Hiển thị các bài đăng có nhãn người Mông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Mông. Hiển thị tất cả bài đăng

26 thg 2, 2019

Món bánh Tết thơm ngon từ gạo của người Mông Nghệ An

Cứ vào mỗi dịp Tết đến Xuân về, khi những bông hoa đào đã bung cánh khoe sắc cũng là khoảng thời gian đồng bào Mông ở huyện vùng cao Nghệ An, cùng giúp nhau làm bánh “Mông” truyền thống để cúng ông bà tổ tiên. 

Dù đã ăn cùng một Tết Nguyên đán như mọi dân tộc khác trên đất nước Việt Nam, nhưng chiếc bánh truyền thống dâng lên ông bà tổ tiên ngày Tết của người Mông ở Kỳ Sơn, Nghệ An không phải là bánh chưng, mà đó là “Dúa túa” có nghĩa là bánh đâm (Dúa dịch là bánh, túa là đâm) - một loại bánh được đâm nhuyễn từ cơm sôi đã hông chín, người dân tạm gọi là bánh "Mông". 

23 thg 2, 2019

Lên Mèo Vạc xem người Mông “kéo vợ” ngày Xuân

Mèo Vạc (Hà Giang) - vùng đất cực Bắc đa sắc màu văn hóa bước vào ngày đầu Xuân đẹp như một bức tranh thêu. Cả dải biên cương thay “áo mới” bằng những cánh hoa đào, hoa mận bung nở khắp núi rừng. Mùa Xuân cũng là mùa đôi lứa yêu nhau, mùa của những chàng trai Mông đi “kéo vợ” để xây dựng tổ ấm cho riêng mình. 

Nét đẹp - bản sắc văn hóa truyền thống 


“Kéo vợ” - phong tục truyền thống của người Mông ở Mèo Vạc gắn liền với tục “vỗ mông” của đồng bào nơi đây. Phong tục này hình thành từ lâu đời trong đời sống sinh hoạt của người Mông. Tục “kéo vợ” chứa đựng một nét văn hóa rất riêng của người Mông, vừa chất phác, vừa táo bạo nhưng cũng không kém phần ý nhị. 

Vào dịp lễ tết, các chàng trai, cô gái Mông thường cùng nhau múa khèn vui hội. 

Tinh hoa nghề rèn của đồng bào Mông

Nghề rèn của đồng bào dân tộc Mông - Điện Biên có từ lâu đời, thể hiện sự tài hoa, khéo léo của người thợ đã cho ra lò những sản phẩm tinh xảo mang đậm bản sắc riêng của đồng bào nơi đây.

Kỹ thuật điêu luyện


Nghề rèn thủ công truyền thống của dân tộc Mông đã có từ bao đời nay, việc rèn các nông cụ nhằm phục vụ tập quán canh tác trong lao động sản xuất của đồng bào. Các sản phẩm được tạo ra hoàn toàn bằng thủ công, từ khâu cắt sắt, tạo hình, quai búa, làm tay cầm… tất cả vẫn làm bằng tay không có sự can thiệp của máy móc.

Đồng bào Mông giới thiệu nghề rèn tại không gian Chợ phiên vùng cao đón chào năm mới 2019 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam . Ảnh: Thanh Hà 

16 thg 1, 2019

Khám phá vẻ đẹp nên thơ của bản Mông cách thành phố Vinh 200km

Đến Huồi Giảng (Kỳ Sơn) mùa này, du khách sẽ được tận hưởng bầu không khí se lạnh với cảnh sắc thiên nhiên vô cùng lãng mạn của những chái nhà mái sa mu, hồng chín đỏ rực và đào chớm nụ. 

Huồi Giảng là cụm bản người Mông thuộc xã Tây Sơn, Kỳ Sơn. Nơi đây yên bình với những mái nhà sa mu dầu chen giữa tán cây xanh mướt và những nụ đào chớm nở. Ảnh: Thành Nguyễn 

10 thg 1, 2019

Những bí ẩn trong ngôi nhà người Mông ở Nghệ An


Khác với các cộng đồng dân tộc khác ở miền Tây Nghệ An, việc dựng nhà và bố trí trong căn nhà của người Mông gắn liền với cuộc sống quanh năm trên núi cao và mang một nét đặc trưng riêng tiêu biểu cho nền văn hóa lâu đời của họ. 

31 thg 10, 2018

Người Mông ở Lai Châu hồ hởi làm du lịch

Từ những bàn tay chỉ quen với cày cuốc, người Mông ở bản Thèn Pả, xã Tả Lèng, huyện Tam Đường (Lai Châu) đã làm quen với cách tiếp đón, mời chào khách.

Từ cánh rừng thông rộng hàng chục ha cách đây hơn 10 năm, người dân ở bản Thèn Pả, xã Tả Lèng, huyện Tam Đường (Lai Châu) đã khai thác để phát triển du lịch sinh thái, gắn với văn hóa dân tộc Mông

12 thg 7, 2018

Đào Mông chín rộ ở miền Tây Nghệ An

Xã Tri Lễ, huyện Quế Phong (Nghệ An) có 7 bản Mông sống dọc biên giới Việt – Lào, trong đó có 72 hộ của 3 bản Huồi Mới 1, Huồi Mới 2, Pà Khốm được Ban di dân phát triển nông thôn miền núi hỗ trợ trồng, chăm sóc gần 13.000 gốc đào Mẹo. Vào thời điểm này, đào đang chín rộ. 

Người Mông ở biên giới Quế Phong thường trồng đào phía trên những đỉnh đồi có đất rẫy. Đến nay, khắp núi đồi trải dọc biên giới Việt – Lào phủ kín những gốc đào. Ảnh: Hùng Cường 

3 thg 7, 2018

Độc đáo chiếc cối xay lúa cổ của người Mông

Chiếc cối xay lúa tập thể của bản Piềng Vai, xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn được xem là một trong những vật dụng cổ xưa độc đáo còn sót lại của đồng bào Mông nơi đây. 

Piềng Vai là bản của đồng bào Mông, nơi đây có hơn 40 hộ dân sinh sống. Đến nay bản vẫn chưa có điện lưới, tuy vậy, những chiếc máy xay lúa chạy bằng máy nổ đã thay thế chiếc cối xay tay. Ảnh: Hồ Phương 

Khám phá bản Mông trên đỉnh Huồi Cọ

Nằm trên đỉnh núi Huồi Cọ, 46 hộ, hơn 300 người dân đồng bào Mông của bản Huồi Cọ, xã biên giới Nhôn Mai, huyện Tương Dương (Nghệ An) vẫn giữ gần vẹn nguyên bản sắc độc đáo của dân tộc mình. 

Nằm trên đỉnh núi Huồi Cọ, là bản của 100% người Mông này với 46 hộ dân, hơn 300 nhân khẩu. Nơi đây chưa có điện, chưa có đường bê tông, sóng điện thoại chập chờn và trường học vẫn đang là trường tạm. Ảnh: Hồ Phương 

20 thg 6, 2018

Tín hiệu trên trang phục người Mông


Trang phục của thiếu nữ Mông thường rất nổi bật. Họ thường mặc trang phục truyền thống tại những ngày hội như Tết, đám cưới và trong những hội diễn văn nghệ. 

24 thg 5, 2018

Mộc mạc những trò chơi của trẻ em vùng cao xứ Nghệ

Không có nhiều sự lựa chọn và điều kiện như ở vùng trung tâm thị thành, niềm vui của những đứa trẻ nơi vùng cao Nghệ An là vùng vẫy nơi sông suối, cười vui với chiếc xích đu, cầu bập bênh, đu quay... tự tạo từ dây thừng, thanh tre, tấm ván gỗ. Đơn giản, mộc mạc nhưng đầy ắp tiếng cười. 

Không có điều kiện như trẻ em miền xuôi, những ngày nghỉ, trẻ em vùng cao xứ Nghệ thường chọn cho mình niềm vui nho nhỏ xung quanh bản làng với các trò chơi đơn giản. Ảnh: Đào Thọ 

Nhịp sống người Mông dưới chân núi Pu Xai

Dưới chân núi Pu Xai, xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn là những bản người Mông với nhịp sống chậm rãi và lưu giữ những nét văn hóa cổ xưa... 

Bản Buộc Mú xã Na Ngoi vốn dĩ rất gian nan về giao thông. Chỉ cách đây hơn 1 năm, chẳng ai nghĩ rằng sẽ có một con đường rải nhựa phẳng phiu đi qua nơi ở của cộng đồng người Mông này. Ảnh: Hồ Phương 

1 thg 5, 2018

Chợ phiên của đồng bào Mông ở Ðắk R’măng

Hiện nay, ở huyện Đắk Glong, đồng bào dân tộc Mông ở xã Đắk R’măng có trên 600 hộ sinh sống, chủ yếu làm nương rẫy. Người Mông di cư mang theo nhiều phong tục truyền thống và được giữ gìn, phát huy trên vùng quê mới. Một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Mông là chợ phiên.

Ngày trước, tại huyện Đắk Glong có hai chợ phiên lớn nhất là chợ phiên ở xã Đắk Som và chợ phiên ở xã Đắk R’măng. Tuy nhiên, bây giờ chỉ có chợ phiên ở xã Đắk R’măng là được duy trì và được chính quyền địa phương đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kiên cố.

Chợ phiên của người Mông chỉ tổ chức vào một ngày chủ nhật hàng tuần. Đồng bào, thương lái từ nhiều nơi đổ về trưng bày các loại hàng hóa rất đa dạng, phong phú, từ đồ thổ cẩm, quần áo, hàng mỹ nghệ, dụng cụ sinh hoạt trong gia đình, công cụ sản xuất cho đến các món ẩm thực như chè, thịt dê, thịt trâu… 

Ở chợ phiên, nhiều nhất vẫn là các mặt hàng váy áo thổ cẩm truyền thống của người Mông 

1 thg 3, 2018

Nắng vàng trên Phà Ka Tủn

Sương bắt đầu tan trên dãy Phà Ka Tủn, nắng vàng chiếu rọi xuống mái sa mu - tín hiệu của mùa Xuân đang về. Lúc này, bà con người Mông ở bản Nậm Tột (xã Tri Lễ - Quế Phong) náo nức đón chào năm mới và một mùa lễ hội rộn ràng... 

Đã khá lâu, vùng biên cương Tri Lễ (Quế Phong) mới có được một ngày đẹp, trời quang mây, ánh nắng chan hòa mang theo hơi ấm, cây rừng biếc xanh khẽ đung đưa trong gió, tiếng chim hót vang cả non ngàn. Có dịp “thiên thời” và “địa lợi”, chúng tôi quyết tâm cưỡi “ngựa sắt” men theo con đường mòn lên dãy Phà Ka Tủn để vào Nậm Tột - bản xa xôi bậc nhất của huyện rẻo cao biên giới Quế Phong.

Nói là “địa lợi” nhưng chỉ một phần, bởi con đường mòn khúc khuỷu, cheo leo nhiều đoạn vẫn còn trơn trượt, “ngựa sắt” phải rú vang liên hồi, hết chồm lên rồi lao xuống mới đủ sức vượt qua. Từ trung tâm xã, mất hơn 4 giờ vất vả mới đặt chân đến Nậm Tột. 

Quang cảnh bản Nậm Tột (xã Tri Lễ - Quế Phong). Ảnh: Kiên Phương 

3 thg 2, 2018

Tết Mông giữa mùa hoa mận

Vào thời gian này, du khách lên Mộc Châu, Sơn La chứng kiến một khung cảnh trắng trời hoa mận. Mộc Châu là mảnh đất của muôn loài hoa như: hoa đào, hoa mơ, hoa đỗ quyên, hoa tam giác mạch, hoa cải…và hoa mận trắng tinh khiết. 

Hai thiếu nữ Mông diện váy đẹp đi chơi giữa rừng mận. Ảnh: Hải Dương

Khi tiết mùa đông đang vào giai đoạn nửa cuối với những ánh nắng xuất hiện nhiều hơn cũng chính là thời khắc báo hiệu mùa hoa mận Mộc Châu bắt đầu đơm nở.

Chúng tôi hào hứng cùng nhau lên xứ sở cao nguyên Mộc Châu trước Tết nguyên đán một tháng để ngắm mùa hoa mận. Từ bản Phiêng Cành đến bản Tà Phình 1, Tà Phình 2 (xã Tân Lập - Mộc Châu) những cánh rừng mận chỉ còn lại một màu trắng xóa mênh mông.

8 thg 11, 2017

Cuộc sống vắt vẻo trên đỉnh mờ sương ở bản Mông Lùng Ác

Con người nơi đây đã chinh phục và chế ngự thiên nhiên để giành lại sự sống từ bao đời nay.

Bản Mông Lùng Ác xã Vĩnh Yên (Bảo Yên- Lào Cai) nằm vắt vẻo lưng chừng trời. Từ trung tâm xã, phải qua chặng đường dốc núi gần 20 km uốn lượn mới lên được bản. Ảnh: Cây sắn đang lan tỏa màu xanh tốt trên đất đá cằn cỗi Lùng Ác, đây là nguồn lương thực giúp cho đồng bào sử dụng trong những lúc giáp hạt và chăn nuôi.

21 thg 10, 2017

Mê mẩn Xím Vàng

Đến mùa lúa chín năm nay, chúng tôi tìm đến và khám phá vẻ đẹp của Xím Vàng - xã vùng cao của huyện Bắc Yên (Sơn La), một phần thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa. 

Vẻ đẹp của Xím Vàng - xã vùng cao của huyện Bắc Yên (Sơn La) 

Người Mông ở Xím Vàng nói riêng và đồng bào các dân tộc ở Tây Bắc nói chung chỉ trồng được một vụ lúa trên thửa ruộng bậc thang từ tháng 5 đến tháng 10 dương lịch. Đến Xím Vàng vào thời điểm này, chúng tôi tha hồ ngắm sắc vàng bạt ngàn và chụp ảnh thỏa thích.

17 thg 9, 2017

Ném pao - trò chơi độc đáo của người Mông

Ném pao (pó po) - trò chơi dân gian truyền thống đã trở thành hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng có ý nghĩa nhân văn cao đẹp. Trò chơi ném pao của người Mông là một trong những nét văn hóa độc đáo, đặc trưng của tộc người.

Độc đáo trong cách chơi


Quả pao hay còn được gọi là “Lu po” được khâu nối các miếng vải lanh thành trái tròn, to bằng quả cam, bên trong nhồi hạt lanh hoặc bông vải. Ngày nay, để tạo sắc màu cho quả pao, các thiếu nữ Mông còn dùng thổ cẩm của người Thái, hay lụa tơ tằm để tạo sự mềm mại cho quả pao. Quả pao được tạo nên từ những đôi bàn tay khéo léo tỉ mỉ của các cô gái Mông. Pao của các thiếu nữ thường to, màu sắc bắt mắt và sặc sỡ hơn, còn pao của các cô bé mới lớn đơn giản hơn, bé hơn và có màu đen.

Tết Mông ở Tà Xùa. 

9 thg 9, 2017

Giản dị nam phục người Mông

Nam phục của người Mông còn giữ lại nhiều nét chung nhất giữa các nhóm Mông. Bộ nam phục Mông được may bằng vải nhuộm chàm của người hay đen của người Thái, Tày hay vải lanh, vải láng đen mua ở chợ.

Bộ quần áo nam giới gồm quần, áo ngắn, thắt lưng, khăn bịt đầu. Trong hầu hết các dân tộc vùng núi thì người Mông còn giữ lại lâu bền bộ y phục của mình. Trong khi đó, nam giới các dân tộc khác hầu như ăn mặc giống người Kinh. Quần của nam giới may kiểu quần chân què, cạp rộng lá tọa, đũng quần rất thấp, cạp được dắt sang một bên rồi dùng thắt lưng vải hoặc da thắt lại cho chặt. Vì là quần đũng thấp, ống lại rộng nên khi mặc, quần của nam giới Mông có dáng nét riêng, không thể pha trộn với bất kì dân tộc nào.

1 thg 7, 2017

Người Mông vui hội Gầu Tào

Hội Gầu Tào của người Mông ở Mường Khương, Lào Cai thường được tổ chức vào khoảng 3-6 tết âm lịch hàng năm, là tập tục văn hóa lâu đời gắn với những sinh hoạt văn hóa chung mang đầy bản sắc của người người dân nơi đây. 

Mục đích của hội Gầu Tào là cầu mưa thuận gió hòa cho mùa màng bội thu. Hội cũng là nơi cho người già trong vùng đến gặp nhau để chúc thọ, cầu phúc cho con cháu và là dịp để các chàng trai, cô gái người Mông du xuân gặp mặt, cầu hạnh phúc cho cả năm.

Vào ngày hội, đồng bào dân rộc Mông trong vùng tụ họp dưới gốc cây nêu, được dựng tại một khoảnh đất bằng phẳng trên núi. Tất cả các hoạt động của lễ hội đều diễn ra xung quanh cây nêu - cây thiêng trong ngày hội. Theo quan niệm của người Mông, cây nêu như là cầu nối giữa những vị thần linh với họ. Trước hội, người ta lựa cây tre thẳng, đẹp làm cây nêu. Trên đỉnh cây nêu có buộc dải vải lanh có hai màu đen đỏ. Vải lanh là điểm lành, mang đến may mắn cả năm cho cả vùng.

Vào ngày hội Gầu Tào, rất đông đồng bào Mông ở quanh vùng tụ họp dưới gốc cây nêu mới dựng vui hội.