Hiển thị các bài đăng có nhãn rượu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn rượu. Hiển thị tất cả bài đăng

1 thg 7, 2016

Một lần say men rượu ngô Bản Phố

Rượu ngô Bản Phố, cái tên đã quá nổi tiếng mỗi khi nhắc tới thứ rượu ngon đặc sản của vùng "cao nguyên trắng" Bắc Hà. Thứ rượu uống êm mà nặng, thơm lừng mùi riêng biệt của đất trời Tây Bắc này cùng với rượu táo mèo, rượu San Lùng là những loại rượu nổi tiếng của tỉnh Lào Cai. 

Rượu ngon là thế, nổi tiếng là thế nhưng hẳn ít ai biết được để nấu một mẻ rượu ngô Bản Phố cần có những nguyên liệu gì, các công đoạn ra làm sao. Tôi đã lên tận xã Bản Phố, huyện Bắc Hà để được chứng kiến tận mắt quy trình nấu rượu của người dân, tìm hiểu xem vì sao thứ rượu ấy lại ngon và nổi tiếng đến thế. Anh Lý Seo Thồng, chủ cơ sở sản xuất rượu ngô Hồng Mi, người xã Bản Phố, huyện Bắc Hà đã vui vẻ cho tôi xem đủ các công đoạn để nấu ra một mẻ rượu ngô ở đây.
Theo anh Thồng kể lại, nghề nấu rượu ngô của người Mông đã có từ hàng trăm năm trước, giờ hỏi chính xác vào lúc nào cũng không ai biết rõ. Để nấu một mẻ rượu ngô khá kỳ công, trung bình cũng phải mất đến gần 2 tuần. Những bắp ngô được thu hoạch ở Bắc Hà dùng nấu rượu phải phơi cho thật khô, hạt phải không bị mọt thì mới cho ra những mẻ rượu nhiều và thơm. Nước luộc ngô là nước suối Hang Dể. “Dùng nước khác thì rượu khác ngay”. 

5 thg 5, 2016

Lược sử nghề chế biến rượu ở Bến Gỗ

Vào cuối thế kỷ 16, đất Đồng Nai còn hoang sơ chưa được khai phá, dân cư thưa thớt, sản xuất thô sơ, trình độ xã hội thấp. Cuộc phân tranh Trịnh Nguyễn làm cho đời sống nhân dân lầm than cơ cực đã tạo ra làn sống di cư từ miền Thuận Quãng vào Đồng Nai sinh sống, sau đó vào năm Kỉ Mùi (1679) nhà Minh ở Trung Quốc sụp đổ, tổng binh Trần Thượng Xuyên không khuất phục nhà Thanh đã đem chiến thuyền, binh lính và gia quyến đến xin thuần phục chúa Nguyễn ở Thuận Hóa. Chúa Nguyễn đã thu nhận họ và cho vào khai khẩn, mở mang vùng đất phương nam (Đồng Nai). Cuộc di cư của người Việt và người Hoa vào đất phương nam (Đồng Nai) đầu tiên định cư sinh sống sản xuất và buôn bán ở Bến Gỗ (nay thuộc xã An Hòa - huyện Long Thành - tỉnh Đồng Nai). Dần dần Cù Lao Phố có vị trí thuận lợi hơn cho việc buôn bán nên ngày càng phồn thịnh và trở thành trung tâm thương mại của cả vùng Nam bộ và Bến Gỗ trở thành nơi buôn bán vệ tinh của Cù Lao Phố với việc buôn bán gỗ, tre nứa từ rừng đi khắp xứ Biên hòa, Gia định. Vì vậy có thể nhận định rằng, làng Bến Gỗ được hình thành trên 300 năm cùng với các ngành nghề xuất hiện từ thời gian đó, trong đó có nghề chế biến rượu.

Rượu trắng Bến Gỗ

Rượu đế Bến Gỗ

Vào nửa sau thế kỷ XVII, các thế hệ di dân tự do người Việt với phương tiện chủ yếu là thuyền, ghe, xuồng... theo thủy triều ngược dòng Đồng Nai vào định cư ở các giồng đất hai bên bờ. Do đây là những nơi sẵn nước ngọt dùng cho sinh hoạt, trồng tỉa nên người Việt đến khai khẩn sớm nhất (theo Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức). Theo đó, Bến Gỗ (nay thuộc xã An Hòa - huyện Long Thành) là một trong những vùng định cư sớm nhất của số cư dân này ở xứ Đồng Nai. Và không biết tự lúc nào rượu đế Bến Gỗ đã vang tiếng khắp miền Nam. Trong Biên Hòa - Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển thì cho rằng: "... Thức uống có men phải nói đến rượu đế. Cùng với rượu Gò Đen (Long An), Hòa Long (Bà Rịa), rượu gạo Bến Gỗ (Long Thành) cũng nổi tiếng xứ Đồng Nai. Rượu đế chưng cất từ gạo nếp kết tinh chất bổ dưỡng từ bột nên dùng đúng liều lượng rất dễ tiêu hóa. Rượu đế còn dùng để ngâm thuốc gồm nhiều loại động, thực vật để tăng lực hoặc chữa bệnh". Rõ ràng là chi tiết "cùng với" không được đúng lắm vì Bến Gỗ hình thành địa bàn dân cư sớm hơn Long An, Long Đất thì rượu đế Bến Gỗ không thể xuất hiện cùng thời với rượu đế Gò Đen, rượu đế Hòa Long mà là phải có trước. Nhưng trước là lúc nào thì chưa có tài liệu nào nói rõ.

Một lò rượu ở An Hòa

27 thg 4, 2015

Ngật ngưỡng giữa chợ vùng cao

Trên vùng cao phía Bắc, đến đâu cũng gặp “đặc sản rượu” chưng cất từ gạo, ngô, sắn, thóc... với các “thương hiệu” gắn liền với vùng đất như: Rượu ngô Thanh Vân (Hà Giang), rượu ngô Mường Khương (Lào Cai), rượu ngô Na Hang (Tuyên Quang), rượu ngô Bắc Hà (Lào Cai), rượu San Lùng Bát Xát (Lào Cai), rượu táo mèo... Và dĩ nhiên, còn có vô khối thứ rượu khác được ngâm với lá, củ, quả rừng.

Một gia đình chuyên cung cấp rượu ngô ở xã Tùng Vài (Quản Bạ, Hà Giang). Do phải liên tục cung cấp cho thị trường nên dụng cụ nấu rượu không còn truyền thống như trước mà được “hiện đại hóa” bằng nồi nhôm, bếp than và men nấu, được mua đại trà ngoài chợ, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Mỗi lít "rượu ngô đặc sản Hà Giang” này, được bán với giá chỉ 20 nghìn đồng 

20 thg 11, 2014

Say nồng với "mỹ tửu" của người Mông

Từ lâu, dưới thung lũng Ngã ba Kim (Mù Cang Chải, Yên Bái), người Mông đã chưng cất được thứ rượu quý làm ngất ngây bất kỳ ai thưởng thức, dù chỉ một lần.

Đồ chưng cất rượu thóc hết sức thủ công - Ảnh: N.T.Lượng 

Rượu ở đâu chẳng có, nhiều nơi cũng nổi tiếng bởi rượu ngon, rượu quý nhưng ở Ngã ba Kim, loại “mỹ tửu” của đồng bào Mông không chỉ ngon, quý mà còn có “niên đại” từ bao đời nay.

Ở đây, trên núi cao, hầu như gia đình người Mông nào cũng nấu rượu thóc để thưởng thức và còn mang xuống chợ phiên bán. Rượu ở đây không lẫn với các loại rượu đặc sản ở các vùng khác như rượu ngô Quản Bạ, rượu San Lùng Bắc Hà, rượu làng Vân…

18 thg 10, 2014

Lên Bắc Hà say men rượu ngô Bản Phố

Bên cạnh rượu táo mèo, Sán Lùng thì rượu ngô Bản Phố cũng là một thức uống khó ai quên được mỗi lần nhắc đến Lào Cai.

Người dân Bắc Hà thường nhắc khách đến chơi rằng: "Khi vào nhớ dốc Trung Đô, khi ra thì nhớ rượu ngô Bắc Hà". Rượu ngô đã thành thức uống mang được cả phong vị của núi rừng miền cao nguyên trắng đến với du khách gần xa mà nổi tiếng nhất là rượu ngô Bản Phố của đồng bào dân tộc H'Mông.

Với kiểu khí hậu ôn đới, mùa đông lạnh kéo dài đặc trưng nên mỗi năm người dân Bắc Hà chỉ có thể trồng một mùa ngô. Loại ngô làm rượu phải là ngô nếp, hạt màu vàng óng, tuy cho năng suất không cao nhưng hạt thơm, chắc. Ngô được thu hoạch khi đã chín già trên cây, đem phơi nguyên bắp qua 1, 2 nắng rồi chất lên gác bếp để bảo quản và nấu rượu dần. 

Hồng mi khi đã phơi khô chuẩn bị làm men rượu ngô. Ảnh: Tịnh Tâm. 

2 thg 2, 2014

Men say xứ Huế

Khách phương xa về thăm Huế, thường được mời nếm rượu làng Chuồn – xưa nay được xếp vào loại “đệ nhất danh tửu” của đất thần kinh.

Tên chữ của làng Chuồn là làng An Truyền, một làng cổ có lịch sử hơn 600 năm, cách Huế chừng 10km, gần với Phá Tam Giang. Ngôi đình làng đã có tuổi mấy trăm năm, sau này được tôn tạo nhưng vẫn giữ được nét trang nghiêm bề thế với lối kiến trúc triều Nguyễn, được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Hằng năm lễ hội làng An Truyền được tổ chức thu hút nhiều du khách tham dự. Làng còn nổi tiếng với hai nghề truyền thống là nấu rượu và gói bánh tét.

Đặc biệt rượu làng Chuồn có hương vị đặc trưng, không lẫn vào đâu được giữa bao loại rượu dân gian khắp Huế. Làng An Truyền có hàng trăm lò rượu gia đình suốt ngày đêm đỏ lửa nên mùi rượu thoang thoảng khắp nơi.

Lễ hội làng An Truyền

24 thg 12, 2013

“Rượu trời” của người Cơtu

Còn được gọi là “rượu trời”, rượu tà vạt là một trong những thức uống rất được ưa chuộng trong phần lớn các sinh hoạt hằng ngày cũng như lễ hội của cộng đồng người Cơtu ở tỉnh Quảng Nam. Theo thời gian, “rượu trời” cũng được rất nhiều người Kinh ưa thích giống như rượu từ cây thốt nốt của người Khmer ở An Giang.

Buồng quả tà vạt

Tuy là thức uống nổi tiếng và khá phổ biến ở Quảng Nam nhưng cũng chỉ có một số khu vực dân cư người Cơtu nắm được kỹ thuật khai thác được loại rượu này. Không ai biết được rượu tà vạt có từ khi nào.

13 thg 12, 2013

Sâu chít - đặc sản Tây Bắc

Được xem là “đông trùng hạ thảo” của Tây Bắc và được nhiều dân đi phượt một thời mê mẩn giới thiệu cho nhau, đúng là đã thử một lần thì không thể nào quên được các món ngon đặc sản làm từ sâu chít đó...

Sâu chít ngâm rượu bán ở Mộc Châu (Sơn La) - Ảnh: Thủy OCG

Cách đây vài năm, khi phong trào đi “phượt” chưa bùng cháy như bây giờ, các nhóm đi bụi biết nhau hết cả, không quen mặt nhưng nhớ "nick", nhớ bài, nhớ từng chuyến đi được chia sẻ qua các diễn đàn du lịch nổi tiếng.

Thời đó, anh em hay ngồi tụ tập ở quán Bảo Lâm, trước ở cổng Voi Phục công viên Thủ Lệ, sau chuyển ra đường Kim Mã. Chủ quán tên Nam, yêu Tây Bắc nên các món ăn của quán toàn mang hương vị và đặc sản Tây Bắc. Một trong những đặc sản của quán mà nhiều dân đi thời đó rất mê, chính là sâu chit.


22 thg 6, 2013

Lên rừng uống rượu tà-pai

Người Raglai ở đất É Lâm gọi rượu cần là tà-pai. Như đồng bào các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên, ngày thường chủ nhân của tiếng đàn Chapi hiếm khi uống rượu tà-pai. Người Raglai chỉ vít cần rượu những khi buôn làng có lễ hội, nhất là vào dịp cuối năm, khi lúa đầy bồ, khi núi rừng khoác màu xanh áo mới.

Người Raglai làm rượu cần rất công phu với nguyên liệu gồm nhiều loại rễ cây, lá rừng có vị thuốc. Cũng chính vì vậy mà rượu cần Raglai rất thơm ngon và bổ dưỡng, ai đó đã vít cần một lần hẳn sẽ mãi đắm say, ngây ngất!

Một lần đến É Lâm, tôi hết tỉnh lại say. Say không chỉ vì men rượu tà-pai đượm nồng mà còn vì tình đất tình người miền sơn cước!


27 thg 5, 2013

Rượu Bàu Đá và nhạc võ Tây Sơn

Xuân 1991, có lần đến nhà thơ Quách Tấn tại Bến Chợ - Nha Trang tôi có nghe tác giả Nhà Tây Sơn nói về huyền thoại 99 ngọn núi của vùng Tây Sơn (bao gồm cả huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định và huyện An Khê, tỉnh Gia Lai). Tôi hỏi: những huyền thoại ấy, ông nghe từ đâu? Nhà thơ trả lời: từ dân gian. 

Nghệ nhân Nguyễn Thị Thuận biểu diễn 12 trống trận Tây Sơn. Ảnh: TL SGTT 

Quách Tấn sinh ra và lớn lên từ đất Tây Sơn (thời đó đã bị triều Nguyễn đổi tên là huyện Bình Khê), thuở lên mười, ông đã bắt đầu nghe kể chuyện Tây Sơn với vô số huyền thoại. Cũng phải thôi, kể từ năm 1802 sau khi tiêu diệt xong nhà Tây Sơn, triều Nguyễn đã tận diệt tất cả các di tích còn sót lại, kể cả đồng tiền Tây Sơn cũng bị nấu chảy. Cái còn lại của Tây Sơn nằm trong đáy lòng của người dân ở đây.

14 thg 4, 2013

Rượu làng Vân, thương hiệu Cụ Tom

Cụ Tom theo nghề rượu đã 75 năm. Bà tạo ra thương hiệu rượu làng Vân "Cụ Tom". Bà qua đời ngày 24.2.2012. Ông Nguyễn Trung Tuấn kể lại câu chuyện của người mẹ: 

"Suốt đời, mẹ cặm cụi lăn lộn với nghề để mưu sinh, say mê đến mức sẵn sàng bỏ cả những việc mà người đời cho là quan trọng.

Mẹ tôi là người thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát và rất nóng tính, sống có tâm, có đức. Cụ được dân làng, họ hàng kính trọng. Đặc biệt mẹ tôi rất tiết kiệm, khắt khe với nghề. Con cháu làm sai, cụ mắng thậm tệ. Tôi nhớ hồi nhỏ ở nhà có lần tôi để hỏng mẻ rượu, cụ chỉ tay vào mặt tôi bảo: "Làm ăn buông quăng bỏ vãi thế này lớn lên không ăn mày cũng làm sãi mõ, thằng kia ạ!" Thế mà cách đây hai năm về thăm cụ, trong câu chuyện đêm, mẹ tôi lại bảo: "Bà đẻ ra mày bà có lãi". Đúng là câu nói xuất thần cửa miệng ấy chỉ có ở một cụ già làng cổ: mẹ tôi, cụ Tom". 


Cụ Tom, người suốt 75 năm theo nghề nấu rượu ở làng Vân. 

12 thg 4, 2013

Còn đâu men rượu cần xưa

“Nhà rông bập bùng ánh lửa, rượu cần lâu năm cất trong đáy mắt em. 
Anh vít cần, vít cần mà không dám uống. 
Điệu xoang nhịp nhàng, dòng người sóng sánh. 
Anh cứ sợ, cứ sợ mình lạc mất nhau thôi” 


(Đêm xoang Tây nguyên - nhạc sĩ Nguyễn Cường).

Đến Tây nguyên vào mùa lễ hội hoặc có dịp ngồi lại bên nhau, người dân ở các buôn làng thường đưa rượu cần ra để đãi khách phương xa. Bên bếp lửa, men rượu cần thơm ngát hòa vào ánh lửa bập bùng đã trở thành một nếp sinh hoạt văn hóa đặc trưng của miền nắng gió. Tuy nhiên giờ đây đến Tây nguyên, rượu cần dù “nhiều như cây trên rừng” nhưng thật khó để tìm thứ “rượu cần lâu năm cất trong đáy mắt” như nhạc sĩ Nguyễn Cường đã từng viết. 



Thưởng thức rượu cần tại hội thi tạc tượng nhà mồ Tây nguyên ở Buôn Đôn - Ảnh: Thái Bá Dũng


2 thg 2, 2013

Xứ Lạng - 'thiên đường' của đặc sản

Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em…


Đến với mảnh đất Lạng Sơn, du khách không chỉ mãn nhãn với cảnh sắc hùng vĩ, thả hồn cũng sông núi, mà còn được thưởng thức những đặc sản mang đậm hương vị con người vùng rừng núi Đông Bắc.

Đào Mẫu Sơn

Đến Lạng Sơn du khách không thể không ghé thăm đỉnh Mẫu Sơn, một miền sơn cước hùng vĩ với nhiều điều kì thú. Đặc biệt, đây cũng chính là mảnh đất đỏ rực sắc hoa đào với những vườn đào sai trĩu quả. Mỗi năm, Mẫu Sơn chỉ có một mùa đào trong vòng một tháng, nên những trái đào dường như trở thành sản vật vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ưu đãi và ban tặng cho vùng đất này. 


Đào Mẫu Sơn. 


30 thg 1, 2013

Đặc sản từ hương dừa Bến Tre

Dừa là một đặc sản của đất Bến Tre, những đặc sản độc đáo được làm từ dừa như: kẹo dừa, rượu dừa, thạch dừa, củ hũ...các món ăn từ hương dừa thơm ngon này đã làm say bao lòng thực khách khi ghé thăm Dừa xiêm

Bến Tre là xứ sở của trái dừa, với nhiều loại dừa: dừa ta, dừa dâu, dừa lửa, dừa cỏ, dừa sáp, dừa bị… Dừa xiêm xanh là giống cây trồng nhiều tại xã Tam Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Người dân nơi đây đang chuyển đổi trồng dừa uống nước, mang lại hiệu quả kinh tế rất khả quan. 



24 thg 1, 2013

Lên xứ Mường uống rượu hang đá

Nếu đến xứ Mường, bạn hãy một lần ghé thăm, uống rượu ngô Cốc Ngù được “luyện” trong hang đá Mã Tuyển. Thật khó quên! 



Rượu “luyện” sâu trong lòng hang - Ảnh: H.THẢO

Từ thành phố Lào Cai, theo quốc lộ 4E trải nhựa, qua 50km trập trùng nương dứa, đồi chè, những triền ruộng bậc thang thấp thoáng dưới tán samu xanh ngắt và những bản làng người Mông, người Dao nằm trong bảng lảng sương mù, chúng tôi đến thị trấn cổ Mường Khương. Nằm trên độ cao 1.500m so với mực nước biển, thị trấn cổ gọi theo tiếng địa phương là “Mưng Khảng”, có nghĩa “cột thép chống trời”, nằm lọt thỏm giữa những ngọn núi nhọn như răng cưa bao quanh như thành lũy. Vẫn còn khá nhiều những ngôi nhà đá lợp ngói máng rêu mọc xanh rì. Nhịp sống cư dân trầm lặng pha chút u tịch miền sơn cước, in rõ dấu tích miền đất cổ xưa có tên gọi xứ Mường.


19 thg 1, 2013

Món ngon Bình Định



Nem Chợ Huyện mang hương vị đặc trưng Bình Định. Ảnh: T.L
Bình Định có nhiều món ăn đặc sản ngon nổi tiếng. Song vốn không phải là một điểm đến thuận lợi của ngành du lịch, nên không phải ai cũng có cơ hội thưởng thức món ngon ngay tại miền đất võ. Trước khi có thể đến tận Bình Định săn tìm món ngon, bạn có thể "nếm thử" một vài món đặc sản của vùng đất trung bộ ngay... trên mạng. 

* Nem chợ huyện:

Là loại nem được chế biến ở huyện Tuy Phước, tập trung ở vùng chợ huyện nên được gọi là nem chợ huyện. Nem chợ huyện nổi tiếng trong cả nước và đã đi vào đời sống của người dân qua câu ca dao:

Ai về Tuy Phước ăn nem
Ghé qua Hưng Thạnh mà xem Tháp Chàm


Về Bàu Đá, thưởng rượu làng nghề

Rượu Bàu Đá xưa nay nức tiếng khắp trong Nam, ngoài Bắc. Từng được nghe tiếng, từng được thưởng thức, nhưng thú thật tôi chưa có dịp về thăm nơi khai sinh ra thứ mỹ tửu lừng danh dù nó chỉ cách nơi tôi đang sống chưa đầy 40km. 



Người phụ nữ này đang chuẩn bị lò nấu rượu

Dịp may, anh bạn làm nghề nhiếp ảnh rủ rê. Vậy là chọn một ngày chủ nhật không vướng bận việc nhà, việc cơ quan, chúng tôi tìm về làng rượu Bàu Đá cốt để thỏa nhãn quan về thứ rượu vốn danh bất hư truyền.


17 thg 1, 2013

Nồng hương biển rượu nho Phan Rang

Khi những cơn gió bấc bắt đầu thổi về trên xứ nóng và không còn những trận mưa rào bất chợt, trời vừa se lạnh đủ để thiếu nữ rộn ràng khoe áo mới thì cũng là lúc những nông dân xứ xương rồng bắt đầu chuẩn bị chắt lọc những dòng rượu nho sóng sánh. 



Nho Phan Rang kết tinh những giọt vang thơm nồng - Ảnh: MINH PHƯỚC

Đến Phan Rang, không ít du khách phải than thở: Ôi! Cái xứ chi mà nắng lạ lùng. Tuy nhiên chính trong cái khắc nghiệt mà trời đất dành cho Phan Rang lại có một sự ưu đãi tuyệt vời mà chẳng nơi nào trên dải đất hình chữ S này có được, đó là cây nho, những vườn nho chạy dài ngút mắt, những chùm nho chín mọng, tròn căng.