Hiển thị các bài đăng có nhãn người Thái. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Thái. Hiển thị tất cả bài đăng

21 thg 9, 2019

Khám phá nét độc đáo trong Tết Bươn Xao của người Thái

Hàng năm đến ngày 20 tháng 8 âm lịch, người dân xã Tiên Kỳ, huyện Tân Kỳ lại tưng bừng đón Tết Bươn Xao. Từ bao đời nay, Tết Bươn Xao đã là nét đẹp trong truyền thống văn hóa của bà con người Thái sống dưới chân Pù Pán. 

Theo bà con người Thái ở Tiên Kỳ, "Bươn Xao" có nghĩa là Tết vào ngày 20 tháng 8. Tết này, có nguồn gốc từ truyền thống uống nước nhớ nguồn, tín ngưỡng thờ mẫu và lịch sử đấu tranh giữ nước ở của địa phương. Trong ngày Tết Bươn Xao, có một món ăn không thể thiếu là món moọc . Dịp này, nhà nhà thi nhau gói moọc, nấu moọc để chuẩn bị Tết. 

Những điều ít biết về gói cơm trong lễ gọi vía của người Thái Nghệ An

Một gói cơm nhỏ giấu kín sau những lớp áo là lễ vật mang theo của thầy mo khi đi gọi vía. Người ta tin rằng, hồn vía đi lạc cũng cần ăn lấy sức để trở về nhà. Đó là ý nghĩa của một lễ vật tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất quan trọng trong phong tục tâm linh của người Thái ở Nghệ An. 

Lễ vật không thể thiếu

Đi gọi vía mà thiếu cái gói cơm là không được đâu. Tôi tình cờ nghe được điều này trong một ngày gần đây khi chuẩn bị những lễ vật đem theo đi gọi vía cho người thân. Với người Thái, trong đó có làng bản của tôi thì gọi vía là một nghi lễ thường gặp nhất, mỗi năm không biết phải chứng kiến bao nhiêu lần? 

Lễ vật trong lễ gọi vía không cần quá cầu kỳ, nhưng nhất thiết phải có bát cơm/ gói cơm, cùng với đó là một ít đồ dùng, vật dụng của người được gọi vía. Ảnh: Hữu Vi 

4 thg 9, 2019

Những 'bức tranh' độc đáo trên vải thổ cẩm của người Thái ở Nghệ An

Tranh thủ lúc nông nhàn, phụ nữ vùng cao Tương Dương dành thời gian chăm chút cho các công đoạn thêu, dệt thổ cẩm. Từ bàn tay khéo léo, người phụ nữ Thái đã tạo ra những "bức tranh" vô cùng bắt mắt. 

Sau mỗi vụ cấy, vụ gặt, về các bản, làng người Thái dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ ngồi tỉ mẩn thêu váy, thắt lưng, khăn quấn đầu. Trong ảnh là chị em bản Cây Me, xã Thạch Giám (Tương Dương) tranh thủ thêu váy. 

Đặc sắc lễ Khàu Bủa Sa của người Thái miền Tây Nghệ An

Để tỏ lòng biết ơn đấng sinh thành, từ sau ngày 15/7 đến tháng 8 âm lịch hằng năm, các gia đình người Thái ở Nghệ An sẽ tổ chức lễ cúng, gọi là Khàu Bủa Sa, tạm dịch là Tết hoa quả. 

Theo phong tục của đồng bào người Thái ở phía Tây Nam Nghệ An, tháng 7 âm lịch hằng năm được coi là tháng kiêng, vì đây là thời điểm ông bà tổ tiên phải lên mường trời làm việc cho “Pọ Thén”, mãi đến tháng 8 âm lịch mới được trở về hạ giới.

Lễ vật đa dạng
Ngày xưa, khi cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn thì linh vật cúng tổ tiên có giá trị tượng trưng, ví như con dế được tượng trưng cho con trâu trên mâm cúng. Từ xa xưa, người Thái quan niệm con dế là linh vật mang lại sung túc cho người dân. Đến nay, dế làm vật cúng vẫn còn tồn tại trong một số dòng họ người Thái ở huyện Kỳ Sơn. 

Trên mâm cúng tổ tiên không thể thiếu bánh chưng và cá nướng. Ảnh: Lữ Phú 

24 thg 6, 2019

Khăn thêu trong đời sống văn hóa tâm linh người Thái Nghệ An

Chiếc khăn thêu thổ cẩm không chỉ góp phần làm nên điểm nhấn cho bộ trang phục của phụ nữ Thái mà đôi khi còn được khoác lên vai của chú rể khi đi đón dâu. Chiếc khăn thêu cũng được những người đàn ông đội cùng với lễ phục trong một số lễ hội.

Thiếu nữ Thái duyên dáng trong trang phục truyền thống, với chiếc khăn thêu trên đầu. Ảnh: Quốc Đàn 

Chiếc khăn piêu của người Thái ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã rất nổi tiếng và trở thành sản phẩm thổ cẩm đặc sắc nhất của cộng đồng dân tộc đông đảo thứ 3 ở Việt Nam. Khăn piêu cùng với váy, áo và một số phụ kiện khác tạo nên phục trang đặc trưng của phụ nữ Thái. Đối với người Thái vốn có đời sống tâm linh phong phú thì mỗi trang phục, thậm chí là đồ dùng đều gắn liền với những phong tục rất riêng và chiếc khăn piêu cũng không ngoại lệ.

16 thg 6, 2019

'Báu vật' trong gian bếp của người Thái Nghệ An

“Mò nừng” là một phần trong bộ công cụ đồ xôi của người Thái. 

Ngày nay, cộng đồng người Thái đã và đang có những thay đổi nhất định trong các sinh hoạt, ăn uống, nhưng gạo nếp vẫn đóng vai trò là lương thực quan trọng. Vì thế mà dụng cụ đồ xôi vẫn khá phổ biến ở những gia đình người Thái. 

Phụ nữ Thái thường dùng mò nừng để hông xôi. Ảnh: Hữu Vi 

Từ nhiều thế hệ nay, bộ dụng cụ này không hề thay đổi. Nó gồm 2 phần, phía trên là một ống gỗ hình trụ, đường kính từ 20 - 30 cm, cao trên 40 cm được khoét từ cây sung và một số loài gỗ mọc ven sông suối khác. Tiếng Thái gọi là “hay” hoặc là “khay”.

28 thg 4, 2019

Trứng kiến, món ăn dân dã của đồng bào Thái

Cứ vào trung tuần tháng 3 âm lịch, đồng bào vào rừng tìm tổ lấy trứng kiến về chế biến thành món ăn, tuy dân dã mà thơm ngon, trở thành đặc sản hiếm có.

Theo kinh nghiệm dân gian của đồng bào Thái, con kiến thường làm tổ trên các cây cao như cây lay, cây loi, cây lạn là một loài cây rừng có lá to. Kiến sẽ cuốn các lá cây vào làm tổ đẻ trứng. 

Trứng kiến. 

17 thg 3, 2019

Về Phủ Quỳ xem người Thái làm du lịch cộng đồng

Mô hình phát triển du lịch cộng đồng bản Hoa Tiến (Châu Tiến, Quỳ Châu, Nghệ An) đã mang lại những nét mới trong đời sống của đồng bào dân tộc Thái ở Quỳ Châu.

Đêm lửa trại của du khách tham gia du lịch HomeStay 

Ngược quốc lộ 48 về phía Tây Bắc, qua cánh đồng Tả Chum với những guồng quay con nước bên dòng sông Hiếu là làng Thái cổ Hoa Tiến. Nơi đây từng được ví là “mường đẹp” của Quỳ Châu với tên gọi cũ là Mường Chiêng Ngam. Là nơi lưu giữ văn hóa cổ của người Thái.

27 thg 2, 2019

Người Thái xứ Nghệ vui Tết họ

Tết họ là hoạt động vui chơi mừng năm mới của cộng đồng người Thái ở các địa bàn vùng cao như Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương. Đây cũng là dịp vui cuối cùng trong dịp Tết của các gia đình, dòng họ. 

Nhiểu làng bản ở miền núi xứ Nghệ thường tổ chức Tết họ (từ Mồng 4 đến Mồng 6 Tết) thay vì làm Rằm tháng Giêng như người miền xuôi. Đây là dịp sum họp của cả dòng họ vào đầu năm mới. 

25 thg 2, 2019

Hát múa ăn mừng dưới cây bông

Lễ hội Hát múa ăn mừng dưới cây bông (Kin Chiêng Bọoc Mạy) với những lời ca, điệu múa của người Thái vang trên quê hương thứ hai, ai nấy đều không khỏi bồi hồi và tự hào. Tất cả đều cùng một quyết tâm kết nối cộng đồng, đoàn kết, chăm chỉ làm ăn để xây dựng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc trên vùng đất mới Ia H’Drai.
Khúc ca trên vùng đất mới


“Hỡi trai gái mường trên… hú… hú… hú
Hỡi trai gái mường dưới… hú… hú… hú
Ta cùng về đây trồng cây cho hoa nở thắm
Ta cùng về đây chơi hoa, cho mường trên mường dưới đẹp như bông như hoa… hú…hú…hú…”


Lời của bà một (chủ lễ), đứng ra khấn xin thần linh trong lễ hội – do chị Hà Thị Xuyên (34 tuổi), Thôn trưởng thôn 4, xã Ia Dal, huyện Ia H’Drai cất lên vang vang, sao thiết tha như gọi mời mọi người - “trai gái mường trên”, “trai gái mường dưới” - đến chung vui Lễ hội Hát múa ăn mừng dưới cây bông với bà con.

14 thg 1, 2019

Tỉ mỉ các bước làm cơm lam của đồng bào dân tộc Thái

Khi mùa lúa rẫy kết thúc, mâm cơm mới cúng tổ tiên đã xong, thì đó cũng là lúc người Thái ở vùng cao Tương Dương, Kỳ Sơn (Nghệ An) vào rừng chặt cây tre gai non về làm cơm lam - món ăn giản dị mang hương vị đặc trưng núi rừng của đồng bào. 

Theo kinh nghiệm của đồng bào Thái ở huyện Tương Dương (Nghệ An), để làm được "bong khàu lám" (cơm lam) ngon phải mất nhiều công đoạn. Trước hết, phải chọn được cây tre gai - một loại cây mọc tự nhiên trong các khu rừng. Khi chọn cây tre làm ống lam, người ta thường chọn những cây không quá già và cũng không quá non bởi đây là những cây đang trong giai đoạn chuyển từ măng thành cây. Ảnh: Lữ Phú 

15 thg 11, 2018

Dự lễ cúng thần bếp của người Thái Nghệ An

Trong ngày đầu tiên dọn đến nhà mới, người Thái xứ Nghệ thường cúng thần bếp với một bát muối và một bát gạo 

Anh Vi Văn Canh, bản Nam Đình xã Chi Khê (Con Cuông) vừa hoàn thành ngôi nhà sàn gỗ. Anh được những cao niên trong cộng đồng góp ý về tầm quan trọng của căn bếp, đặc biệt là cách chọn ngày giờ. Trong ngày lợp nhà, anh giao cho chị vợ làm người nhóm bếp.

Theo quan niệm của cộng đồng người Thái nơi đây việc nhóm bếp là nhiệm vụ của phụ nữ trong nhà hoặc bên họ ngoại. Trước đó khi đắp khuôn bếp, người ta đã chọn hai thanh củi lớn tượng trưng cho họ nội và họ ngoại, còn những thanh nhỏ hơn gác lên hai thanh lớn là vợ chồng, con cái sum vầy. 

Trong quan niệm tâm linh của người Thái, bếp là nơi có nhiều điều linh thiêng. Ảnh : Hữu Vi 

Nghệ thuật làm đẹp của phụ nữ Thái Tây Bắc

Nghệ thuật làm đẹp, giữ gìn sắc đẹp của phụ nữ các dân tộc vô cùng phong phú. Phụ nữ Thái có nét độc đáo rất riêng để họ phát huy thế mạnh phái đẹp ở vùng Tây Bắc mộng mơ.

Vẻ đẹp trời cho ở xứ sở hoa ban
Một trong những yếu tố làm nên sự nổi trội của vẻ đẹp người con gái Thái đó là do sinh cảnh sinh sống, không gian cư trú, biết cách làm đẹp, biết cách giữ bền lâu vẻ đẹp trời cho của họ. Từ giữa thế kỷ trước vùng này đã lưu truyền những câu thơ nổi tiếng về vẻ đẹp phụ nữ Thái: “Má thơm mùi quả lê cao gạc/ Miệng nêu khiếu khi hát/ Chân nêu công khi xòe/ Biết làm nương đi xúc, dệt thêu/ Tung nắm tấm hóa ra đàn gà/ Khua cái chày hóa ra gạo trắng/ Đụng vào cơ là cơ chết nắng/ Vuốt bụi lúa bụi lúa trổ bông/ Êm ái ru con ngủ đêm khuya/ Thủ thỉ làm hiềm khi chồng đang giận…”

Phụ nữ Thái làm duyên bên chiếc khăn piêu. 

3 thg 9, 2018

Không có “tháng cô hồn” trong quan niệm của người Thái

Nhiều người e ngại khi cưới hỏi, làm nhà, kinh doanh vào tháng 7 âm lịch. Tuy nhiên theo quan niệm cổ xưa của người Thái thì thời đểm này trùng với tháng Giêng “bươn chiêng”, tháng đầu năm. Theo những chuyên gia về văn hóa thì trong quan niệm của cộng đồng người Thái xưa nay vốn không có “tháng cô hồn”. 

Trong suy nghĩ của nhiều người, tháng 7 âm lịch không tốt lành. Nó còn được gán cho là “tháng cô hồn” và rằng đó là thời điểm Diêm Vương mở cửa âm phủ cho những vong hồn lên dương thế. Nhiều người có những kiêng kỵ như không kinh doanh, không mua vàng trong tháng này vì cho rằng nó không mang lại may mắn. 

Bộ lịch cổ xem ngày lành tháng tốt vẫn được người Thái ở Nghệ An dùng. Ảnh: Hữu Vi 

Người Thái ở Nghệ An ăn Tết vào ngày rằm tháng 7

Đến hẹn lại lên, đúng vào ngày Rằm tháng 7, dân tộc Thái khăng ở Nghệ An lại tổ chức đón Tết truyền thống của đồng bào mình với nhiều nét văn hóa đặc sắc.

Người Thái Tày Khăng ở Kỳ Sơn hiện có gần 2.000 hộ dân, sống tập trung ở 15 bản làng thuộc các xã Hữu Lập, Phà Đánh, Mỹ Lý, Na Loi, Mỹ Lý và xã Nậm Cắn. Cứ đúng vào ngày Rằm tháng 7 hàng năm, dân tộc này lại tổ chức đón Tết truyền thống của mình. Ảnh: Lữ Phú 

4 thg 7, 2018

Lễ Pốt Đẳm của người Thái Trắng

Lễ Pốt Đẳm của người Thái Trắng không chỉ là để thực hiện xong các nghi thức của một đám cưới, mà nó còn là một sự kiện quan trọng đối với mỗi người con gái khi đi lấy chồng. Bởi không có lễ Pốt Đẳm thì không thể coi là đã cưới xong chồng. Khi chết đi tổ tiên bên nhà chồng sẽ không coi là con cháu trong gia đình.

Lễ Pốt Đẳm có nghĩa là rời Đẳm bên bố mẹ đẻ cô gái để đi nhập vào Đẳm của nhà chồng, để cho tổ tiên bên nhà chồng biết đó là con cháu trong nhà mà phù hộ. Lý do nữa để người Thái Trắng làm lễ Pốt Đẳm đó là khi lấy nhau thành một gia đình rồi thì không thể sống lơ lửng giữa hai Đẳm của hai họ nội - ngoại và cùng một lúc thờ hai Đẳm là không tốt.

Quan niệm về lễ Pốt Đẳm của người Thái Trắng

Người Thái luôn cho rằng sống thì phải có Đẳm để xác định thân phận, phân biệt dòng tộc, vì người Thái rất coi trọng gia phả dòng tộc của mình. Đây là căn cứ để người Thái phân biệt dòng họ tông tộc trong xã hội Thái. Con gái Thái đã đi lấy chồng thì phải theo chồng, ngay cả “Đẳm” của mình cũng phải theo chồng. Sống làm người bên nhà chồng, chết làm ma bên nhà chồng, đó là luật tục đã được tổ tông người Thái để lại. Người Thái Trắng luôn quan niệm rằng, Pốt Đẳm tuy là một cái lễ sau cùng nhưng lại là phần quan trọng nhất, mang ý nghĩa thiêng liêng nhất trong đám cưới cổ truyền của họ. 

Đồng bào Thái chuẩn bị lễ vật dâng cúng. 

24 thg 5, 2018

Những vật dụng kỳ bí của thầy mo người Thái ở Nghệ An

Một thầy mo người Thái có khá nhiều những vật dụng vừa kỳ bí, vừa mang tính quyền uy. 

Thầy mo Vi Văn Quỳnh trong trang phục và binh khí khi làm lễ. Ảnh: XuânThủy 

Thầy mo giữ vai trò quan trọng trong đời sống tín ngưỡng tâm linh của đồng bào Thái ở Nghệ An. Thầy mo được xem như là "cầu nối" giữa đấng siêu nhiên và con người.

10 thg 5, 2018

Lạc vào hội Xăng Khan miền Tây xứ Nghệ dịp nghỉ lễ 30/4

Đúng dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/05 năm nay cũng là ngày đẹp của tháng 3 âm lịch, lễ hội Xăng Khan đã được tổ chức ở miền núi xứ Nghệ. 

Có đến hàng trăm người đi xem hội Xăng Khan tại nhà ông Lữ Thái Phúc, bản Đình Yên, xã Yên Hòa, huyện Tương Dương (Nghệ An) vào sáng 30/04. Ảnh: Hữu Vi 

Xăng Khan là lễ hội của những thầy mo tổ chức nhằm cầu mong cho bản mường yên ấm. Các thầy mo khi đã hành nghề lâu năm thường có các “con nuôi” của mình. Họ đôi khi cũng là thầy mo. Trong lễ hội này có một mo chủ lễ đồng thời cũng là chủ nhà, là người đứng ra tổ chức lễ hội. Tham gia ngoài các con nuôi và các thầy mo trong vùng còn có người dân trên địa bàn và những làng bản lân cận.

Sặc sỡ cây Xăng Khan của người Thái Nghệ An

Cây Xăng Khan gồm có 9 tầng thể hiện quan niệm về thế giới tâm linh của người Thái. Không chỉ vậy nó còn có tính thẩm mỹ cao và rất nhiều màu sắc. 

Cây Xăng Khan là trung tâm của lễ hội Xăng Khan - một sinh hoạt tâm linh của người Thái Nghệ An. Lễ hội thường diễn ra vào mùa xuân do các thầy mo tự tổ chức và có sự tham gia của cộng đồng làng bản. Ảnh : Hữu Vi