Hiển thị các bài đăng có nhãn quán cà phê. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn quán cà phê. Hiển thị tất cả bài đăng

28 thg 6, 2018

Đường lên trăng - kiến trúc bước ra từ cổ tích

KTS Lữ Trúc Phương nổi tiếng từ thập niên 90 của thế kỷ 20 với 2 công trình “Nhà trăm mái” và “Đường lên trăng”. Với ý tưởng dựa vào các câu chuyện truyền thuyết về lịch sử và cổ tích Việt Nam, khắc họa cả những vật liệu truyền thống về kiến trúc là tre, trúc, gỗ, đá, gốm… con gái ông đang tiếp tục triển khai ý tưởng của ba mình để hoàn thiện công trình hình chữ “đ” kỳ bí mang tên “Đường lên trăng”…

Nơi đây sẽ có một nàng Trăng

11 thg 4, 2018

Trải nghiệm “chuyến tàu cafe” độc nhất vô nhị ở Đà Lạt

Quán cà phê độc đáo mô phỏng chuyến xe lửa bằng gỗ là chốn dừng chân lý tưởng cho du khách khi tham quan Đường hầm đất sét ở Đà Lạt.

Quán cà phê độc đáo mang tên FGO mô phỏng một chuyến tàu là điểm dừng chân hấp dẫn khi du khách khám phá Đường hầm đất sét ở Đà Lạt - nơi có nhà ga xe lửa cổ nhất Đông Dương

6 thg 1, 2018

Du lịch nông nghiệp trong “chiếc hộp xanh”

Đến với Đà Lạt, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội vừa thưởng thức đồ uống tự nhiên, vừa trải nghiệm du lịch nông nghiệp sạch tại không gian của Green Box (Chiếc hộp xanh). Đây là mô hình kết hợp quán cà phê với du lịch nông nghiệp rất mới ở thành phố ngàn hoa nói riêng và Việt Nam nói chung. 

Từ lâu, xứ lạnh Đà Lạt luôn là vùng đất tiên phong của cả nước trong ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp với các sản phẩm rau củ, trái cây an toàn. Giờ đây, quán cà phê Green Box chính là nơi mô hình nông nghiệp công nghệ cao được áp dụng vào không gian cà phê để du khách vừa có thể thưởng thức các loại sinh tố, nước ép trái cây sạch, vừa tham quan du lịch, khám phá quy trình sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch. Trong dịp Festival Hoa Đà Lạt 2017, Green Box thực sự đã trở thành điểm du lịch mới mẻ dành cho du khách.

5 thg 11, 2017

Chốn An Nhiên trên cao nguyên

Nằm trên đỉnh ngọn đồi Huy Hoàng, thành phố Đà Lạt, quán An Nhiên cà phê là điểm đến cho những ai muốn tìm về chốn bình yên, tận hưởng không gian giao hòa với đất trời cao nguyên. 

Tô điểm bằng những cây thông già lẻ loi, căn biệt thự màu trắng trong khuôn viên gần 1.000 mét vuông với lối kiến trúc tân cổ điển nổi bật toát lên vẻ đẹp thơ mộng nhẹ nhàng, ấm áp trong tiết trời sương mù Đà Lạt vào thu. Tầng trệt là nơi ở của gia đình chủ quán, tầng hai là không gian của khách tham quan và tầng ba là nơi dành cho những người yêu thích thiền và thưởng thức trà đạo. Đứng ở bất kỳ góc nào, bạn cũng có thể ngắm toàn cảnh Đà Lạt.

Khách đến tham quan biệt thự An Nhiên đều tâm đắc với vị trí nơi này. Phía bên trái ngôi biệt thự, phóng tầm mắt ra xa là toàn cảnh kiến trúc Trung tâm mục vụ (Giáo phận Đà Lạt). Phía bên phải là dãy núi Lang Biang huyền thoại với hai đỉnh Núi Bà sừng sững được bao phủ bởi sương mù. Xung quanh An Nhiên là những nhà lồng trồng rau, vườn hoa, đồi thông, đồi cỏ…Vào ban đêm, An Nhiên lung linh trong khung cảnh của núi đồi qua ánh đèn khiến du khách xao xuyến.

Tọa lạc trên ngọn đồi cao ở thành phố Đà Lạt, An Nhiên cà phê bình yên, đậm chất thiền thu hút đông đảo du khách và người dân ghé thăm.

1 thg 11, 2017

Độc đáo “Cà phê chùa”

Không gì thú vị hơn khi vừa nhâm nhi ly cà phê, vừa thưởng thức những khúc nhạc véo von từ tiếng chim hót. Góc quán cà phê này đã tồn tại gần 30 năm giữa lòng TP. Cà Mau, quen thuộc với nhiều thế hệ thầy cô và học sinh từ các trường THPT xung quanh đấy. Quán được gọi với cái tên đặc biệt là “Cà phê chùa”.

"Cà phê chùa" nằm ở giao đường Phan Đình Phùng và Nguyễn Hữu Lễ, Phường 2, TP. Cà Mau. Quán có tên thật là Cà phê Thanh Hùng, nhưng nhiều thực khách không gọi bằng tên đó mà lại gọi là "Cà phê chùa".

Ông Trần Trọng Hùng, 50 tuổi (chủ quán), lý giải, quán cà phê này được gia đình ông gầy dựng từ năm 1989 và đặt tên là Cà phê 87 (số 87, Nguyễn Hữu Lễ, Phường 2, TP. Cà Mau). Lúc đó, quán được kinh doanh theo kiểu cà phê sân vườn. Năm 2000, quán được nâng cấp, thiết kế, trang trí theo kiểu nhà của người Hoa, đặc biệt là nóc nhà khá cao, màu sơn tường giống... ngôi chùa nên cái tên "Cà phê chùa" ra đời từ đó. 

Góc quán gần gũi với thiên nhiên tạo sự thoải mái cho khách uống cà phê. 

3 thg 7, 2017

Quán cà phê dưới những tán cây cổ thụ ở Sài Gòn

Chủ quán cà phê đã giữ lại những cây cổ thụ trên phần đất xây dựng thay vì chặt bỏ để tạo không gian xanh cho du khách.

Lần đầu bước vào Du Miên Garden Café (đường Phan Văn Trị, quận Gò Vấp), nhiều người bất ngờ vì trong phố lại có một quán cà phê thoáng rộng, có 4 cây cổ thụ cỡ vài chục năm tuổi, đang sống chung hài hòa cùng kiến trúc mới. 

24 thg 6, 2017

Trà đình Vũ Di

Cách trung tâm thành phố Huế chừng 7 cây số về phía Tây có một quán trà mới nghe tên đã thấy lạ, ấy là quán “Trà đình Vũ Di”. Và cứ theo như nghĩa Hán Việt mà luận một cách nôm na thì cái tên ấy có nghĩa là “quán trà trong mưa bay”.

Nói như sự trải lòng của bà chủ quán đa cảm khi luận về cái tên ngôi quán của mình, ấy là ở Huế về mùa đông trời mưa phùn gió bấc, từng đám mưa bụi bay nhè nhẹ trong gió đông lạnh giá, nên để sưởi ấm lòng người còn có gì quý hơn một ấm trà ngon nóng hổi với làn khói mỏng nhè nhẹ tỏa hương thơm như sương khói.

Cổng vào Trà đình Vũ Di được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống Huế.

28 thg 4, 2017

Tĩnh lặng quán trà bên dòng sông Hương

Quán trà mộc mạc giản dị, dành cho những người yêu thích sự tĩnh lặng trong không gian bình yên, lãng mạn bên sông Hương.

Quán trà có tên là Trà thất, nằm bên sông Hương trên đường đi chùa Thiên Mụ. Người Huế vẫn thường gọi là Trà thất Kim Long, để phân biệt với một số trà thất khác. Đi qua phải để ý kỹ mới có thể nhận ra tấm biển khiêm nhường nằm dưới mái cổng, đề ngắn gọn chữ “Trà thất”.

18 thg 3, 2017

Đắm mình trong không gian quán cà phê hoài niệm ở Đà Lạt

Quán cà phê “Cổ” không đông đúc ồn ào, lúc nào cũng nhẹ nhàng tĩnh lặng và lãng đãng theo cái cách rất riêng của thành phố mộng mơ.

Cổ café không nằm ở trung tâm thành phố, cũng không có một mặt tiền cuốn hút trên đường, thế nhưng những người Đà Lạt và cả du khách vẫn rỉ tai nhau và quen thuộc với nó. Nằm trên một con đường ngoại ô, nương vào một hẻm dốc rất kiểu... Đà Lạt, Cổ café bình dị mà cuốn hút, như một ngôi nhà nhỏ với mái dốc và những vật liệu thô mộc.

19 thg 10, 2016

Trải nghiệm không gian lạnh giá giữa Sài Gòn oi bức

Giữa cái nóng gay gắt quanh năm của Tp. Hồ Chí Minh, quán cà phê Ice Coffe mang đến cho du khách cơ hội trải nghiệm cảm giác lạnh tê tái trong căn phòng băng độc đáo. 

Vừa mới khai trương đầu tháng 9/2016 nhưng quán cà phê Ice Coffe nằm trên đường Trường Chinh, quận Tân Phú, đã trở thành một điểm đến hấp dẫn đông đảo du khách gần xa. Ice Coffe nổi tiếng không chỉ bởi không gian kiến trúc độc đáo, mà còn là quán cà phê lạnh nhất ở thành phố với nhiệt độ trong phòng xuống đến -100C.

Ngay ở lối vào chúng tôi được các nhân viên của Ice Coffee giúp khoác lên người chiếc áo lông dày, mũ len và đôi găng tay để giữ ấm cơ thể. Vừa mở cánh cửa bước vào quán, cái lạnh đến mười độ âm thấm vào từng thớ da thịt, cảm giác như đang lạc giữa mùa đông lạnh giá của xứ sở xa xôi nào đó vùng Bắc Cực. 

Khách được trang bị áo lông, mũ và găng tay trước khi bước vào quán.

13 thg 7, 2016

Quán cà phê trên toa tàu hơn 80 năm tuổi ở Đà Lạt

Nằm bên trong Ga Đà Lạt, góc nhỏ cà phê không chỉ là nơi phục vụ thức uống cho du khách mà còn giữ lại một không gian xưa của thành phố.

Du khách dễ dàng tìm thấy quán cà phê trong lúc tham quan nhà Ga Đà Lạt nằm trên đường Yersin (TP Đà Lạt). Đây là tuyến đường sắt nối Phan Rang - Đà Lạt với độ dài 84 km, được Pháp khởi công xây dựng từ năm 1932 và hoàn thành vào năm 1938.

Tuyến đường sắt này đã dừng hoạt động nhưng mỗi ngày vẫn có hàng trăm khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan. Bạn sẽ được dịp thưởng thức ly cà phê trong một không gian xưa có một không hai ở Đà Lạt. 

Góc quán cà phê năm trong một toa tàu cũ. Ảnh: Phong Vinh 

7 thg 7, 2016

Quán cà phê thư pháp trong ngôi nhà kỳ quái ở Đà Lạt

Nằm lưng chừng một con dốc trên đường Trạng Trình, quán cà phê Kỳ Ngộ 2 để lại ấn tượng trong lòng du khách bởi hàng ngàn bức thư pháp được treo khắp nơi.

Ra đời cách đây hơn 3 năm, Kỳ Ngộ 2 mang dáng dấp của một quán cà phê cóc dung dị, nhưng nổi bật bởi rất nhiều bức thư pháp do chính tay chủ quán viết. Ngay từ lối vào quán, bạn sẽ bắt gặp dòng thư pháp mang đầy ý nghĩa được viết trên các phiến đá. 

23 thg 4, 2016

Uống café ở cực Bắc, 'check in' cùng lúc hai quốc gia

Quán café duy nhất ở thôn Lô Lô Chải nằm cách cột cờ Lũng Cú 1,4 km và cách cột mốc 419 giáp ranh tỉnh Vân Nam của Trung Quốc chưa đầy 1 km.

Thôn Lô Lô Chải thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, nằm dưới cột cờ Lũng Cú là nơi sinh sống của gần 100 hộ dân với khoảng 450 nhân khẩu. Nơi đây là khu vực gần biên giới Việt - Trung nhất ở cực Bắc tổ quốc và là điểm đến quen thuộc của dân phượt. Tại đây có một quán café duy nhất mang tên Cực Bắc, nằm bên cao nguyên đá Đồng Văn và dưới chân núi Long Sơn.

Quán café Cực Bắc do ông Ogura Yasushy - một người Nhật từng có nhiều năm sinh sống tại Việt Nam và đặc biệt yêu mến Hà Giang - xây dựng. Ông đã đầu tư gần như toàn bộ số vốn của mình để tạo nên quán café độc đáo này và sau đó giao lại toàn bộ cho một gia đình người Lô Lô để hoạt động kinh doanh. 

Người vợ của chủ nhà cũng chính là bartender của quán Cafe Cực Bắc. 

24 thg 1, 2016

Quán cà phê rau nhất định phải ghé ở Đà Lạt

Nằm lửng bên con dốc Ba tháng Hai, quán cà phê An là điểm dừng chân lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên và muốn tìm đến một nơi thật sự yên bình giữa thành phố ngàn hoa.

Mới xuất hiện tại Đà Lạt gần đây, quán cà phê An gây chú ý đến nhiều người dân địa phương và khách du lịch, đặc biệt các bạn trẻ. Nằm chông chênh bên sườn dốc, quán để lại trong lòng thực khách những ấn tượng rất riêng từ không gian đến các loại thức uống và phong cách phục vụ. Đây là điểm dừng chân lý tưởng cho các cuộc hẹn gia đình hay bạn bè. Ngoài ra quán còn có những khu vực riêng tư. 

19 thg 1, 2016

Quán trà 'im lặng' giữa phố cổ Hội An

Nhận được nhiều khen ngợi trên trang TripAdvisor, phòng trà với đội ngũ nhân viên là người khiếm thính trở thành một địa điểm nhất định phải đến của du khách khi thăm Hội An. 

Nằm trên phố Trần Phú, bao quanh quán trà Reaching Out là vô số cửa hàng quần áo, đồ da và ăn uống khác nên nếu không để ý kỹ sẽ rất dễ bỏ qua. 

Ở quán, du khách không chỉ được thưởng trà mà còn có bánh ăn kèm hoặc gọi thêm theo yêu cầu. Ảnh: Hương Chi 

Quán trà như một mảng đối lập với phố Hội đông đúc khách du lịch và những cửa hàng lao xao. Bên trong quán, không gian yên tĩnh và cảm giác thư thái ngự trị.

22 thg 12, 2015

Tìm bình yên giữa đại ngàn

Nếu đặt chân đến Kon Tum, ngoài những địa điểm: tòa giám mục, nhà thờ gỗ... hầu như bạn đều được giới thiệu đến cafe Eva một lần cho biết.

Lối cổng vào xanh mát của cafe Eva 

Khi đã đặt chân đến đây bạn hoàn toàn bị thuyết phục. Từ không gian toàn cảnh cho đến những góc nhỏ, các chi tiết trang trí đều toát lên cốt cách, tâm hồn Tây Nguyên. 

Bước qua cánh cổng hình tam giác với mái vòm xanh, tôi cảm như mình lạc vào một không gian hoàn toàn khác, tách biệt khỏi những ồn ào của phố thị bên ngoài, để được tận hưởng thực sự. 

22 thg 11, 2015

Quán cà phê vợt 60 năm ở Sài Gòn

Tồn tại hơn 60 năm qua, quán cà phê trong con hẻm nhỏ trên đường Phan Đình Phùng trở thành nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm của những ai từng đặt chân đến đây.

Với xe cà phê cùng những chiếc ghế nhựa, gian nhà nhỏ ở đầu hẻm 330, đường Phan Đình Phùng (quận Phú Nhuận), luôn đông đúc dù sớm nắng hay chiều muộn. Chủ quán - ông Đặng Ngọc Côn (80 tuổi) và bà Phạm Ngọc Tuyết (75 tuổi) được khách quen gọi với cái tên thân thương là ông Ba và bà Ba. 

Nép mình ở đầu con hẻm 330, nơi đây vẫn “tĩnh lặng” giữa những âm thanh nhộn nhịp của con đường Phan Đình Phùng. Ảnh: Hoài Anh 

10 thg 11, 2015

Cheo Leo, quán cà phê vợt lâu đời nhất Sài Gòn

Quán cà phê này có từ năm 1938 ở khu Bàn Cờ (quận 3), đến nay vẫn là nơi lui tới của những ai thèm không khí Sài Gòn xưa.

Nằm sâu trong con hẻm 109 Nguyễn Thiện Thuật (phường 2, quận 3), quán cà phê Cheo Leo đang được những người con của ông Vĩnh Ngô - người sáng lập quán từ cuối thập niên 30 của thế kỷ trước, tiếp tục gìn giữ 

2 thg 11, 2015

Đà Lạt xưa gói trọn trong quán cà phê hơn 50 năm

Tồn tại hơn nửa thể kỷ qua, quán cà phê Tùng vẫn đơn sơ, mộc mạc với những chiếc bàn cũ kỹ, bức tranh bạc màu, miếng gỗ ốp tường và cả chiếc cửa ra vào lúc nào cũng mở hé đón ánh nắng ban mai.
Nằm lọt thỏm giữa trung tâm khu Hòa Bình, chính vị thế này giúp quán cà phê Tùng thu hút nhiều lượt khách ghé đến. Ít người biết đây là lại một trong những quán lâu đời nhất nhì đất Đà Lạt. Có người ghé đây để ngắm phố, ngắm người, có người đến để nghe vài cung tơ Pháp cũ của Sylvie Vartan, Christophe và cũng có người ngồi ở quán chỉ để tìm lại những hoài niệm về thành phố sương phủ quanh năm.

Chủ quán cà phê Tùng, được mọi người gọi một cách thân mật là “chú Tùng”, vốn là người Bắc di cư vào Đà Lạt. Tuy chú Tùng đã qua đời nhưng những người trong gia đình vẫn còn giữ truyền thống của một quán cà phê cổ. Đi qua bao thăng trầm suốt 50 năm qua, nơi này bây giờ đã trở thành một phần cuộc sống của người dân xứ mộng mơ, đồng thời cũng là một phần ký ức của người đi xa. 

Bàn ghế ở Tùng cũ kỹ, cầu thang sắt gỉ sét bám bụi thời gian. Nội thất bên trong đơn giản là những chiếc bàn thấp, hàng ghế nhỏ bọc nệm như kiểu cà phê cóc miền Bắc những thập niên trước để khách có thể ngồi san sát đối diện nhau cho ấm cúng. Ảnh: Phong Vinh 

4 thg 10, 2015

Quán cà phê lơ lửng trên cây

Với thiết kế là hai ngôi nhà gỗ trên bốn cây si cổ thụ, quán Du Miên (phường 10, quận Gò Vấp) là địa điểm thưởng ngoạn cà phê độc đáo ở Tp. Hồ Chí Minh.

Từ lâu, thói quen tìm một không gian uống cà phê đã trở thành một trong những thú vui tao nhã trong cuộc sống bận rộn hàng ngày của người dân phố thị. Càng thi vị hơn khi giữa lòng một thành phố có nhịp sống sôi động như Tp. Hồ Chí Minh du khách có thể ngồi thưởng thức cà phê trong không gian tĩnh trên cây cổ thụ.

Dựa trên thế của bốn cây si cổ thụ, chủ quán đã khéo léo tận dụng làm hai ngôi nhà gỗ lơ lửng trên cây để thực khách có một không gian thưởng thức cà phê đặc biệt. Những ngôi nhà bằng gỗ trên cây này nhìn giống hình tổ chim sẽ là sự lựa chọn dành cho những ai muốn yên tĩnh và lãng mạn. Trông xa, nhiều người còn liên tưởng cà phê trên cây như những chiếc phi thuyền lơ lửng giữa không trung.

Dựa trên thế của 4 cây si cổ thụ, chủ quán Du Miên đã khéo léo tận dụng để làm 2 ngôi nhà gỗ lơ lửng trên cây tạo nên một không gian thưởng thức cà phê đặc biệt giữa lòng đô thị.