Hiển thị các bài đăng có nhãn người Ê đê. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Ê đê. Hiển thị tất cả bài đăng

9 thg 2, 2019

Độc đáo món vếch của người Êđê ở Đắk Lắk

Đặc biệt, món ăn này đã đạt giải nhất tại Liên hoan ẩm thực Đất phương Nam năm 2018 và đang được đề nghị đưa vào danh sách 100 món ngon, đặc sản tiêu biểu của Việt Nam. Điều gì làm nên sự độc đáo của món ăn này?

Các nguyên liệu chủ yếu để nấu món vếch bò 

18 thg 11, 2018

Nghệ thuật chế tác tượng nhà mồ

Mới đây, đến Bào tàng tỉnh Đắk Nông vào một ngày trong tuần, chúng tôi rất ngạc nhiên và thú vị khi được chứng kiến tận mắt những tác phẩm nghệ thuật tượng nhà mồ bằng gỗ của đồng bào các dân tộc M’nông, Ê đê… đang được lưu giữ tại đây.

Tượng nhà mồ không chỉ mang tính nghệ thuật mà còn thể hiện được đời sống tâm linh của người Ê đê, M'nông 

Theo ông Nguyễn Anh Bằng, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, những bức tượng nhà mồ nói trên vừa được đơn vị mời các nghệ nhân chế tác theo sự định hướng, chỉ đạo của tỉnh. Sau khi tiếp nhận một số lượng gỗ du sam và nghiên cứu để sử dụng hiệu quả trong việc lưu giữ văn hóa truyền thống của các dân tộc, Bảo tàng tỉnh đã mời các nghệ nhân có tay nghề cao, biết tạc tượng nhà mồ của người M’nông, Ê đê… đang sinh sống trên địa bàn tỉnh về tham gia chế tác. Trên cơ sở đó, các nghệ nhân được tiếp xúc, tìm hiểu một số đặc trưng về tượng nhà mồ Tây Nguyên và dựa vào đó để chế tác.

19 thg 9, 2018

Lễ cúng mừng sức khỏe của người Ê Đê

Người Ê Đê sống trên vùng đất Tây Nguyên đại ngàn hùng vĩ. Từ xưa đến nay, đồng bào Ê Đê vẫn giữ gìn Lễ cúng mừng sức khỏe và coi đó là một nghi lễ không thể thiếu trong vòng đời của mỗi người. Lễ cúng mừng sức khỏe được tiến hành vào những thời gian rảnh rỗi, lúc nông nhàn và người được cúng phải hơn 60 tuổi. 

Trước đây đồng bào tổ chức lễ này rất lớn, nay quy mô tùy vào điều kiện hoàn cảnh kinh tế của mỗi nhà. Dù linh đình hay đơn giản, Lễ cúng mừng sức khỏe là để tỏ lòng thành kính tới các đấng thần linh với mong muốn các thần linh che chở phù hộ cho người được cúng sức khỏe và cả buôn làng.

Khi chuẩn bị đủ điều kiện kinh tế, chủ nhà sẽ mời anh em bên họ của vợ đến để bàn bạc và phân công việc tổ chức lễ. Sau đó tất cả các nghi thức cúng của lễ đều được thực hiện bên trong ngôi nhà dài mà đã từ lâu được ví von là dài như tiếng chiêng ngân.

Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê được tổ chức trong ngôi nhà dài của người được cúng sức khỏe.

22 thg 5, 2018

Nét đẹp trang phục và trang sức của đồng bào Êđê

Người Êđê ở Dak Lak có nhiều nhóm địa phương khác nhau, nhưng đều giống nhau về hình thức trang sức và trang phục. Trang sức và trang phục của người Êđê mang những nét chung của nhiều cư dân vùng Trường Sơn - Tây Nguyên. Nữ mặc váy dài và có ngăn chui đầu. Nam đóng khố và mặc áo cánh dài quá mông. Nam, nữ đều thích mang nhiều trang sức như vàng, bạc, đồng…
Chiếc váy cổ truyền của người phụ nữ Êđê gọi là m’yêng. Đó là loại váy mở, màu đen đậm, quấn quanh thân, khi mặc váy phủ kín đến mắt cá chân. Chạy dọc phía dưới chân váy là những hoa văn hình hạt thóc, hạt bắp và đường lưỡng hà… với màu đỏ, kết hợp với màu vàng, màu trắng trông rực rỡ nhưng kín đáo. Căn cứ vào chất lượng vải và hoa văn trên váy, người Êđê có nhiều tên gọi khác nhau cho từng loại váy: m’yêng đêch, m’yêng drai, m’yêng kdru êch piek, m’yêng mut; trong đó m’yêng đếch là quý hơn cả (trước đây trị giá từ hai đến ba con trâu). Đó là những chiếc váy đẹp mà phụ nữ Êđê thường mặc trong những dịp lễ lớn của cộng đồng.

Thanh niên người Êđê trong trang phục truyền thống tại Lễ hội Văn hóa của cộng đồng. Ảnh: Minh Quân

Nét riêng biệt trong trang phục truyền thống của người Ê Đê

Đến với Tây Nguyên hùng vĩ, ai cũng ngưỡng mộ trước một không gian văn hóa dân gian vô cùng sống động, phong phú, đa dạng của các dân tộc cư trú ở vùng cao nguyên này. Các nền văn hóa dân gian ấy thống nhất trong sự đa dạng, tạo thành một bức tranh văn hóa đặc sắc. Một trong những nét riêng biệt ấy phải kể đến trang phục – nét cốt cách của người Ê Đê ở Tây Nguyên.
Để tạo ra những sản phẩm trang phục độc đáo này, người phụ nữ Ê Đê sử dụng khung dệt cổ truyền để dệt vải. Họ dệt ra những tấm vải để rồi từ đó làm ra váy, áo, khố, mền hoặc địu... thông qua kỹ thuật khâu đáp, khâu viền. Người Ê Đê (cả nam và nữ) đều có các kiểu mặc như choàng quấn, chui xỏ.

12 thg 1, 2018

Ba món ngon của người Ê đê

Lẩu lá rừng, canh cà đắng hay măng nướng xào vêch bò thường được người Ê đê dùng đãi khách phương xa. 

Canh cà đắng

Cà đắng là loại trái thường mọc hoang trên nương rẫy. Cây có gai, trái mọc quanh năm, có vị đắng giống cà pháo nhưng nhỏ trái hơn. Hầu như nhà của người Ê đê nào cũng có loài cây này. Họ dùng cà nhiều trong các bữa cơm gia đình, trong số đó có món canh nấu với cá trích.

Nổi canh cà đắng nấu với cá trích. Ảnh: Joymark. 

11 thg 1, 2018

Nhà dài - không gian sống theo chế độ mẫu hệ của người Ê đê

Ngôi nhà dài nhất trong bảo tàng dân tộc học Việt Nam là không gian sống điển hình của một gia đình mẫu hệ ở Đắk Lắk. 


Là người Ê đê, tân Hoa hậu Hoàn Vũ Việt Nam H'Hen Niê rất tự hào về nguồn gốc mình. Cô từng chia sẻ người Ê đê sống theo chế độ mẫu hệ và con gái có truyền thống lập gia đình sớm. Khi tìm hiểu về văn hóa Ê đê, bạn không nên bỏ qua kiến trúc nhà dài, nơi phản ánh rõ nét cuộc sống của những người dân như H'Hen Niê suốt hàng trăm năm qua.

Một ngôi nhà dài hơn 40 m của người Ê đê được phục dựng trong vườn kiến trúc của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, là nơi thường xuyên được du khách ghé thăm. Nhà dựng năm 2000 trên cơ sở nhà của gia đình bà H’Đách Êban làm năm 1967 ở Buôn Ky, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 

2 thg 1, 2018

Bến nước trong đời sống của người Ê Đê

Cũng như tất cả các dân tộc khác, nước có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của người Ê Đê. Nước phục vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày của bà con, phục vụ cho nông nghiệp, chăn nuôi… Vì vai trò quan trọng của nước mà những buôn làng Ê Đê thường được lập gần những con suối, bến nước.

Nguồn sống của cả buôn làng


Ở mỗi buôn làng của người Ê Đê đều có bến nước, đây là nguồn nước sạch, nguồn nước nuôi sống cả buôn. Bến nước là nơi hội tụ sức sống của toàn buôn làng, có thể là một con suối hoặc một con sông được đắp thành một đập nhỏ để nước chảy vào những ống tre to nhằm điều hoà lưu lượng và lọc nước. Những di vật lớn như lá cây hay cành cây bị chặn lại, những thứ nhỏ hơn được gạn ra và rơi xuống, lỗ các ống nứa được đặt ngang mặt nước, hứng lấy một thứ nước tương đối trong và thoáng khí.

20 thg 12, 2017

Trống cái da trâu, báu vật thiêng của người Ê Đê

Cùng với nhà dài, ghế k’pan và dàn chiêng đồng, trống cái da trâu (trống h’gơr) là những di sản quý báu, biểu tượng của các giá trị văn hóa tiêu biểu của người Ê Đê. 

Độc đáo chiếc trống da trâu


Trống h’gơr là loại trống được chế tác, diễn tấu hết sức độc đáo của người Ê Đê. Trống được khoét từ thân cây gỗ nguyên khối (thường là gỗ sao, lim) với đường kính từ 70 cm đến 1,5 m. Sau đó, nghệ nhân phải dùng lửa hơ đốt bên trong lòng trống để tạo thành tang trống mà phần giữa thân tang trống phình to nhất, 2 đầu nhỏ lại, trong đó một đầu lớn hơn.

Mặt trống được bưng bằng da trâu, mà phải nguyên da của cả con và còn nguyên lông (sau khi hoàn thành trống mới cạo lông trên 2 mặt trống) và dùng hệ thống dây néo để bưng vào tang trống. Một phía đầu tang trống bao giờ cũng to hơn, sử dụng chủ yếu khi diễn tấu - mặt cái, bưng bằng da trâu cái. Đầu phía còn lại nhỏ hơn - là mặt đực, bưng bằng da trâu đực. Da trâu được thuộc thủ công bằng muối, nước vôi, nước lá cây và vỏ cây rừng ngâm, sau đó phơi nắng. Da trâu được cố định giữ trên tang trống bằng hệ thống đinh làm từ gốc tre gi vót nhọn. Da trâu phủ mỗi mặt trống xuống một nửa tang trống, giữa chừa 2 - 3cm đúng vào vị trí đã được đục lỗ tạo móc sắt để treo. 

Trống h’gơr được đặt trang trọng trên ghế k’pan trong nhà dài của người Ê Đê tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

4 thg 9, 2017

Kpan - Chiếc ghế quyền lực của người Ê đê

Khi cùng ngồi trên ghế Kpan, mọi hận thù, khoảng cách về giai cấp địa vị sẽ được xóa đi, chỉ có tình cảm chân thành đọng lại.

Kpan là tên gọi một loại ghế dài của người Ê đê làm bằng thân cây gỗ, được đặt trong nhà dài, thường dùng làm chỗ ngồi của đội cồng chiêng trống trong các dịp lễ hội, các lễ cúng quan trọng.

Người Ê Đê coi Kpan là chiếc ghế quyền lực, vì chỉ người giàu có ngôi nhà rất dài mới sở hữu được ghế Kpan. Và khi cùng ngồi trên ghế Kpan, mọi hận thù, khoảng cách về giai cấp địa vị sẽ được xóa đi, chỉ có tình cảm chân thành đọng lại. Do vậy, rước ghế K’pan là một nghi lễ không thể thiếu để đảm bảo sự linh thiêng của Kpan.

Kpan là chiếc ghế độc lập được đẽo từ nguyên một cây gỗ, dài từ 5m đến 15m, rộng khoảng 70-90cm, với độ dày chừng 8cm, hơi cong ở hai đầu tạo dáng vẻ vừa mềm mại vừa vững chắc mạnh mẽ. Làm được Kpan, đòi hỏi sức mạnh tập thể rất lớn, làm trong 7 ngày, 11 ngày hoặc 13 ngày. 

Ghế Kpan của người Ê đê - Ảnh: KT 

6 thg 4, 2015

Tháng tư, về Đắk Lắk ăn sâu muồng

Mùa sâu muồng chỉ kéo dài trong khoảng tháng ba, tháng tư. Bởi khi những cơn mưa đầu mùa đổ xuống, những con nhộng muồng đã thoát xác thành bướm bay đi... 

Nhộng sâu muồng rang vàng - Ảnh: H.M.Sơn 

Người Ê Đê ở Đăk Lăk có một món ăn rất đặc biệt: sâu muồng. Sâu muồng là loại sâu có ở cây muồng, loại cây được bà con nơi đây trồng xen trong vườn cà phê, trồng ở bìa rẫy, bờ lô để vừa lấy bóng mát vừa làm trụ cho tiêu leo.

3 thg 1, 2015

Ghế K’pan – niềm tự hào của người Êđê

Đối với cộng đồng dân tộc Êđê, Ghế K’pan không những là tài sản của gia chủ mà, là một vật thiêng thể hiện sự sung túc giàu có của mỗi gia đình… còn là niềm tự hào chung của cả Buôn làng.

Ghế K’pan – niềm tự hào của người Êđê

Ghế K’pan biểu tượng sung túc

K’pan là một chiếc ghế độc mộc, bằng gỗ nguyên khối dài khoảng 15m, rộng từ 65 đến 85cm, với độ dày 7-8cm kê cao 45-50cm, hơi cong ở hai đầu tạo nên dáng vẻ vững chắc, mạnh mẽ.

Không phải nhà nào cũng được làm K’pan, thường trong buôn chỉ có 1 đến 2 gia đình, còn buôn nào có nhiều người giàu thì cũng chỉ có thêm 3 đến 4 nhà mà thôi. Gia đình nào muốn được cộng đồng ủng hộ cho tổ chức lễ hội làm K’pan thì gia đình đó phải có kinh tế khá giả, có tấm lòng hào hiệp, hay giúp đỡ những người xung quanh.

1 thg 7, 2014

Bí mật sau ngôi nhà dài Ê Đê

Từ ngàn đời nay, người dân tộc Ê Đê ở các tỉnh Tây Nguyên sống trong ngôi nhà dài truyền thống với mái nhà, ghế kpan hình thuyền...

Những ngôi nhà tưởng chừng đơn giản, vậy nhưng nó đã khiến các nhà nghiên cứu văn hóa tốn rất nhiều công sức truy tìm lời giải cho câu hỏi. Tại sao ngôi nhà của cư dân miền núi Ê Đê lại mang những đặc trưng của cư dân miền sông nước? 

Chạm vào "mật mã" Tây Nguyên

Chúng tôi men theo những con đường quanh co, lắt léo chạy dọc theo những bản làng Tây Nguyên đi tìm ngôi nhà dài của người Ê Đê. Ngôi nhà được coi là một trong những biểu tượng đáng tự hào của người dân nơi đây. 

Theo một cán bộ văn hóa tỉnh Gia Lai thì cách đây khoảng 10 năm, nhà dài của người Ê Đê còn rất nhiều. Do sự tiếp biến văn hóa, cộng với "sức đề kháng" văn hóa có phần yếu ớt, nên người Ê Đê giờ ít làm nhà dài. Thay vào đó là những ngôi nhà xây kiên cố, những ngôi nhà cao 3 - 4 tầng. Cái sự mất mát về văn hóa ấy diễn ra quá nhanh, khiến cho các nhà quản lý, nghiên cứu văn hóa choáng váng rồi vội vã khôi phục lại ngôi nhà truyền thống ở một số trung tâm văn hóa từ cấp thôn cho đến Trung ương làm biểu tượng, để con cháu sau này biết đến hình ảnh nhà dài Ê Đê.