Hiển thị các bài đăng có nhãn núi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn núi. Hiển thị tất cả bài đăng

19 thg 12, 2021

Hẻm Tu Sản - danh thắng kỳ vĩ của Hà Giang

Hẻm núi đá sâu, với làn nước xanh mướt như ngọc, mang đến cảm giác thư thái cho du khách.

Hẻm Tu Sản nằm dưới chân đèo Mã Pí Lèng (Mèo Vạc, Hà Giang), dòng sông Nho Quế xanh ngắt như sợi chỉ len lỏi theo đường cong của con đường Hạnh Phúc. Năm 2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xếp khu vực này là Di tích Danh lam thắng cảnh Việt Nam. Sông Nho Quế được vinh danh là một trong những thung lũng kiến tạo độc nhất vô nhị của Việt Nam.

13 thg 12, 2021

Băng rừng leo đỉnh Nhìu Cồ San

Nhìu Cồ San (2.965 m) là đỉnh núi cao thứ 9 tại Việt Nam thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, thu hút phượt thủ bởi vẻ hoang sơ và thảm thực vật phong phú.


Nhìu Cồ San trong tiếng dân tộc H'Mông có nghĩa là "sừng trâu". Núi nằm ở xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, cách Sa Pa khoảng 60 km. Hiện nay, du khách muốn trekking đỉnh núi này thường đón xe khách đến Sa Pa, đi tiếp tới xã Dền Sáng (trên đường đi qua UBND huyện Bát Xát để khai báo di chuyển), tiếp tục đón xe ôm của dân địa phương tới bản Nhìu Cồ San. Cung đường cuối cùng từ Dền Sáng đến Nhìu Cồ San chưa đến 10 km nhưng đầy đá hộc và dốc cao chỉ tay lái cứng bằng xe máy mới đi được.

Lối trekking từ bản lên núi sẽ bắt đầu ở con đường hai bên là ruộng bậc thang mùa cạn nước, chỉ còn trơ gốc rạ và những bờ rào đá thô sơ.

20 thg 11, 2021

Núi Bà Rá - Cảnh thiêng hữu tình

Núi Bà Rá nằm trên địa phận phường Sơn Giang, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước. Giữa một vùng đồi cây cối rậm rạp nhô lên một ngọn núi cao tạo cho Bà Rá một vẻ đẹp hùng vĩ. Với độ cao 723m, núi Bà Rá là một trong 3 ngọn núi cao nhất Nam bộ.

Nhà bia và đền tưởng niệm các chiến sĩ, quân dân đồng bào đã hy sinh trong kháng chiến ở khu vực Bà Rá được xây dựng tại đồi Bằng Lăng

Trong lịch sử kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, do có địa hình hiểm trở nên núi Bà Rá là căn cứ hoạt động của những chiến sĩ cách mạng và ghi dấu nhiều chiến công anh dũng kiên cường của quân và dân Phước Long xưa.

15 thg 11, 2021

Chinh phục 'đỉnh Everest xứ Lạng'

Háo hức, trầm trồ, sợ hãi, chiến thắng bản thân là những cảm xúc khi chinh phục đỉnh Phia Pò.

Nhắc đến Lạng Sơn, chắc hẳn ai cũng nhớ đến câu "Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa/ Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh" với những địa danh đều là điểm đến được khách du lịch quan tâm từ lâu. Thời gian gần đây, xứ Lạng còn thu hút du khách ngắm băng tuyết vào mùa đông tại đỉnh Mẫu Sơn. Ẩn chứa nhiều giai thoại, cũng như được biết đến là nơi có khí hậu khắc nghiệt vào mùa đông, đối với nhiều người, Mẫu Sơn là địa điểm chỉ nghe đến cũng đủ thấy "thử thách".

Trong quần thể Mẫu Sơn, Phia Pò, hay còn gọi là đỉnh Núi Cha, cao nhất với 1.541 m. Đây là địa điểm trekking còn mới mẻ với nhiều du khách nên giữ được vẻ đẹp hoang sơ. Độ cao không quá lớn nhưng cung đường hiểm trở, đa dạng địa hình nên Phia Pò được đánh giá là cung trekking tương đối khó. Háo hức, trầm trồ, sợ hãi và chiến thắng bản thân là những cảm xúc khi chinh phục được "đỉnh Everest xứ Lạng".

Cảm xúc dâng trào với cung đường trekking lên "đỉnh Everest" xứ Lạng. Ảnh: Duy Nghĩa

13 thg 11, 2021

Khung cảnh thần tiên ở Lảo Thẩn

Biển mây trắng bồng bềnh giăng kín 4 phương khiến Anh Chiêm ngỡ như đang mơ, về thành phố cả tuần vẫn còn cảm giác lâng lâng.


Ngày 25-26/10, anh Nguyễn Anh Chiêm (Hà Nội) cùng vợ và 4 người bạn có chuyến trekking, săn mây ở núi Lảo Thẩn, Y Tý, Bát Xát, Lào Cai. Di chuyển bằng xe riêng, cả nhóm xuất phát từ 2h sáng và có mặt ở chân núi Lảo Thẩn lúc 10h. Sau khi nghỉ một tiếng, nhóm bắt đầu leo núi.

12 thg 11, 2021

Trên núi Cấm - Rảo bước năm non

 Tiếp tục với chuyến du khảo của học giả Nguyễn văn Hầu, sau khi qua đêm ở vồ Bồ Hong thì ông và các bạn đi thăm các vồ khác của núi Cấm. Trong các vồ này thì chắc chắn du khách đi cáp treo lên núi Cấm sẽ đến được một vồ, đó là vồ Ông Bướm. Lý do đơn giản: ga đến cáp treo được xây dựng ngay trên vồ Ông Bướm. Còn các vồ khác thôi thì ta đọc qua lời kể của một khách du hành từ 70 năm trước vậy nhé. Như bài trước, trong bài này ông cũng kể thêm những câu chuyện lịch sử liên quan, và giải thích một số từ ngữ địa phương.


Vồ Ông Bướm là nơi đặt ga đến của tuyến cáp treo Núi Cấm. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

11 thg 11, 2021

Vồ Bồ Hong trên núi Cấm

Vồ Bồ Hong là vồ cao nhất trong 5 cái vồ của núi Cấm (tức Năm non trong thành ngữ Năm non bảy núi), và như vậy cũng chính là đỉnh cao nhất của núi Cấm. Độ cao của vồ Bồ Hong (cũng là của núi Cấm) là 705 met.

Khi bạn đi cáp treo hoặc xe hơi thì bạn chỉ có thể tới khu vực hồ Thủy Liêm, tới chùa Vạn Linh. Chùa này nằm ở chân vồ Bồ Hong, độ cao là 535 met, còn cách đỉnh núi 170 met. Từ chùa Vạn Linh lên vồ Bồ Hong - ở đó có một điện thờ nên còn gọi là điện Bồ Hong - cho đến giờ chỉ có cách đi bộ, leo núi. Theo kinh nghiệm của những người đã lên đến vồ Bồ Hong thì thời gian vượt 170 met độ cao từ chùa Vạn Linh đến điện Bồ Hong là... 2 tiếng! Hic, mặc dù lên núi Cấm nhiều lần nhưng tui đều đi với tư cách quý tộc già lão nên chỉ tới chùa Vạn Linh thôi chớ chưa bao giờ lên tới vồ Bồ Hong, tức chưa bao giờ có thể nói mình chinh phục đỉnh núi Cấm. 

Vồ Bồ Hong trên núi Cấm. Ảnh: Bùi Thuy Đào Nguyên trên Wikipedia

2 thg 11, 2021

Đường lên núi Cấm - không cấm - cấm

Nhiều người muốn lên núi Cấm, nó gợi lên sự kích thích lẫn cảm giác huyền bí. Kích thích vì giữa miền đồng bằng sông nước bỗng hiện lên dãy Thất Sơn, rừng núi hoang vu hiểm trở, và núi Cấm chính là ngọn cao nhất. Chốn non cao rừng thẳm là nơi thích hợp cho các bậc chân tu tìm nơi ẩn dật, là nơi các đạo sĩ luyện phép thuật - và cũng là nơi ẩn náu của cường sơn thảo khấu. Chính những yếu tố đó tạo nên những truyền thuyết, những câu chuyện huyền bí về núi Cấm. Kích thích còn bởi vì chính cái tên Cấm của nó, bởi vì cái gì cấm thì càng gợi lên sự tò mò. Mà quả thật, đã có thời gian dài có lệnh cấm lên núi.

Núi Cấm. Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên trên Wikipedia

1 thg 11, 2021

Kỳ bí những vồ, điện trên núi Cấm - Bài 3: Tín ngưỡng dân gian

Thiên Cấm Sơn vốn được xem là một trong những ngọn núi kỳ bí, ẩn chứa nhiều huyền thoại thu hút du khách. Nơi đây có những điện thờ linh thiêng được hình thành từ dòng chảy của lịch sử và tín ngưỡng tâm linh dân gian.

Tín ngưỡng dân gian

Từ lịch sử…

Nằm cách vồ Thiên Tuế không xa, men theo những lối mòn chạy lẫn khuất dưới bóng râm bạt ngàn của cây rừng, chúng tôi đến điện Gia Long, điểm thờ cúng được khá nhiều người dân lui tới. Dịp đầu năm, rất nhiều du khách đến viếng điện Gia Long với niềm tin sẽ được ban phước lành. Gọi là điện nhưng thực tế đó chỉ là một ngôi miếu nhỏ được cất trên tảng đá lớn, sơn màu đỏ, bên trong đặt chân dung Đức Thế tổ Nguyễn Ánh.

Kỳ bí những vồ, điện trên núi Cấm - Bài 2: Trứ danh vồ Thiên Tuế

Ngày trước, các bậc tiền nhân đến vồ Thiên Tuế khai sơn phá thạch và tìm am cốc để tu tiên. Sở dĩ có tên gọi vồ Thiên Tuế vì nơi đây hiện hữu nhiều cây thiên tuế cổ thụ, một địa danh nổi tiếng bậc nhất núi Cấm.

Vồ Thiên Tuế vắng bóng… cây thiên tuế

Từ con đường chính ở lưng chừng núi Cấm, rẽ phải là đến vồ Thiên Tuế. Dưới một tảng đá to, người dân thờ sơn thần lúc nào cũng nghi ngút khói nhang để khách hành hương đến viếng. Nhiều giai thoại cho rằng, xưa kia ở vồ Thiên Tuế có bãi đất trống nên Đức Phật Thầy Tây An đã chọn làm nơi tu hành thành đạo. Theo đó, vồ Thiên Tuế có 3 điểm còn lưu dấu bậc cao nhân, gồm: Nơi thiền của Đức Phật Thầy Tây An, nơi phát nguyện của vua Hàm Nghi và giếng nước của vua Gia Long…

Cây thiên tuế bị bứng gốc.

Kỳ bí những vồ, điện trên núi Cấm - Bài 1: Vồ Đầu lưu dấu cao nhân

Từ lâu, núi Cấm (Tịnh Biên) được xem là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn đối với du khách xa gần. Khi đặt chân đến đây, du khách sẽ được hòa mình vào vẻ đẹp hoang sơ và nghe kể về những câu chuyện kỳ bí của các bậc tiền nhân.

Vồ Đầu lưu dấu cao nhân

Sáng sớm, sương giăng bảng lảng trên đỉnh Thiên Cấm sơn, nhiều đoàn khách nối đuôi nhau vượt dốc. Lên đến vồ Đầu, người nào cũng lấm tấm giọt mồ hôi. Chốc chốc, cái se lạnh dễ chịu của núi rừng ùa về xua đi phần nào mệt nhọc.

Như được tái sinh:

Ở độ cao khoảng 600m, hướng Tây Bắc, cách tượng Phật Di Lặc khoảng 3km, vồ Đầu nằm trong 5 non gồm: Vồ Bò Hong, vồ Bà, vồ Ông Bướm và vồ Thiên Tuế. Nếu đi bộ khu vực tượng Phật Di Lặc đến vồ Đầu mất khoảng 1 giờ đồng hồ, còn đi bằng xe gắn máy chỉ mất khoảng 25 phút. Theo dân gian truyền miệng, vồ Đầu được xem là vồ đầu tiên của núi Cấm. Ở vồ Đầu có 2 điểm du lịch tâm linh huyền bí là điện 13, thờ Hoa Sơn Thánh Mẫu và cửu huyền trăm họ. Khách hành hương quan niệm rằng, đến núi Cấm phải chinh phục cho được điện 13 bằng cách đi qua các khe núi, rồi chui vào sâu trong mê cung đá để trải lòng. Có người chui ra khỏi hang và thốt lên, điện 13 y như hang “mẹ sanh mẹ đẻ”. Họ còn quan niệm, nếu chui qua điện 13 thì giống như được sanh ra một lần nữa trong cõi trời đất này. Điện 13 âm u tĩnh mịt chui qua rất khó khăn, do đó phải thắp sáng bằng nến thì mới thấy đường đi. Khi đến những nơi sâu và hẹp phải hít sâu lồng ngực mới lách qua được các “ải” của núi đá. Bên trong hang điện 13 sâu và dài khoảng 50m, khiến nhiều người phải “ngộp” khi lần đầu tiên chui qua.

Vồ Đầu.

30 thg 10, 2021

Núi ở An Giang - Năm non bảy núi

Xưa kia, khi nghe câu Năm non bảy núi tui cứ nghĩ đó là một câu thành ngữ, tựa như Ba chìm bảy nổi hay Trăm suối ngàn đèo, nghĩa là những con số 5, 7 chẳng phải số lượng gì cụ thể mà chỉ nhằm diễn tả nhiều núi non thôi. Sau này, cùng với Bảy núi đúng là 7 núi, tui mới biết Năm non quả thiệt là 5 non.

Bảy núi chính là Thất Sơn ở An Giang, trong đó núi Cấm là đầu lĩnh. Còn năm non là năm cái chỏm cao của núi Cấm mà dân địa phương gọi là vồ.

Núi Cấm nhìn từ cáp treo. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Vẻ thanh tịnh, bình an của núi Đá Chồng ở xứ "nắng như rang"

Núi Đá chồng là địa danh nổi tiếng ở tỉnh Ninh Thuận. Ngọn núi không chỉ có cảnh quan đặc sắc mà còn "sở hữu" 3 ngôi chùa cổ kính có tuổi đời gần nửa thế kỷ, đã thu hút đông đảo du khách tham quan.

Cách trung tâm TP Phan Rang - Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận) chưa tới 5km, núi Đá Chồng không cao nhưng du khách có thể thấy từ rất xa vì ngọn núi nổi bật giữa cánh đồng lúa xanh bao la vây quanh.

Núi Đá Chồng nổi bật giữa cánh đồng bao la với những mái chùa cổ kính kéo dài từ chân núi lên đến đỉnh núi (Ảnh: Trịnh Đình Nghĩa).

25 thg 10, 2021

Núi ở An Giang - Bảy Núi là bảy núi nào?

Trước khi tìm hiểu Bảy Núi là 7 núi nào, ta hãy cùng tìm hiểu tình trạng núi non ở An Giang nghen. Tui đọc dùm các bạn trong Địa chí An Giang (2013) như vầy nè.

Đồi núi ở An Giang

Đồi núi ở An Giang gồm nhiều đỉnh có hình dạng, độ cao và độ dốc khác nhau, phân bố theo vành đai cánh cung kéo dài gần 100 km; khởi đầu từ xã Phú Hữu, huyện An Phú, qua xã Vĩnh Tế, phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, bao trùm lên gần hết diện tích hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, về tận xã Vọng Thê, thị trấn Óc Eo và Vọng Đông rồi dừng lại ở thị trấn Núi Sập của huyện Thoại Sơn.

Núi Cấm. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

24 thg 10, 2021

Núi ở An Giang - Sao lại là 7 núi?

Nói đến núi ở miền Tây Nam bộ là người ta nghĩ ngay đến núi ở An Giang. Nói đến núi ở An Giang người ta nghĩ ngay đến Thất Sơn, hay Bảy Núi.

Từ đỉnh Núi Cấm nhìn xuống dưới. Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên trên Wikipedia

Từ xưa đến nay, vùng Thất Sơn - hay Bảy Núi - được hiểu là vùng đồi núi thuộc hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên của tỉnh An Giang. Thật ra trong lịch sử đã từng có một huyện mang tên Bảy Núi ở An Giang. Chuyện như sau:

23 thg 10, 2021

Núi ở đồng bằng - Thất Sơn mầu nhiệm

Nói đến núi ở An Giang ắt hẳn phải nói đến Thất Sơn. Đó là cụm núi chính, quan trọng nhất của An Giang - hoặc có thể nói: Thất Sơn chính là tên gọi chung tất cả vùng núi của An Giang.

Toàn cảnh Khu Du lịch Núi Cấm. Núi Cấm là ngọn núi cao nhất An Giang và là núi quan trọng nhất trong Thất Sơn.

Quyển biên khảo đầu tiên về Thất Sơn có lẽ là Thất Sơn mầu nhiệm của học giả Nguyễn văn Hầu, xuất bản năm 1955. Trong sách này ông đề cao vai trò của Thất Sơn, đặc biệt là khía cạnh linh thiêng, huyền bí, một vùng đất địa linh sinh nhân kiệt. Đến 3/4 nội dung sách là nói về Các bậc siêu phàm ở Thất Sơn.

19 thg 10, 2021

Núi ở đồng bằng - Kiên Giang

Nói đến du lịch miền Tây Nam bộ là người ta nghĩ đến sông nước, đồng bằng, không ai nghĩ đến núi non. Đúng vậy thiệt, hầu như toàn bộ diện tích 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đều là đồng bằng, sông ngòi. Thế nhưng cá biệt có 2 tỉnh ở miền Tây Nam bộ vẫn có núi, đó là An Giang và Kiên Giang.

Núi ở An Giang là cả một câu chuyện phong phú, ly kỳ và huyền bí nữa, ta để dành nói sau. Bữa nay nói chuyện núi ở Kiên Giang nghe.

Núi ở Kiên Giang chủ yếu không phải ở... Kiên Giang đất liền, mà ở đảo Phú Quốc. Thật ra, xét về địa hình thì Phú Quốc không phải đồng bằng, nhưng về hành chánh thì huyện đảo này thuộc tỉnh Kiên Giang, mà Kiên Giang lại thuộc về đồng bằng sông Cửu Long nên ta kể tên Phú Quốc vào đồng bằng vậy. Truyền thuyết nói rằng hòn đảo này có 99 ngọn núi, tuy nhiên chưa có bản liệt kê tên tuổi nào của 99 ngọn núi này hết. Vụ này giống như Thất Sơn ở An Giang, tức 7 núi, mà cho đến giờ vẫn chưa thống nhất được đó là 7 núi nào. Dù không xác định chính xác là bao nhiêu ngọn núi, nhưng chắc chắn là nhiều, hàng trăm ngọn.

Một ngọn núi ở Phú Quốc

16 thg 1, 2021

2 ngày leo đỉnh núi Tà Chì Nhù ngắm hoàng hôn tím lịm

Là ngọn núi cao thứ 7 Việt Nam, Tà Chì Nhù với không gian hùng vĩ thoáng đãng, không những là điểm săn mây lý tưởng, còn là một trong những nơi đón hoàng hôn đẹp nhất, lý tưởng nhất trong top 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam. 

Quãng đường leo núi có thể được chia thành 3 chặng. Chặng 1 từ điểm xuất phát chân núi, đi qua một mỏ chì vẫn còn đang khai thác, độ cao 1.200m, đến suối nghỉ ăn trưa. Chặng 2 từ suối đến lán nghỉ đêm 2.400m. Chặng 3 từ lán lên đỉnh núi

31 thg 12, 2020

Núi Cơm huyền thoại

Ngọn núi Cơm theo từ Hán Việt xưa là Phong Phạn (Tặng Cơm), nằm bên bờ Nam sông Lam, điểm khởi đầu và vươn ra của dãy Hồng Lĩnh 99 ngọn, thuộc thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

Núi Cơm nơi gắn liền với câu chuyện truyền thuyết và là nơi ghi dấu sự kiện ngày Quốc tế lao động 1/5/1930, mở đầu cho cao trào cách mạng công nông Nghệ Tĩnh. Ảnh Đậu Hà

Núi Cơm gắn liền với huyền thoại ông Đùng - một nhân vật khổng lồ có sức khỏe phi thường, tự mình sắp đặt lại giang sơn, để chống chọi với lũ lụt, bão giông. Chuyện kể rằng: Hằng năm, vùng đất Xứ Nghệ thường xẩy ra nạn hồng thủy, sông Lam hung dữ dâng nước lũ mênh mông, cuốn trôi nhà cửa, hoa màu. Ông Đùng đã ra tay dời núi, chắn sông để cứu dân làng.

23 thg 10, 2020

Chinh phục núi Tà Chì Nhù vào mùa hoa tím

Tháng 10, Tà Chì Nhù không chỉ là điểm săn mây hấp dẫn mà còn thu hút dân leo núi vì loài hoa tím trải khắp các sườn núi.