Hiển thị các bài đăng có nhãn chợ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chợ. Hiển thị tất cả bài đăng

2 thg 7, 2020

Chợ 'độc' miền Tây - Chợ bò Tà Ngáo

Ngày nào cũng vậy, sóc Tà Ngáo ở ấp Phú Tâm, xã An Phú, huyện Tịnh Biên, An Giang cứ rộn ràng tiếng "ụm ò" của hàng trăm chú bò. Nơi này là điểm giao thương bò duy nhất, độc đáo nhất miền Tây.

Sau mỗi cuộc giao dịch thành công, bò được bấm khoen, đóng dấu và đưa lên xe tải chuyển đi khắp các tỉnh thành - Ảnh: BỬU ĐẤU

Chợ 'độc' miền Tây - Chợ gạo Bà Đắc

Chợ gạo Bà Đắc (xã An Cư, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) là chợ bán sỉ gạo sớm nhất, duy nhất ở vựa lúa miền Tây.

Một góc chợ gạo Bà Đắc trên bến dưới thuyền - Ảnh: THANH TÚ

Việc mua bán ở đây giống như đánh bài, chỉ cần bị lỗi một nhịp, hàng đến sớm, trễ thì chuyện lỗ lã coi như cầm chắc

Bạn hàng LÊ THỊ HỒNG YẾN

1 thg 7, 2020

Chợ 'độc' miền Tây: Chợ cá đồng giữa... rốn lũ

Nằm giữa vùng rốn lũ Đồng Tháp Mười, nơi tiếp giáp các tỉnh giàu cá tôm, chợ cá đồng Trường Xuân (huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) bao năm qua được nhắc đến như một chợ sỉ cá đồng lớn nhất khu vực ĐBSCL.

Một góc chợ cá đồng Trường Xuân - Ảnh: M.TRƯỜNG

Bởi việc buôn bán ở đây rất trọng chữ tín nên thương lái và ngay cả khách du lịch cũng thường ghé mua hàng vì an tâm về chất lượng. 

Ông ĐẶNG VĂN LƯỠNG

Chợ 'độc' miền Tây: Chợ heo thừa vú

Miền Tây sông nước có nhiều chợ “độc”, “lạ” mang nét đặc trưng của từng địa phương. “Độc”, “lạ” ngay từ tên chợ, từ mặt hàng mua bán đến mối quan hệ giữa chủ chợ với tiểu thương và bạn hàng…

Nhiều điểm mua bán heo thừa vú mọc lên ở huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, một huyện rất phát triển ngành chăn nuôi heo - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Có một ngôi chợ độc đáo chỉ mua bán duy nhất một món hàng: heo thừa vú.

Dưới ánh đèn đường nhợt nhạt, ông Võ Văn Huy liên tục đảo mắt như đang tìm kiếm ai đó. Nhác trông thấy một người chạy xe máy dừng bên kia đường, ông nhanh nhẹn băng qua quốc lộ 1 rồi tiếp cận và hỏi: "Được mấy con, heo đẻ hồi nào? Xem được tui mua".

9 thg 6, 2020

Chợ Chùa- mạch nối quá khứ và hiện tại

Chợ Chùa vừa là tên chợ, vừa là tên thị trấn của huyện Nghĩa Hành. Nằm ven Tỉnh lộ 624B, cách TP.Quảng Ngãi 8km về hướng tây bắc, dấu tích của chợ Chùa xưa còn lại là miếu bà nằm bên chợ, nơi con người đã in dấu trên vùng đất một thời buôn bán sôi động giữa hai miền Kinh - Thượng.

Trở lại thị trấn Chợ Chùa, chúng tôi được gặp một số cụ cao niên từng gắn liền với chợ Chùa. Cụ Nguyễn Thiệt (1938) ở thôn Xuân Vinh, xã Hành Đức (Nghĩa Hành) thong thả ăn sáng bên góc chợ Chùa bảo: Thỉnh thoảng tôi đến chợ Chùa, không phải mua những thứ cần thiết mà chỉ để nhớ về ký ức xa xưa...

Theo lời kể, tuổi thơ ông Thiệt sớm gắn liền với chợ Chùa. Mới lên 7 tuổi ông đã bị tật ở chân, nên sớm học nghề may vá. Tiệm may của ông nằm bên hông chợ Chùa. Vì vậy, ông đã chứng kiến nhiều câu chuyện văn hóa, sự phát triển, giao thương một thời ở chợ Chùa. 

Chợ Chùa (Nghĩa Hành) hôm nay. 

7 thg 6, 2020

Chợ hải sản 600 năm tuổi bên bờ kè

Hàng chục thuyền đánh cá ngày đêm ra vào tấp nập tại chợ Cồn Gò, xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên.

Chợ Cồn Gò có lịch sử 600 năm là nơi bán hải sản tươi, phục vụ người dân địa phương và khách du lịch. Cứ 4h sáng, tàu thuyền đánh bắt về neo đậu cách bờ biển khoảng 300 m sau khi ra khơi từ chiều hôm trước. Do tàu không thể vào sát bờ, ngư dân phải bốc hải sản vào rổ, đặt lên thuyền thúng rồi vận chuyển vào khu chợ bên mép bờ kè chắn sóng. 

5 thg 6, 2020

Trải nghiệm đi Chợ Nổi Ngã Bảy – Hậu Giang

Chợ nổi là một nét văn hóa đặc trưng của miền Tây sông nước, nhắc đến chợ nổi miền Tây thì không thể không nhắc đến chợ nổi Ngã Bảy – Phùng Hiệp. Hình ảnh quen thuộc với du khách là những chiếc ghe chở đầy hàng hóa, cây bẹo cao cao để giới thiệu sản phẩm được bán để người mua dễ chọn lựa. Không chỉ là nét văn hóa độc đáo, là “hồn sông nước”, chợ nổi Ngã Bảy còn lưu dấu bước chân tiền nhân, thể hiện tập quán văn hóa thương hồ của ông cha đã gần một thế kỷ trên vùng đất phù sa màu mỡ.

Chợ Nổi Ngã Bảy xưa

Chợ nổi Ngã Bảy còn gọi là chợ nổi Phụng Hiệp nức tiếng một thời, bởi bề dày lịch sử hơn trăm năm và không khí mua bán nhộn nhịp nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chợ nổi Ngã Bảy hình thành vào khoảng năm 1915, sau 10 năm đào kênh xáng ở đây. Chợ nằm ngay nơi giao nhau của 7 tuyến sông: Cái Côn, Mang Cá, Búng Tàu, Sóc Trăng, Xẻo Môn, Lái Hiếu, Xẻo Vong. Nhiều làng nghề đã hình thành dọc tuyến sông như đóng ghe, đan cần xé, trồng rẫy… Với chợ nổi Ngã Bảy, việc tụ họp tại 7 nhánh sông đã trở thành một nét riêng khó hòa lẫn và sẽ là điều bí ẩn thu hút những ai thích du lịch Miền Tây khám phá, bởi mỗi nhánh sông có một làng nghề đặc trưng không giống nhau… Nơi đây cũng đã đi vào thơ, nhạc càng làm say đắm lòng người.

19 thg 5, 2020

Độc đáo phiên chợ Viềng sớm nhất ở Nam Định

Chợ Viềng - phiên chợ cầu may, mỗi năm chỉ mở một lần duy nhất đã mang những sắc thái văn hóa độc đáo của đất và người Thành Nam. Bên cạnh chợ Viềng được tổ chức quy mô tại huyện Vụ Bản và huyện Nam Trực thì chợ Viềng tại thôn Hải Lạng, xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Hưng được mở sớm hơn một ngày lại mang dáng dấp một phiên chợ quê độc đáo. 

Chợ Viềng có lẽ là phiên chợ độc đáo, nổi tiếng nhất nhì ở miền Bắc nước ta khi dân gian quan niệm rằng đi chợ Viềng lấy may mắn, tài lộc cho cả gia đình trong một năm. Ở Nam Định có tới bốn chợ Viềng, trong đó, chợ Viềng Hải Lạng được tổ chức vào đêm mùng 6 và kết thúc vào ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch.

18 thg 5, 2020

Đi chợ hải sản

BR-VT có nhiều chợ hải sản và ở đâu cũng có đủ thứ tôm, cá tươi ngon, đặc trưng. Khách du lịch đến BR-VT ngoài chuyện thưởng thức hải sản tươi sống, đều rất muốn mang tôm cá về làm quà. Chỉ tiếc, trong chừng đó chợ, chưa có chợ nào đủ tầm để làm “nức tiếng” hải sản BR-VT. 

NHỮNG CHỢ HẢI SẢN ĐÃ THÀNH TÊN


Khi đi chợ hải sản ở BR-VT, du khách thường tới chợ Vũng Tàu, chợ Xóm Lưới (góc đường Phan Bội Châu-Nguyễn Công Trứ); chợ Bến Đình và Bến Đá (phường 5), chợ Long Hải, Phước Hải hay Bình Châu. Các chợ này hoạt động cả ngày và có nguồn hải sản vô cùng phong phú. 

Bến cá Long Hải (huyện Long Điền) là nơi có nhiều du khách và người dân tới mua hải sản. 

17 thg 5, 2020

Về Bạc Liêu đi 'Chợ quê ngày Tết'

Một không gian rất “thôn quê” được tái hiện trong “Chợ quê ngày Tết” ở xứ Công tử Bạc Liêu trong những ngày giáp Tết Nguyên đán 2020 thu hút rất đông người dân và du khách.

Rất đông người dân và du khách đi "chợ quê" ở Bạc Liêu trong những ngày cận Tết - Ảnh: CHÍ QUỐC

"Chợ quê ngày Tết" được tổ chức ở tuyến đường 30 Tháng 4 thuộc phường 3 TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu trong thời gian 4 ngày (từ 19 đến 22-1, nhằm ngày 25 đến 28 Tết).

Một ngày ở chợ dừa Bến Tre

Từ lâu, hai bên bờ sông Thom (thuộc huyện Mỏ Cày Nam và huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre) được coi là chợ dừa lớn nhất miền Tây và của cả nước. Nơi đây lúc nào cũng nườm nượp ghe thuyền, có cả ghe các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng… cũng mang dừa về đây.

Ngoài việc mua bán, chợ còn tạo thêm việc làm cho dân lao động địa phương - Ảnh: Hữu Khoa 

11 thg 5, 2020

Bảo tồn giá trị văn hóa Chợ nổi Cái Bè

Hình thành từ lâu đời, Chợ nổi Cái Bè (thị trấn Cái Bè) là một trong những chợ nổi mang nét văn hóa đặc thù của vùng Tây Nam bộ. Sự ra đời và phát triển chợ nổi đã khẳng định tinh thần năng động, đầy sáng tạo của cư dân vùng sông nước. Với những nét sinh hoạt độc đáo, Chợ nổi Cái Bè là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Tiền Giang nói riêng và Tây Nam bộ nói chung. Do đó, việc bảo tồn giá trị văn hóa Chợ nổi Cái Bè cần được quan tâm và chú trọng.


Họp ở đoạn sông Tiền giáp ranh giữa ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre, Chợ nổi Cái Bè là một trong những khu chợ nổi có quy mô lớn nhất ở khu vực Nam bộ. Chợ nổi Tây Nam bộ nói chung và Cái Bè nói riêng đã được hình thành từ khi có bước chân của lưu dân người Việt vào khai phá vùng đất này từ thế kỷ XVII - XVIII. Chợ nổi hình thành trong điều kiện giao thông và phương tiện lưu thông đường bộ chưa phát triển, nên khi có nhu cầu buôn bán, trao đổi, người ta liền tụ tập mua bán trên sông, bằng các phương tiện như xuồng, ghe. Sách Gia Định thành thông chí ghi nhận đầu thế kỷ XIX, Chợ nổi Cái Bè rất sung túc. Bè tre đậu kín vàm rạch, chở lúa gạo, cá khô, cau khô và các loại vỏ cây già, cây đước bán tận Campuchia. Đến cuối thế kỷ XX, nơi đây đã trở thành một trong những khu chợ đầu mối lớn nhất khu vực Nam bộ.

Trắng đêm ở chợ rau đầu mối

Không phải là chợ đêm, nhưng cứ 10 giờ tối, tiểu thương ở chợ Bà Rịa đã nhóm họp. Họ làm suốt đêm với những chuyến xe chở rau, trái cây từ các tỉnh, thành lân cận, các huyện trong tỉnh đưa về. Người dỡ hàng từ xe tải xuống, người bốc hàng ra xe kéo, rồi phân loại, cân kéo… Trên gương mặt mọi người ánh lên niềm hy vọng cho một ngày “buôn may bán đắt”.

Một nhóm người được thuê gọt rau, củ tại chợ Bà Rịa.

Ngay đầu cổng vào chợ Bà Rịa, những chiếc xe tải “cõng” trên mình hàng chục tấn cà chua, khoai tây, rau xanh… tấp vào đậu sát nhau. Ngay sau đó, “gánh nặng” này được “trút sang” đôi vai những người đàn ông to khỏe với những chiếc xe kéo đang chờ sẵn bên cạnh. Dưới ánh đèn neon sáng rực, những đôi tay căng vồng cơ bắp ra sức kéo chiếc xe hàng chất đầy những sọt rau về nơi tập kết. Những sọt cà chua chín đỏ, cà rốt, khoai tây, bắp cải, những sọt xoài, cam, thanh long… đầy ắp, tươi ngon, được tiểu thương tiếp tục chuyển xuống các xe kéo nhỏ, phân loại vào từng bao lưới chừng 10-20kg/bao. Sau đó, số hàng này được chuyển lên các xe ba-gác, xe máy chở về các chợ ở Bà Tô (Xuyên Mộc), Phước Hải (Long Điền), Đất Đỏ (huyện Đất Đỏ), chợ Vũng Tàu. Rau muống, rau bí, các loại cải… cũng được phân loại, cột thành từng bó, xếp gọn gàng vào các sọt tre, sọt nhựa gần đó. Phía trong chợ, một vài người phụ nữ đứng tuổi đưa tay nhẩm tính từng lô hàng. Tiếng nói cười, xì xào, ra giá, tiếng bước chân hối hả của tiểu thương, của đầu mối đến lấy hàng… nhộn nhịp, tất bật.

13 thg 3, 2020

"Chợ đặc sản" trên quốc lộ 20

Khu vực cầu La Ngà (xã Phú Ngọc và La Ngà, H.Định Quán) lâu nay trở thành điểm dừng chân của nhiều khách đi đường trong và ngoài tỉnh mỗi khi có dịp đi qua, bởi sự hấp dẫn của những gian hàng bán các loại cá khô, cá tươi ngay cạnh sông La Ngà. 

Người đi đường chọn mua cá khô tại khu vực cầu La Ngà 

Các loại cá bày bán tại khu “chợ đặc sản” này được nuôi ngay trên sông La Ngà, khu vực tập trung hàng trăm hộ nuôi cá bè, cũng có khi là cá thiên nhiên được đánh bắt trên sông từ những ngư dân làng bè.

29 thg 2, 2020

Tìm về chợ Két

Nằm ở thôn Xuân Phổ Tây, xã Nghĩa Kỳ (Tư Nghĩa), chợ Két hình thành và tồn tại hơn một thế kỷ qua. Tại đây, các mẹ, các chị bày bán những mặt hàng dân dã, cây nhà lá vườn hoặc chính tay "nhà làm". Bởi thế, dù là chợ nhỏ, nhưng nơi này đã tồn tại qua nhiều biến cố và cái tên chợ được người dân đặt từ loài chim két trú ngụ khá nhiều ở nơi đây.

Xuân Phổ Tây là một thôn nằm dọc theo ven sông Trà Khúc. Mỗi năm, sau khi kết thúc mùa mưa, lượng phù sa đổ về đây khá lớn, do đó những bãi bắp, ruộng mía phát triển xanh mướt. Theo nhiều người dân sống ở đây, trước kia, mảnh đất Xuân Phổ được mệnh danh là đất của những loại cây trồng như bắp, đậu, mía, khoai, sắn. Vì thế, hằng năm cứ tới ngày mùa, chim két lại kéo về đây sinh sản, làm tổ khiến mùa màng trở nên vui tươi hơn. Từ đó, người dân đặt tên cho chợ cóc của thôn là chợ Két. 

Hình thành và tồn tại hơn một thế kỷ qua, chợ Két là nơi giao thương buôn bán đầu tiên của người dân thôn Xuân Phổ Tây, xã Nghĩa Kỳ (Tư Nghĩa). 

28 thg 2, 2020

Chợ hoa Hàng Lược – chợ hoa lâu đời nhất thủ đô

Hằng năm, chợ hoa Hàng Lược họp tử khoảng Tết ông Công, ông Táo (23 tháng Chạp) cho tới tận chiều tối ngày 30 Tết. Trong hàng trăm năm tồn tại, chỉ có duy nhất một năm chợ hoa Hàng Lược không họp...

Nói về ngày Tết ở Hà Nội, sẽ là thiếu sót nều không nhắc đến chợ hoa Hàng Lược – chợ hoa lâu đời nhất thủ đô

26 thg 2, 2020

Độc đáo chợ phiên của người Tày - Nùng ở Thông Huề, Cao Bằng

Giống như nhiều nơi ở Cao Bằng, chợ Thông Huề họp 5 ngày một phiên, vào các ngày 2, 7 theo lịch dương, chợ bán chủ yếu là sản vật tại địa phương... 

Thông Huề (còn viết là Thông Hoè) là một xã nằm ở phía Nam huyện Trùng Khánh (Cao Bằng), có tỉnh lộ 206 từ thành phố Cao Bằng đi thác Bản Giốc chạy qua theo hướng Đông Bắc-Tây Nam. Chợ Thông Huề trên đường đi đến Thác Bản Giốc. 

16 thg 1, 2020

Bí mật tên gọi chợ Bắc Qua Hà Nội

Dù đã trải qua nửa thế kỷ tồn tại, chợ Bắc Qua vẫn giữ được những nét dân dã đặc sắc, điều mà nhiều khu chợ lâu đời khác của thủ đô đã để mất theo sự đổi thay của thời cuộc...

Nằm phía sau chợ Đồng Xuân – khu chợ lâu đời và nổi tiếng bậc nhất Hà Nội, chợ Bắc Qua là một khu chợ có lịch sử khá thú vị mà không phải ai cũng biết.

30 thg 12, 2019

Nơi bốn khu chợ nằm cạnh nhau ở Hà Nội

Giữa trung tâm Hà Nội có một "tổ hợp" chợ có thể nói là độc nhất vô nhị Việt Nam, nơi bốn khu chợ họp cạnh nhau tạo nên cảnh phố chợ nhộn nhịp hiếm có. Đó là bốn chợ: Đồng Xuân - Bắc Qua - Cầu Đông - Thanh Hà.

1. Nằm ở phía Bắc khu phố cổ Hà Nội, Chợ Đồng Xuân là khu chợ có lịch sử lâu đời và nổi tiếng bậc nhất của mảnh đất Hà thành. Tiền thân của chợ là hai khu chợ họp ở cạnh chùa Cầu Đông và cạnh đền Bạch Mã. Năm 1889, người Pháp giải tỏa hai chợ này và dồn vào khu đất trống của phường Đồng Xuân, tạo thành chợ Đồng Xuân

2 thg 12, 2019

Chợ cửa khẩu Tân Thanh

Cách thành phố Lạng Sơn khoảng 30km, chợ cửa khẩu Tân Thanh là khu chợ lớn nhất trong các chợ biên giới ở Lạng Sơn.


Khu chợ Tân Thanh mới được đưa vào sử dụng đầu năm 2000. So với các cửa khẩu khác, hàng hóa ở đây được đưa ra gần đường biên hơn, người dân ở các địa phương lân cận, dù là người Việt Nam hay người Trung Quốc đều được tự do đi lại buôn bán.

Tại khu cửa khẩu Tân Thanh có nhiều trung tâm mua bán. Ngoài khu trung tâm mua sắm 2 tầng, còn có trung tâm thương mại Hồng Kông, khu Thế giới Phụ nữ, chợ cửa khẩu và khu chợ trời nằm sát đường biên giới Việt – Trung. Do mang tính chất trao đổi hàng hóa giữa hai bên của vùng biên, chợ Tân Thanh có cả hàng Việt Nam và hàng Trung Quốc, các mặt hàng rất phong phú và đa dạng.

Với khoảng cách không quá xa thành phố Lạng Sơn, cùng với những sản phẩm hàng hóa đa dạng, chợ Tân Thanh luôn là điểm đến lý tưởng cho du khách tham quan, mua sắm khi đến với Lạng Sơn.