến từ trái cà na được các bạn trẻ mê ăn vặt ưa chuộng, nên người dân trồng nhiều hơn.


Cà na là món quà quê mà thiên nhiên ban tặng cho người dân vùng sông nước. Cây cà na ra hoa trắng, phát triển tốt và hướng về phía mặt sông, trái ở phía này nhiều hơn so với trong bờ. Trái cà na có hình bầu dục, dài cỡ 2 lóng tay, khi già trái chuyển màu xanh đậm, vị chát, khi chín trái màu vàng nhạt, vị chua. Cây cà na thường được người dân trồng để be bờ giữ đất trong mùa lũ và hái trái kiếm thêm thu nhập. Cà na dễ trồng, không tốn nhiều công chăm sóc, đôi khi chỉ cần đặt nhánh cây đã chiết ra rễ, bón ít phân, chúng vẫn phát triển tốt. Cà na là món ăn dân dã với nhiều cách chế biến, như: Cà na đập, cà na ngào đường hay đơn giản cà na chấm muối ớt... Riêng, món mứt cà na hơi kỳ công một chút, nhất là phải nắm vững kỹ thuật sên mứt để không bị lợi đường.