Hiển thị các bài đăng có nhãn sông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn sông. Hiển thị tất cả bài đăng

8 thg 8, 2021

Dấu xưa Chắc Băng

Nhà ngoại tôi nằm bên bờ kinh Chắc Băng. Mỗi lần về quê ngoại, tôi phải đi bằng ghe hay võ lãi, bồng bềnh trên con kinh ấy. Vì vậy mà địa danh Chắc Băng đã trở thành một ký ức của tuổi thơ tôi. Xuôi theo dòng kinh chừng non một tiếng đồng hồ, nhác thấy ngọn dương già cao ngất ngưỡng bên ngôi chùa trăm năm, chị em tôi lại reo lên: “Tới nhà ngoại rồi!”...

Chắc Băng là một con kinh ở vùng U Minh Hạ, thuộc hai huyện: Vĩnh Thuận của tỉnh Kiên Giang và Thới Bình của tỉnh Cà Mau. Kinh Chắc Băng dài hơn 40 km nối liền từ ngã ba sông Trẹm đến đầu Vàm Chắc Băng ra sông Cái Lớn. Đây là con kinh thông thương giữa vùng U Minh Hạ và U Minh Thượng.

Theo tương truyền của người dân địa phương và học giả Huỳnh Minh trong cuốn “Bạc Liêu xưa”, ngày xưa Chắc Băng là một con kinh nhỏ, chưa có tên. Trong lúc chạy trốn nghĩa quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh cùng vương thất đã đến ẩn náu ở vùng đất này. Phần do hoàn cảnh sống khắc nghiệt phần vì muỗi mòng, rắn rết nhiều vô số kể nên Nguyễn Ánh lâm trọng bệnh. Nghĩ mình không qua khỏi nên ông trăn trối với quan quân rằng: “Cơn bệnh ngặt nghèo này không chữa hết. Chắc trẫm phải băng rồi!”. Nhưng sau đó, nhờ một thầy thuốc ở Thới Bình thôn cứu chữa nên Nguyễn Ánh qua cơn bạo bệnh. Về sau, người ta nhớ câu nói “Trẫm chắc băng” nên đặt tên cho con kinh này là Chắc Băng Hà hay kinh Chắc Băng.

Kinh Chắc Băng bây giờ.

5 thg 8, 2021

Xuôi dòng Chắc Băng

“Hết dịch COVID-19 sẽ làm một chuyến du lịch cho đã đời!”, nhiều người vẫn nói với nhau như vậy trong những ngày giãn cách xã hội. Ngày đó sẽ không xa, tin là như vậy. Và bạn sẽ đi đâu: lên rừng, xuống biển, chu du những cung đèo hay thả lòng nơi thảo nguyên mênh mông... Những ai thích khám phá miền Tây sông nước, chuyến trải nghiệm sau đây hẳn sẽ là gợi ý thú vị.

Phủ thờ Bác Hồ ở kinh Bảy, từ kinh xáng Chắc Băng rẽ vào.

Ðó là hành trình ngồi trên vỏ lãi, xuồng máy, xuôi dòng Chắc Băng huyền thoại để cảm nhận nét dân dã, thơ mộng của miền Tây sông nước.

22 thg 6, 2021

Con kênh đào huyền thoại


Kênh xáng Xà No dài 40 km, bắt nguồn từ ngã ba Vàm Xáng, sông Cần Thơ (nhánh lớn sông Hậu), đoạn qua huyện Phong Điền chạy dài tới ngã ba sông Ba Voi (Hậu Giang) trước khi đổ ra sông Cái Lớn (Kiên Giang) chảy ra biển Tây. Con kênh được người Pháp thi công bằng cơ giới, chỉ trong 2 năm (từ 1901 - 1903) đã hoàn thành, mặt kênh rộng 60 m, đáy 40 m; phí tổn lên tới gần 3,7 triệu quan (Franc). Đây cũng là công trình đường thủy lớn đầu tiên của Nam kỳ có thể so sánh với việc thiết lập đường xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho.

4 thg 6, 2021

Chuyện tôm cá sông Ô Môn

Sông Ô Môn bắt nguồn từ sông Hậu, cửa sông gọi là Vàm Thới An chạy thẳng vô Thới Lai là 9km, nơi đây vào đầu thế kỷ XIX người Pháp tiến hành múc xáng Bà Đầm, xáng Thị Đội và đào Kinh Đứng. Kinh xáng Bà Đầm, xáng Thị Đội xẻ ba cánh đồng bạt ngàn giáp Vị Thanh - Hậu Giang và Rạch Giá - Kiên Giang. Hệ thống kinh rạch này dẫn và thoát nước cho hàng ngàn héc-ta đất nông nghiệp, đồng thời hằng năm vào mùa nước rút, cá tôm dồn xuống nhiều vô kể. Sông Ô Môn coi như trạm dừng chân và cũng là cái túi chứa cá tôm trước khi đi ra sông Hậu.

Hấp dẫn con cá trắng

Nông dân thường chia cá làm 2 loại theo màu sắc. Cá trắng chủ yếu là cá sông như: cá linh, mè vinh, thác lác, cá ngát, rô biển… Còn cá đen là lóc, trê, rô, sặc… Cá trắng đẻ trứng trên thượng nguồn vào đầu mùa mưa rồi trôi theo dòng, ăn phiêu sinh vật lớn dần theo nước lên đồng ruộng. Thời đó, theo truyền thống nông dân canh tác lúa mùa (mỗi năm một mùa), mùa nước nổi từ tháng 7 âm lịch, nước lên cao trên đồng có chỗ sâu đôi ba thước nước. Đến tháng 10, 11 nước rút mang theo số cá này xuống sông.

Đặt vó trên sông. Ảnh: DUY KHÔI

16 thg 5, 2021

Khám phá vẻ đẹp Động Puông và dòng sông Năng

Động Puông là một hang động lớn, thuộc Vườn Quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, cách trung tâm thị trấn Chợ Rã khoảng hơn 5km. Động Puông dài 300m, cao hơn 30m, hình thành khi dòng sông Năng chảy xuyên qua bên dưới núi đá vôi Lũng Nham với vách đá dựng đứng và nhiều thạch nhũ có hình dạng và màu sắc khác nhau bên trong động.

Du khách xuôi dòng sông Năng khám phá động Puông bằng thuyền.

17 thg 4, 2021

Ai qua bến Đà giang

 Ai qua bến Đà giang?

Tui... chưa qua bến Đà giang, cũng chưa từng có dịp đi dọc đoạn sông Đà nào. Thế nhưng trong đầu tui vẫn có những nét khái quát về sông Đà, bởi vì hồi nhỏ tui... có học Địa lý! Chi tiết ấn tượng nhất mà tui nhớ về sông Đà là có một đoạn sông chảy ngay dưới chân Hoàng Liên Sơn, dãy núi cao nhất Việt Nam. Chi tiết này gợi lên một hình ảnh hùng vĩ và hoang dã về sông Đà.


23 thg 3, 2021

Nơi con sông chảy về với biển

Ở nơi con sông chảy về với biển, qua bao đời vẫn thế, mênh mông bát ngát mà rất đỗi hiền hòa, ôm ấp, chở che như lòng mẹ. Nơi đây con nước mặn - ngọt dung hòa, cởi mở như lòng người hướng ra biển lớn. Không chỉ ôm vào lòng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng, nơi con sông chảy về với biển còn chứa đựng lịch sử lưu dấu qua nghìn năm.

Quảng Ngãi có 6 cửa biển: Sa Cần, Sa Kỳ, cửa Đại, cửa Lở, cửa Mỹ Á và cửa biển Sa Huỳnh. Mỗi cửa biển có một lịch sử và một vẻ đẹp riêng.

21 thg 3, 2021

Dòng sông chở nặng ân tình

Con sông quê hương đã chảy trong suối nguồn tâm tư ta từ thuở nhỏ, những bến sông lịch sử oai hùng, những bến sông bình dị... đều nặng nghĩa, nặng tình khiến ta nhung nhớ khôn nguôi.

Tôi vẫn luôn dành riêng một khoảng trống trong tim mình cho những ký ức ngày cũ neo đậu. Bởi lẽ dẫu có sống giữa phố thị phồn hoa thì tâm hồn tôi vẫn mãi hướng về làng quê yêu dấu. Tôi sinh ra ở miền quê thật yên bình, nơi có dòng sông Trà hiền hòa, chứa đựng biết bao giá trị văn hóa, lịch sử của quê hương Quảng Ngãi. Dòng sông tuổi thơ đã cho tôi vẫy vùng trong ánh nắng mùa hạ có phần chói chang với những đêm trăng vàng óng ánh cùng mái chèo sóng vỗ...

Buổi sáng trên sông Kinh. Ảnh: TẤN CƯ

Chảy mãi dòng sông đào

Nói rằng ở Quảng Ngãi có dòng sông đào, nhiều người lấy làm lạ. Nhưng có lẽ do quá quen thuộc, sông đào qua bao đời hiện hữu nên cứ ngỡ là dòng sông thiên nhiên kiến tạo. Dòng sông Bầu Giang uốn lượn, êm ái chảy trên địa phận huyện Tư Nghĩa đích thực là sông đào.

Thưởng ngoạn dọc dòng sông Bầu Giang mới thấy hết sự nên thơ, thú vị của dòng sông, dù đó là con sông đào. Đây là dòng sông mang nguồn nước mát tưới tắm cho những cánh đồng xanh tốt, cho hạt lúa căng tròn để nuôi lớn bao lớp người.

Dòng "huyết mạch"

Thật thú vị khi ngày xuân “mục sở thị” sông đào Bầu Giang. Hướng dẫn viên “bất đắc dĩ” của chúng tôi là Trưởng Chi nhánh Quản lý thủy nông số 3 huyện Tư Nghĩa Phan Sáu. Là dòng “huyết mạch” làm hồi sinh những cánh đồng nứt nẻ vì thiếu nước, giúp đảm bảo lương thực cho các hộ gia đình, con sông đào này minh chứng cho sự tài tình, chịu khó của người xưa.

Nguồn nước dòng sông đào Bầu Giang phục vụ tưới tiêu cho hàng trăm hécta ruộng đồng trên địa bàn huyện Tư Nghĩa. ẢNH: LÝ SƯƠNG

2 thg 12, 2020

Mùa vàng bên dòng Quây Sơn

Dòng Quây Sơn ở huyện miền biên viễn Trùng Khánh (Cao Bằng) đẹp như một bức tranh thủy mặc vào mùa lúa chín.

Sông Quây Sơn bắt nguồn từ vô số những con suối nhỏ róc rách chảy xuống từ những ngọn núi dọc chiều dài biên giới Việt - Trung, hợp lưu của 2 nhánh sông nhỏ từ xã Phong Nặm và xã Ngọc Côn, tạo nên dòng chính Quây Sơn kỳ vĩ tại xã Đình Phong (Trùng Khánh). Sông chảy xuôi qua xã Chí Viễn đến xóm Co Muông, xã Đàm Thủy rồi đổ dòng tạo nên ngọn thác Bản Giốc chứa đầy màu huyền thoại.

Dòng Quây Sơn bắt đầu chảy vào địa phận Việt Nam tại xã Ngọc Côn, bao quanh là đồi núi trùng điệp và những thửa ruộng chuyển sắc vàng cuối từ cuối tháng 9. Mùa lúa kéo dài hơn một tháng tại huyện Trùng Khánh bị “mê mẩn” bởi cảnh sắc thiên nhiên, từ khi lúa còn xanh tới lúc chuyển vàng bên dòng Quây Sơn.

2 thg 9, 2020

Mã giang… thơ mộng, trữ tình

Không hiền hòa, cũng chẳng náo nhiệt, tráng lệ, sông Mã giữ cho mình một nét đẹp riêng ít nơi nào có được.

Sông Mã, theo tiếng Mường cổ gọi là sông Mạ, có nghĩa sông mẹ, với tổng chiều dài 512km (trên lãnh thổ Việt Nam dài 410 km). Sông Mã bắt đầu bằng hợp lưu các con suối ở vùng biên giới Việt – Lào tại tỉnh Điện Biên, xuyên qua đất Sơn La, đến biên giới Lào - Việt thì đổ vào Thanh Hóa qua vùng biên giới Tén Tằn, Mường Lát, ra Biển Đông qua cửa Hới (Sầm Sơn), hai cửa phụ là sông Lèn và Lạch Trường.

25 thg 8, 2020

Sông Ba và những cái tên

Những câu, từ trong bài hát Ca ngợi anh hùng Núp của nhạc sĩ Trần Quý: “Đây bất khuất Tây Nguyên cao cao/Núi mây điệp trùng gió ào ào/Đây sóng nước sông Ba dâng trào/Người Bahnar như đàn chim chơ rao” đã làm cho nhiều người biết đến sông Ba, yêu mến con sông huyền thoại này, dù họ chưa một lần đặt chân đến sườn Đông Trường Sơn-quê hương Anh hùng Núp, nơi có dòng sông Ba miệt mài chảy qua, đưa nước xuống vùng duyên hải Phú Yên. Tuy nhiên, khi chảy qua mỗi vùng miền, đi qua mỗi tộc người, sông Ba lại được gọi bằng những cái tên khác nhau hẳn là điều vẫn chưa nhiều người biết.

Bắt nguồn từ núi Ngok Rô ở độ cao 1.549 m, trên dãy Ngok Linh (thuộc tỉnh Kon Tum), sông Ba chảy theo sườn phía Đông của dãy Trường Sơn, qua các tỉnh Gia Lai, Phú Yên để đổ về Biển Đông.


Một góc sông Ba. Ảnh: internet

3 thg 8, 2020

Chuyến phà chiều về cù lao trên sông Tiền

Đi từ trung tâm TP Cao Lãnh vài km về phía tây, bạn sẽ chạm vào một vùng xanh mát đượm chất miệt thứ bình yên.

Từ bến Hòa An, con phà nhỏ đưa người địa phương và khách du lịch rời đất liền phía thành phố Cao Lãnh qua cù lao Tân Thuận Đông. Cùng bến đò An Nhơn, đây là hai đầu mối giao thông giúp hơn 12.000 nhân khẩu sống trên cù lao qua sông mưu sinh, học hành. 

Xã Tân Thuận Đông nằm giữa sông Tiền, gồm cồn Lân và cồn Chày, tổng diện tích hơn 1.600 ha. Nơi đây tổ chức đón khách bài bản từ cuối năm 2016 khi làng du lịch chính thức được thành lập với đặc sản trời cho là không khí trong lành, sông nước hữu tình, trái cây ngon ngọt. 

28 thg 7, 2020

Đàn chim quý trên sông Đầm

Sau một ngày kiếm ăn, khoảng 4.000 con chim cò ốc đậu kín sông Đầm nghỉ ngơi và tối đến tung cánh lên bầu trời tìm chỗ ngủ.


Sông Đầm, có diện tích mặt nước rộng 200 ha và 300 ha ven bờ, trải dài xã Tam Thăng, Tam Phú và phường An Phú, cách trung tâm TP Tam Kỳ khoảng 4 km. Nơi đây có thảm thực vật, hệ động vật đa dạng, cá tôm, lau sậy, cói, sen, súng hòa quyện, tạo nên vẻ đẹp nguyên sơ. 

18 thg 7, 2020

Khám phá Khu Du lịch Sinh Thái Sông Trẹm – Cà Mau

Khu Du lịch sinh thái Sông Trẹm, thuộc Ấp 17, xã Khánh Thuận, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Cách trung tâm huyện U Minh khoảng 20 km, từ thành phố Cà Mau, du khách đi xe khoảng 50 km hướng đường Xuyên Á đến xã Biển Bạch (huyện Thới Bình), rẽ trái qua cầu Sông Trẹm và từ đây, du khách đi thêm khoảng 5km nữa là sẽ tới Khu Du lịch sinh thái Sông Trẹm.

Bảng chỉ dẫn

22 thg 6, 2020

Núi Thiên Mã và dòng sông Kinh

Trong những cảnh vật kỳ thú ở bờ tả sông Trà Khúc, cửa Cổ Lũy, không thể không kể đến núi Thiên Mã và dòng sông Kinh (TP.Quảng Ngãi). Núi Thiên Mã nay đang xây dựng khu văn hóa Phật giáo, đứng bên bờ cây cầu đang xây dựng sát bên cửa biển, còn dòng sông Kinh lại gắn với nhiều cảnh quan mà khách đến Khu du lịch Mỹ Khê không thể bỏ qua.

Thiên Mã có nghĩa là ngựa trời. Lệ thường khi có ngọn núi thiêng liêng thì người ta có gắn với chữ Thiên, có nghĩa là trời, như Thiên Ấn, Thiên Bút. Dân gian thường gọi núi này là núi Ngựa. Ca dao xưa có câu: "Bao giờ Thiên Mã sang sông/ Thì làng Mỹ Lại mới không công hầu". 

Buổi sáng trên sông Kinh (TP. Quảng Ngãi). Ảnh: Tấn Cư 

8 thg 6, 2020

Kênh Xáng Xà No – Con đường lúa gạo của vùng Tây sông Hậu

Kênh xáng Xà No là công trình lớn đầu tiên của Nam kỳ về đường thủy, có thể so sánh với việc thiết lập đường xe lửa Sài Gòn, Mỹ Tho về đường bộ. Kênh xáng Xà No từ lâu được xem là con đường lúa gạo của vùng Tây sông Hậu.

Kênh Xáng Xà No – Con đường lúa gạo của vùng Tây sông Hậu Ảnh: Lý Anh Lam

18 thg 5, 2020

Ngọn nguồn sông Thương

Sông Thương nằm cạnh Phủ Lạng Thương, không dữ dằn, cuồn cuộn như sông Đà, sông Lô hay mênh mang như sông Hồng, trầm mặc như sông Hương, nhưng lại rất nên thơ, nên nhạc và chứa đầy trầm tích lịch sử, văn hóa.

22 thg 4, 2020

Ký sự sông Cầu (kỳ 4): Chung tay bảo vệ dòng sông

Việc bảo vệ dòng sông Cầu không đơn thuần chỉ là nhiệm vụ của các ngành chức năng. Cần lắm sự vào cuộc của mỗi người dân để dòng sông giữ mãi vẻ trong xanh, phục vụ bền vững cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của một nửa dân số tỉnh Bắc Kạn.
Trong hành trình tới xã Rã Bản (Chợ Đồn) chúng tôi đã rất đồng tình với việc làm của UBND xã. Theo đồng chí Triệu Văn Nguyên- Chủ tịch UBND xã, xã thường xuyên phổ biến, đôn đốc người dân các thôn tập trung thu gom, phân loại rác tại từng hộ gia đình. Rác hữu cơ để phân hủy làm phân bón, rác vô cơ thì đốt tập trung tránh tình trạng vứt bừa bãi xuống sông Cầu. Một việc làm nhỏ ấy lại mang ý nghĩa to lớn trong bảo vệ dòng sông cần được các xã trong lưu vực sông Cầu học tập.

Ký sự sông Cầu (kỳ 3): Dòng sông kêu cứu

Lời kể của các cụ cao niên về độ cạn kiệt của dòng sông Cầu đang gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh. Dòng sông qua thi ca, đoạn chảy qua vùng đất Bắc Kạn đang đứng trước sự xâm hại từ nhiều phía. Sông đang lên tiếng cầu cứu con người phải biết trân trọng, bảo vệ...

Ông Đặng Văn Oanh, thôn Nà Cà 1, xã Cao Kỳ (Chợ Mới) là một tay đánh cá lão làng trên sông Cầu. Cuộc mưu sinh bằng nghề chài, lưới trên sông đã giúp ông và gia đình vượt qua những ngày gian khó nhất của thời kinh tế khó khăn. Cho tới tận bây giờ tôm, cá đánh bắt được trên sông trở thành đặc sản thì giá lại càng đắt đỏ. Thế nhưng, đánh bắt tôm, cá bây giờ chẳng còn dễ như xưa.

Ông Oanh buồn nói: Những năm trước đi quăng đánh cá một lúc là đầy giỏ, còn giờ trắng đêm có khi chỉ đủ bữa ăn cho gia đình. Có nhiều loài cá đã biến mất, chẳng còn thấy bao giờ. Đang vá lại cái chài đánh cá bỏ lâu rồi bị chuột cắn rách ông bảo: Cứ thế này thì gay!