Hiển thị các bài đăng có nhãn sông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn sông. Hiển thị tất cả bài đăng

18 thg 5, 2020

Ngọn nguồn sông Thương

Sông Thương nằm cạnh Phủ Lạng Thương, không dữ dằn, cuồn cuộn như sông Đà, sông Lô hay mênh mang như sông Hồng, trầm mặc như sông Hương, nhưng lại rất nên thơ, nên nhạc và chứa đầy trầm tích lịch sử, văn hóa.

22 thg 4, 2020

Ký sự sông Cầu (kỳ 4): Chung tay bảo vệ dòng sông

Việc bảo vệ dòng sông Cầu không đơn thuần chỉ là nhiệm vụ của các ngành chức năng. Cần lắm sự vào cuộc của mỗi người dân để dòng sông giữ mãi vẻ trong xanh, phục vụ bền vững cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của một nửa dân số tỉnh Bắc Kạn.
Trong hành trình tới xã Rã Bản (Chợ Đồn) chúng tôi đã rất đồng tình với việc làm của UBND xã. Theo đồng chí Triệu Văn Nguyên- Chủ tịch UBND xã, xã thường xuyên phổ biến, đôn đốc người dân các thôn tập trung thu gom, phân loại rác tại từng hộ gia đình. Rác hữu cơ để phân hủy làm phân bón, rác vô cơ thì đốt tập trung tránh tình trạng vứt bừa bãi xuống sông Cầu. Một việc làm nhỏ ấy lại mang ý nghĩa to lớn trong bảo vệ dòng sông cần được các xã trong lưu vực sông Cầu học tập.

Ký sự sông Cầu (kỳ 3): Dòng sông kêu cứu

Lời kể của các cụ cao niên về độ cạn kiệt của dòng sông Cầu đang gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh. Dòng sông qua thi ca, đoạn chảy qua vùng đất Bắc Kạn đang đứng trước sự xâm hại từ nhiều phía. Sông đang lên tiếng cầu cứu con người phải biết trân trọng, bảo vệ...

Ông Đặng Văn Oanh, thôn Nà Cà 1, xã Cao Kỳ (Chợ Mới) là một tay đánh cá lão làng trên sông Cầu. Cuộc mưu sinh bằng nghề chài, lưới trên sông đã giúp ông và gia đình vượt qua những ngày gian khó nhất của thời kinh tế khó khăn. Cho tới tận bây giờ tôm, cá đánh bắt được trên sông trở thành đặc sản thì giá lại càng đắt đỏ. Thế nhưng, đánh bắt tôm, cá bây giờ chẳng còn dễ như xưa.

Ông Oanh buồn nói: Những năm trước đi quăng đánh cá một lúc là đầy giỏ, còn giờ trắng đêm có khi chỉ đủ bữa ăn cho gia đình. Có nhiều loài cá đã biến mất, chẳng còn thấy bao giờ. Đang vá lại cái chài đánh cá bỏ lâu rồi bị chuột cắn rách ông bảo: Cứ thế này thì gay!

Ký sự sông Cầu (kỳ 2): Cuộc sống bên dòng sông

Cũng như những dòng sông khác, những bản làng, cánh đồng bên bờ sông Cầu đoạn qua Bắc Kạn thật êm đềm, trù phú. Nhưng bên trong của nó cũng đã phải trải qua những biến cố dữ dội. Dòng sông mang phù sa bồi đắp cho những cánh đồng màu mỡ và cũng có lúc nó ồn ào, hung dữ tàn phá đôi bờ. Có người bảo đấy là dòng sông trả hận việc con người tàn phá rừng thượng nguồn. 

Lưu vực sông Cầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có diện tích là 1.372,78 
km2, bao gồm 44 xã, phường, thị trấn. Dân số trong lưu vực là 153.096 người (bằng một nửa dân số toàn tỉnh), tỷ lệ gia tăng dân số khoảng 0,63%, dân số khu vực đô thị có xu hướng tăng lên hàng năm. Cơ cấu lao động chủ yếu trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản và dịch vụ; trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng chỉ chiếm 6,3%. Lao động ở khu vực nông thôn chủ yếu là làm ruộng gắn với chăn nuôi, làm vườn và dịch vụ.

Sông Cầu là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho tưới tiêu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, với tổng lượng nước hàng năm ước tính khoảng 20 triệu 
m3, một số dòng chảy được sử dụng cho mục đích sinh hoạt, sản xuất điện ( hồ Thuỷ điện Nặm Cắt có diện tích mặt nước trên 200ha). Những con số khô khan ấy đủ cho thấy dòng sông Cầu có ý nghĩa lớn như thế nào đối với sản xuất và đời sống của nhân dân tỉnh Bắc Kạn.

Ký sự sông Cầu (kỳ 1): Về nơi đầu nguồn

Đi vào lịch sử, đi vào thơ ca, âm nhạc và đi vào nỗi nhớ của những người con xa quê hương. Đối Bắc Kạn, sông Cầu là sự gắn kết bao đời nay, nuôi sống hàng vạn con người. Hành trình khám phá dòng sông trên địa phận Bắc Kạn chưa được nhiều, nhưng thực sự đã đem lại cho tôi những điều mới mẻ.

Kỳ 1: Về nơi đầu nguồn

Sông Cầu, miền xuôi còn gọi sông Như Nguyệt, là con sông quan trọng nhất trong hệ thống sông Thái Bình, có ý nghĩa to lớn với đồng bằng sông Hồng và lưu vực của nó. Khởi nguồn từ Bắc Kạn con sông hiền hòa uốn mình chảy về miền xuôi qua 6 tỉnh...

Đường về Chợ Đồn theo tuyến tỉnh lộ 257 giờ đã thuận tiện, dễ dàng. Con đường đang sắp hoàn thành cải tạo, bon bon xe chạy. Nơi thượng nguồn sông Cầu, núi non hùng vĩ, sông chẻ núi mà đi, uốn khúc quanh co, có đoạn chảy qua thác ghềnh dữ dội.

Xuân theo sông Thương

Thật đa nghĩa, khi ta nghĩ về tên gọi của dòng sông. Đó là biếc xanh, như trường hợp nói câu “Thương hải biến vi tang điền” (Biển biếc biến thành ruộng dâu) khi sông trong vắt mà róc rách chảy qua vùng đồi núi khởi nguồn Chi Lăng, Hữu Lũng.
Nhưng lại là nhớ thương khi đến chỗ có ngôi làng Thương ở bờ bên phải tòa Phủ Lạng Thương, thì các cuộc tiễn đưa xưa phải chia tay ly biệt người từ kinh đô lên biên ải. Còn lúc biến âm mà nói Thương thành Xương, như khi đọc các địa danh: Thọ Xương, Xương Giang… thì đó lại thành ra là tươi tốt, thịnh giàu.

Sông Thương đoạn chảy qua TP Bắc Giang. Ảnh: Hương Giang

16 thg 1, 2020

Mê đắm vẻ đẹp kỳ vĩ của dòng sông Đuống huyền thoại

Sông Đuống hay còn gọi sông Thiên Đức là một dòng sông nổi tiếng ở Việt Nam. Không chỉ xuất hiện trong thơ ca, sông Đuống còn là nguồn cung cấp nước cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, nguồn nước sông Đuống được dùng để sản xuất nước sạch sinh hoạt.

Là một trong những dòng sông nổi tiếng nhất Việt Nam, sông Đuống còn có tên gọi khác là sông Thiên Đức với chiều dài 68 km, nối sông Hồng với sông Thái Bình.

12 thg 12, 2019

Từ dòng sông Sê San

Sê San - dòng sông hùng vĩ với nguồn nước dồi dào, lắm ghềnh thác. Dòng sông không chỉ cung cấp nguồn năng lượng dồi dào để phát triển hệ thống thủy điện mà còn chứa đựng trong lòng nó nguồn lợi thủy sản phong phú, đa dạng với nhiều loại cá quý hiếm, góp phần nâng cao đời sống người dân hai bên bờ sông. 

Là một trong các nhánh sông lớn của lưu vực hạ du sông Mê Kông, sông Sê San do 2 nhánh sông chính là Krông Pô Kô (phía hữu ngạn) và Đăk Bla (tả ngạn) hợp thành, rồi chảy theo hướng Đông Bắc sang Tây Nam dãy Trường Sơn. Với tổng chiều dài gần 300km, diện tích lưu vực 11.450km2, Sê San là con sông có tiềm năng thủy điện lớn thứ 3 trong cả nước, sau sông Đà và sông Đồng Nai.

Với lợi thế và tiềm năng thủy điện phong phú, đến nay, lưu vực sông Sê San đã được Chính phủ phê duyệt xây dựng 7 công trình thủy điện (gồm thủy điện Plei Krông, Ya Ly, Sê San 3, Sê San 3A, Sê San 4, Sê San 4A và Thủy điện Thượng Kon Tum, với tổng công suất 1.831 MW). Hàng năm, các nhà máy thủy điện trên sông Sê San cung cấp hàng tỷ KWh điện. Nguồn điện trên dòng Sê San đóng góp không nhỏ vào hệ thống điện lưới quốc gia, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, phục vụ quá trình phát triển kinh tế-xã hội, đáp ứng nhu cầu sử dụng cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong vùng và cả nước.


Người dân làng chài đánh bắt cá trên lòng hồ Sê San 4. Ảnh: PN 

1 thg 10, 2019

Có gì lạ ở 'đệ nhất hùng quan' giữa lòng cao nguyên đá

Nếu như điểm ngắm cảnh trên đỉnh đèo Mã Pí Lèng (Hà Giang) đã trở thành trái tim của cao nguyên đá và nhẵn bước chân du khách, cảm giác trải nghiệm du thuyền trên sông Nho Quế ngắm hẻm vực Tu Sản cũng đang thu hút nhiều du khách.

Cung đường với những khúc cua “dựng tóc gáy” xuống sông Nho Quế - Ảnh: NG.HƯỜNG

Khi đi tour theo đoàn và đứng trên đỉnh đèo Mã Pí Lèng nhìn xuống sông Nho Quế, nhiều du khách ước ao được một lần xuống tận mép nước Nho Quế để xem, để thỏa sự háo hức. Theo người dân địa phương, trừ những hôm nào mưa, nước sông Nho Quế luôn có màu trong xanh ngọc bích và mát rượi.

29 thg 8, 2019

Lắng đọng dòng La


Sông La - một con sông “không nguồn, không cửa” nhưng đã khởi nguồn cho biết bao giá trị văn hóa, lịch sử của quê hương Hà Tĩnh. Những giá trị ấy và cảnh sắc đôi bờ sông La cũng ẩn giấu nhiềm tiềm năng du lịch trải nghiệm chưa được khai thác.

Bắt đầu ở điểm cuối của 2 con sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố tại ngã ba Tam Soa, sông La chảy qua 15 km làng mạc, xóm thôn, đến ngã ba Phủ (Nghi Xuân) thì hợp lưu với dòng Lam đổ ra biển cả. Trên bản đồ, hầu như sông La không có khúc nào thẳng. Ngay từ điểm bắt đầu, sông đã vồng lên hướng Bắc thành một vòng cung lách qua bãi Ngưu Chữ rồi lại lượn một vòng cung chếch về hướng Đông Nam lách mình dưới cầu Thọ Tường ôm ấp các làng quê và cuối cùng là uốn mình thành một vòng cung nhỏ theo hướng Bắc mới nhập vào dòng Lam.


15 thg 8, 2019

Bên dòng Long Xuyên

“Long Xuyên nước ngọt gió hiền/ Tàu xuôi Nam Hải ngược miền Nam Vang/ Thương hồ chiếc dọc chiếc ngang/ Tiếng rao lảnh lót nhịp nhàng chèo khua…”. Nằm bên bờ sông Hậu, TP. Long Xuyên ôm thêm con sông Long Xuyên trong lòng. Con sông trở mình chia thành nhiều nhánh, nhiều dòng chảy, làm mềm mại nỗi niềm nhớ quê của người xa xứ. Trở lại nguồn gốc xa xưa, nó chính là kênh Thoại Hà, con kênh đào sớm nhất ở Nam Bộ.

Những khúc sông Long Xuyên quanh thành phố 

6 thg 8, 2019

Ngẩn ngơ ngắm bình minh tuyệt đẹp nơi cửa sông Lam

Con đường ven đê sông Lam xuống đến Cửa Hội bỗng trở nên khác lạ hơn khi được phủ ánh nắng rực rỡ ban mai. 

Cửa sông Lam bắt gặp biển Cửa Hội trong những tia nắng đầu ngày chói rực. Ảnh: Hải Vương 

15 thg 7, 2019

Sông Hương, bao giờ tới biển: Đứa con thi đậu làm ông trên bờ

Mẹ em ngồi ở sau bếp đang đun nước, mắt ngước nhìn lên tấm giấy khen của Thương dán trân trọng trên trần thuyền, bỗng hát một câu không thể nào buồn hơn, rằng: “Cha mẹ chài lưới bên sông. Đứa con thi đậu làm ông trên bờ”.


Chợt nhớ cũng ở khúc sông này, dưới chân chùa Linh Mụ, lần đầu tiên trong đời tôi được tham dự một lễ Phóng đăng nhân ngày Phật đản. Thú thật là tôi đã báng bổ thần thánh, đã bụm miệng cười khúc khích một mình khi vị trụ trì chùa Từ Hiếu làm lễ quy y cho các thuỷ tộc sắp được phóng sinh, để khi mãn kiếp được hoá thân làm người, mong nhờ nhân duyên mà biết được Phật pháp.

Sông Cổ Cò là 'đường tơ lụa' nối Hội An và Đà Nẵng

Đà Nẵng và Hội An từng được kết nối thủy lộ qua sông Cổ Cò. Nhiều kỳ vọng khi dòng sông bị bồi lấp hơn một thế kỷ qua sắp được khai thông trở lại.

Một điểm vui chơi trên sông nước ở đoạn sông Cổ Cò chưa bị bồi lắng, chảy qua Hội An - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Với nhiều lợi ích, hai địa phương đang tính toán, đầu tư để tận dụng cơ hội phát triển.

13 thg 7, 2019

Bến sông Kon Ngo K’tu

Bến sông Kon Ngo K’tu ở xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum chẳng biết được hình thành từ bao giờ. Theo lời kể lại của những người lớn tuổi trong làng, bến sông có từ thời rất xa xưa, từ khi làng mới bắt đầu lập lên. Điều đặc biệt là dù trải bao thăng trầm của cuộc sống và sự biến đổi của thời gian, bến sông vẫn không thay đổi gì nhiều; vẫn là nơi để đàn ông neo đậu thuyền mỗi khi đi rẫy về, là nơi sinh hoạt giặt giũ hàng ngày của chị em phụ nữ trong thôn… 

Sáng sớm tinh mơ, khi tiếng gà gáy vang lên, bà con người Ba Na ở thôn Kon Ngo K’tu lại tất bật chuẩn bị dụng cụ, thức ăn rồi cùng nhau di chuyển xuống dưới bến sông để lên thuyền vượt sông Đăk Bla chảy ngược, đến những cánh đồng mẫu lớn phía bên kia sông để canh tác, sản xuất.

Đứng trên bờ đê, già làng A Héo chỉ tay về phía xa bên kia bờ sông nói: “Cơm, áo, gạo, tiền của mỗi người dân Kon Ngo K’tu đều ở từ những cánh đồng trồng lúa, trồng bắp, trồng khoai kia. Muốn đi nhanh qua đó, chỉ có một cách là đi thuyền qua sông”.

3 thg 7, 2019

Ký ức một dòng sông

Sông Bài Ca không rộng và dài như bao dòng sông khác, nhưng là "quà tặng" của thiên nhiên cho mảnh đất Tịnh Hòa, Tịnh Kỳ (TP.Quảng Ngãi). Hiền hòa, thơ mộng như tên gọi, sông Bài Ca đã gắn liền với ký ức đẹp đẽ của người dân ở đây.

Con sông của quá khứ
Với đa phần người dân ở Tịnh Kỳ, Tịnh Hòa, dòng sông Bài Ca đã gắn liền với cuộc sống của họ, từ cái thời cha ông họ về đây khai thiên lập địa. Con sông đẹp, hiền hòa và thơ mộng đúng như tên gọi. Con sông tuy nhỏ, nhưng đã gắn liền với bao biến thiên của lịch sử.

Theo lời cụ Nguyễn Duy Ích (82 tuổi), một người dân ở Tịnh Hòa, thì ngày trước, bên kia bờ, nghĩa là địa phận Tịnh Kỳ là một rừng đước bạt ngàn. Những ngày chiến tranh, mỗi khi được báo động có máy bay trực thăng của Mỹ càn qua vùng này, tất cả dân chúng hai thôn Đông Hòa (Tịnh Hòa) và Kỳ Xuyên (Tịnh Kỳ) đều tất bật bơi thúng sang rừng đước trú ngụ.

Sông Bài Ca chảy qua xã Tịnh Hòa và Tịnh Kỳ (TP.Quảng Ngãi) ngày càng hẹp dần. 

24 thg 6, 2019

Về với sông Thu…

Tìm về với sông Thu, một dòng kí ức về đất và người xứ Quảng lại hiện lên. Một tuyến đường xuôi ngược bán buôn nay chỉ còn trong dĩ vãng. Nét hồn hậu, đầy chất thơ ẩn chứa trong dòng Thu Bồn từ xưa đến nay vẫn lắng đọng trong tâm trí bao người.

Mây mờ buông xuống trên những dãy núi hai bên bờ Thu Bồn. Ảnh: Cao Hùng 

28 thg 5, 2019

Ngược dòng... Bầu Giang

Bầu Giang là con sông nằm ở cửa ngõ phía nam của TP. Quảng Ngãi, giáp ranh với huyện Tư Nghĩa. Đây là con sông nhỏ, nhưng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với vùng đất dọc hai bên bờ sông. 

Nhiều người cứ ngỡ sông Bầu Giang là dòng chảy tự nhiên, nhưng ít ai biết rằng, đây lại là một con sông đào...

Sông nhỏ, vai trò lớn 


Sông Bầu Giang chảy qua cầu Xóm Xiếc (Nghĩa Hành), chảy dọc theo phía bắc của xã Nghĩa Trung, thị trấn La Hà, xã Nghĩa Thương (Tư Nghĩa) và rìa phía nam của TP.Quảng Ngãi. Theo tư liệu nghiên cứu trong cuốn sách về Quảng Ngãi của tác giả Cao Chư, trong gia phả của dòng họ Bùi ở Ba La, khi guồng xe nước trên sông Trà Khúc chưa có, làng Ba La rất khô cằn.


Vào cuối thế kỷ XVII, ông tổ họ Bùi là ông Bùi Văn Đỗ từ Nghệ An di cư vào lập nghiệp ở vùng đất này. Về sau, con cháu của ông Bùi Văn Đỗ và con cháu họ Nguyễn ở cùng xã đã vận động nhân dân lên tận Bến Đỉnh (phía tây huyện Nghĩa Hành ngày nay), để đào kênh dẫn nước về.

Sông Bầu Giang có vai trò quan trọng với vùng đất nông nghiệp dọc ven sông. 

20 thg 5, 2019

Quán Láng - sông Bàu Ráng, xưa và nay

Cách trung tâm TP.Quảng Ngãi tầm 4 cây số trên tỉnh lộ Quảng Ngãi – Thu Xà có một ngã tư nơi giao nhau với đường cắt ngang liên huyện Phú Thọ - Tư Nghĩa, đó là ngã tư Quán Láng. Cách không xa về phía nam trên tuyến đường liên huyện ấy có sông Bàu Ráng. Cả hai địa danh trải qua bao thay đổi ghi lại sự phát triển của một vùng quê đầy khởi sắc.

Nửa cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, phía đông của trung tâm tỉnh lỵ Quảng Ngãi có hai nơi thương nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phát triển, đó là Thu Xà (Nghĩa Hòa - Tư Nghĩa) và Phú Thọ (Nghĩa Phú - TP.Quảng Ngãi ngày nay). Ngã tư Quán Láng nằm khoảng giữa tuyến Tỉnh lộ Quảng Ngãi - Thu Xà và tuyến liên xã, nay là liên huyện Phú Thọ - Trung tâm Hành chính huyện Tư Nghĩa. Cho nên nơi đây có vị trí giao thương thuận lợi với các vùng nông thôn lân cận.

Theo người dân địa phương, thì tên Quán Láng có gốc từ vợ chồng ông Láng làm quán bán bánh bèo, một loại bánh làm từ bột gạo xay đổ vào chén, hấp chín, ăn với nhân gồm hỗn hợp thịt, tôm băm, mỡ...

13 thg 3, 2019

Bờ sông Hoài - điểm ngắm hoàng hôn đẹp ở Hội An

Nằm rìa phố cổ, bờ sông Hoài chảy ngang thành phố Hội An không chỉ là điểm du lịch hút khách, còn là nơi hóng gió yêu thích mỗi sáng, chiều của dân địa phương. Dãy nhà cổ sơn vàng đặc trưng dọc hai bên bờ, hầu hết là hàng quán bán đồ ăn, thức uống trang trí kiểu xưa. Bạn có thể dừng chân nghỉ ngơi, chọn bàn hướng ra đường, nhìn người qua lại, tận hưởng chút bình yên nơi phố Hội - Ảnh: Vi Yến