Hiển thị các bài đăng có nhãn VietnamNet. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn VietnamNet. Hiển thị tất cả bài đăng

13 thg 5, 2019

Bí ẩn những căn hầm dưới nền biệt thự cổ ở Hà Nam

Những căn hầm dưới nền nhà các biệt thự ở làng Nha Xá (Hà Nam) tồn tại gần 100 năm qua. 

Cách Hà Nội khoảng 50 km, làng Nha Xá (Duy Tiên, Hà Nam) nổi tiếng với nhiều biệt thự mang kiến trúc Pháp có tuổi đời gần 100 năm. Ngôi làng rợp bóng cây xanh xen lẫn nét cổ kính, nhuốm màu thời gian.

Theo nhiều người lớn tuổi sinh ra và lớn lên ở đây, những năm đầu thế kỷ 20 dân làng có cuộc sống khấm khá, phát đạt nhờ nghề dệt lụa và thương mại.

Các sản phẩm vải lụa được thương lái từ TP.HCM ra mua hoặc xuất sang nước ngoài. Nhiều thương nhân của làng còn mở đại lý kinh doanh khắp các tỉnh thành lớn.

Trong bối cảnh đó, hàng chục ngôi nhà, biệt thự khang trang mọc lên. Đến nay, cả làng còn hơn 20 ngôi nhà cổ. Trải qua thăng trầm của lịch sử, chúng vẫn giữ được nét đẹp vốn có.


Những căn biệt thự mang dáng dấp kiến trúc Pháp ở làng Nha Xá.

12 thg 5, 2019

Biệt thự cổ hơn trăm năm xây bằng gạch Bát Tràng

Nằm ở ngoại thành Hà Nội, căn biệt thự Pháp cổ có tuổi đời hơn 100 năm được xây dựng hoàn toàn bằng gạch Bát Tràng, mát lạnh vào mùa hè, người đến thăm không muốn rời đi.

Xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) là địa danh nổi tiếng về nghề gốm truyền thống. Nơi đây còn tồn tại 23 ngôi nhà cổ đang được địa phương phê duyệt đưa vào danh sách cần bảo tồn. Trong số đó phải kể đến biệt thự Pháp có tuổi đời hơn 100 năm của gia đình ông Lê Hồng Đức (SN 1940) và bà Nguyễn Thị Lâm (SN 1946).

Nhà cổ của lái buôn đầu thế kỷ 20 ở Hà Nam

Ngôi nhà cổ có tuổi đời hơn 100 năm, nằm trên diện tích 900 m2 tại xã Hòa Hậu (Lý Nhân, Hà Nam). Trên nóc của ngôi nhà có khắc dòng chữ Nho, ghi lại thời gian xây nhà là năm 1910 của thế kỷ 20.

Những điều chưa biết về gạch Bát Tràng

Những ngôi nhà xây bằng gạch Bát Tràng từng là biểu hiện của sự giàu có, sung túc. Nhiều chàng trai xưa còn dùng loại vật liệu này để gây chú ý với cô gái mà mình muốn kết hôn.

Lò gốm cổ nhất Hà thành

Lò gốm cổ còn sót lại ở Bát Tràng

Làng Bát Tràng (Gia Lâm) cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km. Trước đây phần lớn người dân nung gốm bằng lò bầu. Trước thập niên 90 của thế kỷ 20, cả làng có khoảng 20 lò bầu nhưng hiện chỉ còn duy nhất một lò cổ.

Dinh thự bề thế trăm tuổi ở thành Nam của triệu phú Pháp

Dinh thự của ông Leon Anthyme Dupré, người sáng lập nhà máy Cotton Tonkin (Sợi bông Bắc Kỳ) - tiền thân nhà máy Dệt Nam Định sau này hiện trở thành bảo tàng Dệt may Việt Nam.

21 thg 4, 2019

Khóm Tắc Cậu, Kiên Giang

Đến Kiên Giang vào những ngày nắng nóng này, ăn trái khóm Tắc Cậu ngọt, thanh ai cũng phải "chết mê chết mệt". 

Khóm Tắc Cậu được trồng trên vùng đất cù lao giữa hai sông Cái Lớn, Cái Bé ở các xã Bình An, Vĩnh Hòa Phú và một phần xã Minh Hòa (Châu Thành, Kiên Giang). Đây là loại khóm nổi tiếng khắp cả nước nhờ hương vị ngon đặc trưng

11 thg 8, 2018

Làng sản xuất vàng mã Phúc Am

Gần đến tháng 7 âm lịch, làng sản xuất vàng mã Phúc Am (Thường Tín, Hà Nội) bắt đầu nhộn nhịp kẻ mua, người bán. Từ biệt thự, xe sang đến các vật dụng sinh hoạt phục vụ cho người âm đều đã sẵn sàng phục vụ cho 'tháng cô hồn'.

Làng nghề Phúc Am là một trong những địa điểm lớn ở miền Bắc chuyên cung cấp các loại mặt hàng liên quan đến đồ mã. Mọi con đường dẫn vào làng đều phơi đầy khung hình ngựa, voi bằng tre, sau khi khô sẽ được gia công, dán giấy màu sặc sỡ.

11 thg 9, 2017

Nhãn tím 'độc nhất vô nhị' miền Tây: Nhìn là mê, sờ là thích

Loại nhãn tím độc nhất ở Sóc Trăng khiến ai nhìn thấy một lần cũng “mê” và phải sờ vào cho bằng được coi nhãn giả hay thật và khi đã thấy là thật thì thích luôn không thể rời

Loại nhãn độc nhất vô nhị này xuất hiện trong vườn nhà ông Trần Văn Huy (ngụ ấp Phong Thạnh, xã Phong Nẫm, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng).

4 thg 9, 2017

Bí ẩn giai thoại 'ngôi mộ chôn đứng' của Tổng đốc khét tiếng Nam bộ

Đi dọc theo bờ sông một đoạn, chúng tôi rẽ trái hướng về nghĩa trang nằm trong phạm vi đất thánh của nhà thờ thị trấn Cái Bè (Tiền Giang). Lọt thỏm trong khu dân cư nhưng nghĩa trang buồn và hiu quạnh. Bên trong, những ngôi mộ xếp thành hàng dài đầy rêu phong và hương tàn khói lạnh...

Ngôi mộ chôn đứng 


Ở giữa những hàng mộ thẳng tắp đó, còn một bãi đất trống có 4 ngôi mộ được chôn liền kề. Hai mộ nằm sát nhau trên nền đất cao có rào sắt xung quanh. Tiếp đến, một ngôi mộ được xây dựng kiên cố có tấm bia bằng đá cẩm thạch. Duy chỉ có ngôi mộ còn lại chôn một cách khác thường, chôn đứng.

Những người dân ở thị trấn Cái Bè kể, theo lời ông bà truyền lại, ở miền Tây sông nước có 2 ngôi mộ chôn đứng. Ngôi mộ thứ nhất của một người con bất hiếu bị "trời trồng" giữa cánh đồng thuộc xã Khánh Hậu, tỉnh Long An. 

Mộ đứng của Trần Bá Lộc

28 thg 2, 2017

Lạ lùng phiên chợ cuối năm ở Thủ đô chỉ dành cho quý ông

Cách Hà Nội hơn 20 km, chợ Nủa (xã Bình Phú, huyện Thạch Thất) là phiên chợ quê cổ thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Chợ họp vào các ngày 2, 7, 12, 17, 22, 27 âm lịch hàng tháng. Phiên cuối của năm là lúc đàn ông, trẻ nhỏ đi chợ đông nhất.

Người dân xã Bình Phú (Thạch Thất, Hà Nội) ngày nay ai cũng biết câu: "Gái 22, trai 27" được lưu truyền từ xa xưa về phiên chợ Nủa. Theo đó, chợ họp vào ngày 22 dành cho phụ nữ, phiên ngày 27 (âm lịch hàng tháng) dành cho đàn ông.

Hôm 27 tháng chạp, chợ Nủa họp phiên cuối cùng của năm và cũng là phiên chợ đông nhất cả năm.

Đặc biệt phiên cuối cùng của năm không chỉ đa phần "quý ông" đi chợ mà các trẻ nhỏ cũng đi chơi đông nhất.

Chợ Nủa nằm trên một khu đất trống thuộc xã Bình Phú (Thạch Thất, Hà Nội) vẫn mang đậm dáng dấp của chợ phiên truyền thống vùng đồng bằng Bắc Bộ.

2 thg 10, 2016

Lăng Cha Cả - Một góc Sài Gòn xưa

Những chuyến xe buýt đi trên đường Hoàng Văn Thụ thường hay nghe, "Đến Lăng Cha Cả có ai xuống không?" mỗi khi xe gần đến vòng xoay cầu vượt. Người xuống xe tại đây không dưới 1 lần thắc mắc, ở đây có cái lăng nào đâu mà gọi là lăng Cha Cả...?

Lai lịch Lăng Cha Cả


Họ thắc mắc là đúng vì bây giờ nơi đây là một giao lộ. Đường Hoàng Văn Thụ giao với Cộng Hòa, Trần Quốc Hoàn và Lê Văn Sĩ (P. 2 Quận Tân Bình TP.HCM). Ở giữa vòng xoay còn có một hồ nước trong đó một quả địa cầu xoay liên tục. Ngoài ra một cây cầu vượt đi trên vòng xoay giúp giảm bớt lưu lượng xe qua vòng xoay.

Nếu vậy thì tại sao có địa danh Lăng Cha Cả? Vào những năm trước 1975, nếu đi từ ngã tư Phú Nhuận đến ngã tư Bảy Hiền thế nào cũng đi ngang qua Lăng Cha Cả. Thời bấy giờ Lăng Cha Cả nằm trên đường Võ Tánh (Hoàng Văn Thụ bây giờ) gần nơi giao với đường Trương Minh Ký (đường Lê Văn Sỹ hiện nay).

Đường Cộng Hòa và đường Trần Quốc Hoàn chưa có. Nơi giao với đường Cộng hòa ngày xưa là cổng Phi Long vào căn cứ không đoàn 33 (Tân Sơn Nhất).

Một trang trong tự điển Dictionarium Anamitico Latinum do Cha Cả biên soạn. Ảnh: Internet

Nao lòng trước vẻ bình dị của những phiên chợ Hà Nội xưa

Chợ là trung tâm giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội, nơi hiển thị đầy đủ và sâu sắc nhất đời sống của một vùng, miền. Hình ảnh yên bình của những khu chợ sớm ngày nào đã trở thành ký ức khó quên của người Việt.

Hà Nội thập niên 1930, chợ chỉ là gánh hàng rong hay quán nước bên đường. Ảnh: Leson Busy.

23 thg 5, 2016

Cây thị di sản và ngôi mộ mối đùn trong thành nhà Hồ

Nói về thành nhà Hồ, người ta không thể không nhắc đến hai cây thị “cổ” có tuổi đời hơn 600 năm tuổi, thuộc thôn Xuân Giai, xã Vĩnh Tiến (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa), cây thị đã trường tồn hàng trăm năm và được coi là biểu tượng tâm linh của vùng đất này.

Hai cây thị hơn 600 năm tuổi

Hai cây thị cổ có từ bao giờ, người dân thôn Xuân Giai chẳng ai biết. Ngay kể cả những người lớn tuổi như ông Trịnh Văn Hiềng (95 tuổi) cũng chỉ nghe kể lại. Từ khi ông sinh ra và lớn lên đã thấy nó. Điều đặc biệt, hai cây thị này mãi đến năm 2015 mới được công nhận là cây di sản thế giới. Khoảng thời gian dài ấy, vì sao cây thị vẫn không bị chặt, phá và ngược lại được bảo vệ đến tận bây giờ?.

Ông Hiềng bảo, khi ông sinh ra cho đến nay gần 100 tuổi đã thấy cây thị to như vậy, dường như nó không hề thay đổi.

12 thg 5, 2016

Kỳ bí đôi rồng đá mất đầu ở di sản thành nhà Hồ

Đã trải qua bao nhiêu thế hệ, song đến nay người dân Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) vẫn chưa thể lý giải được vì sao hai con rồng đá trong thành nhà Hồ lại mất đầu. Xung quanh đôi rồng đá này có rất nhiều câu chuyện huyền bí mà đến nay vẫn chưa có lời giải “ai chặt đầu đôi rồng đá”?.

‘Trảm’ đầu rồng vì làm cháy nhà?

Từ cổng phía Nam, đi sang cổng phía Bắc của thành nhà Hồ, chúng tôi rất dễ dàng nhận ra đôi rồng bằng đá nằm song song ở hai bên đường ngay trung tâm của tòa Thành. Khi hỏi về đôi rồng đá có từ bao giờ, mất đầu từ khi nào thì người dân địa phương chẳng ai biết. Kể cả người già nhất làng như ông Trịnh Văn Hiềng (95 tuổi), làng Xuân Giai, xã Vĩnh Tiến cũng chỉ biết và được nghe những câu chuyện truyền miệng của ông cha để lại. 

Những chuyện ít biết quanh di sản thế giới thành nhà Hồ

Công trình thành nhà Hồ đã tồn tại hơn 600 năm nay, tọa lạc trên vùng đất Vĩnh Lộc (Thanh Hóa). Năm 2011, thành nhà Hồ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Tuy nhiên, những câu chuyện kỳ bí quanh tòa Thành thì đến nay vẫn ít ai biết đến, những câu chuyện đó vẫn còn là bí ẩn với các nhà khoa học.

Xây thành trong 3 tháng

Từ trung tâm TP Thanh Hóa ngược phía Tây lên vùng đất Vĩnh Lộc chừng 70km, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy một tòa Thành uy nghi được xây dựng bằng những khối đá to lớn cách đây hơn 600 năm trước.

Theo sử sách, mùa xuân, tháng Giêng 1397 Hồ Quý Ly sai thượng thư bộ Lại kiêm Thái Sử Lệnh Đỗ Tỉnh về xem xét đo đạc động An Tôn (thành nhà Hồ ngày nay) để đắp thành đào hào, lập nhà tông miếu, mở đường phố, dựng đàn Xã Tắc có ý muốn dời kinh đô về đó. 

Thành nhà Hồ là di sản văn hóa thế giới

10 thg 5, 2016

Huyền tích nàng Bình Khương đập đầu vào phiến đá kêu oan cho chồng

Bên cạnh thành nhà Hồ hiện nay đang tồn tại một ngôi đền thờ nàng Bình Khương với huyền tích “nàng Bình Khương đập đầu vào phiến đá đến chết để kêu oan cho chồng vì bị nhà vua chôn sống khi xây bức tường thành đổ vỡ”. Ngôi đền này đã trải qua hơn 600 năm nay, nhưng dường như ít ai biết đến.

Chuyện nàng Bình Khương kêu oan

Ngôi đền tọa lạc bên bờ Thành thuộc làng Đông Môn, xã Vĩnh Long (huyện Vĩnh Lộc). Ngôi đền này tồn tại hơn 600 năm nay, nhưng dường như chỉ có người địa phương mới biết đến. Vào những ngày rằm hàng tháng, người dân làng Đông Môn lại đến thắp hương cầu được bình an, hạnh phúc, ấm no. Hiện ở ngôi đền đang lưu giữ một phiến đá kỳ lạ có in hình giống như đôi bàn tay và chiếc đầu của một người phụ nữ, mà người dân cho rằng đó là vết tích đập đầu tự tử kêu oan cho chồng của nàng Bình Khương.

Ngôi đền nàng Bình Khương

3 thg 3, 2016

Lạ lẫm kiểu úp mặt, chúi đầu xuống nước bắn cá

Với chiếc kính kiểu thợ lặn cùng khẩu súng tự tạo thô sơ, độc đáo, những chàng trai Sán Chỉ ở xã Hưng Đạo (Bảo Lạc, Cao Bằng) vẫn thường xuyên lội dọc các con sông, suối bắt cá cải thiện bữa ăn cho gia đình. 

Đặng Văn Phong (22 tuổi) cho biết, kiểu bắt cá này không biết xuất hiện từ bao giờ, thực tế Phong cũng như những trai tráng Sán Chỉ được truyền lại cách này từ cha, ông mình.

Mùa đông, nước cạn cùng với tiết trời lạnh nên việc săn bắn cá khó khăn hơn nên chỉ những hôm trời nắng nhóm thanh thiếu niên mới rủ nhau đi bắn cá. 


Cảnh bắt cá lạ lùng này thường xuyên bắt gặp trên con suối chạy ven quốc lộ 34 nối liền tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, đoạn qua huyện Bảo Lạc.

17 thg 2, 2016

Huyền thoại 'bà cá chúa' đeo khuyên vàng ở xứ Thanh

Chuyện ở bản Chiềng Ban (xã Văn Nho, huyện Bá Thước, Thanh Hóa) có đàn cá quý, nổi tiếng linh thiêng, đặc biệt có bà cá chúa to lớn lạ thường trên tai đeo chiếc khuyên vàng, khiến nhiều du khách tìm đến.

“Chỉ mới nghe nói cá thần linh thiêng”

So với đàn cá Cẩm Lương, cá ở Chiềng Ban không tập trung dày đặc trước cửa hang, mà bơi lội tản mát, chỉ nổi lên khi được cho ăn. Điều đặc biệt là câu chuyện truyền miệng về sự xuất hiện của bà cá chúa to lớn đeo vòng vàng và những câu chuyện rùng rợn về cá thần báo oán.

Ai đến đây cũng mong nhìn thấy "bà chúa" một lần. Tuy nhiên, lượng nước khá lớn, lòng hang dài ăn sâu vào trong núi nên việc nhìn thấy đàn cá đã khó, chưa nói đến việc gặp bà cá chúa. 

Những con cá ở đây có màu sắc rất lạ

16 thg 2, 2016

Phong tục độc đáo trên bàn ăn của đồng bào Ma Coong

Đến bây giờ, đồng bào vẫn còn kháo nhau câu chuyện có anh con rể và bố vợ ở bản Cờ Đỏ vì ăn chung thịt một con rắn mà vợ chồng người con rể… bỏ nhau.

Không chỉ có lễ hội đập trống mà chuyện kiêng cữ trong ăn uống giữa con dâu, con rể với gia đình bên nội, ngoại của đồng bào Ma Coong ở xã Thượng Trạch, Bố Trạch (Quảng Bình) cũng là phong tục “độc nhất vô nhị”.

Khấn “Ma mót” khi khách đến chơi nhà

Theo tiếng của đồng bào Ma Coong thì tổ tiên, ông bà mình được gọi là “ma mót”. Cũng như các tộc người khác tồn tại trên thế giới, người Ma Coong rất kính trọng tổ tiên của mình. Bất kể việc lớn, việc nhỏ nào có liên quan đến gia đình, họ cũng báo cáo với tổ tiên trước khi thực hiện.

Một góc bản 51, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, nơi đồng bào Ma Coong sinh sống

30 thg 8, 2015

Độc đáo chùa Ấn Độ nổi tiếng linh thiêng giữa Sài Gòn

Chùa bà Ấn hay đền bà Ấn, là những tên gọi chung để chỉ chùa Mariamman, chùa do người Ấn Độ xây dựng vào những năm đầu thế kỷ 20 và còn được lưu giữ đến hôm nay.

Chùa Mariamman là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng được rất nhiều người biết đến.

Theo truyền thuyết, Mariamman (Mẹ Mari) là nữ thần của bệnh và mưa ở miền Nam Ấn Độ, ngự trị ở nông thôn bang Tamil. Mari có nguồn gốc như là một nữ thần của làng xã gắn với sự màu mỡ và mưa thuận gió hòa. Mariamman thường là hình ảnh của một phụ nữ trẻ xinh đẹp với gương mặt hung đỏ có trang phục màu đỏ, có nhiều tay tượng trưng cho nhiều sức mạnh nhưng cũng có khi chỉ có hai hoặc bốn tay. Bà thường được tạc tượng ở tư thế ngồi hay đứng, một tay cầm đinh ba, một tay bưng chén cơm.