Hiển thị các bài đăng có nhãn chùa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chùa. Hiển thị tất cả bài đăng

15 thg 10, 2022

Chùa Chà Là – Buddha Vansa Chhulla Moni

1. Lịch sử hình thành

Chùa Chà Là tọa lạc tại ấp Chà Là, xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Chùa còn có tên tiếng Pali theo pháp hiệu của Phật giáo Nam tông Khmer là Buddha Vansa Chhulla Moni.

14 thg 10, 2022

Chùa Serey Odom

1. Lược sử về ngôi chùa


Chùa Serey Odom tọa lạc tại ấp 4, xã Lộc Hưng, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Cổng chùa nằm sát mặt tiền bên trái Quốc lộ 13, theo hướng từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Lộc Ninh. Phía sau chùa là khu vực cư trú đông đúc của đồng bào Khmer.

Trong tiếng Khmer chữ Serey nghĩa là phước báu, Odom là lòng cao thượng. Cũng giống như các chùa Khmer ở miền Tây Nam Bộ, pháp hiệu bằng tiếng Khmer hoặc tiếng Pali thường gặp khó khăn khi chuyển ngữ sang tiếng Việt. Vì vậy, người dân có xu hướng dùng tên địa danh để gọi tên chùa, do chùa Serey Odom nằm tại xã Lộc Hưng nên được gọi tên là chùa Lộc Hưng.

Chùa Sirivansa

1. Lịch sử hình thành

Sirivansa (theo âm Hán – Việt là Hạnh Tâm), là ngôi chùa Khmer duy nhất có mặt tại thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Chùa tọa lạc tại số 39, đường C2, khu phố Phước Bình, phường Tân Xuân, thành phố Đồng Xoài. Chùa được khởi công xây dựng ngày 30 tháng 12 năm 2011 và hiện đang tiếp tục hoàn thành các công trình kiến trúc.


13 thg 10, 2022

Chùa Sóc Lớn – Rajamahajetavana Rama


1. Lược sử về ngôi chùa

Chùa Rajamahajetavana Rama còn có tên gọi theo địa phương là chùa Sóc Lớn, do chùa tọa lạc tại ấp Sóc Lớn, xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Tên tiếng Pali của chùa mang ý nghĩa là chùa do Trưởng giả Cấp Cô Độc cùng Thái tử Kỳ Đà trong thành Ba La Nại (thuộc Ấn Độ xưa) xây dựng để dâng cúng Đức Phật tại Hoa viên của Thái tử Kỳ Đà.

Chùa Ki-Ri-Mean-Chey (Sơn Thắng) – Thái Hòa


1. Lược sử ngôi chùa

Chùa Thái Hòa là một trong hai ngôi chùa thuộc hệ phái Nam tông Khmer ở tỉnh Đồng Nai1. Chùa tọa lạc trên sườn đồi của núi Ba Chồng, thuộc khu 4, ấp Hiệp Nhất, thị trấn Định Quán, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, với diện tích khoảng 3.300 m²; cách Quốc lộ 20 khoảng 300 m và cách ngã ba Dầu Giây khoảng 45 km về phía Tây Nam. (Từ ngã ba Dầu Giây, theo Quốc lộ 20 về hướng Bảo Lộc – Lâm Đồng khoảng 45 km). Chùa được Đại đức Lý Xê cùng bà con Khmer trong vùng khởi tạo năm 1963. Ban đầu, chùa có tên gọi là Kirimeanchey (Sơn Thắng). Năm 1980, sau khi Đại đức Lý Xê viên tịch, Đại đức Lý Sang tiếp quản một thời gian và bàn giao cho Đại đức Lâm Ym đến tiếp quản và làm trụ trì ngôi chùa. Đến năm 1986, Đại đức Lâm Ym chuyển đi nơi khác. Từ năm 1986 đến năm 1995, chùa không có trụ trì, quản lý ngôi chùa trong khoảng thời gian này (gần 10 năm) do Ban Quản trị là những Phật tử của chùa, đại diện là ông Châu Phon đảm trách.

Chùa Hoa Sơn – Kiri Buppharam

1. Lược sử về ngôi chùa

Chùa Kiri Buppharam ở cách xa Thành phố Hồ Chí Minh 45 km, tọa lạc tại phường Phú Bình, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Từ năm 2007, chùa Kiri Buppharam còn có tên gọi là Hoa Sơn Tự.

Bắt đầu xây dựng từ năm 1968 bởi đóng góp rất lớn từ cộng đồng người Khmer có quê quán từ Đồng bằng sông Cửu Long di cư đến sinh sống quanh vùng.

Chùa Pothiwong

1. Lược sử ngôi chùa

Chùa Pothiwong còn có tên khác là Boddhivansa tọa lạc tại số 21/2, đường Bùi Thế Mỹ, phường 10, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Chùa được Hòa thượng Thạch Âm thành lập vào năm 1960 trên mảnh đất có diện tích 470 m². Tuy nhiên, diện tích hiện nay của chùa chỉ còn khoảng 120 m². Do quá trình đô thị hóa, phần đất phía sau chùa được sử dụng làm đường giao thông. Khi mới thành lập, chùa có tên là Onteskosey. Năm 1975, Hòa thượng Thạch Âm ra nước ngoài định cư, chùa không còn chư tăng Khmer quản lý nên khuôn viên chùa đã bị chiếm dụng làm chỗ chôn người chết. Một thời gian sau năm 1975, chùa được Hòa thượng Giới Nghiêm thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Kinh đã đến coi sóc nên ngôi Tam bảo vẫn còn giữ gìn cho đến ngày nay. Năm 1993, Phật tử đã thỉnh Hòa thượng Lâm Ym về làm trụ trì và đặt tên lại cho ngôi tự viện là Pothiwong dưới sự chứng minh của Hòa thượng Giới Nghiêm. Năm 2000, Hòa thượng Lâm Ym viên tịch, chùa được Đại đức Danh Giảng tiếp quản tạm thời. Năm 2001, lãnh đạo hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer đã đề nghị Giáo hội tấn phong Đại đức Tăng Ngọc An làm trụ trì cho đến nay.

12 thg 10, 2022

Theo dòng lịch sử Sắc Tứ Tam Bảo Tự

Nhắc đến Hà Tiên, không thể không nhắc đến công lao của Mạc Cửu – Tổng binh trấn Hà Tiên, người đã khai hoang và xây dựng vùng đất này thành nơi trù phú, phát triển thương mại và Phật giáo. Ngôi chùa nổi tiếng nhất trên đất Hà Tiên – Sắc Tứ Tam Bảo tự – cũng do chính ông xây dựng.

Hình thành khoảng thế kỷ XVI và có vị trí đắc địa trên vịnh Thái Lan, Hà Tiên được xem là cửa ngõ giao lưu văn hóa, thương mại. Nơi đây được mệnh danh là chốn: “Huyền ca đất Phật người hiền/Ngàn năm Văn hiến Hà Tiên lưu đời”, bởi người dân chủ yếu theo đạo Phật. Qua bao thăng trầm của lịch sử, đạo Phật vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần ở địa phương. Nhắc đến Hà Tiên, không thể không nhắc đến công lao của Mạc Cửu – Tổng binh trấn Hà Tiên, người đã khai hoang và xây dựng vùng đất này thành nơi trù phú, phát triển thương mại và Phật giáo. Ngôi chùa nổi tiếng nhất trên đất Hà Tiên – Sắc Tứ Tam Bảo tự – cũng do chính ông xây dựng. 

Chùa Hồng Phúc và pho tượng độc đáo

Qua những thực thể còn lưu lại, cảm nhận được dòng chảy lịch sử, hơi thở của di tích trong không gian văn hóa, tín ngưỡng vẫn trường tồn.

Bài viết “Chùa Hồng Phúc ở Hà Nội và pho tượng độc đáo lấy thân làm tòa” như một cơ hội tìm hiểu lịch sử một ngôi cổ tự bằng bằng phương pháp khảo cứu và tham khảo, nghiên cứu liên ngành, như sử học, thực tế, logic, phỏng vấn…

I. LỊCH SỬ CHÙA HỒNG PHÚC Ở HÀ NỘI

1.1. Khái quát chùa ở quận Ba Đình

Trước khi tìm hiểu về chùa Hồng Phúc, trong một hệ thống quần thể mang tính liên hệ thì phải lược qua về vị trí địa lý quận Ba Đình và những ngôi chùa lớn.

Nhìn về lịch sử, từ thời Lý – Trần – Lê, quận Ba Đình luôn nằm trong khu vực Hoàng Thành. Quận Ba Đình hiện nay là đất khu được thành lập 1961, trước đó thuộc đất khu Ba Đình và khu Trúc Bạch.

11 thg 10, 2022

Thiền viện Trúc lâm Phương Nam – Nơi lan tỏa bản sắc Thiền dân tộc đến muôn nhà

Vùng Đồng Bằng sông Cửu Long nói chung và Cần Thơ nói riêng, từ lâu đã tập trung nhiều dân tộc sinh sống như Kinh, Khmer, Hoa, Chăm góp phần tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hóa và tín ngưỡng tâm linh của vùng đất phù sa trù phú này.


Tại thành phố Cần Thơ, sinh sống chủ yếu là 3 dân tộc Kinh, Hoa và Khmer nên những công trình văn hóa tâm linh tại đây mang đậm bản sắc của 3 dân tộc này. Với nét đặc trưng rất riêng của vùng miền sông nước, vì vậy Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam là một trong những địa chỉ được đoàn Khảo sát Kiến trúc Phật giáo lựa chọn để đến nghiên cứu và tìm hiểu trong đợt khảo sát của Ban Văn hoá TƯ GHPGVN phối hợp với Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Viện Bảo tồn Di tích, Hội Kiến trúc sư Việt Nam cùng các cơ quan nghiên cứu tại TP. Cần Thơ.

Vẻ thoát tục của ngôi cổ tự ẩn trên núi cao ở Quảng Ninh

Tọa lạc trên con đường thuộc phường Đại Yên, thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh, chùa Lôi Âm nằm trên dãy núi có độ cao 503 m, sở hữu cảnh quan hữu tình như một miền cao nguyên xinh đẹp.

Nhiều người biết đến Quảng Ninh bởi những vịnh biển đẹp hút hồn, nhưng ít ai để ý rằng du lịch tâm linh ở mảnh đất xinh đẹp này cũng ấn tượng không kém.

Đó không phải là những trải nghiệm gây choáng ngợp bởi sự xa hoa, lộng lẫy hay khiến du khách thốt lên ngỡ ngàng vì vẻ hùng vĩ của đất trời, mà thay vào đó là sự thanh bình, yên tịnh đến mê hoặc của một khu vực thờ tự thiêng liêng. Chùa Lôi Âm chính là một nơi như thế. 

Chùa được bộ văn hóa chứng nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1997.(Ảnh: Sang Doan Dang)

Chùa Vồm và sự truyền thừa của Thiền phái Lâm Tế thời Lê Trung hưng ở Thanh Hóa

Chùa Vồm là một trong những ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất của xứ Thanh, từ xưa vẻ đẹp và sự uy nghiêm của chùa được nhiều sách vở nhắc đến.

Chùa Vồm, tên chữ là Đại Khánh tự và Đại Hùng tự [1], là ngôi chùa cổ có niên đại từ thời Trần. Chùa tọa lạc dưới chân núi Bàn A ở làng Vồm, phường Thiệu Khánh, TP. Thanh Hóa. Nơi đây đã từng thuộc địa bàn của thành Tư Phố trong thời kỳ Bắc thuộc và cũng là lỵ sở Dương Xá đất Ái Châu và Thanh Hóa trong nhiều triều đại phong kiến. Đây cũng là vùng đất tiếp giáp với Ngã Ba Đầu – nơi hợp lưu giữa sông Mã với sông Chu trước khi đổ ra biển. Những yếu tố này đã tạo nên cho chùa một bề dày lịch sử cũng như cảnh quan và địa thế vô cùng hùng vĩ, đẹp đẽ.

10 thg 10, 2022

Chùa Quỳnh Lâm – trường đại học Phật giáo đầu tiên ở nước ta


Đông Triều, Quảng Ninh là địa danh có nhiều di tích lịch sử văn hoá, nổi tiếng như: chùa Hồ Thiên, chùa am Ngoạ Vân, chùa Trung Tiết, đền An Sinh và lăng mộ các vua Trần thuộc quần thể di tích Yên Tử. Đặc biệt là chùa Quỳnh Lâm di tích lịch sử và nghệ thuật:

7 thg 10, 2022

Tượng thờ chùa Bửu Phong ở Đồng Nai

MỞ ĐẦU

Trong thời kỳ đầu du nhập vào xứ Đàng Trong, Phật giáo đã truyền vào theo hai hướng: từ sự di dân vùng Thuận Quảng đi vào và từ Trung Quốc sang, hình thành nên nhiều ngôi chùa thuộc hệ phái Bắc tông tập trung tại vùng đất Nông Nại Đại Phố, nay là Biên Hòa – Đồng Nai. Từ đây, Phật giáo đã truyền bá khắp nơi trong cả vùng Đông Nam Bộ. Ngôi chùa ghi nhận có mặt sớm ở Biên Hòa từ thế kỷ XVII trong đó có chùa Bửu Phong. Ban đầu, Phật giáo đã gắn bó với những người đi khai hoang, mở đất, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho dân chúng nơi đây. Những vị tu sĩ đã “nhập thế” thực hiện vai trò cầu an cho người sống và cầu siêu cho người chết, mang lại cuộc sống tâm linh bình yên trên vùng đất mới. Sự du nhập của Phật giáo vào vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai là ‘bàn đạp’ để phát triển và truyền bá sang các vùng lân cận. Vì vậy, Phật giáo Đồng Nai có ảnh hưởng đến Phật giáo Bình Dương và miền Tây Nam Bộ.

Chùa Nam Sơn – Giridakkhina Sattharama

1. Lược sử về ngôi chùa

Chùa Giridakkhina Sattharama còn có tên là Nam Sơn Tự, tọa lạc tại số 33/18 đường Trần Xuân Độ, phường Thắng Nhì, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Đây được xem là ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer nằm ở vị trí cao nhất tại khu vực Nam Bộ, vì nó tọa lạc trên đỉnh núi Tương Kỳ của thành phố Vũng Tàu. Khi lên đến ngôi chùa này, có thể nhìn được toàn cảnh thành phố Vũng Tàu.

Chùa Giridakkhina Satthamara. Ảnh: Ngọc Thu – năm 2020

Chùa Giridakkhina Satthara do Thượng tọa Quách Thành Sattha xây dựng nên từ năm 1996, nhưng trước đó nó là một am nhỏ do bà Nguyễn Thị Xi (sinh năm 1916) cất lên để làm nơi tu hành theo Phật giáo Bắc tông.

6 thg 10, 2022

Tổ đình Hội Tôn tỉnh Bến Tre

Mặt tiền Tổ đình Hội Tôn hiện nay.

Tổ đình Hội Tôn hiện tọa lạc tại ấp 8, xã Quới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Tổ đình do Hòa thượng Long Thiền (người Quảng Ngãi) khai sơn tạo tự năm 1740 (Canh Thìn) với tên gọi là Hội Tông Tự. Đến đời vua Thiệu Trị do kỵ húy vua nên Tổ đình đổi tên thành Hội Tôn Tự.

Đây là ngôi chùa xưa nhất tỉnh Bến Tre thành lập vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII, ngôi chùa có giá trị lịch sử – văn hóa đối với Phật giáo tỉnh Bến Tre và ở khu vực Tây Nam bộ.

Nghệ thuật trang trí văn bia Thiệu Trị ở chùa Diệu Đế

Thiệu Trị là vị Hoàng đế thứ ba của triều đình phong kiến nhà Nguyễn, ông lên ngôi khi tình hình đất đất nước đã đi vào ổn định, được thừa hưởng nền chính trị ổn định, vững chãi do vua Gia Long và Minh Mạng đã dày công vun đắp, cải cách, xây dựng và phát triển.

Trong thời gian 7 năm trị vì ngắn ngủi của mình, ông cũng không có cải cách gì mang tính đột phá mà chỉ là người tiếp nối đường lối trị nước của hai vị tiên vương. Thời gian trị vì của vua Thiệu Trị có đóng góp về mặt kiến trúc nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật chạm khắc trên đá đã đạt đến trình độ đỉnh cao so với các đời vua trước.

Trong phạm vi của bài viết với đề tài Nghệ thuật trang trí trên văn bia vua Thiệu Trị chùa Diệu Đế, chúng tôi mong muốn người đọc có một góc nhìn mới về nghệ thuật trang trí trên đá, một loại hình nghệ thuật đương thời vang bóng của vương triều Nguyễn.

5 thg 10, 2022

Huyền thoại về chùa Cổ Lễ có 27 nhà sư “cởi áo cà sa khoác chiến bào ra trận”

Nhắc đến thị trấn Cổ Lễ (huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định), du khách sẽ nhớ đến ngay Chùa Cổ Lễ - nơi có những nhà sư “cởi áo cà sa khoác chiến bào ra trận” để giành lại độc lập cho dân tộc.

Chùa Cổ Lễ với lối kiến trúc độc đáo

Chùa Cổ Lễ cách trung tâm thành phố Nam Định khoảng 15 km; được xây dựng từ thế kỷ 12 thời Lý Thần Tôn với hiệu là "Thần Quang Tự". Chùa thờ Phật và Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không.

Theo văn bia còn lưu giữ tại chùa ghi lại, Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không hương quán tại làng Điền Xá (huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Thủa nhỏ, ngài làm nghề chài lưới của cha ông; đến năm 29 tuổi ngài xuất gia.

Ngài cùng Thiên sư Giác Hải và Thiền sư Từ Đạo Hạnh kết nghĩa anh em sang Tây Vực (Bắc Ấn Độ) tầm học phép "Tâm vô lậu" đắc "Giới - Định - Tuệ viên dung nhập Thánh siêu phàm du nhật nguyệt".

4 thg 10, 2022

Ngôi chùa cổ hàng trăm năm tuổi bên dòng Kỳ Cùng

Chùa Thành là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng được rất nhiều du khách lựa chọn khi đến với xứ Lạng. Sự cổ kính và những câu chuyện về lịch sử ngôi chùa được gìn giữ qua hàng trăm năm, tạo thành sức hút đặc biệt cho điểm đến này.

Chùa Thành nằm ven sông Kỳ Cùng, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Được xây dựng vào thế kỷ thứ 15 dưới thời Lê Sơ, ngôi chùa có tên gọi là Hương Lâm Tự, sau đổi tên là Diên Khánh tự rồi Tuần Khánh Tự. Đến năm 1796, ngôi chùa được dời về vị trí hiện nay (cách vị trí cũ khoảng 200 m) và một lần nữa mang tên Diên Khánh Tự. Dù vậy, người dân nơi đây vẫn biết đến cái tên giản dị "chùa Thành", bởi chùa nằm ngay cạnh ngôi thành cổ.

Chùa Thành là một tổng thể kiến trúc xây dựng theo kiểu “Nội công ngoại quốc”.

3 thg 10, 2022

Chùa Cam Lộ ở tỉnh Quảng Trị có bảo tháp thờ Phật và Xá lợi Phật cao nhất Việt Nam

Trải qua bao cuộc bể dâu, chùa Cam Lộ tọa lạc tại thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) được tu bổ, xây dựng khang trang nhờ công đức phát nguyện của phật tử. Ngôi chùa này đã được xác lập kỷ lục có Bảo tháp thờ Phật và Xá lợi Phật cao nhất Việt Nam.

Tiếng chuông chùa mang thiện lành đến dân gian

Chùa Cam Lộ toạ lạc ở thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Chốn thiền linh này đã trở thành nơi lui tới quen thuộc của hàng ngàn phật tử cùng nhân dân trong và ngoài tỉnh Quảng Trị. Đến với với ngôi Đại hùng Bảo điện uy nghi và linh thiêng này, ai nấy đều cảm thấy thanh thản, bình yên.

Toàn cảnh chùa Cam Lộ - ngôi chùa được cho là linh thiêng, nhiều người chiêm bái tọa lạc tại thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Ngọc Vũ.