Hiển thị các bài đăng có nhãn bánh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bánh. Hiển thị tất cả bài đăng

20 thg 1, 2022

Bánh coóc mò của người Tày ở Tuyên Quang

Coóc mò là một loại bánh truyền thống có hình dạng chóp nhọn như sừng bò, được làm quanh năm và bày bán nhiều ở các chợ phiên.

Đến với Tuyên Quang, du khách không chỉ được hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp của Na Hang, Thác Mơ, Động Tiên... mà còn có cơ hội thưởng thức các món ăn truyền thống của người Tày. Ẩm thực của người Tày nơi đây rất đa dạng với nhiều món ăn đặc trưng như cơm lam, xôi ngũ sắc, thịt lợn chua và không thể thiếu bánh coóc mò.

Không chỉ ở Tuyên Quang mà những vùng có dân tộc Tày, Nùng như Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn... đều có bán bánh coóc mò trong các khu chợ phiên. Ảnh: Ma Thị Dung

15 thg 1, 2022

Ngọt ngào bánh thuẫn

Trong số các đặc sản ở Quảng Ngãi như kẹo gương, bánh thuẫn, đường phèn, đường phổi... thì bánh thuẫn bao giờ cũng chiếm “đầu bảng” vào dịp Tết đến Xuân về.

Không khí làng quê sực nức mùi bánh Tết, đặc biệt là bánh thuẫn. Chẳng thế mà mùi thơm của loại bánh này vấn vương cả tháng Chạp, vắt luôn qua tháng Giêng, tháng Hai.

Ai không biết chứ riêng tôi thuở nhỏ, bánh thuẫn là bánh... thần tiên. Mùi bánh thuẫn như một lời reo: “Tết sắp về!”. Để có những nhả bánh thuẫn đúng chuẩn, mẹ và chị tất bật chuẩn bị cả tuần trước đó. Nào là bột bình tinh, bột năng, bột vani, đường cát trắng, trứng gà... Với tôi, vất vả nhất là khi mẹ bảo đánh trứng gà với đường và bột. Mỏi nhừ cả hai tay, nhưng chị dòm thấy chưa được là phải đánh tiếp, cho tới khi nào hỗn hợp bột - đường - trứng đặc quánh và mịn mới thôi. Hồi hộp nhất là lúc mẹ nhỏ thử giọt bột sệt vô chén nước. Giọt bột không tan. Mẹ gật đầu “nghiệm thu” thì tôi mới thở phào.

Bánh thuẫn. Ảnh: Cao Duyên

31 thg 12, 2021

Bánh xèo - Món ăn dân dã đậm đà thơm ngon

Cái tên “bánh xèo” bắt nguồn từ đâu? Vì sao mà nó lại được gọi một cách đặc biệt như vậy? Nói ra chắc không ít người ngạc nhiên. Bởi chính là bắt nguồn từ âm thanh phát ra khi đổ bánh, lúc đổ bột vào chảo sẽ vang lên “xèo xèo “. Từ đó, người dân quen gọi món ăn này là bánh xèo.

Trong các món bánh mặn của Nam bộ, bánh xèo là món phổ biến, được nhiều người ăn ưa thích. Đặc biệt, ăn bánh xèo có đông người mới vui vì khi làm bánh phải qua nhiều công đoạn nên cần nhiều người. Người ta phân công nhau bằng những câu vè vui vẻ như:

“Người nào xấu xấu xay bột, lặt hành.
Người nào lanh lanh băm nhân, đổ bánh”.

28 thg 12, 2021

Thơm ngon bánh bó

Vào dịp Tết, mẹ tôi thường làm bánh bó. Bánh bó là loại bánh truyền thống của người dân xứ Quảng. Tôi rất thích món bánh bó ở quê nhà, nhất là bánh do chính tay mẹ làm, bởi mùi vị thơm ngon, đậm đà tình quê.

Bánh bó được cắt thành lát. Ảnh: Kim Trang

15 thg 12, 2021

Dẻo, thơm bánh tro của người Nùng

Chuyến tác nghiệp tìm hiểu bánh tro của người Nùng ở thôn Đăk Xuân, xã Đăk Ngọk (huyện Đăk Hà) cho tôi một trải nghiệm thú vị về món bánh tro của người dân nơi đây. Bánh tro tuy dân dã, nhưng có hương thơm đặc trưng riêng, khó quên.

Thôn Đăk Xuân có gần 90% dân số là người Nùng, từ miền Bắc di cư vào đây theo diện kinh tế mới. Chính sự quần cư đông mà người Nùng ở thôn Đăk Xuân còn giữ được khá nguyên vẹn những phong tục, tập quán đặc sắc của dân tộc mình.

Chuyến tác nghiệp lần này, tôi được ông Trương Văn Học - Bí thư Chi bộ thôn Đăk Xuân mời dùng bữa cơm trưa tại nhà. Tại đây, tôi vô tình phát hiện một món bánh nếp khá lạ, mà từ trước đến nay chưa từng được biết đến. Nếm thử, vị của bánh có mùi lá đót hòa quyện với gạo nếp thơm, dẻo, tạo nên sự kết hợp hài hòa, hấp dẫn đến lạ. Dù bánh tro nếp không hề có nhân, nhưng vẫn mang đến cho tôi cảm giác bùi, ngậy… thú vị vì nét đặc trưng riêng, cuốn hút.

Bà Bay bận rộn với những mẻ bánh tro mới ra lò. Ảnh: T.T

1 thg 12, 2021

Bánh xèo ngày mưa

Như bao người con sinh ra ở Quảng Ngãi, tôi luôn nhớ về những kỷ niệm thời thơ ấu khi trải qua mấy tháng lũ lụt, mưa gió dầm dề. Trời lạnh, nước ngập đồng, nhà nông rảnh rỗi, quẩn quanh giã nếp làm cốm, rang bắp ăn cho vui bên ấm nước chè. Nhưng ấn tượng nhất với đám trẻ con ngày gian khó ấy vẫn là được ăn bánh xèo.

Ngày trước, người dân nông thôn thường cúng rằm tháng Mười bằng những món nhà làm, nhiều người thường đúc bánh xèo. Gạo, thịt heo, rau sống đều có thể tự làm. Cả nhà cùng xắn tay, bắt đầu từ sáng sớm đến tận chiều tối; mỗi người một việc, cùng làm bánh rồi quây quần ăn uống sau khi cúng xong. Thật ngon và đầm ấm không khí gia đình.

Bánh xèo Quảng Ngãi. Ảnh: P.L

16 thg 8, 2021

Đặc sản khiến nhiều người mê mẩn của miền "đất võ" Bình Định

Bánh hồng, món đặc sản của vùng đất Bình Định nhìn hao hao chè lam, nhưng khi thưởng thức lại cho hương vị thơm ngon đặc biệt.

Ẩm thực Việt Nam rất phong phú và đa dạng, không chỉ bởi được thiên nhiên ban tặng nhiều loại nguyên liệu làm đồ ăn mà còn nhờ vào sự sáng tạo của người dân.

Như món đặc sản dưới đây, dù chỉ là từ những thứ rất quen thuộc thôi, nhưng qua bàn tay khéo léo, cách làm cầu kỳ của người dân đất võ Bình Định, nó đã trở thành món bánh đặc sản nổi tiếng, hấp dẫn bao người.

Bánh hồng là một món ăn truyền thống của vùng đất Bình Định, nguyên liệu để làm nên món bánh nổi tiếng này chỉ có gạo nếp, dừa và đường cát, rất đơn sơ, rất giản dị vậy mà khi thưởng thức sao lại ngon đến thế.

19 thg 7, 2021

Qua miền bánh căn

Bánh căn giờ đây không còn lạ với khách trong nước, chưa kể khách nước ngoài cũng biết đến món này qua các sách hướng dẫn du lịch Việt Nam.

Nói về bánh căn, tôi có thể “tự hào” mình đã ăn món này trải dài khắp các tỉnh, thành từ Phan Thiết (Bình Thuận) lên Đà Lạt (Lâm Đồng), xuống Phan Rang (Ninh Thuận), Khánh Hòa, Phú Yên… Bánh căn giờ đây không còn lạ với khách trong nước, chưa kể khách nước ngoài cũng biết đến món này qua các sách hướng dẫn du lịch Việt Nam.

Bánh căn có thể xuất phát từ cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận. Theo hướng từ Nam ra Bắc, bánh căn dừng lại ở Phú Yên. Vào Nam, bánh căn dừng ở Phan Thiết. Từ Phan Rang, bánh căn băng đèo Ngoạn Mục và dừng ở Đà Lạt.


15 thg 6, 2021

Bánh đập miền Trung

Sự kết hợp tinh tế các nguyên liệu cũng như cách chế biến đòi hỏi sự khéo léo đã khiến đặc sản bình dân này trở thành thức quà nức tiếng ở miền Trung, hút khách thưởng thức.

Đi dọc các tỉnh miền Trung từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa, du khách không chỉ thoải mái khám phá những địa điểm du lịch nổi tiếng mà còn được trải nghiệm văn hóa ẩm thực đa dạng, độc đáo. Dù trên những gánh hàng rong, quán ăn vỉa hè hay trong các khu chợ huyện, du khách vẫn dễ dàng tìm thấy và thưởng thức được loạt đặc sản trứ danh của mỗi địa phương.

Ngoài những món ăn nức tiếng như mì Quảng, bánh căn, bánh xèo, cơm hến,... còn có bánh đập - thức quà bình dị có cách thưởng thức đặc biệt đã gắn bó với biết bao thế hệ người con của vùng đất đầy nắng và gió này.

Bánh đập - thức quà bình dị của miền Trung (Ảnh: @mebimsuakoi).

Bánh ướt lòng gà Đà Lạt

Nhắc đến những món ngon tại Đà Lạt, không thể không kể tới bánh ướt lòng gà trứ danh, bánh ướt mềm ăn cùng với những miếng thịt gà xé phay, lòng gà, quyện trong vị nước chấm chua ngọt vừa phải.

Không chỉ có khí hậu mát mẻ, cảnh sắc nên thơ, con người hiền hậu, Đà Lạt còn nổi tiếng với những món ăn thanh tao và dung dị. Trong những món ngon mà du khách không thể bỏ qua khi đến với xứ sở sương mù này đó là món bánh ướt lòng gà.

Bánh ướt lòng gà không chỉ có bánh ăn cùng với lòng gà mà đó là sự kết hợp giữa lòng gà, mề gà, gan và thịt gà xé phay trộn cùng nước mắm chua ngọt. Tùy vào sở thích, thực khách có thể gọi món thập cẩm hay chỉ có gà xé phay.

Bánh ướt lòng gà là món ăn mà nhiều người truyền tai nhau không thể bỏ lỡ khi đến Đà Lạt (Ảnh: monmonfoodie).

4 thg 6, 2021

Tết Đoan Ngọ: Thưởng thức món bánh ú “bá trạng”

Về Bạc Liêu vào ngày mùng 5/5 âm lịch (hay còn gọi là tết Đoan ngọ), du khách nhất định phải ăn bánh ú “bá trạng”. Theo tiếng Triều Châu: “bá trạng” là bánh ú mặn (vì nhân bánh ú gồm thịt, lạp xưởng, tôm khô, hột vịt, đậu phộng…).

Bánh ú “bá trạng” của người Hoa ở Bạc Liêu mang hương vị rất riêng. Nếp gói bánh ú mềm, dẻo; nhân thịt ngọt (thơm mùi ngũ vị hương) cộng với vị ngọt của lạp xưởng, vị béo của trứng vịt tạo nên một món bánh rất hấp dẫn.

Bánh đỏ: Loại bánh truyền thống của người Hoa ở Bạc Liêu

Một trong những món ăn đậm tính truyền thống của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu là bánh đỏ (người Triều Châu gọi là àn cúi). Đây là loại bánh gắn chặt với văn hóa, lễ hội của người Hoa.

Bánh đỏ của người Hoa ở Bạc Liêu. Ảnh: K.T.

3 thg 6, 2021

Bánh trứng kiến Cao Bằng

Bánh trứng kiến được làm từ bột nếp, trứng kiến cùng lá non của cây vả. Cứ vào đầu hè hàng năm, bà con dân tộc Tày, tỉnh Cao Bằng lại cùng nhau vào rừng tìm trứng kiến đen về làm bánh.

Bánh trứng kiến là một trong những món bánh độc đáo của người Tày, vùng núi Đông Bắc nước ta, mạn Bắc Kạn, Cao Bằng. Nguyên liệu chính để làm nên món bánh này chính là trứng kiến. Loại bánh này thường chỉ được làm vào khoảng thời gian nhất định cuối tháng 4 và tháng 5 hàng năm bởi đây là thời gian sinh trưởng mạnh nhất của loài kiến đen rừng.

Trứng kiến sau khi rửa sạch, cho lên chảo phi với thịt heo xay, hành khô, lạc rang giã kĩ và một ít lá kiệu thái nhỏ. Đặc biệt, phần lá để gói bánh trứng kiến không phải là lá chuối, lá dong như nhiều loại bánh khác, mà dùng lá vả non để gói. Khi ăn, người dùng ăn luôn lá vả. 

Lá dùng để gói bánh là lá của cây vả non, có vị mát và tác dụng giải nhiệt. (Ảnh: t.a.n.lee).

21 thg 5, 2021

Thức quà quê trong chợ miền Tây

Đến những chợ quê miền Tây, thực khách có thể tìm thấy vô số loại bánh trái cho bữa sáng với giá phải chăng.

Ngoài bán nông sản, chợ quê miền Tây còn là nơi du khách có thể khám phá những thức quà dân dã như bánh bò, bánh lá, bánh đúc ngọt, bánh còng, bánh cam, đậu hủ nóng... Một trong những điểm đến gợi ý cho du khách khám phá ẩm thực buổi sáng là chợ quê Vị Thanh, nằm gần chân cầu Cái Nhúc, đường Trần Hưng Đạo, phường 1, TP Vị Thanh, Hậu Giang. Ảnh: lee_wew/Instagram

16 thg 5, 2021

Đậm đà hương vị bánh ống quê nhà

Vài năm trở lại đây, góp mặt với các thức “ăn vặt”… tân thời tại trung tâm TP. Sóc Trăng, có một loại bánh dân gian mang đậm bản sắc văn hóa địa phương đã “tái xuất”. Dọc trên đường Trần Hưng Đạo, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Hùng Vương, Nguyễn Trung Trực… và ngay cả phố Hai Bà Trưng, cứ chiều chiều là có thể thấy những quầy hàng bánh ống trên xe hay bày bên vỉa hè.

Gọi là bánh ống vì nó có hình… ống, từ khuôn bằng tre già. Nhớ lại những ngày tôi còn bé, chị em tôi hay để dành tiền mẹ cho ăn sáng để cứ mỗi xế trưa vừa ngủ dậy là chạy ù qua cầu sang xóm chùa mua vài chiếc bánh ống thơm phức nóng hôi hổi.

Ăn bánh ống phải ăn nóng mới thưởng thức hết hương vị của nó.

18 thg 4, 2021

Bánh ram ít, món ăn dân dã ở Huế

Ở Huế, bánh ram ít là một trong những món ăn dân dã rất quen thuộc với người dân. Bánh có từ bao giờ thì ít ai biết, thế nhưng có người nói bánh ram ít từ lâu đã trở thành đặc sản trong cung đình xưa. Mỗi khi nhắc đến ẩm thực Huế, chắc chắn ai đã từng thưởng thức thì không thể quên được vị ngon đặc biệt lạ miệng mà bánh ram ít mang lại.

Bánh ram ít được chia làm 2 phần là phần bánh ít mềm dẻo ở phía trên và phần bánh ram thơm giòn ở bên dưới. Hai thứ hương vị tưởng chừng không thể kết hợp này khi qua bàn tay khéo léo của người làm bánh tạo nên một hương vị cuốn hút riêng. Khi ăn bánh ram ít, sẽ cảm nhận được vị giòn và dẻo của bánh ram cùng bánh ít. Chúng hòa quyện vào nhau vô cùng hoàn hảo bánh có thể béo nhưng có thể ăn hoài mà không thấy ngán, ở Huế có rất nhiều gia đình làm bánh ram ít có truyền thống lâu đời. Đến Huế có thể tìm thấy bánh ram ít ở những quán ăn vỉa hè ven đường hay trong những nhà hàng sang trọng ở Huế.

31 thg 3, 2021

Bánh cốm Nguyên Ninh

Nhắc đến những đặc sản nổi tiếng của Hà Nội chắc chắn sẽ không thể bỏ qua món bánh cốm, có rất nhiều nơi bánh cốm nổi tiếng như phố Hàng Than, làng Vòng, tuy nhiên, nếu như không biết bánh cốm Hà Nội ở đâu ngon, đúng chuẩn vị truyền thống thì hãy tới bánh cốm Nguyên Ninh ở phố Hàng Than.

Cũng là cốm, là đậu xanh, cũng là cách chế biến công phu, cầu kỳ. Nhưng hương vị bánh cốm Nguyên Ninh khác hẳn so với các hàng bánh cốm khác. Để có được món bánh cốm chất lượng, gia đình đã sử dụng các nguyên liệu cốm từ làng Vòng, làng Lũ Thái Bình. Nhân bánh là đậu xanh được lấy từ Sơn La, Hà Bắc, Bánh không hề chứa chất phụ gia, chất bảo quản nên chỉ để được trong 4 ngày mà thôi.

Hiện nay, trên phố Hàng Than có hàng chục cửa hàng bánh cốm. Để tạo ra những sản phẩm cốm dẻo thơm, đòi hỏi sự tỉ mỉ, tâm huyết của người thợ làm bánh. Từng hạt cốm sau khi qua bàn tay của người thợ sẽ được làm dẹt bằng kỹ thuật truyền thống, tạo nên phần vỏ bánh mịn, dẻo dai và kết dính. Bên cạnh đó, nhân bánh từ đậu xanh được tuyển chọn kỹ lưỡng, kết hợp cùng dừa tươi thật hoàn hảo. Vỏ bánh mềm dẻo với mùi thơm đặc trưng của lá dứa và cốt dừa,… Nhân bánh được làm từ đậu xanh thơm mềm, có độ ngọt vừa phải. Chúng sẽ mang đến cảm giác tan ngay trong miệng khi thưởng thức.

Bánh cốm được đóng gói để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

24 thg 3, 2021

Món bánh bèo bì hơn 100 năm tuổi ở Bình Dương

Quán bánh bèo gần chợ Búng từng là nơi lui tới của nhiều nghệ sĩ cải lương tài danh hay các đại gia từ Chợ Lớn (TP HCM).

Nếu có dịp về Lái Thiêu (Bình Dương) chơi, du khách thường nghe nói đến một món ăn đã có hơn 100 năm ở vùng đất mà người Sài Gòn hay đi đổi gió, đó là bánh bèo bì Mỹ Liên.

Từng miếng bánh nhỏ xinh, trắng muốt được phết đậu xanh trên đĩa, phủ lên một lớp bì trộn với thịt nạc thái sợi nhỏ xíu, thêm màu xanh của rau sống và dưa leo xắt sợi. Trước khi ăn, bạn sẽ rưới lên nước chấm chua ngọt, có lẫn sợi củ cải và cà rốt bào nhuyễn, thêm muỗng ớt bằm cay xè, nhìn đã hấp dẫn.

Mỗi suất có giá từ 30.000 đồng trở lên.

19 thg 3, 2021

Bánh hỏi Phú Long

Bình Thuận ngoài Hòn Rơm, Mũi Né đẹp nao lòng với những trảng cát, hàng dừa và nguồn hải sản phong phú, còn có một món ăn đặc sản mà nếu chưa thưởng thức thì xem như chưa đến, món ẩm thực bánh hỏi Phú Long.

Không chỉ nổi tiếng về ẩm thực, nghề làm bánh hỏi cũng là một “đặc sản nhiếp ảnh” mà bất cứ người cầm máy nào cũng mơ ước được một lần trải nghiệm và ghi lại những khoảnh khắc vừa chân thật vừa sống động đến như vậy.

Lò bánh hỏi của gia đình ông Lê Văn Chương, khu phố Phú Thịnh, thị trấn Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc, mỗi ngày sản xuất trung bình 200kg – 250kg (từ gạo tinh chất và không dùng phụ gia bảo quản), mỗi công đoạn đều rất tỉ mỉ: chọn gạo ngon để ngâm qua đêm, vo sạch rồi xay nhuyễn. Bột được hấp hơi trong một tiếng đồng hồ, lăn thành từng cây hình trụ, sau đó đưa vào máy ép để tạo thành sợi, trải ra những khay tròn bằng tre rồi đem hấp chín trong 20 phút.

Quy trình hấp bánh tại lò bánh của gia đình ông Chương.

3 thg 3, 2021

Bánh khảo hương vị dân dã của Cao Bằng

Bánh khảo là một trong những đặc sản Cao Bằng nổi tiếng được nhiều người ưa chuộng. Đến với Cao Bằng, du khách không chỉ bị cuốn hút bởi non xanh nước biếc, thiên nhiên hùng vĩ mà còn bởi hương vị độc đáo, ngọt ngào của loại bánh dân dã này.

Bánh khảo Cao Bằng.

Không biết có từ bao giờ nhưng tục làm bánh khảo ngày Tết ở Cao Bằng đã ăn sâu vào tiềm thức của con người nơi đây. Cứ vào 20 tháng Chạp, người dân ở Cao Bằng lại rục rịch làm bánh khảo đón Tết Nguyên đán. Với người Tày, Nùng sẽ chẳng còn Tết nếu không có bánh khảo. Họ làm bánh khảo thay kẹo bánh mời khách tới thăm nhà ngày Tết. Bánh khảo còn trở thành món quà độc đáo biếu khách lên thăm Cao Bằng hay gửi cho những người con xa quê. Vợ chồng mới cưới ngày đầu năm về thăm bên ngoại thì bánh khảo là vật phẩm không thể thiếu. Và bánh khảo là món quà mà người dân Cao Bằng dâng lên bàn thờ để cúng gia tiên mỗi dịp Tết đến xuân về.