Cách TP. Vinh 250km dọc theo đường Quốc lộ 7, dốc Noọng Dẻ nằm trên một trong những đỉnh núi cao nhất Nghệ An. Ảnh: Sách Nguyễn
10 thg 1, 2019
Kinh nghiệm khám phá bản vùng biên đẹp mơ màng Noọng Dẻ
Hai ngày cuối tuần là đủ cho các bạn trẻ thực hiện một chuyến khám phá cung đường Quốc lộ 7 đầy hoa, ngắm hoàng hôn vàng óng trên dốc Noọng Dẻ và trải nghiệm chợ phiên độc đáo.
8 thg 1, 2019
Bí ẩn Trò Xuân Phả
Trò Xuân Phả là các trò diễn dân gian mô tả cảnh năm phương đến chầu, đem những tiết mục múa hát đặc sắc của quốc gia lân bang đến chúc mừng Hoàng đế nước Việt xưa. Theo các nhà nghiên cứu, Trò Xuân Phả được coi là điệu múa chứa đựng nhiều thông tin bí ấn của người Việt trong quá khứ, có quan hệ nhiều mặt với lịch sử dân tộc và có vai quan trọng trong kho tàng diễn xướng vũ nhạc của người Việt.
Trò Xuân Phả bước ra từ truyền thuyết
Hiện nay, nguồn gốc Trò Xuân Phả vẫn đang là một ẩn số chưa được thống nhất trong giới nghiên cứu văn hóa dân gian. Nhưng theo lời của nghệ nhân Bùi Văn Hùng (xã Xuân Trường, Thọ Xuân, Thanh Hóa), người có vai trò không nhỏ trong việc gìn giữ và bảo tồn di sản Trò Xuân Phả, thì người dân làng Xuân Phả bao đời vẫn lưu truyền về nguồn gốc của trò diễn này có từ thời Nhà Đinh (968 - 980).
Trò Xuân Phả bước ra từ truyền thuyết
Hiện nay, nguồn gốc Trò Xuân Phả vẫn đang là một ẩn số chưa được thống nhất trong giới nghiên cứu văn hóa dân gian. Nhưng theo lời của nghệ nhân Bùi Văn Hùng (xã Xuân Trường, Thọ Xuân, Thanh Hóa), người có vai trò không nhỏ trong việc gìn giữ và bảo tồn di sản Trò Xuân Phả, thì người dân làng Xuân Phả bao đời vẫn lưu truyền về nguồn gốc của trò diễn này có từ thời Nhà Đinh (968 - 980).
8 món ăn vỉa hè phố Vinh trong cái lạnh mùa Đông
Trong những ngày trời chuyển lạnh, khoác lên mình những chiếc áo dày cộm, hít hà hương Đông đang đến, thời điểm này đích thực là thiên đường của những món ăn cay nóng vỉa hè trên phố!
Bánh rán có rất nhiều loại khác nhau như: Bánh ngô, bánh bơ, bánh khoai, bánh chuối, bánh gối,… Ảnh: Diệp Phương
Hương don xứ Quảng bay xa
Vào TP. Hồ Chí Minh lập nghiệp, nhiều người mang theo món don - đặc sản của Quảng Ngãi để giới thiệu với bạn bè, thực khách ở miền Nam. Dần dà, hương vị don được quảng bá rộng rãi và trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều thực khách ở Sài Gòn.
Như thường lệ, hơn 17 giờ chiều, quán don của vợ chồng chị Lê Thị Thùy Trang (đường Lữ Gia, quận 10, TP.Hồ Chí Minh) lại tấp nập thực khách ra vào. Năm 20 tuổi, chị Trang vào TP.Hồ Chí Minh lập nghiệp, mở quán chuyên bán đồ ăn xứ Quảng và đến nay đã được 20 năm, luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của thực khách thập phương.
Như thường lệ, hơn 17 giờ chiều, quán don của vợ chồng chị Lê Thị Thùy Trang (đường Lữ Gia, quận 10, TP.Hồ Chí Minh) lại tấp nập thực khách ra vào. Năm 20 tuổi, chị Trang vào TP.Hồ Chí Minh lập nghiệp, mở quán chuyên bán đồ ăn xứ Quảng và đến nay đã được 20 năm, luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của thực khách thập phương.
Nhiều thực khách thích thú với món don - một trong những đặc sản của Quảng Ngãi.
Về Quảng Ngãi vãn cảnh chùa Diêm Điền
Diêm Điền tự là một trong ngũ đại danh tự của tỉnh Quảng Ngãi, cùng với chùa Hang (huyện đảo Lý Sơn), chùa Ông Thu Xà (Tư Nghĩa), chùa Thiên Ấn và chùa Hoa Nghiêm (TP.Quảng Ngãi). Đây là một trong những di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng của xứ Cẩm Thành.
Chùa Diêm Điền tọa lạc ở thôn Diêm Điền (xã Tịnh Hòa, TP. Quảng Ngãi). Đây là một trong những ngôi chùa quê tiêu biểu của xứ Quảng. Chùa nằm trong một khuôn viên nhỏ, nép dưới những tán cây cổ thụ, khuất bóng sau những hàng tre, bốn bên ruộng đồng bao bọc…
Chùa Diêm Điền tọa lạc ở thôn Diêm Điền (xã Tịnh Hòa, TP. Quảng Ngãi). Đây là một trong những ngôi chùa quê tiêu biểu của xứ Quảng. Chùa nằm trong một khuôn viên nhỏ, nép dưới những tán cây cổ thụ, khuất bóng sau những hàng tre, bốn bên ruộng đồng bao bọc…
Cổng chùa Diêm Điền.
Miếu Ông Hoàng Sa
Đã từ lâu, người dân thôn An Vĩnh, xã Tịnh Kỳ (TP. Quảng Ngãi) đã gọi ngôi miếu thiêng thờ cá Ông bên mép biển là miếu Ông Hoàng Sa. Bởi trong miếu có thờ xương đầu cá voi khổng lồ mà xưa kia bà con ngư dân ra quần đảo Hoàng Sa đánh cá phát hiện và rước Ông về lập miếu để thờ và cầu mong được phù hộ độ trì biển yên gió lặng, tôm cá đầy khoang...
Ngôi miếu nhỏ qua nhiều đời là nơi gắn kết cộng đồng của cư dân nơi đất liền với đảo Lý Sơn, là minh chứng về quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam...
Rước Ông từ Hoàng Sa
Chiều cuối năm, tôi theo ông Bùi Ngọc Xô, Trưởng ban công tác Dân vận thôn An Vĩnh vòng qua xóm nhà rồi quay ra mép biển, nơi có miếu Ông Hoàng Sa. Bên mép biển, ngôi miếu đơn sơ, cạnh đó là cây bàng xanh ngắt, phía xa hơn thấp thoáng những con tàu.
Ngôi miếu nhỏ qua nhiều đời là nơi gắn kết cộng đồng của cư dân nơi đất liền với đảo Lý Sơn, là minh chứng về quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam...
Rước Ông từ Hoàng Sa
Chiều cuối năm, tôi theo ông Bùi Ngọc Xô, Trưởng ban công tác Dân vận thôn An Vĩnh vòng qua xóm nhà rồi quay ra mép biển, nơi có miếu Ông Hoàng Sa. Bên mép biển, ngôi miếu đơn sơ, cạnh đó là cây bàng xanh ngắt, phía xa hơn thấp thoáng những con tàu.
Miếu Ông Hoàng Sa tọa lạc ở thôn An Vĩnh, xã Tịnh Kỳ, TP.Quảng Ngãi.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)