Hiển thị các bài đăng có nhãn rừng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn rừng. Hiển thị tất cả bài đăng

27 thg 12, 2017

Rừng phong Chí Linh mùa thay lá

Rừng phong quanh di tích chùa Thanh Mai (Chí Linh) mùa thay lá đã tạo cho nơi đây cảnh sắc hiếm có... 

Lá phong khi bắt đầu chuyển sang màu vàng 

Lâu nay, du khách thường bỏ tiền sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc hay các nước châu Âu xa xôi để ngắm những rừng lá phong đỏ rực. Nhưng mấy năm nay, qua giới thiệu của các trang mạng, rất nhiều du khách tìm đến chùa Thanh Mai ở xã Hoàng Hoa Thám (Chí Linh), một trong những điểm ngắm lá phong độc đáo, hấp dẫn.

25 thg 11, 2017

Xuống biển, lên rừng


Thường khi đi Hồ Cốc, sau khi tắm biển thỏa thê thì người ta sẽ tiếp tục điểm đến khác là Suối nước nóng Bình Châu. Nơi này cách bãi biển Hồ Cốc khoảng 19 km, đi theo 1 trong 2 con đường như bản đồ.

21 thg 11, 2017

Phia Oắc, để nhớ một rừng rêu...


Những căn nhà do người Pháp xây dựng từ ngót một trăm năm trước, trong thời gian khai thác quặng quý trên dãy Phia Oắc, giờ đã trở thành những bảo tàng sinh thái phong rêu. Rêu xanh và rêu đỏ. Với Phia Oắc, cảm giác như mỗi thân, cành cây nghều ngào kia đều là tay chân của đàn hoang thú đầy lông lá đang và sẽ còn nhảy nhót.

Kho báu Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng được chia làm ba nhánh chính, một trong những hướng khám phá yêu thích của du khách trong và ngoài nước là miền rừng núi đẹp như ảo mộng của Phia Oắc - Phia Đén và rừng Trần Hưng Đạo...


20 thg 11, 2017

Khu rừng cổ độc đáo tại Chí Linh

Đó là khu rừng nằm xung quanh chùa Thanh Mai, một di tích thuộc xã Hoàng Hoa Thám (Chí Linh) do Thiền sư Pháp Loa xây dựng vào năm 1329 trên núi Tam Ban. 

Cây vả cổ thụ vào mùa thu, quả vả như trát vào thân suốt từ gốc đến ngọn, khiến mọi người có cảm giác như có ai đem một sọt quả đổ từ ngọn cây xuống đến gốc vậy

Gọi là Tam Ban vì có ba cấp núi nối liền nhau thuộc ba tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và Quảng Ninh. Vị trí dựng chùa thuộc cấp thứ hai của ngọn núi, là khu đất bằng phẳng nhất, cao khoảng 200 m. Chùa cách quốc lộ 18 khoảng 12 km, cách phường Sao Đỏ (trung tâm thị xã Chí Linh) chừng 15 km.

5 thg 11, 2017

Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu: "Nàng công chúa ngủ quên trong rừng"

Du khách tham quan khu cứu hộ động vật hoang dã tại KBT. 

Có diện tích hơn 100.000 ha, trong đó hơn 50ha dành cho phát triển du lịch với gần 200 loài thực vật đại diện cho hệ sinh thái tự nhiên của toàn khu, nhưng khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu-Phước Bửu vẫn chưa phát triển được du lịch sinh thái xứng với tiềm năng sẵn có.

Thật không quá khi dùng cách nói ví von trên để nhắc đến Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu. Để “đánh thức” nàng, cần lắm một chiến lược bài bản về quy hoạch, định hướng phát triển, đầu tư, kiến trúc xây dựng, bảo tồn hệ động, thực vật…

22 thg 10, 2017

Cung đường trekking dưới nắng vàng ở Đồng Nai

Trekking kiểu nhẹ nhàng ngang qua đồng lúa vàng rực hay con đường quanh co ở bìa rừng Nam Cát Tiên là một trải nghiệm thú vị.

Cách Sài Gòn khoảng 160 km về phía đông, để khám phá hết rừng Nam Cát Tiên với diện tích hơn 720 km² thuộc địa phận ba tỉnh Đồng Nai - Bình Phước - Lâm Đồng, bạn phải đi theo kiểm lâm và tốn đến vài ngày vào sâu trong rừng. Tuy nhiên, nếu thời gian eo hẹp thì chỉ cần một hoặc hai ngày cuối tuần, bạn cũng có những trải nghiệm khó quên.

17 thg 9, 2017

Choáng ngợp trước vẻ đẹp kỳ vĩ của núi rừng Bạch Mã

Cách nhau dải Hải Vân, nếu Bà Nà là một khu nghỉ dưỡng đẳng cấp, thì Bạch Mã lại cuốn hút bởi cảnh sắc hoang sơ, kỳ vĩ.

Cách thành phố Huế khoảng 40 km về phía Nam, núi Bạch Mã nằm nép mình bên dãy Trường Sơn trông như một con ngựa bạch duỗi chân hướng ra biển mênh mông. 

4 thg 9, 2017

Đi Tây Bắc thăm “nàng công chúa ngủ trong rừng” Thu Cúc

Mang một cái tên đẹp, dịu dàng như người con gái nơi miền sơn cước - Thu Cúc cứ lặng lẽ, khiêm nhường cuốn hút chúng tôi. 

Đập Ú, con đập làm bằng gỗ độc đáo của người Mường- Ảnh: Hải Dương 

Cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, kỳ diệu cùng những nét văn hóa bản sắc đậm đà của cư dân bản địa đã biến Thu Cúc thành một nàng công chúa ngủ trong rừng với tiềm năng du lịch rộng mở.

9 thg 8, 2017

Vào Vườn quốc gia Xuân Sơn hoang sơ và hùng vĩ

Không gian Vườn quốc gia (VQG) Xuân Sơn ở huyện vùng cao Tân Sơn (Phú Thọ) có tiếng nước chảy róc rách bên suối, gió thổi rì rào qua tán lá và tiếng hót của những loài chim rừng... 

Thác Lưng Trời hoang sơ, hùng vĩ giữa rừng - Ảnh: NG.HƯỜNG

Vườn quốc gia Xuân Sơn là một trong 30 VQG đã được xếp hạng và đưa vào bảo vệ ở VN. Sau hơn 30km đèo dốc, quanh co từ điểm rẽ trên quốc lộ 32, cuối cùng chúng tôi cũng tới được VQG này.

18 thg 5, 2017

Vùng cao Phước Bình, nơi dừng chân cho người thích khám phá

Vườn quốc gia Phước Bình, Ninh Thuận từ lâu là điểm dừng chân lý tưởng của những kẻ lữ hành thích khám phá, trải nghiệm những vùng đất còn hoang sơ, tự nhiên.

Vườn Quốc gia Phước Bình thuộc địa phân xã Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng chừng 70 km theo hướng tây bắc. Để đến được đây, du khách di chuyển theo hướng quốc lộ 27 đi Ninh Sơn khoảng 36 km, rẽ phải sang quốc lộ 27B khoảng 1 km, sau đó rẽ trái sang đường DT656 rồi đi thẳng theo biển hướng dẫn.

Trên đường đi, du khách sẽ được "thiết đãi" vô vàn cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp: núi rừng hùng vĩ, trùng điệp chạy dài bất tận, những làng mạc của người dân tộc, những nương rẫy xanh trong...

Khung cảnh thư giãn lý tưởng cho du khách. 

2 thg 5, 2017

Vương quốc khỉ, vượn ở Việt Nam

Đàn vượn phát hiện sống theo đàn ở Vườn quốc gia Chư Mom Ray. Ảnh: Phạm Anh

Vườn quốc gia Chư Mom Ray (Kon Tum) được coi là vương quốc khỉ, vượn vì nhiều loài khỉ, vượn quý hiếm có tên trong sách đỏ đã được đưa về đây.
Hầu hết những con khỉ, vượn quý hiếm ấy đều được đưa về trong tình trạng chờ chết, sau đó được cứu sống. Khi thương tích lành, lũ khỉ, vượn lại trở về với đời sống bản năng, kết hợp với lũ khỉ, vượn ở từ trước đó, chúng biến Vườn quốc gia Chư Mom Ray thành vương quốc riêng.

30 thg 4, 2017

Du ngoạn Pù Mát

Cách thành phố Vinh (Nghệ An) khoảng 130 km về phía Tây Nam, Vườn quốc gia Pù Mát không chỉ nổi tiếng bởi cảnh đẹp hùng vĩ, thơ mộng mà còn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn về tộc người ngủ ngồi Đan Lai thôi thúc du khách tìm đến khám phá. 

Ngược dòng sông Giăng


Từ bến thuyền bên đập thủy lợi Phà Lài thuộc xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Nghệ An) chúng tôi ngược dòng sông Giăng, bắt đầu chuyến hành trình khám phá cuộc sống hoang dã của tộc người Đan Lai và đi tìm lời giải cho câu chuyện huyền thoại về tộc người ngủ ngồi giữa đại ngàn Pù Mát.

Người dân Đan Lai ở bản Búng sống giữa một thung lũng ở thượng nguồn sông Giăng, giáp biên giới Việt-Lào. Người Đan Lai có tục ngủ ngồi. Họ đốt lửa ở bếp để sưởi ấm, ngồi tựa trán vào đầu cây gậy mà ngủ. Ông La Văn Phòng (74 tuổi), người cao tuổi nhất của bản Búng giải thích, tục ngủ ngồi xuất phát từ việc trước kia người Đan Lai thường xuyên phải chạy loạn, đối mặt với thú dữ và một phần vì cuộc sống thiếu thốn nơi rừng thiêng nước độc.

Người Đan Lai ở bản Búng vẫn duy trì một số phong tục cổ xưa như lễ cúng tổ tiên vào ngày lễ, Tết, đầu tháng và ngày rằm (15 âm lịch hàng tháng), tục ăn trầu, tục lệ cưới hỏi. Trong bản có người làm thầy mo, họ tổ chức lễ cúng cho các gia đình có nhu cầu.

Hiện nay, Vườn quốc gia Pù Mát đã mở tuyến du lịch khám phá thác ghềnh sông Giăng từ xã Môn Sơn đến hai bản Cò Phạt và bản Búng của người Đan Lai. Trong hai giờ du thuyến trên sông du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác thích thú khi khám phá vẻ đẹp của núi rừng Pù Mát.

17 thg 3, 2017

Xuyên rừng Bidoup ngắm cây lá phong

Là một trong những khu bảo tồn lớn nhất Việt Nam, vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà (cách Đà Lạt 50km) đang thu hút nhiều du khách thích trải nghiệm sự hùng vĩ của núi rừng. Sau khi tìm hiểu thông tin, được biết trong rừng Bidoup có nhiều cây lá phong màu sắc quyến rũ nên nhóm chúng tôi quyết định đặt tour đi “săn” lá phong.


Làm thủ tục với trạm kiểm lâm xong, mọi người chăm chú nghe hướng dẫn viên hướng dẫn một số điều quy định. Vì là lần đầu tiên lội rừng nên cả nhóm có nhiều cái lo lắm. Lo nhất là chuyện tránh vắt, dù so với rừng Nam Cát Tiên thì vắt ở rừng Bidoup không nhiều bằng. Bidoup – Núi Bà nằm trên Cao nguyên Lâm Viên có độ cao trung bình từ 1.500m đến 1.800m, nằm trong khối núi chính thuộc dãy Nam Trường Sơn. Vườn quốc gia này thuộc địa bàn huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng – nơi có nguồn tài nguyên sinh học đa dạng và phong phú, cảnh quan thiên nhiên đẹp nên được đánh giá là có tiềm năng khai thác du lịch.

26 thg 12, 2016

Chiêm ngưỡng quần thể sa mu dầu lớn nhất Việt Nam

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (Nghệ An) đã phát hiện có 3 quần thể, điển hình là khu vực suối Huồi Chạm với số lượng 216 cây.

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (Nghệ An) đã phát hiện có 3 quần thể, điển hình là khu vực suối Huồi Chạm với số lượng 216 cây. Trong đó, có 56 cây sa mu dầu và 5 cây săng vì vừa được công nhận là cây di sản Việt Nam.

3 thg 10, 2016

Ngắm mùa thu vàng ở rừng ngập mặn nguyên sinh Rú Chá

Mây nước cây cối đã vẽ lên ở nơi đây một bức họa mùa thu vàng tuyệt đẹp.

Rú Chá (làng Thuận Hòa, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên-Huế) là khu rừng ngập mặn nguyên sinh duy nhất còn lại trên phá Tam Giang.

28 thg 8, 2016

Về Long An khám phá rừng tràm nguyên sinh

Cách trung tâm TP.HCM khoảng 120 km, rừng tràm Tân Lập (thuộc huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An) thu hút tín đồ du lịch bởi nét đẹp độc đáo của nó. 

Những ngày cuối tuần, muốn tìm một chỗ yên tĩnh, cách xa bộn bề lo toan, thay vì đi đến những nơi quen thuộc như Vũng Tàu, Đà Lạt, bạn chỉ mất 3 tiếng chạy xe tới rừng tràm nguyên sinh Tân Lập và hưởng trọn không khí trong lành nơi đây.

26 thg 8, 2016

Lang thang giữa “vương quốc pơmu”

Có một khu rừng pơmu kỳ bí với quần thể hàng nghìn cây có thể chinh phục bất kỳ du khách nào. Tiếng chim hót, tiếng suối chảy, tiếng hoang dã dội về. Tất cả hòa thành thứ âm hưởng của tự nhiên nguyên sơ. 

Một cây pơmu cổ thụ ở khu rừng kỳ bí - Ảnh: TRẦN MAI 

“Người dân bao đời sống nhờ rừng, nếu như tàn phá rừng thì nguồn sống lấy từ đâu. Phải mất hàng nghìn năm mới có được một cánh rừng. Phá đi thì bao giờ có lại rừng cho con cháu

Ông B’ríu Liếc (bí thư Huyện ủy Tây Giang) 

14 thg 7, 2016

Ngắm vẻ đẹp các loài nấm trong rừng Pù Hoạt

Nói đến sự đa dạng trong rừng của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (Quế Phong) không thể không nhắc đến loài nấm. Độ che phủ rừng lớn đã tạo điều kiện cho các loài thực vật ký sinh nói chung và loài nấm nói riêng phát triển mạnh.

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt rất đa dạng về các chủng loài động thực vật, trong đó có rất nhiều loài nấm. 

13 thg 7, 2016

Ngắm rừng cao su đẹp như trời Âu ở miền Tây xứ Nghệ

Không những mang lợi ích về kinh tế, những cánh rừng cao su ở miền Tây xứ Nghệ còn ấn tượng và quyến rũ bởi không gian đẹp kỳ lạ như góc trời châu Âu trong suốt 4 mùa.

Tân Kỳ và Nghĩa Đàn là 2 địa phương có diện tích rừng cao su nhiều nhất ở xứ Nghệ. Trong ảnh là một rừng cao su ở Nghĩa Đàn. Vẻ đẹp rừng cây làm xao xuyến lòng người. 

2 thg 7, 2016

Mùa bướm bay rợp trời ở Cát Tiên

Giữa khung cảnh núi rừng tĩnh lặng, mát mẻ của ngày hè, hàng ngàn con bướm khoe sắc bay rợp trời mỗi lúc có người đi qua càng làm cho Vườn quốc gia Cát tiên trở nên thu hút.

Vườn quốc gia Cát tiên chỉ nằm cách TPHCM khoảng 150 km, trên địa bàn ba tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước.