5 thg 4, 2015

Tháng 3 - mùa hoa trẩu

Cùng với hoa gạo, hoa ban, hoa xoan, mùa hoa trẩu đang thu hút bước chân phiêu bồng của bao lữ khách mỗi tháng 3 về.

Hoa trẩu ở Trạm Tấu (Yên Bái) - Ảnh: Việt Nguyễn 

Tháng 3 về, núi rừng Bắc bộ lại bừng lên bao sắc hoa: hoa gạo, hoa ban, hoa xoan, hoa trẩu… Những sắc hoa đỏ, trắng, hồng, tím như khoác lên núi rừng, bản làng một tấm áo rực rỡ, tươi mới.

3 thg 4, 2015

Vãn cảnh chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu có vị trí quan trọng trong đời sống tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Hoa trong quá trình định cư ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Chùa thờ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu thu hút đông đảo đồng bào Hoa - Việt và du khách quốc tế đến thăm viếng và vãn cảnh.

Từ cuối thế kỷ XVII, khi rời Trung Quốc sang Việt Nam lập nghiệp ở Đề Ngạn (sau này gọi là Chợ Lớn), người Hoa đã biến khu vực này thành nơi tập trung sinh sống của họ cho đến ngày nay. Vào năm 1760, chùa Bà Thiên Hậu được xây dựng với kiến trúc đặc trưng của người Hoa. Từ đó đến nay, ngôi chùa đã trùng tu nhiều lần nhưng vẫn còn giữ được phong cách vốn có góp phần tạo nên bản sắc văn hóa cho vùng đất Sài Gòn - Gia Định xưa. Trong đó, vật liệu để xây chùa lúc bấy giờ gồm gạch, ngói, đồ gốm... đều được đem từ vùng Nam Trung Quốc sang.

Chùa Bà Thiên Hậu là ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất và có vị trí quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của người Hoa ở Sài Gòn - Chợ Lớn.

Ô Lâu còn đó câu hò

Trăm năm vì lỗi hẹn hò
Cây đa bến cộ con đò khác đưa
Cây đa bến cộ còn lưa
Con đò đã thác năm xưa tê rồi!

Chuyện xưa kể rằng, có chàng thư sinh từ phương Bắc trên đường vào kinh (Huế) ứng thí, đã gặp cô lái đò ngang trên sông Ô Lâu rồi hai người đem lòng mến thương nhau. Sau kỳ thi, chàng về quê và ước hẹn sẽ sớm quay lại gặp nàng. Nhưng rồi, bặt vô âm tín, chàng không trở lại như đã hứa hẹn. Sau thời gian dài mòn mỏi đợi chờ, cô lái đò lâm bệnh mà chết. Lúc chàng trai ngày ấy trở lại tìm người yêu thì cô lái đò năm xưa đã không còn nữa. Câu chuyện đơn giản như hàng ngàn câu chuyện tình khác, nhưng không hiểu sao với tôi cảm giác mến thương cô gái đa tình ngày xưa cứ đọng mãi trong lòng và cứ hẹn với mình thế nào cũng phải tìm đến bến đò ấy một lần.

Để thỏa ước nguyện đó và cũng là dịp thưởng ngoạn khung cảnh trữ tình của sông Ô Lâu, nhóm bạn chúng tôi xuống đò làm một chuyến thám du đường thủy.

Ngao du sông nước

Khám phá hồ và hang núi Đồng Bò

Mọi người nói với tôi rằng, hãy chỉ đường rõ ràng cho mọi người tìm tới nơi này, vì đến nay vẫn chưa có bảng dẫn đường cụ thể. Để đến hồ Kênh Hạ và thăm chiến khu Đồng Bò, bạn tới Trạm y tế xã Phước Đồng, Nha Trang sẽ gặp con đường tên Trần Đường, đi hết Trần Đường, rẽ phải là đường Hoàng Minh Thảo, cứ thế mà đi qua những con đường nhiều ngõ ngách, cuối cùng tới hồ Kênh Hạ. Kể vậy, bởi trước đó tôi cũng đã lạc đường vào khu du lịch đẹp vời vợi này.

Hồ Kênh Hạ, điểm du lịch sinh thái còn hoang sơ, ngày nào cũng thu hút nhiều du khách Nga tìm đến, tận hưởng vẻ đẹp của hồ nước mênh mông, của núi rừng bao la. Anh Dima Vilasov 42 tuổi, đến từ Nga, ngồi buông câu trên hồ vui vẻ nói: “Tôi khá bất ngờ khi đến nơi này qua lời giới thiệu của hướng dẫn viên. Vô cùng thoải mái khi được tự do thả lỏng bản thân mình”. Gần đó, khoảng hơn một chục du khách Nga nữa thong dong ngồi câu, kết quả là những con cá chẽm, cá chấm, có con trên một ký, sẽ được bắt lên chế biến cho buổi ăn trưa của họ.

Hồi ức Nậm Cắn

Nậm Cắn, tiếng Thái nghĩa là cùng chung dòng suối, mang một nghĩa rất đẹp, Việt- Lào cùng chung nhau một dòng nước. Bên kia là đỉnh Đia Đam, Pà Cả của huyện Noọng Hét, nước bạn Lào, bên này là Nậm Cắn (Việt Nam). 

Tôi đứng bên này cửa khẩu nhìn sang, chợt nghĩ, đường biên do con người tạo ra, vậy nên cũng để con người bước qua, chứ không phải để ngăn cách. Đã biết bao lần tôi đến cùng Nậm Cắn, ký ức về một vùng biên viễn xa xôi vẫn không bao giờ xóa nhòa trong tâm tưởng.

1. Tôi luôn nhớ về miền đất ấy. Nỗi nhớ như một dòng suối ngầm mạnh mẽ chảy trong lòng, nhắc rằng tôi đã đến và đã thấy, đã thở và đã sống, đã gặp và đã yêu.

Từ cành hoa đào nở ở ven con đường chênh vênh lên bản, nơi bờ rào gỗ bên nhà... như những đốm sáng nhỏ xíu mà ấm áp giữa cái mờ sương trên độ cao hơn 1.400m của dãy Phuxailaileng.

Từ vẻ ngẫm nghĩ của ngọn cỏ khô vương trên cánh cổng gỗ đến cái chênh chao, thoáng đãng của những dãy núi mờ xanh bất tận miền biên viễn.

Chốn biên cương nơi địa đầu Tổ quốc ấy từng ghi dấu trong tôi hai chữ: Nậm Cắn.

2 thg 4, 2015

Rong chơi Bảy Núi

Trước khi tiến vào Bảy Núi, đoàn chúng tôi lên núi Ba Thê. Đây được xem là tiền tiêu của Thất Sơn hùng vĩ. Đường khá nguy hiểm, quanh co, trắc trở. Nhớ lúc chuẩn bị xuất phát, những người dân địa phương cảnh báo: “Chớ có liều lĩnh chạy lên đỉnh núi bởi đường rất trơn trợt”.
Thiên nhiên hữu tình

Theo số liệu xưa, núi Ba Thê cao 30 trượng, chu vi 13 dặm, bên Tây núi là sông Thoại Hà thơ mộng, trữ tình. Phía trước giáp với bưng biền, cỏ rậm bùn lầy. Nhiều cư dân sống quanh núi kể thêm vùng này trước đây có beo, voi và nhiều thú quý hiếm, nay chỉ còn khỉ, chim rừng, nhen, sóc, diệc, cu đất. Nằm dưới chân núi Ba Thê hùng vĩ, Linh Sơn cổ tự còn gọi là chùa Phật Bốn Tay. Nơi chân núi Ba Thê có ngôi đình thờ ông Phan Thanh Giản. Trên núi Ba Thê còn có ngôi chùa cổ tên Sơn Tiên Tự. Thoai thoải gần đỉnh núi là tháp Đại Đao khổng lồ. Phía Bắc của núi Ba Thê còn có hang Ông Hổ, Chót Ông Tà, nơi thờ phượng thần Núi…

Ông Thạch Cha Ra, ngụ thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, An Giang hơn bảy mươi năm qua, nói: “Không biết tên gọi Bảy Núi có tự bao giờ mà khi lớn lên tôi đã biết”. Theo lời ông kể, bảy ngọn núi ấy liên hoàn tạo thành hình vòng cung có tên là núi Nước, núi Năm Giếng, núi Cô Tô, núi Kéc, núi Dài, núi Cấm và núi Tượng. Có khá nhiều con đường dẫn vào Bảy Núi tuy không rộng lớn nhưng rất đẹp với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, nhiều chùa chiền, miếu mạo của các tôn giáo nằm lẫn khuất dưới những tàng cây thốt nốt trải dài theo các tỉnh lộ.

Cầu qua chùa Phật Lớn trên núi Cấm.