Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

27 thg 5, 2022

Nét đẹp văn hóa của trang phục người Dao Quần Chẹt

Bộ xà tích gồm dây bạc, nhiều đồng bạc, xương trâu vuốt thành đoạn nhỏ như chiếc đũa, chạm trổ cầu kỳ cùng những chiếc vòng bạc đeo cổ thể hiện tính kiên trì, địa vị của người mặc trong cộng đồng.

Cũng như các dân tộc khác trong cộng đồng 54 dân tộc anh em, người Dao Quần Chẹt có nhiều phong tục tập quán độc đáo,trong đó phải kể đến nét đẹp trong văn hóa trang phục.Người Dao quần Chẹt chủ yếu sinh sống ở các tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình, Vĩnh Phúc. Người phụ nữ Dao Quần Chẹt từ nhỏ đã được đã được bà, được mẹ chỉ bảo, truyền dạy cho cách thêu thùa, làm trang phục truyền thống.

Vì thế mà họ luôn cảm thấy tự hào vì mình tự tay tạo nên bộ trang phục dân tộc. Để hoàn thành một bộ trang phục, người phụ nữ Dao Quần Chẹt phải trải qua những công đoạn công phu và tỉ mỉ, có khi mất cả tháng trời. Trang phục truyền thống của người Dao Quần Chẹt lấy tông màu chàm đen làm chủ đạo, kết hợp với những nét hoa văn thêu chỉ, các phụ kiện, trang sức khá cầu kỳ, hòa quyện vào nhau thành một khối thống nhất không thể tách rời.

23 thg 4, 2022

“Ánh nê-ông pha biếc buổi chiều...”

Năm 1962, bài hát "Những ánh sao đêm" của Phan Huỳnh Điểu ra đời, ngay lập tức trở thành một trong 3 bài hát được yêu thích nhất miền Bắc. Những ánh sao đêm theo lối hoán dụ, là những ánh đèn điện: “Từ bao mái nhà đèn hoa sáng ngời, bầu trời thêm vào muôn vì sao sáng”. Cho đến lúc ấy, Hà Nội đã có điện hơn sáu mươi năm.

Khi khu phố trung tâm Hà Nội quanh Hồ Gươm được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX, bên cạnh Tòa Đốc lý là một nhà máy điện nhỏ. Tuy nhiên, đây vẫn là nhà máy điện ra đời muộn hơn một năm so với nhà máy điện Cửa Cấm ở Hải Phòng (1894), nơi có nguồn than sẵn từ các mỏ Hòn Gai lân cận.

22 thg 4, 2022

Bánh đập - đặc sản giá rẻ tại miền Trung

Bánh đập - đặc sản giá rẻ tại miền Trung hấp dẫn thực khách bởi hương vị độc đáo, kết hợp giữa bánh tráng nướng và bánh ướt.

Đi dọc các tỉnh ven biển miền Trung, từ Quảng Nam đến Khánh Hòa, du khách có thể dễ dàng tìm thấy và thưởng thức một đặc sản dân dã nhưng không kém phần nổi tiếng. Đó chính là bánh đập. Sở dĩ có tên gọi độc đáo như vậy là vì muốn thưởng thức món ăn này, du khách phải đập “mỏi tay”.

Bánh đập là món ăn có sự kết hợp tinh tế giữa lớp bánh ướt bên trong và phần bánh tráng (bánh đa) nướng bên ngoài. Tùy từng nơi và khẩu vị mỗi người mà nhân bánh được chế biến theo các nguyên liệu khác nhau. Đơn giản nhất là nhân mỡ hành, cầu kỳ hơn là nhân tôm thịt băm kèm ruốc khô xay nhuyễn,... 

Bánh đập có ở nhiều nơi nhưng ngon và nổi tiếng nhất vẫn là ở Khánh Hòa và Quảng Ngãi (Ảnh: Lê Nguyễn Ái Nga).

19 thg 4, 2022

Chợ truyền thống ở đô thị



Theo số liệu của Nielsen năm 2020, Việt Nam có khoảng 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa và 9.000 chợ truyền thống, chiếm thị phần 75%, doanh thu trên dưới 10 tỉ USD mỗi năm. Để so sánh, tổng giá trị thị trường xe hơi của Việt Nam trong năm 2021 là vào khoảng 6 tỉ USD. Dù thế, chúng ta chưa biết gì nhiều về giá trị kinh tế, vai trò lịch sử của mạng lưới thương mại truyền thống rộng khắp này.

14 thg 3, 2022

Lan man tên tỉnh thành Việt Nam

 1.

Sau 1975, nhà nước sáp nhập hàng loạt tỉnh lại với nhau và đặt tên tỉnh mới bằng cách ghép các từ đơn của tên tỉnh cũ lại với nhau. Có thể kể: Bình Trị Thiên (Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên), Hà Sơn Bình (Hà Tây và Hòa Bình, không biết chữ Sơn từ đâu ra, chắc Sơn Tây), Phú Khánh (Phú Yên - Khánh Hòa)...

Cỡi voi trên dòng sông Sêrêpốk ở Đắk Lắk. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Dân tình nhân đó bèn bịa ra chuyện rằng: Nhà nước định sáp nhập 3 tỉnh Đắk Lắk - Kontum - Pleiku và đặt tên là Lắc Con Ku hay Con Ku Lắc nhưng nghe ra không ổn nên thôi. Thật ra chuyện bịa này không chỉnh lắm, vì tên tỉnh là Gia Lai chớ không phải Pleiku, Pleiku là thành phố thuộc tỉnh Gia Lai thôi. Nhưng ăn nhằm gì, chuyện tiếu lâm mà!

12 thg 3, 2022

Thêm 23 bảo vật quốc gia được công nhận

Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định 2198 công nhận 23 bảo vật quốc gia.

Trong đợt công nhận thứ 10 này, có một nhóm hiện vật thuộc bộ sưu tập tư nhân. Đó là sưu tập gốm men trắng An Biên, thuộc bộ sưu tập tư nhân An Biên của ông Trần Đình Thăng (Hải Phòng).

Bảo vật thuộc sưu tập gốm men trắng An Biên. Bảo tàng Lịch sử quốc gia cung cấp

3 thg 2, 2022

Cồng chiêng và làng rừng

Có thể nói, âm nhạc cồng chiêng là tài sản vô giá của bà con các dân tộc Tây Nguyên, cụ thể là của các cộng đồng làng rừng. Làng rừng còn thì âm nhạc cồng chiêng còn. Và ng­ược lại. 

Ảnh: Trung Trung Đỉnh

24 thg 1, 2022

Khám phá dòng sông Tiền huyền thoại miền Tây Nam Bộ

Bên cạnh những khung cảnh thơ mộng và vai trò thiết yếu với cuộc sống của cư dân địa phương, sông Tiền còn là nơi ghi dấu chiến công hiển hách của dân tộc...

Chảy qua các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và Bến Tre, rồi đổ ra biển Đông, sông Tiền là một trong hai nhánh sông chính đã bồi đắp nên vùng đồng bằng Sông Cửu Long trù phú của mảnh đất hình chữ S

Những điều bất ngờ ít người biết về dòng sông Hậu

Trong văn hóa Nam Bộ, sông Hậu đã đi vào nhiều câu ca như “Thấy dừa thì nhớ Bến Tre/ Thấy bông lúa đẹp thương về Hậu Giang”...

Cùng với sông Tiền, sông Hậu là một trong hai phân lưu của sông Mekong, hệ thống sông nồi đắp nên đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Sông Hậu còn mang tên gọi khác là sông Ba Thắc, bắt nguồn từ tên Bassac theo cách gọi của người Khmer.

15 thg 1, 2022

Gỏi cồi sò điệp

Không chỉ béo như hàu, giòn dai như ốc giác, cồi sò điệp còn có vị ngọt thanh khiến thực khách đã nếm qua một lần là nhớ mãi. Hương vị của cồi sò điệp được nâng lên một tầm cao mới khi chế biến thành món gỏi.

Cồi sò điệp rất giòn, ngọt thanh và chế biến món gì cũng ngon nên được dân biển rất ưa chuộng. Vì thế, các món ăn chế biến từ cồi sò điệp lần lượt ra đời với đủ hương vị cùng cách chế biến thật phong phú từ nướng đến xào, nấu cháo, súp…. Nhưng ưa dùng nhất có lẽ là món cồi sò điệp nướng chao, món ăn này được xem như là một món ăn đặc sản của các vùng biển.

Bí quyết khi chế biến các món ngon từ hải sản là phải chọn cho bằng được nguyên liệu tươi sống. Sự tươi mới của nguyên liệu chiếm năm mươi phần trăm thành công chuyện món ăn đó có ngon hay không. Món gỏi cồi sò điệp cũng không nằm ngoài quy luật này. Nếu có điều kiện bạn nên chọn những con sò điệp có kích thước to và còn sống, sau đó dùng dao tách vỏ rồi chọn lấy phần ngon nhất là cồi để mang đi chế biến món ngon.

31 thg 12, 2021

Bánh xèo - Món ăn dân dã đậm đà thơm ngon

Cái tên “bánh xèo” bắt nguồn từ đâu? Vì sao mà nó lại được gọi một cách đặc biệt như vậy? Nói ra chắc không ít người ngạc nhiên. Bởi chính là bắt nguồn từ âm thanh phát ra khi đổ bánh, lúc đổ bột vào chảo sẽ vang lên “xèo xèo “. Từ đó, người dân quen gọi món ăn này là bánh xèo.

Trong các món bánh mặn của Nam bộ, bánh xèo là món phổ biến, được nhiều người ăn ưa thích. Đặc biệt, ăn bánh xèo có đông người mới vui vì khi làm bánh phải qua nhiều công đoạn nên cần nhiều người. Người ta phân công nhau bằng những câu vè vui vẻ như:

“Người nào xấu xấu xay bột, lặt hành.
Người nào lanh lanh băm nhân, đổ bánh”.

21 thg 12, 2021

Nghệ thuật Xòe Thái được UNESCO ghi danh

Di sản Nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Lúc 17 giờ 11 phút ngày 15.12, tại phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 16 của UNESCO diễn ra tại Paris (Cộng hòa Pháp), di sản Nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Những vòng xòe không có giới hạn số lượng người tham gia. TL

29 thg 11, 2021

Top 10 Bảo vật quốc gia bằng đồng của Việt Nam

Đồng là một vật liệu đặc biệt, đã đồng hành cùng đời sống người Việt từ thuở hồng hoang cho đến thời hiện đại. Cùng điểm qua những Bảo vật quốc gia bằng đồng tiêu biểu thuộc nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau.

1. Tượng động vật Dốc Chùa (BT Tỉnh Bình Dương) có niên đại cách ngày nay khoảng 2.500 năm, được khai quật tại Dốc Chùa, Tân Uyên, Bình Dương năm 1977. Thuộc văn hóa Đồng Nai, bức tượng bằng đồng này là một trong những Bảo vật quốc gia có tuổi đời cao nhất Việt Nam.

28 thg 11, 2021

Linh Sơn đâu đây, buông tiếng chuông ban chiều?

 Chùa thường ở trên núi. Chùa là chốn linh thiêng. Chắc vì vậy nên nhiều ngôi chùa có tên là Linh Sơn. Tui tò mò tìm hiểu xem ở Việt Nam có những ngôi chùa Linh Sơn nào. Tất nhiên là tui chỉ có thể kể ra những ngôi chùa nổi tiếng hoặc gần gũi với mình thôi, chớ làm sao mà biết hết được.

1. Chùa Linh Sơn ở Đà Lạt

Đây không phải ngôi chùa Linh Sơn nổi tiếng nhứt, nhưng kể ra trước tiên vì chính nó gợi ta nhớ tới tên Linh Sơn qua câu hát trong bài Thương về miền đất lạnh của nhạc sĩ Minh Kỳ: Linh Sơn đâu đây, buông tiếng chuông ban chiều?

Chùa Linh Sơn ở đường Nguyễn văn Trỗi, TP Đà Lạt, được xây dựng năm 1938, hoàn thành năm 1940. Chùa không phải nằm trên núi mà nằm trên một ngọn đồi, phong cảnh hữu tình, xinh đẹp.

Chùa Linh Sơn Đà Lạt. Ảnh: VnTrip

6 thg 10, 2021

Đi máy bay... một trăm năm trước

 Kể từ khi có vé máy bay giá rẻ, số người có dịp đi máy bay ở nước ta đã tăng lên rất nhiều nhưng chắc là số người cả đời chưa bao giờ đi máy bay cũng không phải ít. Trước đây nữa, đi máy bay được coi là phương tiện di chuyển chỉ dành riêng cho giới quý tộc, giàu sang.


Vậy... 100 năm trước thì sao? Chắc chắn là hồi đó hầu hết mọi người đều chỉ có thể thấy máy bay chớ không hề biết cái cảm giác ngồi trong máy bay bay giữa chín tầng mây nó ra làm sao.



Thật thú vị, năm 1919 (cách đây 102 năm) trên Nam Phong tạp chí, ông Phan Tất Tạo - một trong những phi công đầu tiên của Việt Nam - đã đăng bài Đi tàu bay để tả cho đồng bào mình nghe cái cảm giác đi máy bay nó ra làm sao. Ta cùng đọc lại bài này để coi cái cảm giác ấy của 100 năm trước có gì khác không nhé.

Những thông tin ít ỏi về ông Phan Tất Tạo còn sót lại cho biết: Phan Tất Tạo thuộc lớp phi công đầu tiên của Việt Nam được huấn luyện tại Pháp, cùng thời với Đỗ Hữu Vị (con trai Tổng đốc Phương). Ông sinh ngày 15/03/1882 tại Sơn Tây (Bắc Kỳ). Ông tình nguyện gia nhập đội ngũ phi công quân sự ngày 24/4/1915 thuộc Trung đoàn 1. Ngày 19/10/1915 ông là phi công thử nghiệm cho loại máy bay Caudron, một phát minh mới của ngành hàng không Pháp lúc bấy giờ.

Hình ảnh trong bài viết được tui sưu tầm và thêm vào cho nó... màu mè một chút!

Phạm Hoài Nhân

ĐI TÀU BAY

PHAN TẤT TẠO

Bản quán mới tiếp được bài sau này của ông đội tàu bay (sergent aviateur) PHAN TẤT TẠO mới ở bên Pháp về, hiện tòng sự ở sở Tàu bay Đông Dương. Bài này là bài tả thực, kể cái cảm giác vừa sợ vừa vui, vừa lo, vừa mừng, vừa bàng hoàng bối rối, vừa khoan khoái nhẹ nhàng của người mới đi tàu bay lần thứ nhất, thật là một lối văn chương lạ của một tay nhà nghề giỏi, xin giới thiệu cho các bạn đọc báo. Ông Phan có hứa sẽ soạn mấy bài nữa về lịch sử và máy móc của tàu bay, bản báo sẽ lần lượt đăng dần.

PH.Q.

Chiếc máy bay Caudron G.3 của Pháp được sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ I, có lẽ phi công Phan Tất Tạo đã từng lái loại máy bay này khi làm việc tại Pháp. Ảnh: Wikipedia

Nhờ ơn từ khi Quan Toàn quyền Albert Sarraut cai trị và khai sáng cõi Đông Dương, nhiều các ông bà người Nam ta đã trông thấy tàu bay, bay lượn ở trên thanh không các xứ ta. Thường có nhiều người hỏi chẳng biết những người ngồi ở trong tàu bay đi ở trên cao thì thấy những sự gì? Nhân cũng biết cầm máy tàu bay được ít nhiều, vậy tôi xin nhờ báo Nam Phong để mời các ông bà cùng với tôi bay bổng một vài phút đồng hồ.

Ai nấy cũng biết rằng càng lên cao bao nhiêu, càng rét bấy nhiêu, càng đi nhanh bao nhiêu, gió thổi vào mặt bấy nhiêu. Vậy trước khi lên tàu xin các ông bà đội mũ (casque pour aviateur), đeo kính, quàng khăn cổ, mặc quần áo dạ hay quần áo lông, đi bít tất tay, đi giầy da hay ủng mà trong có lông. Sắm sửa xong, xin mời vào ngồi trong tàu và xin các ông bà nhớ quấn vào mình cái thắt lưng treo ở chỗ ngồi để cho tàu giữ chặt lấy thân thể.

Ở trên trời xanh tốt, gió thổi hiu hiu, xin các ông bà ngồi cho ngay và vững để cho tôi cho quay máy (moteur) chạy. Máy chạy thì cánh quạt (hélice) quay ngay, rồi tàu bắt đầu chạy ở trên mặt đất độ hai trăm thước. Mới đi tàu lần này là lần thứ nhất, mà còn đi ở dưới đất, lúc này là các ông bà chỉ thấy gió thổi vào mặt rất mạnh, tàu đi rất nhanh cho đến nỗi trông xuống không nhìn rõ một cây cỏ, trông hai bên tả hữu thấy cây cối cùng nhà cửa tựa hồ như chạy đến hai bên mình rất mau. Vốn xưa nay chưa đi thứ xe chi, thứ tàu gì nhanh như thế, hóa ra trong người thấy hơi khó chịu, sự thở hơi khó một chút, song cố gượng rồi cũng quen dần, coi như thường.

Đỗ Hữu Vị - người được coi là phi công đầu tiên của Việt Nam - trên máy bay Caudron G.3

Đi được một hồi - trong mình thấy đã dễ chịu và đã hơi quen gió, bỗng thấy như có người nâng lên trên cao rồi thân thể lại nôn nao khó chịu như trước, như có ý muốn vươn dài ra để lên cho chóng. Lúc đó là tàu bổng lên đó.

Khi còn đang lên thì ít người dám trông xuống vì rằng đi chưa quen và sợ rơi xuống đất. Tuy rằng lúc đó còn lo sợ, song chắc rằng các ông bà đã thấy trong người khoan khoái dần lên, như nhẹ nhàng mát mẻ...

Bấy giờ trông đồng hồ thì tàu đã lên được hơn một nghìn thước, vậy xin vặn máy cho tàu đi ngang để các ông bà vững lòng và trông xuống dưới đất cho rõ. Lúc này tuy rằng tàu đã đi ngang rồi như lần thứ nhất cũng có nhiều ông bà chưa dám trông xuống ngay. Chỉ thử hơi liếc mắt xuống một tí, song thấy gió thổi vào mặt như táp, lại vội vàng cúi đầu vào đàng sau mui tàu ngay. Nhìn thử một đội lần rồi đánh bạo mới nhìn thẳng xuống cõi trần, thấy chỗ thì xanh, chỗ thì trắng, chỗ thì đỏ, chẳng thiếu thứ mùi gì; mà nhà cửa cây cối, vườn ruộng, sông núi nhỏ hơn trước nhiều (ở trên cao một nghìn thước thì thấy nhà, cây, vân vân, nhỏ đi độ mất một nửa). Xem ra tựa hồ như đất chạy chứ không phải là tàu bay ở trên.

Đương khi các ông bà còn đang ngắm phong cảnh, nhìn chỗ này, nhận chỗ kia; bỗng thấy tàu chềnh bên này, rồi lại chềnh bên kia như là cái chi thật mạnh mà kéo hai bên tàu một cách rất dữ dội và rất nhanh. Lúc bấy giờ có lẽ nhiều ông bà giật mình và lo, rồi vội vàng nắm chặt lấy hai bên tàu? Tưởng rằng dễ tàu sắp đổ? Tàu mà bị chềnh đi thế là tại đi vào chỗ gió thổi cuộn. Sự đó không hiểm nghèo gì vì là trong tàu đã có máy vặn cho tàu lại đi bằng phẳng ngay được.


Cũng có lúc đang đi thấy tàu, hoặc nhẩy thẳng ngay lên độ một trăm thước, hoặc thụt ngay xuống độ một trăm thước thì lại thêm bối rối lo sợ hơn sự tàu nghiêng lệch, vì là tưởng rằng tàu lộn nhào hay là ngả nghiêng ra mà có thể nguy! Nhưng mà được may rằng tàu nhẩy lên hay thụt xuống nhanh như chớp mắt, mà khi đã lên hay xuống rồi thì tàu lại đi ngang ngay như cũ. Tàu đi phải những lúc như vậy là tại đi vào chỗ gió thổi xoáy lên hay xoáy xuống.

Tuy rằng trên trời rộng mênh mông thế mà nhiều khi đi gặp một đám mây mù mà không thể nào tránh được. Phải chịu liều đi vào trong đó đến bao giờ hết mây thì thôi! Tàu bay ở trong mây bị mây cán không thể đi nhanh như trước được. Cái cánh quạt quay tan mây ra xung quanh làm thành ra khói mù cho đến nỗi các ông bà ngồi trong tàu chỉ hơi trông thấy trắng mờ mờ thôi. Mây chạm vào cánh tàu kêu sồn sột nghe như tiếng sỏi ở trên cao đổ xuống một miếng vải căng vậy. Bay ở trong mây rất là phiền vì không biết tàu mình bay ở chỗ nào, xứ nào? Đi tàu bay phải nhiều khi nghiêng lệch, lên cao xuống thấp thế mà các ông bà không chóng mặt váng đầu, không say sóng, như khi trèo lên một cái nhà cao, hay như khi đi tàu ở ngoài biển có sóng gió! Được như thế bởi vì một là: khi bay thì tàu với quả đất lìa hẳn nhau; hai là hễ khi nào chênh lệch thì tôi vặn máy cho tàu bằng phẳng lại ngay; hóa ra những sự nghiêng lệch không kịp làm cho các ông bà ngồi trong tàu say được. Chỉ có khi nào mà phải đi lúc gió to quá mà đi hai ba giờ đồng hồ thì mới váng vất say một chút mà thôi.

Từ nẫy đến giờ tàu đi vào phải những nơi gió sóng không được yên, may bây giờ được lúc này tàu đi bằng phẳng mà lại qua một cái tỉnh lỵ, xin các ông bà nhìn xuống đất để xem ra làm sao? Hẳn các ông bà thấy các lâu đài cao đẹp, các phố phường ngang dọc, các nóc nhà đen đỏ, các hồ xanh biếc, các vườn xanh rì, các xe lửa, xe điện, xe hơi cùng xe ngựa chạy nhanh tăm tắp tới chỗ nọ, nơi kia; các người ta kẻ đi chơi thong thả, kẻ vội đi nhanh, xem ra đều là nhỏ cả chẳng khác gì một bản đồ mà ở trong có múa rối.


Khi bay trên một cánh đồng thì thấy cỏ cây xanh rì, chỗ này mấy cái nhà, chỗ kia mấy cây cao chót vót; một vài cái lạch nước con con chảy vào các vườn ruộng; thỉnh thoảng thấy năm ba người be bé đi thăm đồng. Còn như đất thì thấy chỗ nào cũng bằng nhau cả chỉ trừ ra những gò đống nào cao lắm thì mới có thể phân biệt được.

Khi đi trên núi các đỉnh đá xanh lỗ chỗ, thường ở xung qua quanh hay có một vài đám mây trắng ám, trên các đám mây đó cũng có nhiều đỉnh nhỏ khác chẳng khác gì một đám núi con vậy. Có nhiều lúc mây bốc khói lên, trông xuống như núi cháy, nhất là khi có mặt trời chiếu vào trông lại càng rực rỡ lắm.

Khi đi qua sông, nếu mà có đi thấp thì mới thấy nước chảy, không thì chỉ thấy một dòng nước nhỏ con con, lóng lánh mà chỗ nọ thẳng chỗ kia cong queo, hình như một con rắn bạc nằm phơi nắng ở bên cây cỏ.

Bây giờ các ông bà đã đi qua tỉnh, qua đồng, qua núi, qua sông chắc là các ông bà tin tàu bay được nhiều phần mà trong bụng chỉ mong làm sao cho máy cứ bền vững mà đi được rõ lâu để xem mãi những phong cảnh ấy. Còn bao nhiêu sự lo nghĩ ở dưới trần ai thì quên sạch. Chỉ trừ ra những lúc nào có sự khó khăn hiểm nghèo thì người ngồi trong tàu bay mới nghĩ đến các việc ở dưới đất.

Đi từ nãy đến giờ cũng đã lâu vả chăng tàu cũng đi gần đến chỗ đất đậu, tôi xin phép các ông bà cho hãm máy để xuống. Máy chạy từ từ (ralenti) rồi tàu chúc đầu xuống, lúc đó các ông bà ngã gục về đàng trước mà nghe máy chạy rất êm không có những tiếng vù vù nữa. Trong mình lại bàng hoàng hơn lúc lên, lại thêm gió thổi vào mặt mạnh hơn lúc đi ngang. Trông xuống đất thấy nhà cửa cây cối lại dần dần lớn như cũ; thấy một sự rất hãi là tựa hồ như đất chạy đâm vào tàu mình rất nhanh. Tưởng rằng có lẽ tàu đâm vào đất ngay chắc? Bỗng một chớp mắt đã thấy tàu ngẩng đầu lên mà hai cái bánh xe tàu đã chạy ở dưới đất độ một trăm thước, rồi tàu đứng lại; lúc đó mới tỉnh ra rằng mình đã xuống đến đất rồi! Khi các ông bà bước chân xuống đất thì chắc hẳn mơ mơ màng màng vừa mừng vừa lo...

Hà Nội 15 Avril 1919
P.T.T.
Nam Phong tạp chí, số 22, tháng Tư 1919

18 thg 9, 2021

Bình Dương, có mấy Bình Dương?

 1.

Có lần tui ra Qui Nhơn, buổi tối ngồi uống cà phê với mấy anh bạn. Mấy ảnh nói với nhau:
  • Sáng mai tui có việc phải đi Bình Dương.
  • Lâu mau? Chừng nào về?
  • Làm việc trong buổi sáng thôi, trưa về.
Tui nghĩ thầm trong bụng: Từ Bình Định đi Bình Dương bằng xe cũng phải hơn 12 tiếng, muốn sáng mai tới đó thì giờ này phải đi rồi. Bằng không thì phải đi máy bay. Mà chuyện gì quan trọng, cấp bách đến nỗi phải bay đi Bình Dương gấp rồi trưa bay về vậy ta?

Hóa ra hổng phải vậy! Bình Dương là tên một thị trấn thuộc huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, chỉ cách Qui Nhơn có 68 km thôi. Đi về trong buổi sáng là hoàn toàn ok!

Đài tưởng niệm liệt sĩ ở Bình Dương, Phù Mỹ. Ảnh: Huyện đoàn Phù Mỹ.

Mắm đu đủ - món ăn dậy ký ức người miền Tây

Mắm thơm lừng, từng cọng đu đủ giòn, trong veo, thấm vị ngọt của đường mía, thêm chút cay của ớt và nồng nhẹ của tỏi.

Ngày nhỏ mỗi lần tới vụ lúa, tôi hay theo ngoại ra đồng bưng cơm xách nước cho mấy cô chú thợ gặt. Họ hay khen cơm nhà ngoại nấu ngon, ăn xong quên luôn mệt. Giữa trưa trải chiếu ngồi dưới bóng cây mát, gió thổi hiu hiu, dọn nồi cơm nóng, thêm tô canh củ hầm xương, đĩa thịt kho rệu, dưa hấu đỏ và không thể thiếu mắm đu đủ gắp chung với chuối chát cắt lát, nặn miếng chanh chua chua bên trên. Bữa cơm ngày mùa miền Tây có vậy nhưng ai cũng nhớ, cũng thèm.

Mắm đu đủ, hay còn gọi là mắm thái có thành phần chính là đu đủ trộn cùng mắm cá linh hoặc mắm cá lóc, thêm gia vị vừa miệng. Ảnh: Huỳnh Nhi

8 món mắm đặc sản không làm từ cá

Ở miền Bắc có món mắm tôm, mắm cáy nổi tiếng, miền Trung có mắm ruốc, mắm sò và miền Nam có mắm tôm chà, mắm ba khía.

Mắm tôm

Ảnh: Bùi Thủy

Mắm tôm được làm chủ yếu từ tôm, tép hoặc moi biển và muối ăn, sau quá trình lên men, món mắm có màu tím thẫm, sền sệt, mịn, vị mặn mà, ngọt đằm và mùi nồng đặc trưng. Đây là gia vị đặc trưng ở miền Bắc, được dùng trong nhiều món ăn như bún riêu, cà pháo mắm tôm... Riêng với bún đậu, mắm tôm được ví như linh hồn của món ăn, mắm được nêm nếm với đường, ớt, chanh (tắc) cho hợp khẩu vị, thêm dầu sôi, đánh đều cho sủi bọt rồi chấm với thịt luộc, đậu chiên vàng, chả cốm, rau sống các loại...

17 thg 8, 2021

Nghĩ về địa danh Bà La và vài địa danh khác theo từ nguyên học

Trong một cuốn sách viết về địa danh ở vùng Ninh Thuận - Bình Thuận, các tác giả có trình bày nguồn gốc của địa danh Bà La như sau: tại xóm này có một bà già trước đây thường rầy la con cháu nên khi bà qua đời, người địa phương đã gọi tên xóm nơi bà ấy sinh sống là xóm Bà La, sau trở thành tên ấp.

Cách lý giải theo từ nguyên học dân gian này có mấy điểm hạn chế sau đây. Trước hết, ở địa phương này (vùng Ninh Thuận - Bình Thuận có 4.557 đơn vị) cũng như ở các nơi khác (như cả Nam bộ có trên 400 đơn vị) không hề có địa danh tương tự như Bà Chửi, Bà Mắng, Bà Hét,…

Kế đến, chỉ mới có một địa danh mang từ Bà chắc chắn chỉ phụ nữ là chợ Bà Hoa ở khu ngã tư Bảy Hiền (TP.HCM). Bà đó tên là Nguyễn Thị Hoa, vốn là người Bắc di cư vào Nam năm 1955. Năm 1967, bà có một tiệm buôn lớn và sau đó đầu tư xây dựng chợ tại đây nên chợ mang tên bà. Sau ngày 30.4.1975, bà xuất ngoại, định cư ở nước ngoài, thỉnh thoảng có về thăm quê.

Miếu Bà Rà nơi tưởng nhớ những tù binh chính trị.