Hiển thị các bài đăng có nhãn cầu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cầu. Hiển thị tất cả bài đăng

25 thg 10, 2018

Cầu Trường Tiền - Nét thơ xứ Huế

Cầu Trường Tiền hay còn gọi là Tràng Tiền, duyên dáng soi bóng trên dòng sông Hương đã hơn một thế kỉ qua, chứng kiến bao thăng trầm lịch sử của vùng đất cố đô, và là một trong những biểu tượng mang tính đặc trưng nhất của xứ Huế.

Hình ảnh nữ sinh trong tà áo dài bên cạnh cầu Trường Tiền từ lâu đã trở thành biểu tượng rất riêng của xứ Huế. Ảnh: PĐ. 

26 thg 9, 2018

Ngắm vẻ đẹp của cây cầu ngói Bình Vọng đặc trưng của làng quê Bắc Bộ

Có 5 gian lợp ngói bắc qua ao đình, cây cầu ngói Bình Vọng mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống Việt.

Ở làng Bình Vọng (xã Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội) có cây cầu bắc qua ao đình với 5 gian lợp ngói.

9 thg 9, 2018

Cây cầu gỗ tại Sa Pa vô tình nổi tiếng khắp thế giới

Tấm ảnh chụp cây cầu gỗ ở Việt Nam trở thành một trong những sản phẩm trang trí bán chạy nhất của hãng nội thất Thụy Điển. 

Nếu từng đặt chân vào một cửa hàng Ikea ở bất kỳ đâu trên thế giới, bạn có nhiều khả năng sẽ thấy một bức ảnh chụp hình một cây cầu mờ ảo trong sương. Đây chính là tác phẩm do nhiếp ảnh gia Mỹ, Skip Nall, thực hiện trong chuyến du lịch Sa Pa năm 2006.

Tác phẩm mang tên 'Bridge Jungle Journey' (Cây cầu dẫn tới rừng xanh) có giá từ 139 USD, cho kích thước khoảng 1x1,3m. Ảnh: Skip Nall. 

Chia sẻ về bức ảnh để đời, Nall kể lại rằng mình nhận được một cuộc điện thoại vào năm 2009, từ một công ty hỏi mua bản quyền tác phẩm cho một mẫu in ấn. Khi ấy, Nall đang chuyển nhà đến Philippines và toàn bộ dữ liệu, tập tin... đều nằm trên một tàu chở hàng trên biển. Ông trả lời phía công ty rằng mình sẽ gọi lại khi ổn định tại nhà mới.

20 thg 8, 2018

Cây cầu “hot” nhất vịnh Bắc Bộ

Là điểm nhấn của màn tỏ tình lãng mạn cực chất của cặp đôi Ngân – Bình trong “Cả một đời ân oán”, cầu Koi đang trở thành điểm check in số 1 của giới trẻ.

Sau màn tỏ tình “hót hòn họt” của cặp đôi Ngân-Bình “cháy sóng” VTV3 trên cây cầu được đánh giá đẹp nhất vịnh Bắc Bộ, Cầu Koi trở thành từ khóa tìm kiếm hot bậc nhất của giới trẻ. Như một hiệu ứng lan truyền, một loạt hình check-in siêu ngọt, siêu chất được giới trẻ “phủ sóng mạng xã hội”. 


Từ sắc màu, kiến trúc đến bối cảnh, Cầu Koi đẹp đến “nức nở”. Nằm trong khu vườn Nhật trên đỉnh Bà Đèo, trong tổ hợp giải trí Sun World Halong Complex cây cầu trở thành điểm nhấn nổi bật nhưng hòa quyện với sắc xanh mượt của cỏ cây, núi rừng và vẻ đẹp kiêu hãnh của kiến trúc Nhật. 

15 thg 6, 2018

Đêm Đà Nẵng đến cầu Tình Yêu

Cầu tình yêu ở thành phố Đà Nẵng. 

Ai đến Đà Nẵng cũng nhất định phải đến cầu Tình yêu. 

Tôi gọi anh taxi, bảo chở tôi tới cầu tình yêu. Anh ấy hỏi: “Anh tới cầu tình yêu một mình à?”. Rồi anh cũng tự trả lời: “Ai đến Đà Nẵng cũng tới cầu tình yêu”. 

19 thg 3, 2018

Nắng bên cầu Kon Klor

Sông Đăk Bla là con sông chính chảy qua thành phố Kon Tum, hàng ngày chứng kiến sự thay đổi của thành phố này. Dù nguồn ngân sách có hạn, nhưng với nỗ lực, tỉnh ta đã xây dựng những cây cầu bắc qua sông Đăk Bla làm giảm thiểu ách tắc và góp phần cho thành phố Kon Tum có bước phát triển kinh tế - xã hội sôi động. Trong đó, cầu treo Kon Klor là một điểm nhấn đẹp cho thành phố.

Vừa hết ngày cuối cùng của tháng 2, nắng tháng 3 đã nhanh chân ùa về sưởi ấm và cũng mang theo chút se se lạnh hòa lẫn trong cái vị ấm áp riêng của đất trời Tây Nguyên.

Kon Tum năm nay, nắng tháng 3 thật lành. Bước chân đến cầu Kon Klor tôi đã thấy một không gian mênh mông ngút ngàn. Kon Klor là cây cầu đẹp nhất của Kon Tum và cũng là điểm đến yêu thích của khách du lịch trong và ngoài nước.

4 thg 1, 2018

Điều đặc biệt của cầu sắt Bạch Hổ trăm tuổi ở xứ Huế

Cầu sắt Bạch Hổ là một di tích quan trọng gắn với nhiều thăng trầm lịch sử của xứ Huế và cả lịch sử phát triển của ngành đường sắt Việt Nam.

Bắc qua sông Hương ở góc Tây Nam kinh thành Huế, cầu sắt Bạch Hổ là tên thường gọi của cây cầu đường sắt có tuổi đời một thế kỷ ở đất Cố đô

23 thg 12, 2017

Cầu Thuận Phước

Cầu Thuận Phước là cây cầu treo dây võng bắc qua 2 bờ sông Hàn ngay cửa Vịnh Đà Nẵng, nối 2 quận Hải Châu và Sơn Trà thuộc thành phố Đà Nẵng. Cây cầu tạo kết nối tuyến đường ven biển từ Hải Vân đến tận Ngũ Hành Sơn.

Cầu Thuận Phước được khởi công xây dựng vào ngày 16-1-2003 với vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng do thành phố Đà Nẵng làm chủ đầu tư từ nguồn ngân sách. Ảnh: KHẢ THỊNH 

26 thg 10, 2017

Cận cảnh những cây cầu nối trung tâm Hà Nội với các quận, huyện

Hà Nội có những cây cầu đã trở thành biểu tượng, có những cây cầu hiện đại mới xây, định hình giao thông, mở thêm hướng phát triển các khu đô thị mới.

Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên, do Pháp xây dựng từ năm 1898 tới năm 1902 hoàn thành.

30 thg 4, 2017

Cầu chữ Y: Từ binh lửa đến mở rộng, phát triển

Cầu chữ Y sắp được nâng cấp xây dựng. Chiếc áo mới sẽ phủ lên cây cầu gắn liền với nhiều giai thoại lịch sử thú vị. 


“Nhất Y, nhì Mống, tam Bông, tứ Đường, năm Nghè, sáu Lợi” là câu vần nói về sáu cây cầu cổ, nổi tiếng của TP.HCM: cầu chữ Y, cầu Mống, cầu Bông, cầu Nhị Thiên Đường, cầu Thị Nghè và cầu Bình Lợi. Câu vần này không nói rõ về quy mô, thứ tự, trình tự thời gian xây dựng từng cầu. Vì lẽ cầu chữ Y là cầu sinh sau đẻ muộn nhất (1938-1941), nhì Mống (1893-1894), tam Bông (1763), tứ Đường (1925), năm Nghè (khoảng 1725-1750) và sáu Lợi (1902).

2 thg 8, 2016

Nét đẹp cầu Dùng

Trên mảnh đất "nhút mặn chua cà" Thanh Chương, đã một thời giao thông là nỗi ám ảnh. Nỗi cách chia bởi sông nước đi cả vào trong câu hát "Ngại mùa mưa Thanh Chương mình nước lũ". Thế nhưng, giờ đây, về Thanh Chương, một trong những vẻ đẹp cuốn hút chính là những cây cầu. Thay thế cho con đò, rồi đến bến phà Dùng xưa đã lần lượt có tới 2 cây cầu, nối đôi bờ sông Lam...

Sông Lam một thời ngăn cách đôi bờ. 

13 thg 6, 2016

Cây cầu tình yêu lãng mạn bên sông Hàn

Cầu tình yêu bên sông Hàn (Đà Nẵng) là nơi mà nhiều đôi tình nhân có thể "khóa" tình yêu của mình để thể hiện sự vĩnh cửu, thủy chung.

Ngay từ khi mới khánh thành năm 2015, cầu tàu tình yêu đã thu hút nhiều du khách. 

28 thg 3, 2016

Lắc lẻo qua cầu tre Cẩm Đồng

Chùm ảnh ghi lại hình ảnh nông dân thôn Cẩm Đồng, xã Điện Phong, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam qua cầu tre buổi sáng sớm vừa gần gũi vừa sinh động.

Những chiếc cầu tre để người dân thôn Cẩm Đồng qua lại thu hoạch hoa màu 

Để tiện sang sông Vĩnh Điện ra đồng trồng rau, thu hoạch hoa màu... hàng trăm hộ dân thôn Cẩm Đồng cùng nhau làm những chiếc cầu tre để qua sông. Cầu dài hàng chục mét, rộng chưa tới 1m, khá cao so với mặt nước, có tay vịn một bên, trông rất chênh vênh mỗi khi qua lại.

23 thg 3, 2016

Chuyện một chiếc cầu đã gãy

Người ta nói rằng ở Việt Nam có 3 chiếc cầu cổ có đặc điểm giống nhau. Đó là 3 chiếc cầu sắt và cùng theo phong cách thiết kế kết cấu sắt của kiến trúc sư Gustave Eiffel, giống như tháp Eiffel. Có chiếc cầu do chính công ty của Eiffel thiết kế, còn nếu không thì cũng theo phong cách ấy. Ba chiếc cầu ấy là: cầu Long Biên ở Hà Nội, cầu Tràng Tiền ở Huế và cầu Gành ở Biên Hòa.

Cầu Gành có khác một chút, ở chỗ nó thường được gọi tên cho cả 2 chiếc cầu (cùng kết cấu giống nhau, ở gần nhau). Đó là 2 chiếc cầu bắc qua Cù lao Phố. Chiếc cầu từ nội ô TP Biên Hòa bắc qua Cù lao là cầu Rạch Cát (ngắn hơn), chiếc cầu từ Cù lao qua Bửu Hòa, hướng về TPHCM là cầu Gành.


Cầu Gành. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

21 thg 2, 2016

Sài Gòn nhớ những cây cầu

Cùng thời với những cây cầu nổi tiếng của Sài Gòn trước kia như cầu Chà Và, cầu Chữ Y..., cầu Nhị Thiên Đường (còn được gọi cầu Mới) là một trong những công trình tiêu biểu của Sài Gòn xưa.

Gần cuối năm, tôi chuẩn bị cùng mẹ đưa ông táo về trời thì anh Bổn nhờ tôi đưa cho chị Lan lá thơ tình. Ở cùng con xóm nhỏ vùng Chợ Lớn, người học Trường Đại học Kiến trúc, người học Trường Văn khoa nhưng hẹn hò lại nhờ thằng nhỏ 15 tuổi đưa những lá thơ tình sực nức mùi dầu thơm

1. Nhờ vậy, tôi thường xuyên được cho ăn nước đá nhận và cà lem cây của cả anh và chị. Cho nên, dù chờ mẹ đưa cho cái áo mới, tôi vẫn phải làm nhiệm vụ “đưa thơ tình” tất niên để kiếm lì-xì. 

Cầu Nhị Thiên Đường được xây dựng từ năm 1925 Ảnh: hoàng triều 

2 thg 12, 2015

Khánh Hội - cầu quay độc nhất của Sài Gòn

Được người Pháp xây dựng, cầu Khánh Hội vào thời điểm nhất định trong ngày được xoay ngang để tàu thuyền qua lại thông thương trên kênh Tàu Hủ - Bến Nghé.

Cầu Khánh Hội bắc qua kênh Bến Nghé, ngay cửa ngõ sông Sài Gòn và kế bên bến Nhà Rồng, là một trong 11 cầu trọng yếu trên đại lộ Đông Tây - tuyến đường đẹp và hiện đại nhất của thành phố hiện nay. Trong suốt lịch sử hơn 100 năm ra đời, cầu đã hai lần được phát bỏ để xây mới nhằm đảm nhiệm vai trò là trục kết nối chính, từ trung tâm quận 1 thẳng về quận 4, 7 và huyện Nhà Bè...

Cầu Khánh Hội đầu tiên được xây năm 1904, người Pháp gọi là Le pont tournant, nghĩa là cầu quay. Tên gọi này dựa theo thiết kế độc đáo - khi cầu có thể quay khúc giữa vào giờ nhất định trong ngày để mở đường cho tàu thuyền qua lại dễ dàng. Người Sài Gòn gọi bằng cái tên thân thuộc là "cầu quay Khánh Hội" hoặc "cầu Bắc Bình Vương".

Cầu Khánh Hội xoay ngang trong ngày để tàu thuyền qua lại. Ảnh: Panoramio

26 thg 10, 2015

Mùa cỏ lau bên cây cầu trăm tuổi Long Biên

Tháng 10, cây cầu lịch sử Long Biên, Hà Nội lại trở nên thơ mộng bên sắc hoa cỏ lau bạt ngàn hai bờ sông Hồng.

Những ngày này, có dịp đi qua cầu Long Biên ai cũng có thể bắt gặp khung cảnh đẹp mắt của bạt ngàn cỏ lau trắng, vàng hai bên bờ sông. 

22 thg 10, 2015

Ba Cẳng - cầu đi bộ đầu tiên ở Sài Gòn

Cầu do người Pháp xây dựng, có ba hướng, hình vòm và gắn liền với một phần lịch sử khu Chợ Lớn xưa.

Cầu Ba Cẳng tọa lạc ở góc đường Bãi Sậy (xưa là nhánh kênh Hàng Bàng, quận 6) và đường Vạn Tượng, ngay khúc rẽ phải ra kênh Tàu Hủ. Hai chân nằm ở bến Bãi Sậy và bến Nguyễn Văn Thành, còn chân kia ở bến Vạn Tượng. Cầu có từ thời Pháp thuộc nhưng đã bị "xoá sổ" hồi năm 1990 do bị sập. 

Cầu Ba Cẳng bắt qua 3 hướng khác nhau. Ảnh: Flickr 

22 thg 1, 2015

Cầu ngói Phát Diệm, Ninh Bình

Cây cầu ngói Phát Diệm ở huyện Kim Sơn, Ninh Bình từng được in trên bộ tem bưu chính Việt Nam, bên cạnh cầu ngói Thanh Toàn (Thừa Thiên Huế) và cầu ngói chợ Lương (Nam Định).

Được xây dựng vào năm 1902, tính đến nay cầu ngói Phát Diệm đã có lịch sử hơn 100 năm.

2 thg 10, 2014

Trường Tiền thơ mộng giữa đôi bờ sông Hương

Nằm soi bóng bên sông Hương thơ mộng, cầu Trường Tiền đã trở thành biểu tượng văn hóa của xứ kinh kỳ thâm trầm, cổ kính. Đây là điểm du lịch hấp dẫn mà bất cứ du khách nào đến Huế cũng đều muốn ghé thăm, thả bộ trên cây cầu lịch sử, ngắm dòng Hương giang nước biếc lững lờ trôi.


Cầu Trường Tiền (Tràng Tiền) dài 402,6m với 6 nhịp dầm thép hình vành lược bắc qua sông Hương. Theo một số tài liệu ghi lại, vị trí của cầu Trường Tiền hiện tại từ thời vua Lê Thánh Tôn đã có cây cầu bằng song mây bó chặt. Đến đời vua Thành Thái (1899) cây cầu sắt đã hoàn thành. Trải qua hơn trăm năm, dẫu nhiều lần được tu sửa, đổi tên nhưng với những người yêu Huế, cây cầu bắc ngang dòng Hương giang này vẫn là biểu tượng của xứ kinh kỳ.