Hiển thị các bài đăng có nhãn người Chăm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Chăm. Hiển thị tất cả bài đăng

20 thg 9, 2015

Đám cưới Chăm trên phà Châu Giang

Trên chuyến phà xuôi theo dòng sông Châu Đốc (đoạn ngang qua bến phà Châu Giang, An Giang), tôi tình cờ bắt gặp đám cưới của chú rể Amine Saly và cô dâu là Sari Yan. 

Đám cưới của họ diễn ra đúng nghi thức “đưa rể” của người dân theo đạo Hồi giáo ở địa phương.

Đặc biệt hơn, khi tất cả mọi người tham gia cùng mặc trên mình những bộ trang phục truyền thống rực rỡ sắc màu, khiến hình ảnh buổi đưa dâu càng trở nên lung linh, sinh động và vô cùng đẹp mắt. 

Đám cưới khiến bến phà Châu Giang trở nên náo nhiệt hơn thường ngày 

2 thg 7, 2015

Nhớ đời thịt bò xóm Chăm An Giang

Trong chuyến hành phương Nam, săn sản vật suốt 3 ngày 2 đêm của chúng tôi vừa rồi, “sát sanh” vô số kể. Đành chịu! Bởi có diễm phúc thưởng thức dĩa cơm bò bà Cam, coi như không uổng một kiếp người!

Lát thịt bò mềm dẻo, ngọt thơm chân nguyên 

Anh bạn thổ địa An Giang nhiệt tình hỏi: “Mấy anh chị ăn cơm bò bà Cam chưa?- Mới ăn bánh nóng trên - nóng dưới - phồng ở giữa (bánh bò thốt nốt).- Vậy là, mới biết một nửa về xóm Chăm Châu Giang thôi!” Thuở đời! Chỉ sướng (miệng) một nửa... ai mà chịu được!

5 thg 4, 2014

Lễ tẩy trần linh hồn của người Chăm

Với mỗi người Chăm không may gặp những chuyện chẳng lành như bệnh tật, tai nạn xe cộ, hay phạm phải những điều tội lỗi thì họ sẽ làm lễ tẩy trần “Tuh Aia Buh Salih”.

Lễ tẩy trần của người Chăm dành cho cả hai cộng đồng Chăm Ahier và Chăm Awal, chỉ khác biệt về cách hành lễ cũng như vật lễ do tính đặc thù của mỗi bên. Người Chăm quan niệm sau khi tai nạn, bệnh tật hay gặp phải điều chẳng lành là do ma quỷ ám và hồn vía chưa hoàn về với thể xác của khổ chủ nên họ làm lễ để xua đuổi ma quỷ cũng như cầu xin cho hồn vía trở về. Đối với người con trai trước khi đi lấy vợ, gia đình nhà trai thường làm lễ tẩy trần trong đêm trước khi đưa chú rể qua nhà cô dâu.

Khi gia đình có người cần làm lễ tẩy trần, chủ nhà sẽ đến xin phép thầy pháp (gru kaleng) để xin ngày làm lễ. Lễ tẩy trần do thầy pháp thực hiện, lễ vật đơn giản gồm một nải chuối chín, ba cái trứng luộc, bột gạo, rượu, cau trầu, gạo nổ, ba cây nến bằng sáp tổ ong và một nhúm gạo. Tất cả lễ vật được bày trên mâm cao có chân mà người Chăm gọi là “salao takai”, còn bột gạo sẽ được thầy pháp nặn thành hình nhân thế mạng gọi là “Salih”. Hình nhân thế mạng này sẽ nghe lời dặn của thầy pháp để mang đi những bệnh tật, xấu xa, tội lỗi và đem lại sức khỏe, bình an và tránh khỏi những trắc trở trong cuộc sống. 

Không gian huyền ảo của lễ tẩy trần. 

22 thg 3, 2014

Tục trả áo cho cha mẹ sau ngày cưới của người Chăm

Sau ngày cưới hai ngày ba đêm người con trai không được phép về nhà cha mẹ ruột, sang ngày thứ ba chàng trai sẽ đem lễ vật về nhà cha mẹ để thực hiện lễ tục trả áo.
Tháng 7 hè sang, những ngọn đồi ở Ninh Thuận phủ trọn một màu tím của sắc hoa bằng lăng, người nông dân xong vụ đồng áng, đó cũng là lúc người Chăm rộn ràng, náo nức chuẩn bị mùa cưới cho những đôi vợ chồng trẻ. Ngày cưới diễn ra trong một ngày nhất định, cả xóm làng rềnh rang những bản nhạc tình yêu đương nồng thắm.

Người Chăm sống theo chế độ mẫu hệ, ở đó con gái chịu tất cả những chi phí cho việc cưới hỏi người chồng để về làm rể. Người chồng được cưới về có trách nhiệm tạo dựng một gia đình hạnh phúc, chăm lo việc đồng áng, dạy dỗ con cái và thực hiện những nghi lễ theo tín ngưỡng tôn giáo.

2 thg 1, 2014

Điểm du lịch Chăm ít người biết đến ở Ninh Thuận

Bên cạnh các tháp Chàm và làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận còn nhiều điểm du lịch Chăm hấp dẫn khác như bia ký đá chẻ Chung Mỹ, núi Chà Bang, giếng cổ Thành Tín...

1. Bia ký đá chẻ Chung Mỹ

Trên đường ghé tháp Po Rome nổi tiếng ở huyện Ninh Phước, du khách có thể dừng chân tham quan di tích bia ký cổ của người Chăm, cách thị trấn Phước Dân 2 km về hướng nam. Đến đây, bạn sẽ được nghe kể về truyền thuyết con rồng thiêng xuất hiện từ bia ký hóa phép cho Po Klaong Garai từ người xấu xí trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú và trở thành vua Chăm được tôn thờ đến ngày nay. 

Bia ký cổ của người Chăm đã được nghiên cứu và dịch thuật. Ảnh: Putra Jatrai. 


8 thg 9, 2013

Quê Chăm có gỏi bắp chuối

Món gỏi, tiếng Chăm là Liba, dẫu không được coi là món chủ lực trong các bữa ăn của người Chăm, nhưng trong các bữa tiệc nếu thiếu “Liba” gần như là thiếu chất gia vị đáng kể khởi đầu cho cuộc vui. Bữa tiệc sẽ mất đi gia vị gây hứng thú cho khẩu vị. Cho nên không phải không lí do, khi trong lễ Ramưwan của người Chăm Bà-ni, tục “Bbang liba” (ăn gỏi) trở thành một nghi lễ không thể bỏ qua.

Người Chăm có nhiều loại gỏi: Gỏi xoài với cá khô (Liba pa-ok), gỏi măng với đậu phộng rang (Liba rabung)… Món gỏi tép (Liba hadang) với lá chùm ngây rừng xắt nhỏ cũng rất đáng kể; món này phổ thông đến nỗi người Chăm nảy ra thành ngữ “Thrau liba hadang” ([Rối như] trộn gỏi tép). Và đặc biệt là gỏi dông với lá giang (Liba ajah). Con dông là loài bò sát sống trong hang dưới đất cát xứ nóng, đất nắng Phan Rang là rất thích hợp với loài này. Từ con dông, bà con Chăm chế biến nhiều món ăn khác nhau, nhưng có lẽ Liba ajah là món ăn khoái khẩu nhất.




23 thg 8, 2013

Đám cưới của người Chăm

Đám cưới tiếng Chăm là Đam Likhah hay Đam Bbang mưnhum, tổ chức vào các tháng 3, 6, 10 và 11 Chăm lịch (kém tháng dương lịch 2 tháng). Cưới vào ngày chẵn hạ tuần thuộc Mẹ (âm): 2, 4, 6, 8, 10, 12 và 14 Chăm lịch.

Người Chăm cưới hỏi theo chế độ mẫu hệ, nên gái hỏi chồng, và người con trai theo về nhà gái. Người Chăm có 3 tôn giáo chính: Bà-la-môn, Bàni và Islam. Ngày xưa, hôn nhân giữa các tôn giáo này bị cấm. Cấm quyết liệt, dẫn đến chia ly và cái chết. Sự thể đã được lưu truyền trong ca dao tục ngữ, cả trong văn chương. Con của người đàn ông Bàni lấy nữ Chăm Bà-la-môn không được vào Kut chính; còn con của những đàn ông Bà-la-môn và chính người đàn ông ấy thì phải làm lễ vào đạo vợ. Đằng nào cũng nhiêu khê cả. Ngày nay, sự phân biệt ấy đã giảm đi thấy rõ.


28 thg 6, 2013

Phan Rang đâu chỉ có biển đẹp

Biển Phan Rang, Ninh Thuận đẹp chẳng thua gì Phan Thiết. Sức quyến rũ của những đồi cát ở Phan Rang không hề kém Phan Thiết. Nho Phan Rang cũng nổi danh khắp vùng đâu thua gì nước mắm Phan Thiết. 

Nhưng phải làm sao cho nơi đây trở thành một điểm đến “có số má” trên bản đồ du lịch là một câu chuyện dài. 


Thăm vườn nho, tìm hiểu cách trồng là một trải nghiệm thú vị - Ảnh: Tiến Thành

22 thg 3, 2013

Bánh gừng

Bánh gừng có hình san hô. Ảnh: Cúc Tần 

Bánh gừng là món ăn chơi của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long. Nếu có dịp ghé các địa phương có người dân tộc này cư trú vào những ngày lễ tết của họ, như Chol Chnam Thmay (mừng năm mới), Prôn-chung-bân (thường gọi là Pithi Sen Dolta, ngày lễ cúng ông bà tổ tiên), Ok Om Bok (lễ cúng trăng)... du khách sẽ được thưởng thức hương vị bánh gừng, mà người Khmer gọi là Num-khơ-nhây.

Loại bánh truyền thống, đặc sắc này còn có mặt ngay cả trong những lễ lạc nhỏ, trong sinh hoạt giao tiếp quan trọng thường ngày, như đám làm phước, lễ dâng y, lễ dâng bông, đám hỏi, đám cưới… Khách đến nhà vừa nhai miếng bánh béo, giòn, thơm ngon, tan dần trên mặt lưỡi, nhấp ngụm trà nóng vừa bàn chuyện chùa chiền, vụ mùa, mua bán, hạnh phúc lứa đôi, ma chay… thật là thích thú. 


14 thg 3, 2013

Về làng Chăm ăn nước lèo thịt dê

Dù nhiều món ăn lạ và sang trọng của giới thượng lưu và vua chúa Chăm ngày xưa đã thất truyền, nhưng nay, ở mọi cộng đồng Chăm đều vẫn còn truyền lưu và ưa thích một số món ngon, trong đó đặc biệt là Ia tanut pabaiy (nước lèo thịt dê).

Biết người Chăm có tục ngữ: “Ia tanut palei Padra, Ia bai nhjơm bwa palei Hamu Tanran” (Nước lèo làng Như Ngọc, canh rau môn làng Hữu Đức), mùa hè vừa qua tôi có đưa hai sinh viên Nhật về làng Như Ngọc (làng Chăm Bà-la-môn). Ở đây dường như do nguồn nước, và do cách pha chế mẹ truyền con nối nữa, nên món nước lèo có mùi vị đặc biệt. Tiếc là đây không phải mùa cúng (cuối năm), nên khách mất dịp thưởng thức đặc sản Chăm. Tìm đến các tay đầu bếp sành sỏi trong làng như cô Thiên Thị Nai, Quảng Thị Toán… thì các cô cũng bảo: phải đến sau lễ Rija Nưgar cháu à.