Hiển thị các bài đăng có nhãn bánh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bánh. Hiển thị tất cả bài đăng

10 thg 2, 2021

Bánh chưng Hùng Lô

Xã Hùng Lô (Tp. Việt Trì- Phú Thọ) nổi tiếng với nghề gói bánh chưng gắn liền với truyền thuyết từ thủa các Hùng Vương gây dựng cơ đồ đất Việt.

Truyền thuyết kể rằng, vào dịp đầu xuân, vua Hùng (2879 – 258 TCN) cho mở hội và bảo các con rằng: “Con nào tìm được thức ăn ngon lành để bày cỗ và có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho”. Các người con của vua Hùng đã đua nhau làm ra những món lạ từ những nguyên liệu là sơn hào hải vị quý hiếm khắp nơi. Hoàng tử Lang Liêu là con thứ 18 của Vua Hùng có bản tính hiền lành, chất phác, đêm nằm mơ có vị thần đến bảo: “Trong trời đất không có vật gì quí bằng gạo, vì gạo là của để nuôi dân… nếu lấy gạo nếp gói làm hình tròn để tượng trưng cho trời, hoặc gói làm hình vuông để tượng trưng cho đất, ở trong làm nhân cho ngon, như thế thì lòng vua cha sẽ vui, tôn vị chắc được”.

Bánh chưng ở Hùng Lô có tiếng là ngon vì được lựa chọn kỹ từ thịt, gạo, lá dong và được nấu "mộc" bằng bếp than.

22 thg 12, 2020

Bánh mỳ chảo Hà Nội

Bánh mì trở thành món ăn quen thuộc của với hầu hết người Việt từ lâu. Ban đầu chỉ là ăn kèm theo những món đồ nguội như thịt nguội, xúc xích, pate... Sau này được người ta thay bằng giò, chả, xá xíu… Và trong sự biến tấu đồ ăn đi kèm đó thì món bánh mì chảo bắt đầu xuất hiện và trở thành món ăn hấp dẫn, chinh phục vị giác của nhiều người.

Bánh mì chảo là một cách thưởng thức khác so với chiếc bánh mì kẹp. Cũng từng đó đồ ăn kèm, nhưng sẽ được đặt hết lên chiếc chảo nhỏ, được làm nóng và thưởng thức cùng bánh mì. Đặc biệt nhất có lẽ phải kể đến sự sắp đặt chảo đồ ăn. Tuỳ vào sở thích của mỗi người mà có thể chọn bất kỳ món mặn nào ăn kèm để người làm “thiết kế” một chảo trông bắt mắt với màu sắc hấp dẫn của đồ ăn như xúc xích, dăm bông, xá xíu, pate, ốp la, chả bì…. hoà quyện với nước sốt. Tất cả được làm nóng và thưởng thức cùng bánh mì. Thực khách xé miếng bánh mì, chấm từng miếng vào chảo, rồi kèm theo đồ ăn là có thể thưởng thức cái hương vị thơm lừng, béo ngậy. Thông thường với mức giá từ 30.000 đồng đến 40.000 đồng, người ăn đã có một chảo đầy đặn.

Món bánh mỳ chảo của cửa hàng Lê La tại địa chỉ 18 Hàng Chĩnh, Hà Nội. Ảnh: Khánh Long 

13 thg 12, 2020

Bánh mì sốt vang

Nếu thưởng thức một vòng ẩm thực Hà Nội thì không thể bỏ qua món bánh mì sốt vang.

Từ rất lâu rồi, người Hà Nội đã yêu thích món bánh mì sốt vang. Có thể dễ dàng bắt gặp món ăn này trên các khu phố như Đình Ngang, Thái Thịnh, Tạ Hiện, Chân Cầm... có những hàng dài khách ngồi bàn ghế vỉa hè để thưởng thức cái dư vị truyền thống này đó. Ngoài ra nếu không ra hàng ăn mà nếu thích có tự nấu được tại nhà.

Món bánh mì sốt vâng của quán Bánh mì Trâm 252 Hàng Bông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ảnh: Khánh Long 

25 thg 11, 2020

Bánh đậu xanh Rồng vàng

Mỗi vùng đất của Việt Nam không chỉ sản sinh ra các món ăn đặc sản thơm ngon tượng trưng cho từng miền mà đi liền với nó là những câu chuyện lịch sử nổi bật của vùng đất đó. Bánh đậu xanh ở Hải Dương từ lâu đã là một loại bánh nổi tiếng trong và ngoài nước bởi sau nó là một câu chuyện tự hào của vùng đất Hải Dương. 

Tương truyền rằng, khi vua Bảo Đại (1913-1997) kinh lý qua Trấn Hải Dương, dân chúng nơi đây đã dâng lên ngài một thứ bánh được làm từ đỗ xanh. Sau khi thưởng thức thứ bánh đặc sản này, vua Bảo Đại đã cảm nhận được hương vị cũng như tình cảm của người dân nơi đây. Sau khi về cung ông đã ban Sắc lệnh khen bánh đậu xanh Hải Dương. Trên Sắc có in hình “Rồng vàng”, một biểu tượng uy quyền của nhà vua. Kể từ đó bánh đậu xanh Hải Dương có tên mới là: “Bánh đậu xanh Rồng vàng”. Cái tên đó cho đến nay vẫn là thương hiệu riêng để phân biệt với các loại bánh đậu xanh ở các tỉnh khác của Việt Nam. Một chiếc bánh đậu xanh Rồng vàng được làm ra có thể coi là một kì công, kết quả của một nghệ thuật điêu luyện.

Đường, đậu xanh là một nguyên liệu cần thiết để làm ra Bánh đậu xanh Rồng vàng.

8 thg 9, 2020

Bánh chuối chiên gợi nhớ ký ức

Món bánh chuối chiên từ lâu đã trở thành món ăn vặt được yêu thích của các cô, cậu học trò bởi vị thơm giòn, ngọt ngậy đặc trưng không lẫn vào bất cứ một món bánh nào khác.

Không chỉ là món ăn để nhấm nháp những lúc bụng cồn cào, bánh chuối chiên còn được biết tới là “món ăn ký ức” không thể quên của thời học sinh, sinh viên. Quả thật, cắn miếng bánh chiên này đầu tiên bạn sẽ cảm nhận được độ giòn của bánh, sự ngọt mềm của chuối hoà quyện cùng hương thơm của dừa thật sự rất hấp dẫn.

Món bánh ăn vặt dân dã này đã tồn tại suốt bao nhiêu năm giữa phố thị phồn hoa. Hình ảnh các mẹ, các cô đẩy những chiếc xe bánh mộc mạc đi khắp phố phường dường như dã in đậm vào tâm trí của tất cả những ai dù vô tình trông thấy.

Món bánh chuối chiên. Ảnh: Nguyễn Luân 

Nhớ lại thời còn học tập dưới mái trường, sau mỗi buổi tan học, trước cổng là những chiếc xe bánh chuối thơm toả vị thơm ngọt nóng hổi. Mỗi khi thấy gánh bánh chuối xuất hiện, đám trẻ lại nô nức. Các cô, các chú bán “đắt” hàng cũng vui vẻ lây, rồi tay vừa gắp bánh vàng rụm từ chảo lửa, vừa cười nói và hỏi thăm khách mua dăm ba câu chuyện đời thường. Đó là một hình ảnh đẹp để mỗi khi ta thèm hương vị thơm ngọt ngậy của món bánh chuối chiên, những hoài niệm về một miền ký ức xưa lại chợt ùa về.

Để có những chiếc bánh vàng giòn rụm vừa đủ ngon vừa đẹp mắt, các cô chú bán hàng luôn phải đoán định thời gian vớt chuối khỏi chảo dầu nóng. Theo đó, lửa chiên cũng vừa phải, không quá nhỏ, cũng không được quá lớn. Đồng thời, người chiên bánh còn phải chú ý “căn me” thời gian đảo chuối để tránh tình trạng bánh rỗng ở giữa hoặc chiên quá lửa dẫn đến cháy bề mặt. Nếu muốn bánh giòn có thể nhúng bột thêm một lần nữa và chiên bánh chuối đến khi vàng đều thì gắp thành phẩm ra đĩa.

Bánh chuối chiên là một trong những món ăn đường phố nổi tiếng mà du khách không nên bỏ lỡ khi có dịp đến Sài Gòn. Giờ đây, với những người thích món bánh chuối chiên thì mỗi tuần chắc chắn sẽ ghé đến các xe bán bánh có mặt ở khắp các phố ẩm thực để mua vài chiếc đem về. Cảm giác ăn món bánh ngon buổi sớm hoặc khi tụ tập cùng lũ bạn để cùng nhau thưởng thức vị giòn tan, vàng rụm của bánh mới “đã” và thích làm sao.

Thực hiện: Nguyễn Luân

29 thg 6, 2020

Bánh ép lạ miệng của Huế

Chiếc bánh nhỏ xíu nhưng chứa nhiều điều đặc biệt: vị béo ngậy, dai của bánh, chua giòn đu đủ ngâm, mùi thơm của hành lá, thịt, trứng...

Đến Huế, du khách tò mò khi bắt gặp tấm biển có hai chữ "bánh ép" tại nhiều hàng quán. Bánh này là bánh gì, có ngon hay không, tại sao lại có tên này... là những thắc mắc của du khách.

Bánh ép là đặc sản không thể bỏ qua nếu có dịp thăm cố đô. Món ăn này có nhiều cách chế biến đa dạng nhờ sự sáng tạo của người bán. Bánh được làm từ những nguyên liệu đơn giản là bột lọc, thịt heo, trứng, hành lá... Trước khi ép, chủ quán đã viên sẵn bánh thành từng cục bột nhỏ, phía trên điểm thêm một ít thịt lợn rim, ớt và hành lá. Sau khi khách gọi món, cục bột được chủ quán đặt vào giữa hai tấm gang nóng đỏ rực đã được bôi dầu, đóng lại và dùng hai tay ép khuôn thật chặt trong khoảng 5 - 6 giây. Tiếp đó, họ mở khuôn ra, thêm 1 quả trứng cút sống rồi tiếp tục ép lần 2 trong khoảng vài giây nữa. Trong quá trình ép bánh, chủ quán sẽ lật tấm gang khoảng 2 - 3 lần để bánh được chín đều. 

Những viên bột sống trước khi ép thành bánh. Ảnh: Hương Lan. 

24 thg 6, 2020

Khu ẩm thực Làng Bột Sa Đéc – Đồng Tháp

Khu ẩm thực làng bột Sa Đéc tọa lạc tại số 91, đường ĐT.848, khóm 2, phường 2, thành phố Sa Đéc, với hàng chục món bánh dân gian từ bánh ngọt cho đến bánh mặn cùng các loại chè đã thu hút nhiều thực khách đến thưởng thức mỗi khi có dịp du lịch Đồng Tháp.


Khu ẩm thực làng bột Sa Đéc có tổng diện tích gần 1000 m2 là một không gian hòa quyện ẩm thực đậm chất dân dã ở Đồng Tháp. Thoạt nhìn từ bên ngoài, khu ẩm thực này không khác gì so với các khu dịch vụ ăn uống của người dân miền Tây. Tuy nhiên, bên trong khu ẩm thực là một không gian thôn quê yên lành, thư thái của một làng bột thu nhỏ.

21 thg 6, 2020

Đậm đà hương vị bánh đa cua đất cảng

Bánh đa cua từ lâu đã trở thành cái tên gắn liền với ẩm thực vùng đất cảng Hải Phòng. 

Bánh đa cua ban đầu chủ yếu được làm từ những nguyên liệu bình dị vùng quê như cua đồng, bánh đa, rau muống, rau nhút… Sau này, người ta bổ sung các loại hải sản như bề bề, tôm, ghẹ, chả... Từ những thành phần đó, người dân Hải Phòng khéo léo chế biến nên một món ăn đem đến cho người ăn cảm giác ngon miệng bởi vị thanh ngọt và mát lành.

Chúng tôi ghé quán bánh đa cua Bà Cụ tại số 179 phố Cầu Đất (phường Cầu Đất, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng) vào một ngày nắng nhiều. Theo chia sẻ của nhiều người, đây là một trong những quán bánh đa cua đầu tiên ở mảnh đất hoa phượng đỏ, đến nay hơn 50 năm tuổi và trải qua 4 đời.

17 thg 6, 2020

Bánh nậm, bánh gói quê nhà

Bánh nậm, bánh gói là hai loại bánh song hành trong mỗi mẻ hấp của người dân xứ Quảng. Đó là món ăn dân dã của anh thợ cày vừa xong thửa ruộng; là thức quà quê buổi sáng mà các bà, các mẹ cho con, cho cháu; là món quà mỗi dịp về thăm quê vẫn không quên mua vài chục chiếc để làm quà cho láng giềng, đồng nghiệp.

Còn nhớ, sau những vụ mùa thu hoạch lúa, bà tôi thường chọn những loại gạo tẻ ngon nhất vụ để mang ra làm bánh nậm, bánh gói. Bánh của bà nổi tiếng khắp chợ, bởi cái vị đậm đà được nêm nếm kỹ càng của nhân, thơm bùi của lá, của bánh đã làm say lòng người thưởng thức. Bánh gói có hình chóp, được gói khéo léo sau lớp lá chuối; bánh nậm thì dẹt, có hình chữ nhật vuông vức. Mỗi thớ bánh tuy giản đơn, thoạt nhìn đầy dung dị, nhưng cũng ẩn chứa sự kỳ công của người làm bánh. 

Bánh nậm, bánh gói là món ăn đặc trưng của người dân xứ Quảng. 

14 thg 6, 2020

Đậm đà bánh bột lọc xứ Quảng

Ở mỗi vùng miền, bánh bột lọc có cách làm khác nhau. Riêng bánh bột lọc xứ Quảng có hương vị đậm đà của nhân tôm, đậu xanh, bánh mềm dai, tạo nên một nét rất riêng.

Bánh bột lọc, cái tên nghe bình dị và dân dã, gợi nhớ về những mùa đông tuổi thơ ngập tràn hạnh phúc bên bếp lửa hồng, cả nhà quây quần bên nhau, vừa chuyện trò, vừa làm bánh bột lọc. Dáng bà nghiêng nghiêng ngồi nhào bột, chụm lửa cho nồi bánh chín và thương biết bao đĩa bánh có những chiếc bánh không nhân mẹ dành riêng phần mình trong những ngày gian khó. 

Bánh bột lọc nhân tôm, đậu xanh. 

4 thg 6, 2020

Đến Sóc Trăng nhớ ăn bánh bầu

Trong vô số những loại bánh dân gian tại Sóc Trăng, có một loại bánh nghe tên vô cùng dân dã nhưng rất ít được biết đến và có nguy cơ mai một. Tuy nhiên, thời gian gần đây, loại bánh này cũng đã được “hồi sinh” và đang được phổ biến tại TP. Sóc Trăng. Tại Lễ hội bánh dân gian Nam bộ lần thứ 7 năm 2018 tổ chức tại TP. Cần Thơ, món bánh này đạt huy chương vàng; tại Liên hoan ẩm thực đường phố “Hương vị Sóc Trăng” năm 2019, tiệm bánh kem Ngọc Lan cũng đạt giải nhất gian hàng đẹp với các loại bánh dân gian, trong đó chủ lực vẫn là loại bánh này. Đó là bánh bầu, loại bánh có nguyên liệu chính từ trái bầu.

Trái bầu ngoài việc chế biến thành nhiều món độc đáo khác nhau trong bữa cơm hàng ngày thì từ xưa ở các vùng quê xa xôi TX. Vĩnh Châu, huyện Châu Thành của Sóc Trăng, trái bầu còn được dùng làm bánh, vừa thay đổi khẩu vị vừa giúp cho các món ăn làm từ bầu thêm phong phú hơn. Bánh bầu có 2 loại, ngọt và mặn, được chế biến từ các nguyên liệu chủ yếu gồm trái bầu non, bột gạo, tôm (tép), nước cốt dừa, hành lá, bột cà-ri…

29 thg 5, 2020

Bánh ít ngũ sắc - bắt mắt, dẻo thơm

Bánh ít mẹ làm, lúc nào màu sắc cũng phong phú. Tôi hay gọi bánh ít của mẹ là bánh ngũ sắc. Lần nào mẹ làm bánh xong, nhìn những chiếc bánh rực rỡ nằm trong đĩa, đẹp đến nỗi tôi chẳng nỡ ăn.

Thơm ngon bánh ít ngũ sắc 

Tôi chưa thấy ai đam mê màu sắc như mẹ tôi. Những bữa cơm mẹ nấu, dù có khi chỉ là rau dưa qua bữa, nhưng bao giờ cũng rực rỡ sắc màu. Nhờ đẹp mắt, nên độ ngon miệng càng tăng cao. Trong mấy thứ bánh trái dân dã mẹ hay làm, tôi thích bánh ít nhất. Bánh ít ngoài hàng thường có màu trắng, nhân tôm thịt, hoặc bánh ít lá gai màu đen nhân đậu xanh ngọt lịm, thì bánh ít của mẹ tôi có đến 5 màu rực rỡ. Đã ngon lại còn đẹp. Cái đẹp của những khối màu tự nhiên, vừa rực rỡ, lại ngọt lành. Để làm được điều đó, mẹ cũng kỳ công ghê lắm.

19 thg 4, 2020

Bánh dân gian của đồng bào Chăm

Nhiều món bánh dân gian truyền thống của người Chăm như: bánh bò nướng, bánh cay, bánh nambarang, bánh bông lan… thường có những nguyên liệu cơ bản là bột mỳ, bột gạo, nước dừa hoặc nước của cây thốt nốt cùng với ớt cay hòa quyện nên hầu hết mang hương vị thơm nồng, béo và cay vốn là đặc trưng khẩu vị yêu thích của họ. 

Những món bánh truyền thống này thường được làm nhiều vào nhịp dịp cưới hỏi, nghi lễ tôn giáo, dịp lễ hội, tết truyền thống... Nguyên liệu và cách chế biến bánh của đồng bào Chăm ở An Giang đã mang lại một nét đặc trưng rất riêng so với các loại bánh cùng tên do những nơi khác làm ra.

Nguyên liệu cơ bản thường dùng làm các loại bánh kể trên là bột mỳ, bột gạo, hột vịt, nước cốt dừa, củ hành, ớt, muối… ngoài ra, một số loại bánh còn dùng các loại lá cây có nhiều ở địa phương dùng để trang trí và tạo thêm mùi thơm cho món bánh. Mỗi món bánh sẽ có một cách pha chế nguyên liệu và cách nấu riêng để mang lại hương vị khác biệt của món bánh đó. Như bánh bò, bánh nambarang được làm từ bột gạo, bánh bông lan làm từ bột mỳ và phải có thêm nước cốt dừa hoặc bột dừa để tạo độ xốp cho chiếc bánh, khi ăn sẽ mang lại cảm giác giòn thơm, không quá dai. Có thể thay thế nước cốt dừa bằng nước của trái thốt nốt sẽ làm món bánh thơm mùi thơm đặc trưng của trái thốt nốt – vốn là loài cây có rất nhiều ở vùng đất An Giang.

Bột gạo và bột mỳ là những nguyên liệu chính để làm những món bánh dân gian truyền thống của đồng bào Chăm như bánh bò nướng, bánh cay, bánh namparang.

16 thg 4, 2020

Bánh gối Lý Quốc Sư

Nói đến con phố Lý Quốc Sư (Hà Nội), người ta nghĩ ngay tới món Phở. Nhưng cũng thật là thiếu sót nếu du khách ghé thăm con phố này mà không qua thưởng thức món bánh gối quán Cây Đa xưa nay nổi tiếng nhất nhì đất Hà Thành.
Mặc dù quán khá nhỏ, đơn sơ, chỉ vài chiếc bàn đôi như những ăn quán bình dân khác nhưng tiếng lành đồn xa và kinh nghiệm lâu đời gần 30 năm tồn tại của quán thì nhiều người không khó để tìm ra quán Cây Đa. Đặc điểm nhận diện quán bánh gối nức tiếng này chính là cây đa cổ thụ bao trùm cả không gian và một sạp đồ phía trước với đầy đủ các loại bánh đã được rán vàng ruộm. Trong đó có món bánh gối được xem là một trong những thứ bánh được làm theo phương thức gia truyền lâu năm.

Bà Nguyễn Mỹ Lộc, chủ quán Cây Đa cho biết: Từ năm 1983, Mẹ bà là cụ Nguyễn Thị Thuận khi nghỉ hưu đã mở bán món bánh gối này. Trong quá trình bán, có phương pháp chế biến cho nhân bánh đầy đặn hơn và được khách hàng ăn tự cảm nhận được vị ngon nên đến nhiều hơn.

Quán bánh gối Gốc Đa nằm trên con phố Lý Quốc Sư, Hà Nội.

6 thg 4, 2020

Bánh đúc chấm tương

Bánh đúc là món ăn bình dị suốt bao đời ở Hà Nội. Cùng với sự phát triển của đô thị, bánh đúc cũng biến tấu đi, mới mẻ hơn, độc đáo hơn thành những món bánh như: bánh đúc nóng, bánh đúc thịt... Nhưng dù có bao nhiêu loại bánh đúc khác xuất hiện đi nữa thì món bánh đúc lạc chấm tương truyền thống vẫn luôn hiện hữu và được ưa thích nhất. 

Món bánh đúc chấm tương bắt đầu có ở Hà Nội khoảng những năm 60 của thế kỷ trước, khi xung quanh những ngôi nhà tập thể mọc lên những hàng quán bán đồ ăn vặt. Thế nhưng, ở Hà Nội bây giờ bánh đúc được bán ở nhiều nơi như các gánh hàng rong trên phố, hoặc các khu chợ như chợ Đồng Xuân, hàng Bè và nhiều nhất là ở Phủ Tây Hồ.

Những miếng bánh đúc trắng mịn, loáng thoáng lạc và dừa được xếp gọn gàng trên đĩa. Thời xưa, người làm bánh đúc rất cầu kỳ ở khâu chuẩn bị bột bánh. Bột làm từ gạo tẻ ngon, ngâm đủ 10 tiếng, có nơi ngâm đến 3 ngày tới khi bóp gạo tan thành bột, rồi đem bột ngâm với nước vôi trong hoặc nước tro. Ngày nay, các bước làm bánh cũng được rút gọn đi nhiều. Người ta sử dụng bột gạo xay sẵn ngâm với nước và nước vôi trong khoảng nửa tiếng rồi đem xay thành bột nước là sử dụng được

Những miếng bánh được cắt nhỏ đem chấm với nước tương sẽ tạo nên một hương vị quà quê truyền thống đậm nét văn hóa ẩm thực của người Hà Nội xưa. 

Bánh mì thanh long

Sau khi ra mắt bánh mì thanh long được người Sài Gòn yêu thích, xếp hàng dài chờ mua, "vua" bánh mì Kao Siêu Lực đã chia sẻ công thức làm bánh mì thanh long, hy vọng giúp giải cứu cho người nông dân trong thời dịch COVID - 19. 
Một số địa chỉ mua bánh mì thanh long:
  • Tiệm bánh ABC Bakery trên đường Nguyễn Trãi 
  • (quận 5, Tp. HCM)
  • Một số siêu thị BigC chi nhánh miền Bắc như BigC Thăng Long (Hà Nội), BigC Hạ Long (Quảng Ninh) và BigC Đà Nẵng.

Ông Kao Siêu Lực, chủ thương hiệu bánh kẹo Á Châu - ABC và cũng là Chủ tịch Hiệp hội Bánh mì quốc tế khu vực Đông Nam Á cho biết, ông quyết định công bố công thức bánh mì thanh long để tất cả mọi người đều có thể làm loại bánh mì này, giúp giải cứu nông dân đang phải bán đổ bán tháo thanh long vì không xuất khẩu được.

Những quả thanh long là nguyên liệu đặc biệt để chế biến thành món bánh mì mới lạ.

6 thg 3, 2020

Bánh rán bà Tập - ấm ngọt trời đông

Trong hồi ức tuổi thơ của bao người con Kỳ Anh (Hà Tĩnh), món bánh mang cái tên dân dã - bánh rán bà Tập gắn bó với kỷ niệm tuổi thơ, để rồi đi suốt cuộc đời ai cũng rưng rưng nỗi nhớ.

Gừng quê...

Ngay từ đầu đường, hình ảnh làn khói bếp tỏa ra, tiếng dầu rán xèo xèo và cái thơm ngọt “hương vị trời đông” ấy không lẫn vào đâu được, khiến chúng tôi không khó để tìm ra địa chỉ nhà của bà Nguyễn Thị Tập (SN 1950, tổ dân phố 3, phường Hưng Trí, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) - chủ thương hiệu bánh rán bà Tập.

2 thg 3, 2020

Nghề làm bánh phồng tôm Bãi Xàu

Xuân về, tết đến, người dân quê tôi Sóc Trăng cũng không quên mua vài bịch bánh phồng tôm ăn tết hoặc làm quà biếu cho bà con, bạn bè gần xa.

Nghề làm bánh phồng tôm ở Sóc Trăng có nhiều địa phương sản xuất, nhưng có lẽ lâu đời hơn và ngon hơn là bánh phồng tôm Bãi Xàu. Đây là nghề thủ công mang tính gia truyền, bí quyết làm bánh thường được giữ kín, không truyền lại cho người ngoài. 


28 thg 1, 2020

Độc đáo bánh chưng đen người Tày

Bánh chưng đen là món ăn truyền thống của người Tày ở Hà Giang. Lên Bản Tùy ở Hà Giang những ngày Tết sẽ thấy trên bàn thờ gia tiên của những gia đình người Tày luôn có loại bánh chưng này với lớp gạo nếp màu đen bóng.

Bà Dung (bên phải) cùng nhân viên gói bánh chưng đen

Vừa vớt mẻ bánh mới luộc từ đêm qua, bà Nguyễn Thị Dung (thôn Bản Tùy, xã Ngọc Đường, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang) cho biết mấy ngày cận Tết là lúc làm bánh chưng đen cả ngày cả đêm vẫn không kịp:

Ai tới Gò Khổng Tước mà chưa ăn bánh nghệ?

Ông Năm Lâm bận bịu khi cha bệnh nặng nên mãi tới năm ngoái mới dự lễ hội bánh dân gian, và nhờ đó người đời mới biết bánh nghệ xứ Gò Công. Mà ăn dịp tết đoàn viên mới đã!

Bánh nghệ Gò Công 

Không phải ai ở Gò Công (Gò Khổng Tước) cũng biết bánh nghệ. Sao vậy? Vợ chồng thầy giáo Lê Kim Sơn ở xã Tân Tây, Gò Công Đông tự tay làm món bánh nghệ đãi khách, giải thích: "Có lẽ vì lò bánh làm quá ít, bán từ sáng sớm tới 9h là hết".

Kế bên quầy bánh nghệ là người làm thịt khìa, xắt sợi, làm nước mắm tỏi ớt… Nếu hôm nào có ai đó mua gần hết số bánh nghệ (đơn) về nhà làm tiệc, gánh thịt khìa cũng dọn về sớm.