Hiển thị các bài đăng có nhãn người Hoa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Hoa. Hiển thị tất cả bài đăng

30 thg 11, 2017

Thăm nơi cầu tự nổi tiếng của người Hoa ở Chợ Lớn

Được xây dựng vào năm 1839, hội quán Tam Sơn là một địa điểm cầu tự được nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn tìm đến ở khu vực Chợ Lớn.

Tọa lạc tại số 118 Triệu Quang Phục, quận 5,TP HCM, hội quán Tam Sơn là một trong những hội quán lâu đời của người Hoa ở vùng Chợ Lớn xưa.

20 thg 11, 2017

Con hẻm trăm tuổi đậm chất Hong Kong giữa trung tâm Sài Gòn

Xây dựng vào những năm đầu của thế kỷ trước, hẻm Hào Sỹ Phường hiện nay là nơi sinh sống của nhiều người Việt gốc Hoa. 

Hào Sỹ Phường là tên gọi của một con hẻm ở địa chỉ số 206, đường Trần Hưng Đạo (quận 5). Tuy lối vào nằm ngay mặt đường nhưng nếu không để ý bạn có thể lướt qua mà không nhận ra. Để vào hẻm, bạn phải đi qua một gầm tối với mảng tường có màu xanh ngọc bích đã cũ. 

1 thg 8, 2017

Ngắm ngôi chùa đẹp nhất của người Hoa ở Sài Gòn

Chùa Bà Thiên Hậu được coi là một trong những ngôi chùa cổ nhất, lớn nhất và đẹp nhất trong số khoảng 30 ngôi chùa của người Hoa ở TP HCM.
Chùa Bà Thiên Hậu (cách gọi của người Việt) có tên chữ Hán là Thiên Hậu miếu. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất người Hoa đã gây dựng ở Chợ Lớn xưa. Theo các sử liệu, chùa được nhóm người Hoa gốc Quảng Châu di dân sang Việt Nam góp vốn và góp công xây dựng vào khoảng năm 1760. Chùa hiện tọa lạc tại số 710 Nguyễn Trãi, Q. 5, TP HCM. 

30 thg 4, 2017

Cải xá bấu - đặc sản trăm năm xứ Bạc Liêu

Món ăn dân dã làm từ củ cải trắng theo chân người Triều Châu đến với quê hương công tử Bạc Liêu từ những năm đầu của thế kỷ trước.

Món đặc sản của người Tiều (Triều Châu) ở Bạc Liêu làm từ củ cải trắng, loại củ cải chứa nhiều đường vẫn thường được người Việt dùng để nấu canh hay nấu súp. 

14 thg 3, 2017

Mì nào ngon bằng mì Chợ Lớn

Trong số những di sản ẩm thực Chợ Lớn còn tồn tại đến ngày nay sau bao thăng trầm của lịch sử cũng như những biến đổi về mặt địa dư của vùng đất, phải kể đến món mì của cư dân gốc Hoa đã sống lâu năm ở miền Nam: một món ăn đã đạt tới đỉnh cao trong nghệ thuật chế biến mà nay đã trở thành quen thuộc với mọi người dân Việt.

Trong sách Sài Gòn năm xưa, cụ Vương Hồng Sển cho biết Chợ Lớn được người Hoa di dân sang Việt Nam hình thành từ năm 1778, nằm trong khu vực từ đường Tản Đà tới Kim Biên và từ Nguyễn Trãi xuống kênh Tàu Hủ, nay thuộc quận 5, quận 6, quận 10 và một phần của quận 11 thuộc TP.HCM. Khi người Pháp chiếm Nam Kỳ, thành phố Chợ Lớn được thành lập vào ngày 6/6/1865.

Xem lại bản đồ Chợ Lớn trước 1975, sẽ thấy khu trung tâm của Chợ Lớn chính là quận 5, cũng là nơi được coi là tập trung những hàng quán ngon nhất của người Hoa: “Ăn quận 5, nằm quận 3…”. Ngày nay, ẩm thực của người Hoa không chỉ có ở khu Chợ Lớn mà còn nằm rải rác ở nhiều quận khác như quận 1, quận 3, quận Bình Thạnh…

29 thg 9, 2016

Những món ăn đi cùng năm tháng ở Chợ Lớn

Mang tên thường gọi theo khu vực Quận 5, Quận 6, quận 10 và một phần quận 11, Chợ Lớn có nhiều người gốc Hoa sinh sống và tồn tại những món ăn đã thành thương hiệu như sủi cảo, phá lấu, chè Hoa…


Mì vịt tiềm

Mỗi tô mì dùng kèm miếng vịt to thơm mùi thuốc Bắc, ăn với đu đủ bào miếng lớn dai dai. Món này phải ăn khô mới thấy ngon miệng và cũng để cảm nhận trọn vẹn sự dai của từng sợi mì vàng. Ăn kèm là chén nước lèo nấu với khoảng 5 loại thuốc Bắc cùng xương hầm.

Chợ Lớn được xem như “thủ phủ” của món mì vịt tiềm với nhiều điểm bán tập trung có từ hai đến ba hàng, chạy dọc đường Nguyễn Trãi, Huỳnh Mẫn Đạt, Trần Hưng Đạo… Giá một tô từ 50.000 đồng. Ảnh: Foody. 

8 thg 7, 2016

Mì vịt tiềm người Hoa 3 thế hệ tại Sài Gòn

Thịt vịt mềm, phần da lại vừa dẻo vừa giòn là ưu điểm khiến Quảng Huê Viên luôn đông khách sành ăn từ hơn 60 năm qua.

Nằm ngay mặt tiền góc đường Phan Đình Phùng - Nguyễn Trọng Tuyển, quận Phú Nhuận, Quảng Huê Viên là một trong số ít quán ăn người Hoa lâu đời nhất tại Sài Gòn. Tính đến nay, cửa hiệu mì vịt tiềm nổi tiếng này đã có đến 3 thế hệ đứng bán. 

Da vịt vừa giòn vừa dẻo vừa thơm khiến nhiều người mê. Ảnh: Mr. True 

1 thg 3, 2016

Độc đáo chùa Quan Âm có lịch sử gần 300 năm

Giữa lòng TP.HCM phồn hoa náo nhiệt, ngôi chùa Quan Âm còn được gọi là Hội Quán Ôn Lăng tọa lạc tại đường Lão Tử, quận 5, (TP.HCM) như một nốt trầm lắng đọng nối liền nhịp sống sôi động với miền tâm linh yên ả của con người. Tính đến nay ngôi chùa này đã gần 300 năm tuổi.

Kiến trúc độc đáo của người Hoa

Chùa Quan Âm là một trong những ngôi chùa lâu đời do người Hoa xây dựng gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của mảnh đất Sài Gòn - Gia Định. Cuối thế kỷ 17, một số thương nhân người Hoa nhóm ngôn ngữ Phước Kiến di cư sang Việt Nam và định cư tại khu Sài Gòn Chợ Lớn. 

Hội Quán Ôn Lăng tọa lạc tại đường Lão Tử, quận 5, TP.HCM. Ảnh: NGUYỄN TRÀ

17 thg 2, 2016

Ngôi chùa cổ 250 năm của người gốc Hoa ở Sài Gòn

Chùa bà Thiên Hậu là một trong những ngôi chùa cổ nhất của người Hoa được xây dựng ở Sài Gòn vào năm 1760.

Tọa lạc tại đường Nguyễn Trãi, quận 5, chùa bà Thiên Hậu là một trong những ngôi chùa có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với đời sống và văn hóa của người Hoa sinh sống tại TP HCM từ thời xa xưa. Chùa được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1993. 

8 thg 3, 2015

Tháng Giêng xem múa lân ở Sài Gòn

Tháng Giêng là mùa lân ở Sài Gòn. Từ mùng 1 đến rằm, dạo quanh khu quận 5 và các cửa hàng, trung tâm thương mại lớn, không khó để bắt gặp một đoàn lân sư rồng đang biểu diễn với lượng người xem vây kín.

Lễ hội đường phố lớn nhất của người Hoa ở Sài Gòn

Ngày 5/3, hàng nghìn người dân Sài Gòn cùng du khách đổ về quận 5 để tham gia lễ hội đường phố mừng Tết Nguyên tiêu của cộng đồng người Hoa ở Chợ Lớn.

Tết Nguyên tiêu, hay Tết Thượng nguyên là lễ hội truyền thống của đồng bào người Hoa tổ chức tiếp diễn sau Tết Nguyên đán, vào ngày Rằm tháng Giêng. Lễ hội đón mừng đêm trăng tròn đầu tiên trong năm, đồng thời cũng là hoạt động để kết thúc những ngày vui tết theo tập quán của người Hoa.

19 thg 8, 2014

Nhà thờ thánh Giuse An Bình

TPHCM có 3 ngôi nhà thờ công giáo dành cho người Hoa: nhà thờ Thánh Phanxicô Xaviê, nhà thờ Thánh Giuse An Bình và nhà thờ Đức Bà Hòa Bình.

Nhà thờ Thánh Giuse An Bình

Còn gọi là nhà thờ An Bình, tọa lạc tại số 4 đường An Bình, quận 5, thuộc giáo hạt Chợ Quán, giáo phận TPHCM. Mới đầu là một ngôi thánh đưởng được xây dựng nên để phục vụ cho đông đảo anh chị em tín hữu người Hoa, sau này được mở rộng phục vụ cho cả anh chị em Công giáo người Việt ở các phường lân cận.

Nhà thờ thánh Giuse An Bình được khởi công xây dựng vào năm 1967. Ngày 22/12/1968, Đức Khâm sứ Tòa Thánh Angelo Palmas đã làm phép trọng thể thánh hiến nhà thờ mới dành cho giáo hữu người Hoa.

17 thg 8, 2014

Nhà thờ Cha Tam

Tôi không phải người công giáo nên hiếm khi đi nhà thờ và cũng biết không nhiều về kiến trúc nhà thờ. Thế nhưng có một điều rất hiển nhiên là kiến trúc nhà thờ theo kiểu Tây phương, chứ không phải như chùa, theo kiểu Á Đông. Kiến trúc những ngôi nhà thờ công giáo Việt Nam thì rõ là Tây phương rồi, thế nhưng nếu là nhà thờ của người Hoa thì sao nhỉ?

Sài Gòn có 3 ngôi nhà thờ công giáo dành riêng cho người Hoa. Thế là tôi tò mò tìm đến đủ cả 3 ngôi nhà thờ này để xem nó khác nhà thờ Việt thế nào. Trong 3 ngôi nhà thờ Hoa, được nhiều người biết đến nhất (và cũng lớn nhất) là nhà thờ Thánh Phanxicô Xaviê hay còn gọi là nhà thờ Cha Tam. Bài viết này xin nói về ngôi nhà thờ Cha Tam.

Nhà thờ Thánh Phanxicô Xavier nằm tại số 25 đường Học Lạc, quận 5, thuộc giáo hạt Chợ Quán, giáo phận TPHCM. Nhà thờ được đặt viên đá đầu tiên ngày 3/12/1900, nhằm ngày lễ Thánh Phanxicô Xaviê (Saint Francisco Xavier) nên tên Thánh được dùng đặt tên cho nhà thờ. Ngày 10/01/1902 khánh thành nhà thờ.

Cổng tam quan nhà thờ nhìn từ bên ngoài

16 thg 3, 2014

Vào Chợ Lớn tìm “chà thỏi”

Nói đến điểm tâm, người Sài Gòn nghĩ ngay đến những tiệm nước của người Hoa, tiếng Quảng Đông gọi là “chà thỏi”. Ngoài khu chợ cũ quận 1, nơi tập trung nhiều tiệm nước nhất chính là khu vực Chợ Lớn.
Theo dòng thời gian, điểm tâm Chợ Lớn liệu có còn hấp dẫn như xưa?

Một chà thỏi xưa ở Chợ Lớn thập niên 1960 - Ảnh: LIFE 

Một sáng chủ nhật cuối năm, theo chân cụ Từ gần 80 tuổi sống tại quận 11 đi “dẩm chà” (tức uống trà trong tiếng Quảng, nhưng còn có nghĩa là ăn điểm tâm) ở nhà hàng lẩu cá Thuận Kiều (190 Hồng Bàng, Q.5), chúng tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.

Không cần nhìn thực đơn, cụ vẫn có thể gọi ra những món ngon nhất ở đây, thậm chí còn khuyên chúng tôi đừng gọi trà Phổ Nhĩ bông cúc như nhiều người hay gọi, mà nên chọn Thiết Quan Âm vì đó là loại trà ngon nhất của quán. Hóa ra cụ có thói quen đi dẩm chà từ trẻ, mấy chục năm vẫn không thay đổi. Tiệm nào mới mở, quán nào đông khách cụ lại đến. Vì là khách quen của nhiều tiệm nước nên hồi xưa cụ được ưu ái cho tô đặc biệt.

16 thg 7, 2013

Phá lấu

“Phá lấu” là tiếng Tiều (Triều Châu, Quảng Đông, Trung Quốc) để chỉ một món ăn đặc trưng của họ. Từ lâu, món phá lấu trở nên quen thuộc với người Việt và được ưa chuộng đặc biệt với những người thích nhắm với rượu, bia hay ăn kèm bánh mì như một kiểu ăn nhanh, tiện lợi và ngon miệng không thua 'hamburger' của người Mỹ.

Thịt heo phá lấu. Ảnh: Phương Kiều 

Chuyện truyền khẩu kể rằng: Ngày xa xưa, người Tiều bị người Phúc Kiến (Trung Quốc) xua đuổi phải chạy xuống vùng đất Triều Châu định cư. Đó là vùng đất đai khô cằn, sỏi đá và có nhiều thú dữ.


13 thg 7, 2013

Chùa Ông Bổn ở Sóc Trăng

Chùa Ông Bổn - còn gọi là chùa A Côn, hay Hòa An hội quán - là một ngôi chùa cổ có tuổi đời trên 130 năm, tọa lạc tại số 09, đường Nguyễn Văn Trỗi, khóm 1, phường 1, thành phố Sóc Trăng. Đây là một di tích văn hóa, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc độc đáo của cộng đồng người Hoa ở Sóc Trăng nói riêng và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Bàn thờ chính trong gian giữa chính điện. 


7 thg 3, 2013

Thăm chùa Ông đẹp nhất Trà Vinh

Trong 14 di tích lịch sử văn hóa được Bộ VH-TT& DL xếp hạng ở Trà Vinh, chùa Ông (còn gọi Phước Minh Cung) được coi là một trong những công trình kiến trúc độc đáo và giàu ấn tượng nghệ thuật nhất vùng đất này. 


Mặt tiền chùa Ông Trà Vinh - Ảnh: travinh.gov.vn

25 thg 2, 2013

Tản mạn nơi Điện Ngọc Hoàng

Điện Ngọc Hoàng ở nơi nao?

Điện Ngọc Hoàng không phải ở trên trời, mà ở tại... số 73, đường Mai thị Lựu, phường Đa Kao, TP. Hồ Chí Minh. Dân Sài Gòn gọi đây là chùa Ngọc Hoàng.

Mặt trước điện Ngọc Hoàng

Thật ra đây đâu phải là chùa! Vì chùa thì phải thờ Phật, mà nơi đây thờ... Ngọc Hoàng thượng đế cùng các thần tiên của ông ta. Và chính người Hoa, những người dựng xây nên nơi này đã gọi tên là Điện Ngọc Hoàng! (nếu gọi là đạo thì nơi đây nhuốm mùi đạo Lão hơn là đạo Phật).

10 thg 1, 2013

Di tích cổ ở Sa Đéc

Từ TPHCM về đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), qua khỏi cầu Mỹ Thuận vượt sông Tiền, rẽ trái chừng 15km sẽ đến thị xã Sa Đéc. Trước năm 1975, đây là thủ phủ của một tỉnh cùng tên, sau đó trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Đồng Tháp cho đến năm 1994, trung tâm hành chính tỉnh Đồng Tháp chuyển sang Cao Lãnh.



Kiến An cung, còn gọi là chùa Ông Quách. Ảnh: Hoàng Thám

Dù chỉ là một thị xã nhỏ nằm bên bờ Sa giang nhưng có lịch sử hình thành khá lâu đời nên Sa Đéc có rất nhiều đình chùa, nhà cổ, làng nghề nổi tiếng. Kiến An cung hay còn gọi là chùa Ông Quách nằm ngay tại trung tâm thị xã do những người Hoa từ tỉnh Phúc Kiến di cư sống tại Sa Đéc xây dựng từ năm Giáp Tý (1924) và khánh thành vào mùa thu Đinh Mùi (1927).


2 thg 2, 2012

Tản mạn bên... bệnh viện Từ Dũ

Ngồi uống cafe cạnh bệnh viện Từ Dũ, để giết thời giờ, Hai Ẩu đố Bùm:

Bệnh viện Từ Dũ

Đố con giữa bệnh viện Từ Dũ và Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM có gì liên quan với nhau?

Bùm trả lời: Bệnh viên Từ Dũ là nơi người ta vô đẻ con, Bảo tàng Mỹ thuật là nơi họa sĩ đẻ ra tác phẩm nghệ thuật!