30 thg 5, 2020

Chuyện huyền bí về ngôi đền thiêng nổi tiếng xứ Nghệ

Vào năm 1990, đền Cuông được trùng tu một cách quy mô và năm 1995 lễ hội đền Cuông được tổ chức trở lại. Từ đây, lại xuất hiện nhiều lời đồn về sự linh thiêng của ngôi đền...

Nằm ở núi Mộ Dạ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, đền Cuông là ngôi đền cổ có lịch sử hình thành gắn với một giai thoại lạ về Thục Phán – An Dương Vương, người sáng lập nhà nước Âu Lạc trong lịch sử Việt Nam

Bí mật phong thủy của cung điện quan trọng nhất triều Nguyễn

Từng chi tiết kiến trúc của điện Thái Hòa, theo thuật phong thủy, đều ẩn giấu ước muốn vương triều sẽ tồn tại muôn đời cùng trời đất, vạn vật...

Nằm ở khu vực Đại Nội của Hoàng Thành Huế, điện Thái Hòa là nơi đặt ngai vàng của nhà Nguyễn, đồng thời là chứng tích ghi dấu sự đăng quang của 13 vị vua triều Nguyễn. Được coi là trung tâm đất nước, cung điện này mang những ý nghĩa phong thủy rất đặc biệt.

Chả yến mạch lá lốt, món chay của sự tiếp nối

Có thật nhiều điều để nhớ về Huế mỗi khi nhắc tới. Với một người đam mê ẩm thực, khó có thể bỏ qua Huế trong những món chay. Từ cầu kỳ cho đến giản đơn thì vẫn phảng phất đầy đủ tính cách Huế. Đôi khi, tôi vẫn ghé những nhà hàng, quán chay để thưởng thức. Nhưng ẩm thực chay xứ Huế trong tôi bắt nguồn từ người chị thuần chất Cố đô mà tôi quen biết.

Món chả yến mạch lá lốt béo dẻo, thơm lành 

“Ăn chay mà ngon thế này thì em ăn cả đời cũng được”. Tôi thốt lên câu đó khi được chị thiết đãi một bữa cơm chay thân mật với rất nhiều sự mới lạ. Trong đó, chú ý nhất là món ăn được làm từ yến mạch lá lốt. Tôi đã mắt tròn mắt dẹt bởi sự kết hợp này.

Canh lá ớt nấu tôm

Lá ớt, thứ tưởng chừng chẳng bao giờ có cơ hội hiện diện trong mâm cơm bỗng chốc trở thành món canh khiến người ta sì sụp húp bất chấp mồ hôi nhễ nhại giữa trưa hè nóng bức.

Canh lá ớt nấu tôm khiến bữa cơm thêm thú vị 

Trưa cuối tuần, cả nhóm về nhà ông anh đồng nghiệp sát bên dòng Bồ giang đoạn thuộc địa phận TX. Hương Trà đổi gió. Quý khách, nên khi vừa yên vị trong khu vườn rợp bóng cây đã nghe sau bếp lao xao tiếng gà, tiếng dao thớt loảng xoảng.

Cay nồng càng cúm rang muối ớt

Càng cúm rang muối ớt có vị mặn mặn của biển vị cay của ớt, hòa với mùi thơm, vị ngọt, béo của càng cúm tươi tạo nên hương vị khá lạ. Món này ăn chơi cũng được mà làm mồi nhậu thì hơi bị tốn bia…

Càng cúm cay cay, đậm đà vị biển 

Ngày nghỉ, hai vợ chồng không đi ra ngoài ăn uống như mọi khi mà rủ thêm vợ chồng đứa em về quê nội chơi, luôn tiện mở “tiệc” tại gia để “trốn dịch”. Biết con, cháu về nên mẹ chồng chuẩn bị nào gà, vịt, đủ các kiểu.

29 thg 5, 2020

Lăng Khải Định - Kiệt tác nghệ thuật khảm sành xứ Huế

Trong số các loại hình nghệ thuật trang trí kiến trúc cung đình Huế, khảm sành sứ được đánh giá có vai trò và vị trí quan trọng hàng đầu trong việc tạo nên diện mạo tiêu biểu cho kiến trúc cung đình triều Nguyễn. Đại diện cho trào lưu nghệ thuật này chính là lăng Khải Định, một kiệt tác nghệ thuật khảm sành sứ của xứ Huế. 

Nghề khảm sành sứ có ở Huế vào khoảng thế kỉ XVII, ban đầu lưu truyền trong dân gian, sau mới được ứng dụng nhiều trong kiến trúc cung đình. Theo Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, nguyên Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, nghệ thuật khảm sành sứ rất nổi tiếng trong trang trí kiến trúc cung đình Huế, đặc biệt là thời Nguyễn, nổi bật nhất là giai đoạn cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20.

Thời kì này nhiều công trình kiến trúc cung đình ở Huế đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật khảm sành sứ, tiêu biểu như: điện Thái Hòa, điện Kiến Trung, Thái Bình lâu, cửa Hiển Nhơn, cửa Chương Đức, cung An Định… nhưng độc đáo và xứng đáng được xếp vào hàng kiệt tác thì chính là lăng Khải Định.

Lăng Khải Định còn gọi là Ứng Lăng, là lăng mộ của vua Khải Định (1885-1925), vị vua thứ 12 của triều Nguyễn, toạ lạc trên núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) bên ngoài kinh thành Huế, nay thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sân chầu lăng Khải Định. Ảnh: Thanh Hòa