Hiển thị các bài đăng có nhãn người Tày. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Tày. Hiển thị tất cả bài đăng

15 thg 3, 2018

Nghề dệt truyền thống của phụ nữ Tày Nghĩa Ðô

Vùng đất Nghĩa Đô, Bảo Yên không chỉ nổi tiếng bởi phong cảnh nên thơ, nét văn hóa đặc sắc cùng nhiều món ăn truyền thống độc đáo mà còn bởi những sản phẩm thổ cẩm đầy màu sắc, trong đó có chăn len. 

Sự khéo léo, tỉ mỉ, tinh tế của phụ nữ Tày Nghĩa Đô được thể hiện rõ nhất trong sản phẩm đặc sắc này.

Chẳng ai nhớ nghề dệt chăn thổ cẩm có từ bao giờ, chỉ biết từ nhỏ, mọi người đã thấy các bà, các mẹ ngày ngày cần mẫn bên khung cửi. Việc dệt chăn của người Tày đòi hỏi sự kiên nhẫn nên chủ yếu do phụ nữ đảm nhận. Trước đây, sản phẩm làm ra không mang tính hàng hóa, chỉ phục vụ nhu cầu sử dụng trong gia đình. Do đó, công việc dệt vải thường được phụ nữ Tày thực hiện sau khi đã làm xong việc đồng áng, hoặc tận dụng khoảng thời gian nhàn rỗi vào buổi trưa hay ban đêm. 


Phụ nữ Tày Nghĩa Đô giữ nghề dệt chăn truyền thống. 

29 thg 12, 2017

Độc đáo phong tục dựng nhà sàn của người Tày Tây Bắc

Đến các bản Tày ở vùng Tây Bắc, quan sát những căn nhà sàn cổ hiện nay còn lại đều ghi dấu những tập quán theo quan niệm của đồng bào nơi đây.

Trước khi dựng nhà, người Tày Tây Bắc thường chọn đất và chọn hướng nhà. Đây là việc làm rất quan trọng được đồng bào làm rất chu đáo và cẩn thận. Để công việc này được tốt, người Tày thường mời các thầy địa lý giỏi xem hướng nhà trong vùng về cắm đất và cắm hướng.

Khi được mời về, thầy địa lý đi vòng quanh quả đồi hay trái núi nơi chủ nhà định dựng nhà sàn rồi sau đó mới cắm mốc.


Những ngôi nhà sàn cổ vùng Tây Bắc quần tụ dưới chân núi. 

23 thg 12, 2017

Hấp dẫn bánh cuốn Tày

Tỉnh Đắk Nông có hơn 40 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có một nét văn hóa đặc trưng riêng. Trong đó, về ẩm thực, mỗi dân tộc đều có những món ăn riêng, đặc trưng không thể lẫn vào đâu được. 

Nhiều người đến Đắk Nông đã từng biết đến các món ăn như: Gà nướng, thịt nướng, cơm lam, canh thụt của đồng bào các dân tộc M’nông, Mạ, Ê đê; lợn quay, vịt quay mắc mật của đồng bào Nùng; xôi ngũ sắc của đồng bào Thái… Nhưng có một món ăn ngon còn ít người biết đến, đó là bánh cuốn của dân tộc Tày. 


Mặc dù đơn sơ, nhưng quán bánh cuốn Tày của bà Bế Thị Tâm ở thôn 1, xã Ea Pô luôn thu hút thực khách 

15 thg 11, 2017

Tìm hiểu nghi lễ then của người Tày ở Bình Liêu

Nghi lễ Then của người Tày (gồm 3 tỉnh: Quảng Ninh, Lào Cai, Tuyên Quang) đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia từ năm 2012 (đợt 1). Tại Quảng Ninh, huyện Bình Liêu là nơi cư trú chủ yếu của người Tày. Tại đây, nghi lễ then từ lâu đời đã là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hoá tinh thần của đồng bào Tày . Vậy, nghi lễ then ở Bình Liêu nói riêng, Quảng Ninh nói chung có gì độc đáo?

Một cách hiểu về nghi lễ then

Cũng như người Tày ở nhiều vùng khác, người Tày ở Bình Liêu không theo tôn giáo nào mà chỉ có tín ngưỡng dân gian với tục thờ cúng tổ tiên, thần thánh, ma quỷ mà người Tày gọi chung là Phi (có Phi lành, Phi dữ). Người Tày có nhiều nghi lễ cúng khấn để xin Phi lành phù hộ, xin những điều tốt đẹp, xua đuổi Phi dữ và những điều xấu. Những lời cúng khấn thực hiện trong các nghi lễ gọi là đường then do các Then thực hiện (nằm trong các nghi lễ cúng khấn còn có hệ thống lời gọi là đường Mo, Tào, Pật mà người thực hiện là các thầy mo, thầy tào, thầy pật – những tên gọi khác nhau của người hành nghề cúng bái). Bởi vậy, nghi lễ then là hệ thống lời hát có làn điệu, kèm với các nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng của dân tộc Tày.

5 thg 5, 2017

Bản nhà lá

Bản Tha và Hạ Thành xã Phương Độ (Tp. Hà Giang) được du khách gọi với cái tên đặc trưng là “Bản nhà lá”. Hai bản nằm liền kề nhau với hơn 200 nếp nhà sàn êm đềm bên con Suối Tiên mát lành, cùng với cuộc sống sinh hoạt dân dã của người Tày bản địa đã tạo nên dấu ấn khó quên khi du khách đặt chân đến khám phá nơi này. 

Trong cái nắng hè vùng cao vàng như rót mật, chúng tôi được anh cán bộ phòng văn hóa Tp. Hà Giang tên là Thuần dẫn đi tham bản Tha và Hạ Thành. Ngay khi đặt chân đến bản Hạ Thành, chúng tôi đã ấn tượng với những thửa ruộng như những nấc thang dẫn lên núi vàng ươm mầu rơm rạ sau thu hoạch.

Hai bản nằm lừng chừng bên con Suối Tiên quanh năm ăm ắp nước tưới mát cho cánh đồng màu mỡ và phục vụ sinh hoạt của người dân bản, nên nhà nào cũng có ao. Để làm ao, người Tày ở xã Phương Độ chỉ cần vét đất, đắp những viên đá mồ côi thành bờ chắn nước. Ao nhà nào cũng thả cá Bỗng, một loại cá thuộc họ cá Hồi, rất phù hợp với khí hậu địa phương, lại có giá trị kinh tế cao.

15 thg 3, 2017

Các sinh hoạt văn hóa truyền thống trong đám cưới truyền thống của người Tày

Cưới xin là một tập tục tốt đẹp trong đời sống. Cưới xin không chỉ thể hiện đời sống tâm linh, đánh dấu sự kiện quan trọng của một đời người mà còn là ngày hội của họ hàng, của dân tộc và các sinh hoạt nghệ thuật không thể thiếu trong đám cưới người Tày ở xã Tĩnh Bắc, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.

Trong đám cưới truyền thống của người Tày không thể thiếu các sinh hoạt văn hóa truyền thống như: hát lượn, hát sli, hát đối đáp, ông quan lang hát lượn dặn dò cô dâu chú rể, những bài mời trầu, mời cơm, hát bài lễ bái tổ tiên và họ hàng. Còn thanh niên nam nữ họ hát đối đáp nhau, mời rượu, chúc tụng cô dâu, chú rể, họ tổ chức các trò chơi dân gian mang đậm nét văn hóa truyền thống của dân tộc.

Ngoài ra còn có "pả me" trong đám cưới người Tày. "Pả me" là người phụ nữ thay mặt bố mẹ cô dâu thực hiện mọi nghi lễ trong đám cưới, nếu như trong đám cưới của người kinh đại diện nhà gái theo cô dâu về nhà chồng có thể là nam giớ hay nữ giới thì trong đám cưới người Tày người đại diện là "pả me" trước tiên phải là người biết hát văn"hết văn đảm bái" hát văn đám cưới, họ là những người lớn tuổi có đức độ uy tín trong vùng, pả me phải là những người rất đứng đắn, lịch sự có khả năng ứng đối am hiểu phong tục tập quán của địa phương. Ngoài ra, phải đáp ứng một số tiêu chuẩn như có chồng con cháu quây quân hạnh phúc.

2 thg 3, 2017

Lễ đầy tháng của người Tày Hà Giang

Lễ đầy tháng là một trong những nghi lễ trong gia đình của đồng bào Tày xã Kim Ngọc, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Đây là nghi lễ báo cáo với tổ tiên công nhận là con, cháu trong gia tộc, trong dòng họ và trong gia đình. 

Nghi lễ đầy tháng của người Tày

Theo quan niệm của người Tày , khi đứa trẻ đầy tháng, người ta tổ chức lễ ăn mừng. Lễ này người Tày ở Chiêm Hóa, Chợ Đồn, Ba Bể...gọi là "lẩu ma nhét" (đám cưới con chó nhỏ), ở Bảo lạc gọi là " món dè" (đầy tháng); hay một vài nơi ở Hà Giang con gọi là "lẩu bươn,oóc bươn" (ra tháng) - cũng có nghĩa là đầy tháng. Người Tày ở Kim Ngọc thì gọi lễ đầy tháng là " vằn đáy bươn " (ngày đầy tháng). "vằn đáy bươn" của người Tày ở Kim Ngọc cũng được tổ chức rất to để chúc mừng gia đình có thêm một thành viên.

Các lễ vật trong cúng tế: Các lễ vật trong lễ đầy tháng là các sản phẩm nông nghiệp của gia đình. Các lễ vật này dâng lên để tạ ơn thần linh, ông bà tổ tiên đã che chở và phù hộ cho đứa bé sinh ra được khỏe mạnh. Trong lễ đầy tháng, đặt bên cạnh mâm cúng chính còn có các mâm của các gia đình hai bên nội ngoại mang đến cúng tế mừng cho đứa trẻ chính thức được công nhận là một thành viên trong gia đình. 

11 thg 10, 2016

Cá ướp, vị thuốc quý của người Tày Hà Giang

Đồng bào dân tộc Tày ở huyện Quang Bình, Hà Giang có một món ăn gắn bó từ lâu, đó là món cá ướp. Đặc biệt, món ăn này còn là một bài thuốc hữu ích của người dân nơi đây. 

Món cá ướp của đồng bào Tày - Ảnh: Diệm My 

Sau khi thu hoạch vụ mùa, đồng bào Tày ở Quang Bình có thói quen thả cá trong ruộng để nuôi cho đến khi tháo nước ruộng để chuẩn bị cho vụ mùa mới. Ấy cũng là thời điểm mọi người có thể thu hoạch một mẻ cá nho nhỏ cho gia đình.

4 thg 8, 2016

Nét độc đáo của ngôi nhà sàn người Tày Bảo Yên

Nhà sàn người Tày Bảo Yên là sản phẩm kiến trúc độc đáo, thể hiện sự hòa hợp của con người, thiên nhiên và văn hóa dân tộc.

Những nếp nhà sàn bằng gỗ, mái lợp cọ nằm dưới những chân đồi xanh ngút ngát là đặc trưng truyền thống, thấm sâu vào tâm hồn nhiều thế hệ đồng bào Tày, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

Đây cũng là sản phẩm kiến trúc độc đáo, thể hiện sự hòa hợp của con người, thiên nhiên và văn hóa dân tộc.

Thông thường ngôi nhà sàn của đồng bào Tày, huyện Bảo Yên là ba gian hai trái hoặc hai gian hai trái. Theo các cụ cao niên ở đây cho biết, ngày xưa khi rừng còn nhiều, bà con thường chọn những cây gỗ to nhất, tốt nhất về làm ngôi nhà 4 gian hai chái rất rộng rãi. 

Mái nhà sàn của một gia đình người Tày ở Nghĩa Đô, Bảo Yên. Ảnh: Nguyễn Thế Lượng/Tuổi trẻ 

20 thg 12, 2015

Giai điệu của “Trời”

Trong đời sống sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng, tâm linh của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái ở các tỉnh miền núi phía Bắc, hát then được ví là điệu hát của “thần tiên”, là giai điệu của “Trời”, nó bắt nguồn từ chính cuộc sống lao động của họ, và gắn liền với họ từ lúc sinh ra cho đến tận lúc lìa đời. Vì thế, người ta có thể tìm thấy trong then những giá trị nhân sinh quan mang tính toàn cầu.

Sống cùng then, chết cũng theo then về Trời

Theo quan niệm của người Tày, Nùng, Thái, then có nghĩa là “Trời”. Hát then trong lễ cúng then là một loại hình diễn xướng âm nhạc tín ngưỡng dân gian, có nội dung thuật lại cuộc hành trình của con người lên thiên giới cầu xin Ngọc Hoàng ban cho những điều may mắn và một cuộc sống tốt lành.

Theo các nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian, then vừa là một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, tâm linh, vừa là một loại hình âm nhạc dân gian. Toàn bộ hệ thống bài bản của then có gần bốn nghìn câu thơ, nội dung của nó phản ánh mọi khía cạnh của cuộc sống, từ chuyện đời sống, bản mường, chim muông, đến chuyện tình yêu, ma chay, cưới hỏi, phu phen, tạp dịch… Lễ cúng then là một màn trình diễn nghệ thuật lôi cuốn, có khả năng đưa con người chìm đắm vào miền siêu thực. Vì thế, khi nghiên cứu sâu các lễ then cổ truyền, người ta có thể thấy rõ nhân sinh quan, thế giới quan và bản sắc văn hóa của đồng bào Tày, Nùng, Thái.

26 thg 3, 2015

Lên Cao Bằng trẩy hội Nàng Trăng

Trong mấy tháng mùa xuân, nếu đi ngao du trên những cung đường đầy hoa của tỉnh Cao Bằng, du khách thường được chứng kiến lễ hội kéo dài của người Tày.


Đó là lễ hội Nàng Hai (còn gọi là Nàng Trăng), là một nét sinh hoạt văn hóa dân gian độc đáo. Theo tín ngưỡng người Tày, Nàng Hai là mẹ Mặt Trăng chuyên ban phúc và giúp đỡ con người trong việc làm ruộng, dệt vải. Lễ hội này được tổ chức để mời Nàng Hai xuống hạ giới giao lưu cùng với bản làng.

25 thg 12, 2014

Bánh ngải của người Tày ở xứ Lạng

Món ăn được sử dụng trong các dịp cỗ bàn, lễ tết và được coi như một vị thuốc quý của người dân vùng đất nhiều núi thấp và đồi này.

Theo lời của những người phụ nữ Tày, do khí hậu Lạng Sơn quanh năm mát mẻ nên ngải cứu mọc nhiều trong vườn nhà, không phải chăm sóc nhiều, chỉ cần tưới nước là đã lên xanh tốt.

Loài cây này thường cao ngang ngực người, lá non xanh và có mùi thơm, ít vị đắng. Người dân bản địa xếp ngải cứu vào danh sách những thứ rau để ăn hàng ngày và là nguyên liệu để làm bánh trong ngày nông nhàn. Nhiều người đã nhìn vào cách một người phụ nữ Tày làm bánh ngải để đoán biết được độ khéo léo của họ. 

Thoạt nhìn, bánh ngải cứu của người Tày có hình dáng khá giống với món bánh dày của người dân tộc Kinh, tuy nhiên thay bằng màu trắng thì chiếc bánh lại có màu xanh, bóng nhẫy trông rất tươi mát. Ảnh: Kiều Như. 

10 thg 12, 2014

Đặc sản tép chua của người Tày bên hồ Ba Bể

Vị chua dịu của tép tươi và dẻo quánh của gạo nương lên men hòa quyện vào nhau, tạo nên hương vị khác biệt cho món tép chua trong bữa cơm của người Tày.

Hồ Ba Bể thuộc xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, cách Hà Nội khoảng 230 km, là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam. Đến đây, du khách không chỉ thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên đẹp, mà còn được nếm thử những đặc sản riêng nuôi dưới hồ như cá, tôm cùng nhiều món khác như gà đồi, rau dớn, lợn sữa, nếp nương, măng trúc…

Nếu qua đêm ở bản Pác Ngòi, được ăn bữa cơm dân tộc bên bếp lửa nhà sàn, bạn hãy thử một lần nếm hương vị của món tép hồ muối chua nổi tiếng. Đặc sản tép chua Ba Bể làm từ tép tươi và gạo nương, được dân làng chế biến theo bí quyết riêng để có hương vị thơm ngon đặc biệt, khác hẳn so với những nơi khác. 

Tép phơi cho ráo trước khi cho vào hũ muối. 

20 thg 11, 2014

Gặp thầy cúng miền Tây Bắc

Cuối tháng 9, tôi theo hai người bạn đi thăm vài làng bản ở Tuyên Quang theo chương trình nghiên cứu những thầy then, thầy tào (*) và tranh thờ miền núi của họ.

Tác giả cùng thầy Thạch Đức Điện (phải), người Cao Lan 

30 thg 10, 2014

Những ngôi nhà sàn cổ dưới chân núi Khau A

Theo quốc lộ 279, qua những cung đường uốn lượn theo những dãy núi cao ngất trời, chúng tôi dừng chân ở xã Nghĩa Đô (Bảo Yên, Lào Cai) dưới chân núi Khau A cao vời vợi. 

Những ngôi nhà sàn cổ Nghĩa Đô quần tụ dưới chân núi Khau A - Ảnh: Nguyễn Thế Lượng 

Nghĩa Đô từ lâu được biết đến là một vùng đất cổ, nơi có những phong tục tập quán cổ truyền. Cuộc sống nơi đây hấp dẫn lòng người không chỉ ở khung cảnh thanh bình, yên ả mà còn bởi thung lũng này là nơi quần tụ của những ngôi nhà sàn cổ kính.

6 thg 2, 2014

Lễ hội nàng Hai của người Tày ở Cao Bằng

Lễ hội nàng Hai hay còn gọi là nàng Trăng là một trong những lễ hội dân gian truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở Cao Bằng. Lễ hội diễn ra vào dịp đầu xuân, gắn với tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ, với ước mong về mùa màng tươi tốt, con người sinh sôi nảy nở. Hiện lễ hội này vẫn còn được lưu giữ nguyên vẹn tại xã Tiên Thành (huyện Phục Hòa) và xã Kim Đồng (huyện Thạch An).

Mới đây, trong khuôn khổ của Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc – di sản văn hóa Việt Nam” diễn ra tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ hội Nàng Hai của đồng bào dân tộc Tày ở Cao Bằng đã được tái hiện sinh động, thu hút đông đảo người xem.

Theo tín ngưỡng dân gian người Tày, trên cung Trăng có Mẹ Trăng và 12 nàng tiên là con các Mẹ Trăng, hàng năm chăm lo, bảo vệ mùa màng và cuộc sống cho dân chúng ở trần gian. Lễ hội Nàng Hai là cuộc hành trình lên trời đón Mẹ Trăng và các nàng tiên xuống vui hội trần gian, giúp dân việc đồng áng, mùa màng bội thu, muôn nhà hạnh phúc.

Trai bản đưa lễ vật ra cúng tại miếu thổ công để mời Mẹ Trăng xuống trần cầu mùa, cầu phúc.

19 thg 1, 2014

Khâu nhục - món ngon cho mùa lạnh

Cái rét tràn về qua làn sương buổi sớm khiến người ta có một chút cảm giác thèm những món ăn nóng sốt trong thời tiết se se. Món khâu nhục có nguồn gốc từ Trung Quốc, cũng là món ăn phổ biến của người Hoa tại Việt Nam. Người Tày ở Bình Liêu (Quảng Ninh) cũng rất quen thuộc với món ăn này. Đặc biệt ở vùng núi, cái rét vào mùa đông có phần đậm hơn nên món ăn này khá được ưa chuộng.

Đĩa khâu nhục tỏa hương hấp dẫn.

Điểm nhấn của món khâu nhục là cách kết hợp sử dụng nhiều loại gia vị đem chưng cách thuỷ với thịt heo (lợn) khiến cho người ăn có cảm giác hài hoà, thơm ngon tan trong đầu lưỡi và đặc biệt món này ăn trong những lúc thời tiết lạnh giá lại càng ngon thêm. Việc chế biến khá mất thời gian nhưng đồng thời món ăn này cũng có thể để lâu, ăn dần từ ngày này sang ngày khác mà không sợ mất hương vị thơm ngon, vì càng để lâu các loại gia vị càng thấm vào thịt heo khiến cho món ăn thêm phần đậm đà.

15 thg 8, 2013

Về Bình Liêu nghe điệu hát then

Bình Liêu là một huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Ninh, phía bắc giáp với Trung Quốc. Là một huyện còn nghèo, dân cư trong vùng chủ yếu gồm các dân tộc: Tày, Sán Chỉ, Dao… Trong đó người Tày chiếm khá đông dân số.

Tác giả (dân tộc Tày) trong trang phục truyền thống và cây đàn tính. 

Người Tày thường sống ở vùng thung lũng, nơi có các con suối chảy róc rách và những mảnh ruộng bậc thang thoai thoải, đang mùa cấy, từ xa nhìn lại như một tấm thảm tầng xanh màu mạ non. Địa hình nơi đây hiểm trở với những ngọn núi cao trùng điệp. Vào những ngày trời mưa bão, có thể nhìn thấy những làn sương mờ trôi lãng đãng trên các ngọn núi. Mùa này, đến với Bình Liêu ta còn có thể ngắm các dòng suối đổ từ trên núi cao xuống những vùng thấp hơn. Phong cảnh thiên nhiên hài hoà, không khí khá mát mẻ là một điều kiện lý tưởng cho những người ưa khám phá. Một buổi dã ngoại tắm suối có thể sẽ khá thú vị.