Hiển thị các bài đăng có nhãn người Mường. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Mường. Hiển thị tất cả bài đăng

27 thg 11, 2014

Đặc sản nòng nọc om măng ở Thanh Hóa

Những chú nòng nọc bụng trắng tinh, béo mẫm và mềm mại nằm ngon lành trên bát măng om nghi ngút khói là thứ đặc sản làm không ít người phải ngại ngần khi lần đầu thưởng thức.

Người Mường ở miền Tây Thanh Hóa từ lâu đã có thói quen ăn nòng nọc (theo tiếng địa phương là bu bu hoặc bâu bâu). Vào các tháng 6 đến 11 âm lịch hàng năm, người địa phương thường vào rừng từ đầu giờ sáng hoặc lúc chiều muộn để bắt nòng nọc. Lúc này nước ở các con suối mát và khá yên tĩnh, nòng nọc thường lượn lờ kiếm ăn ở các khe đá nhỏ. 

Dụng cụ dùng để bắt nòng nọc rất đơn giản, chỉ gồm một chiếc dậm và một chiếc rỏ tre, vài ba lá khoắn làm mồi nhử. Ảnh: vtc. 

2 thg 11, 2014

Lũng Vân – Nóc nhà xứ Mường

Là địa danh nổi tiếng trong bốn xứ Mường cổ đất Hòa Bình (Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động), Lũng Vân (huyện Tân Lạc, Hòa Bình) được ví như Nóc nhà xứ Mường bởi cảnh sắc đẹp và còn giữ được nhiều nét sinh hoạt truyền thống của người Mường.

Truyền thuyết “Đẻ đất Đẻ nước” của người Mường ở Hòa Bình kể rằng, xưa Lũng Vân là nơi có những bản làng đang sinh sống yên bình. Một cơn hồng thuỷ ập đến bất thần trong đêm tối đã cuốn trôi hết tất thảy nhà cửa, bản làng, người dân, trâu bò và nhấn chìm cả rừng núi. Có đôi vợ chồng nhà nọ bám được một chiếc bè luồng rồi vướng vào cây Bi – một cây cổ thụ khổng lồ, rễ cây ăn xuyên qua chín sông mười núi nên vẫn vững vàng trong cơn hồng thuỷ. Cơn hồng thuỷ rút cũng là lúc tất cả trở nên hoang xơ. Không còn đường về, họ dựng lều ở ngay dưới gốc cây Bi để ở và sinh con đẻ cái, phát rừng làm nương, cày cuốc thung lũng thành ruộng bậc thang, làm cọn (guồng) để lấy nước, thuần phục thú rừng thành vật nuôi, lập nên mường bản. Nhớ ơn cây cứu mạng, họ lấy tên cây đặt cho tên mường, hình thành nên vùng Mường Bi ngày nay, một vùng núi rừng rộng lớn bao gồm nhiều xã thuộc huyện Tân Lạc. Lũng Vân là vùng đất nơi cây Bi mọc trong truyền thuyết và cũng là nơi sinh sống cao nhất của Mường Bi.

Khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7 trong năm, khi những cơn mưa rừng ập đến Lũng Vân, xuất hiện hàng trăm con suối, thác nước từ trên núi cao đổ xuống tạo nên cảnh sắc tuyệt đẹp ở đây.

29 thg 10, 2014

Những đặc sản của người Mường Thanh Hóa

Ngoài món thịt thú rừng nướng được ưa dùng ở các vùng miền núi, khi đến bản Mường Thanh Hóa du khách còn được thết đãi bánh trứng kiến hoặc thịt lợn muối chua.

Gắn bó mật thiết với rừng núi, sông suối, đồng ruộng. Người Mường thường tận dụng các sản vật tự nhiên sẵn có để làm đa dạng cũng như luôn cải thiện mới bữa ăn gia đình. Tuy không có các loại quà bánh phong phú như miền xuôi nhưng họ sử dụng mọi nguồn sản vật tự nhiên sẵn có để tạo ra nhiều món ngon, đặc sản mà nếu có dịp thưởng thức một lần chắc chắn du khách sẽ không thể nào quên được. 

Bột nếp trộn cùng nhân trứng kiến béo ngậy, gói trong lá vả tạo nên món bánh thơm ngon đặc biệt. Nguồn: tieudungviet. 

25 thg 4, 2013

Bò nấu lá moi

Nghe tin tôi về quê ngoại ở Hòa Bình, mấy anh bạn cùng phòng nhấm nháy dặn dò “về kiếm giùm anh ít lá moi nhé!”. 

Bò nấu lá moi - Ảnh: Thảo Nga

Cứ mỗi lần về ngoại, các dì tôi lại kiếm bằng được nắm lá moi về làm món thịt bò nấu lá moi để đãi đứa cháu trên thành phố về. Các dì tôi rất tự hào vì đây là món đặc trưng của người dân tộc Mường - Hòa Bình, mà bất cứ nơi đâu dù có cũng không ngon bằng.