Hiển thị các bài đăng có nhãn tượng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tượng. Hiển thị tất cả bài đăng

6 thg 7, 2017

Thập bát la hán chùa Long Quang

Nằm bên kênh Rạch Cam (phường Long Hòa, quận Bình Thủy, Tp. Cần Thơ), chùa Long Quang nổi tiếng gần xa với bộ tượng thập bát la hán 100 tuổi bằng gỗ căm xe, điêu khắc rất tinh xảo. 

Chùa Long Quang được xây dựng khoảng năm 1824, thời vua Minh Mạng. Ban đầu, chùa chỉ là một cái am nhỏ, trải qua nhiều đời trụ trì, chùa được xây dựng và tu bổ khang trang như hiện nay. Chùa hiện được nhà nước công nhận là Di tích văn hóa cấp quốc gia vào năm 1993.

Chùa Long Quang được xây dựng khoảng năm 1824 vào thời vua Minh Mạng tại phường Long Hòa, quận Bình Thủy, Tp. Cần Thơ.

25 thg 6, 2017

Tượng đất cổ chùa Nôm

Trải qua hơn 1000 năm lịch sử, Chùa Nôm (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) vẫn còn lưu giữ khoảng gần 100 pho tượng cổ làm bằng đất có giá trị tâm linh và thẩm mỹ cao. 

Nằm cách Hà Nội khoảng hơn 30 km, mất chừng hơn 40 phút chạy xe, du khách sẽ tới được chùa Nôm. Chùa Nôm còn có tên gọi khác là "Linh Thông cổ tự" bởi xưa ngôi chùa được dựng trong một khu rừng thông.

Chùa Nôm nằm tại xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

19 thg 8, 2016

Tượng Bồ Đề Đạt Ma bằng gỗ nu nghiến lớn nhất Việt Nam

Bức tượng Bồ Đề Đạt Ma ở chùa Lam Sơn (xã Quỳnh Yên, huyện Quỳnh Lưu) cao 3,8m, rộng hơn 2m, nặng khoảng 3,5 tấn được xác lập kỷ lục là bức tượng tạc từ gỗ nu nghiến lớn nhất Việt Nam, đến thời điểm hiện tại.

Trụ trì chùa Lam Sơn - Đại đức Thích Quảng Văn cho biết, bức tượng Bồ Đề Đạt Ma này là do ông Hoàng Văn Long (xã Quỳnh Yên) tặng chùa vào cuối tháng 11 năm 2015. Tượng được chế tác từ gỗ nu nghiến nguyên khối mang từ Lào về và thuê nghệ nhân ở huyện Đông Anh (Hà Nội) chế tác trong vòng 6 tháng. 

23 thg 6, 2016

Nghề làm tượng Phật trong lòng phố

Có tuổi đời gần 100 năm, làng nghề làm tượng Phật nằm trong một con hẻm gần chùa Giác Hải (phường 12, quận 6, Tp. Hồ Chí Minh) là nơi làm ra các tác phẩm khá phong phú, đa dạng từ tượng Phật Thích Ca tọa tòa sen, Quán Thế Âm Bồ tát, Phổ Hiền, Di Lặc, Hộ pháp, các danh nhân, Tứ đại Thiên vương… với nhiều kích cỡ khác nhau. Các pho tượng ở đây đều theo mẫu dân gian Nam Bộ vẫn tìm thấy trên các bức tượng có chất liệu gỗ, đất sét, thạch cao cổ hiện đặt tại các ngôi chùa cổ ở Tp. Hồ Chí Minh.

Cách đây gần 100 năm, hai ông Mai Văn Lai và Lê Văn Chánh là những người bạn cùng nhau tu hành tại chùa Giác Hải. Cả hai cùng siêng năng và có nhiều sáng kiến khi học nghề điêu khắc trên gỗ từ ông Huệ Ngân. Do nhu cầu mỗi lúc một khác nên ông Huệ Ngân đã sáng kiến dạy học trò cách làm tượng bằng cách độn rơm làm nộm, sau đó bẻ sắt đắp lên làm cốt và trét xi măng trộn cát đắp bên ngoài, sau đó tô vẽ lại nên tượng vừa nhẹ, đẹp mà lại rất bền.

Tuy ông Huệ Ngân là thầy dạy và là người đầu tiên điêu khắc tượng, đắp tượng Phật nhưng theo những người thợ lâu năm ở làng nghề làm tượng Phật quận 6 thì các ông Mai Văn Lai và Lê Văn Chánh mới được tôn là “tổ nghề” làm tượng Phật bởi hai ông có công phát triển để làng nghề có tiếng, rồi có hậu duệ truyền nghề và giữ nghề. Nhiều người là con cháu hai ông còn mở cơ sở riêng trong làng nghề để sau gần 100 năm, làng nghề làm tượng Phật ngày càng trở nên đông đúc hơn.

Làng nghề làm tượng phật có tuổi đời gần 100 năm vẫn tồn tại giữa nơi đô hội ở phường 12, quận 6, Tp. Hồ Chí Minh.

27 thg 4, 2016

Ngày Xuân gặp gỡ nghệ nhân A Gyor

Trong quá trình phát triển, nhiều giá trị văn hóa độc đáo, riêng có của đồng bào các dân tộc thiểu số đứng trước nguy cơ mai một. Tuy nhiên, điều đáng mừng là ở một số buôn làng, vẫn có những nghệ nhân âm thầm lưu giữ, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc mình. Trong ngày đầu Xuân này, chúng ta hãy cùng tới làm Kon H’rế, xã Ngọc Réo, huyện Đăk Hà để gặp một nghệ nhân như thế. 

Cột nhà Rông của làng cũng được nghệ nhân A Gyor sáng tạo chế tác thành tác phẩm tượng độc đáo 

Những sản phẩm điêu khắc như tượng gỗ, mặt nạ bằng gỗ hay những chiếc tẩu hút thuốc... được bày bán ở các quầy hàng lưu niệm tại các điểm du lịch trong toàn tỉnh đã rất quen thuộc với người dân ở Kon Tum cũng như với những ai đã từng đến thăm nơi đây. Người làm ra những sản phẩm đó là nghệ nhân A Gyor, một trong số ít người con dân tộc Xê Đăng còn nắm giữ các bí quyết trao truyền của nghệ thuật điêu khắc gỗ dân gian Kon Tum.
Đam mê nghệ thuật điêu khắc của tổ tiên, hơn 20 năm nay, nghệ nhân A Gyor đã miệt mài lao động, sáng tạo ra hàng trăm bức tượng, hàng nghìn vật dụng đặc trưng đậm nét văn hóa của người Xê Đăng. Đáng mừng là các sản phẩm điêu khắc đó được du khách gần xa ưa thích. Nghệ nhân A Gyor tâm sự: “Mới đầu mình đam mê nghệ thuật điêu khắc chỉ với mục đích là để cho du khách gần xa biết đến một nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình và để con cháu lưu giữ, không quên văn hóa truyền thống của tổ tiên. Nhưng không ngờ, tượng tôi tạc ngày càng được nhiều người ưa chuộng, giờ thì tạc tới đâu bán hết tới đó, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình”. 

3 thg 2, 2014

Bảo vật quốc gia - Tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay

Bức tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay chùa Hội Hạ, hiện lưu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, tiêu biểu cho di sản mỹ thuật Phật giáo thời Lê Trung hưng.

Gian nan dời tượng quý

Tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay chùa Hội Hạ, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật - Ảnh: Ngọc Thắng 

Nhà nghiên cứu Trần Thức không bao giờ quên nhiệm vụ trọng đại mà Viện trưởng Viện Mỹ thuật Nguyễn Đỗ Cung giao cho mình hồi năm 1964. Ông Cung mời ông Thức lên và nói: “Nhờ đồng chí lên chùa Hội Hạ, xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, Vĩnh Yên, nơi có pho tượng Phật bà Quan âm khá đẹp. Tôi đã có dịp xem và tìm hiểu, mời đồng chí đến xem, nghiên cứu; nếu thấy được thì ta đề nghị nhà chùa và địa phương nhường cho Bảo tàng Mỹ thuật đưa về Hà Nội giới thiệu với nhân dân và quốc tế thì thật tốt”.

Bảo vật quốc gia - Ba pho tượng đá chùa Linh Ứng

Nếu như bệ đá tam thế thời Trần còn lại nhiều, thì tượng tam thế thời này còn lại rất ít. Ba pho tượng đá chùa Linh Ứng nằm trong số ít ỏi đó.

Ba pho tượng tam thế chùa Linh Ứng - Ảnh: Tư liệu 

Hồ sơ bảo vật quốc gia của tỉnh Bắc Ninh cho biết tượng tam thế chùa Linh Ứng ra đời đầu đời Trần, thế kỷ thứ 13. Chùa đã bị phá hủy nhiều lần, nhưng 3 pho tượng tam thế tạc bằng đá này vẫn còn. Đây là những tác phẩm điêu khắc tuyệt mỹ.

Từ bi và phật tính

Cũng theo hồ sơ, cả 3 pho tượng đều có nhiều nét giống nhau là từ bi và phật tính. Các pho tượng bằng đá xanh, cấu tạo thành 3 phần: bệ tượng, tòa sen, thân tượng, đều ở trong tư thế, sắc tướng của tượng tam thế trong tòa tam bảo. Chúng cũng giống nhau về trang phục. Tuy nhiên mỗi pho tượng đều có những chi tiết, họa tiết riêng, thể hiện cá tính, hình thức và sắc thái tư duy khác nhau. Cụ thể là khác nhau cách ngồi thiền.

1 thg 2, 2014

Bảo vật quốc gia - Tượng đá ẩn mình trốn giặc

Tượng Phật Adiđà bằng đá thời Lý ở chùa Ngô Xá (Nam Định) có mấy trăm năm ẩn mình dưới lớp sơn son, thếp vàng như một tượng gỗ bình thường để lưu lại cho kho tàng bảo vật quốc gia một khuôn mặt Phật độc đáo.

Pho tượng Phật bằng đá thời Lý - Ảnh: Hoàng Long 

Giả làm tượng gỗ

Tượng hiện đang được thờ tại chùa Ngô Xá (tên chữ là “Phi Lai tự”) ở thôn Ngô Xá, xã Yên Lợi, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Các cuộc khai quật, khảo cổ bắt đầu vào những năm 1960 - 1970 tại đây đã phát hiện một lượng lớn lên tới hơn 200 hiện vật bằng nhiều chất liệu, liên quan đến Phật giáo thời Lý. Tuy nhiên, điều mà các nhà nghiên cứu, khảo cổ quan tâm nhất là tượng Phật, dù các mảnh vỡ lại không hề thấy xuất hiện.

6 thg 11, 2013

Truyền kỳ những pho tượng Phật lồi

Trên bán đảo Phương Mai (TP. Quy Nhơn, Bình Định), có nhiều pho tượng được người dân địa phương gọi là Phật lồi và lưu truyền nhiều câu chuyện về sự linh thiêng.

Chùa Phước Sa - Ảnh: Hoàng Trọng 

Vị Bồ tát bảo hộ làng chài

Ngoài tượng Phật lồi ở thôn Hải Giang (đã đề cập ở bài 1), xã Nhơn Hải còn có pho tượng khác được gọi là tượng Phật Bà lồi ở chùa Hương Mai (thôn Hải Nam). Dân chài xã Nhơn Hải xem đây là vị Bồ tát phù hộ cho nghề nghiệp của mình.

7 thg 9, 2013

Bí ẩn cánh cửa sau lưng tượng Phật núi Tà Cú

Tượng Phật nhập Niết bàn trên núi Tà Cú là một bức tượng khổng lồ. Nhìn bức hình dưới đây bạn có thể hình dung ra độ lớn của tượng.



Có một điều bí ẩn là sau lưng bức tượng - chính xác là sau ót - có một cánh cửa, qua đó người lớn bước vô lòng tượng được. Nhưng... cửa đã bị bít lại! Vậy cánh cửa đã từng để làm gì? Tại sao bít? Có gì phía sau cánh cửa đó? Không ai biết cả! Bởi vậy cho nên nhiều truyền thuyết ra đời.

4 thg 9, 2013

Từ Tà Cú đến Trà Cú

Ở Bình Thuận, cách tỉnh lỵ khoảng 30 km về hướng Nam, có một ngọn núi tên là núi Tà Cú, cao khoảng 649 met. Trên đỉnh núi, ở độ cao 563 met, có một ngôi chùa tên Linh Sơn Trường Thọ, và có một tượng Phật Thích ca nhập Niết bàn dài 49 met, cao 7 met. Tượng Phật khổng lồ nằm hùng vĩ thâm nghiêm trên đỉnh núi cao, giữa bốn bề là núi non trùng điệp, xa xa là biển cả bát ngát mênh mông.

Tượng Phật núi Tà Cú. Ảnh: Wikipedia

Công trình tượng Phật nằm trên núi Tà Cú do điêu khắc gia Trương Đình Ý thiết kế và chỉ đạo thi công. Điêu khắc gia Trương Đình Ý tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1935. Ông làm giảng viên Trường Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định một thời gian rồi bỗng từ bỏ phố thị, xuống tóc, khoác áo già lam lên núi Tà Cú để làm công quả xây tượng Phật.

25 thg 8, 2012

Kỳ thú Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu là một trong 24 tỉnh thành của Việt Nam có bờ biển, trải dài 54 km. Nói đến Bạc Liêu, khách phương xa đã từng ít nhiều nghe nhắc, đây là xứ sở của bản Dạ Cổ Hoài Lang, là quê hương của công tử Bạc Liêu ăn chơi nức tiếng một thời… Nhưng ít người biết Quán Âm Phật Đài với lễ hội Quán Âm Nam Hải ngay cửa biển Nhà Mát – thành phố Bạc Liêu – một trong những điểm du lịch tâm linh mà du khách có thể đến thăm trong những ngày đầu năm mới. 


Tượng Bồ Tát Quán Thế Âm - Ảnh: Hồng Thắm 

Không gian để chiêm nghiệm

Công trình khu Quán Âm Phật Đài rộng 25.000 m2 với nhiều hạng mục kiến trúc mĩ quan: chánh điện, nhà chư tăng, nhà khách, nhà lưu niệm, sân lễ Đức Quán Thế Âm, cảnh quan và phật tích… Hiện nay, một số hạng mục đã đi vào hoạt động, trong tương lai gần, đây sẽ là một khu chiêm bái trang nghiêm, một khu danh thắng lớn của Phật giáo ở Bạc Liêu.

Về Óc Eo thăm chùa Phật Bốn Tay

Tam quan Linh Sơn cổ tự. Ảnh: Hoàng Thám

Từ thành phố Long Xuyên, theo tỉnh lộ 943, băng qua những cánh đồng lúa chín vàng mơ mênh mang tận chân trời, du khách đến thị trấn núi Sập, thủ phủ của huyện Thoại Sơn. Vượt dòng Thoại Giang đi thêm hơn 10 cây số nữa, ta sẽ tới thị trấn Óc Eo, nơi đây được các nhà khảo cổ xem như là “cái rốn”, trung tâm của nền văn minh, văn hóa Óc Eo.

Văn hoá Óc Eo là tên gọi chung của một nền văn minh gắn liền với vương quốc Phù Nam huyền thoại, có địa bàn trải rộng từ Tây đến Đông Nam bộ ngày nay. Trải qua trên dưới một ngàn năm trăm năm với bao biến động của thiên nhiên và lịch sử, nền văn hóa ấy đã bị mai một và dần rơi vào quên lãng.

18 thg 3, 2011

Chùa Phật bốn tay

Bạn đã từng đi ăn lẩu tôm Năm Ri ở Biên Hòa chưa?

Không phải tôi quảng cáo cho lẩu tôm Năm Ri đâu, nhưng vì đây là địa điểm khá nổi tiếng và quen thuộc đối với dân Biên Hòa và cả Sài Gòn nên tôi muốn dùng nó để định vị cho bạn tìm đến một địa điểm khác, đó là một... ngôi chùa!

Trên đường vào lẩu tôm Năm Ri, bạn nhìn bên tay trái, có một ngôi chùa.

Ngôi chùa nhỏ, không phải chùa cổ, ngay cả tên chùa cũng rất bình thường, trùng tên với vô số chùa khác trên cả nước: Chùa Bửu Sơn.


Photobucket

Dân ở đây quen gọi chùa là chùa Phật bốn tay!


16 thg 12, 2010

Vườn tượng Phạm văn Hạng

Những ngày này năm ngoái tôi lang thang một mình ở Đà Lạt.

Một mình, nhưng có Trần Đức Tài thân thiết ở đó. Anh biết tôi buồn và hoang mang nên đưa đi chơi.


Đi đâu? Đồi Mộng mơ, Thung lũng Vàng, thác D'Atanla...? Ôi trời, những nơi đó không phải cho cái gã tửng tửng đang trong trạng thái tưng tưng như tôi (và có lẽ cả Tài).


Đi chơi ở chỗ nào mà các tour du lịch không biết, không đưa khách đến và... không tốn tiền càng tốt.


Thế là 2 gã tưng tưng đi dạo lung tung trong khu biệt thự cổ trên đường Trần Hưng Đạo (đã viết trong entry Những ngôi biệt thự cổ). Từ khu biệt thự này, đi bộ lang thang trên đường Trần Hưng Đạo rồi rẽ trái sang đường Yên Thế, chúng tôi tới vườn tượng của điêu khắc gia Phạm văn Hạng.


Tôi tự biết mình không thể viết về nơi này hay như anh Nguyễn Hàng Tình (một cư dân Đà Lạt) nên post lên bài viết của anh để các bạn đọc (Phạm Văn Hạng và vườn tượng đầu tiên ở Đà Lạt).


Vườn tượng Phạm văn Hạng


Phạm Văn Hạng và vườn tượng đầu tiên ở Đà Lạt

Phạm Văn Hạng trong vườn tượng của mình 

Rừng Yên Thế là một trong những cánh rừng hiếm hoi còn sót lại giữa thành phố Đà Lạt. Và rồi, nhà điêu khắc VN đương đại Phạm Văn Hạng bất chợt xuất hiện, thổi vào đó một linh hồn: Vườn tượng đầu tiên ở thành phố cao nguyên ra đời … 

Hạng xuất hiện ở đồi thông Yên Thế của Đà Lạt lặng im từ đầu năm ngoái. Ông lặng im mà sáng tạo, tạc tượng âm thầm suốt một năm trời, thực thi cái ước nguyện: phải để lại cho thành phố cao nguyên thơ mộng này một vườn điêu khắc nghệ thuật.

17 thg 11, 2010

Ở đâu có Hòn Vọng Thê?

 

Hòn vọng phu ta nghe nói đã nhiều, thế nhưng ở nước mình nơi đâu có Hòn vọng thê?
Có đó!

Núi Ba Thê

Núi Ba Thê còn có tên là Vọng Thê, tên chữ là Hoa Thê Sơn (do kỵ húy mà chữ Hoa bị đọc trại thành Ba). Đây là một ngọn núi nằm lẻ loi giữa đồng tứ giác Long Xuyên, ngày nay thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

Từ Long Xuyên theo tỉnh lộ 943, đi về hướng Tây là hướng về Núi Sập. Qua thị trấn Núi Sập, đến chợ Ba Thê (thị trấn Óc Eo).


Đây là đâu?

 
 Đố mọi người biết cái kiến trúc này tượng trưng cho cái gì nè?

Toanha

và những họa tiết trang trí này tượng trưng cho cái gì nè?


2 thg 7, 2010

Tượng chúa Jesus trên núi Tao Phùng

Ai đã từng tắm biển Vũng Tàu mà lại không nhìn thấy tượng Chúa Jesus trên đỉnh núi Tao Phùng, hay còn gọi là Tượng chúa giang tay?


Trong số đó, chắc không ít người đã lên đến tận đỉnh núi để chiêm bái tượng Chúa. Và hơn thế nữa, chui vào lòng tượng để theo những bậc thang lên đến tận cánh tay của Chúa.

Toàn cảnh tượng Jesus ở Vũng Tàu
Toàn cảnh tượng Chúa trên núi Tao Phùng - Vũng Tàu (núi Nhỏ) - Ảnh: Internet

Tượng Chúa được đặt quay mặt về hướng nam nhìn ra biển Đông. Nét mặt chúa bao dung, nhân từ, hai tay giang rộng về phía đại dương như đón nhận, chở che, bao bọc chúng sinh.

1 thg 7, 2010

Đời vui lắm chứ!

Mồng 5 Tết, tôi đi Đà Lạt (ai nói mồng 5 xui thây kệ, hi hi...).

7 giờ tối tới đèo Prenn, tôi gọi cho Đức:
  • Còn ở Đà Lạt không, hay đi rồi?
  • Dạ còn anh, sáng mai em đi Nha Trang.
  • Hì hì, vậy lát tối anh em mình uống cà phê nhé!
  • Dà, khoảng 9 giờ tối nghe anh. Em ra uống cà phê chỗ nào thì sẽ gọi anh.
Đà Lạt đông hơn cả Sài Gòn ban ngày. Kẹt xe. Tôi gọi điện cho người chị:
  • Chị ơi, em quên đường vô nhà chị rồi, mà kẹt xe dữ quá, không đi được...
Bác tài không rành đường Đà Lạt, lúng ta lúng túng, đi vòng vòng cả nửa tiếng mới kiếm ra nhà. Hì hì, vậy mà vui! 

Tôi nhờ chị gọi đặt phòng khách sạn. 1, 2, 3... rồi 5, 6... không còn khách sạn, nhà nghỉ nào còn phòng. Bó tay!
  • Thôi, chị cho em xin tấm nệm trải đại dưới sàn nhà ngủ tạm vậy.