Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa. Hiển thị tất cả bài đăng

27 thg 7, 2022

Giữ lửa nghề làm bánh tráng phơi sương


Năm 2016, nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Năm 2011, bánh tráng phơi sương Trảng Bàng được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam - Vietkings công nhận là một trong 100 món ăn đặc sản nổi tiếng của cả nước. Để nghề làm bánh tráng phơi sương đạt được những danh hiệu nêu trên là cả một quá trình dày công sáng tạo, giữ gìn và phát triển làng nghề của người dân xứ Trảng.

16 thg 7, 2022

Lễ cầu an của người Tày

Lễ cầu an, cầu phúc là một sinh hoạt dân gian gắn bó mật thiết với cộng đồng người Tày. Được tổ chức vào cuối tháng Giêng đầu tháng 2 âm lịch hàng năm, lễ cầu an là dịp để mọi người tụ họp thể hiện niềm thành kính với thần linh và cùng cầu mong, ước vọng về một cuộc sống an bình, ấm no, hạnh phúc.

Trong sinh hoạt tín ngưỡng của người Tày đây là buổi lễ quan trọng bậc nhất. Trước đây, người ta dành trọn một đêm để thực hiện các nghi lễ. Ngày nay, họ có thể làm lễ vào ban ngày tùy điều kiện của gia chủ. Với người Tày, lễ Cầu an là một nghi lễ quan trọng đầu năm, người Tày quan niệm, khi làm lễ này rồi sẽ được các đấng siêu nhiên, được những Pụt Luông (Phật lớn) và Đẳm (tổ tiên) phù trợ, hổ vồ không trúng, rắn cắn không vào, xuống nước tự nổi, làm gì được nấy…Tầm quan trọng của lễ được thể hiện ngay từ khâu chuẩn bị. Thông thường, các thành viên trong gia đình làm lễ chỉ mất một buổi để nấu nướng, sắp xếp các lễ vật. Tuy nhiên, việc chuẩn bị cho các lễ vật này kéo dài hàng tháng, có khi đến cả năm bởi người Tày luôn chọn, chuẩn bị, dành những sản vật thơm ngon nhất cho lễ cầu an. Lễ vật gồm có 3 loại: Lễ tam sinh tốt nhất do gia chủ tự nuôi là gà, cá, lợn quay, vịt; lễ chay là bánh dày bánh rợm, bánh chè lam…được làm từ những bông lúa nhà trồng; và thanh bông là hoa, quả. Để làm tốt việc chuẩn bị, thông thường sẽ có một thầy phụ lễ đến hướng dẫn giúp gia chủ.

Hình nộm người Tày dùng trong lễ cầu an.

Tết nhảy của người Dao Tiền

Tết cầu mùa (Tết nhảy) của người Dao tiền ở Mộc Châu, Sơn La được tổ chức vào dịp Tết Nguyên Đán và thường kéo dài từ 2-3 ngày. Người Dao tiền làm Tết nhảy để tạ ơn thần linh và cầu phúc, cầu lộc.

Người Dao tiền treo tranh cúng trước cây mùa màng.

Tết nhảy tuy chỉ được tổ chức trong phạm vi dòng họ nhưng lại có ý nghĩa chung cho cả cộng đồng người sinh sống ở cùng một khu vực. Thông thường các dòng họ người Dao tiền hàng năm sẽ thay nhau tổ chức lễ cầu mùa. Thông thường các nghi lễ thường diễn ra từ 30 Tết. Vào ngày này, cả gia đình trong dòng họ sẽ mang phần đóng góp lễ vật (gạo, rượu, gà...) đến nhà trưởng họ. Tại đây, cùng với bà con hàng xóm họ sẽ tập cùng nhau chuẩn bị đồ lễ và đặc biệt là chung tay làm “cây mùa màng”. Cây mùa màng là cây tre hoặc cây sấu được lựa chọn cẩn thận sao cho thật xanh tốt, sum suê. Người ta sẽ nặn bánh giầy thành những viên nhỏ rồi treo trên cây để tượng trưng cho mùa màng bội thu rồi dựng cây trước bàn thờ dòng họ.

12 thg 7, 2022

Về Vĩnh Long đốt đuốc đi xem hát bội

Đốt đuốc đi xem hát bội ở cù lao An Bình, huyện Long Hồ, là sản phẩm du lịch ấn tượng, đặc sắc được ngành du lịch Vĩnh Long đưa vào khai thác phục vụ du khách từ 2016, nhằm tái hiện đời sống tinh thần của người Nam bộ xưa một cách chân thật, mộc mạc.

Du khách được trải nghiệm cầm đuốc lá dừa đi cả cây số trong đêm đến đình thần ở cù lao An Bình xem hát bội

Lục lạc đồng của các dân tộc trên dải Trường Sơn

Lục lạc là vật dụng được con người chế tác và sử dụng từ rất lâu đời. Nó được làm bằng đồng, chì, sắt...nhưng phổ biến nhất là bằng đồng.

Lục lạc có một số hình dạng khác nhau, có cái hình tròn, hình quả bầu, có loại giống chiếc chuông hay cái loa. Mỗi chiếc lục lạc bao giờ cũng có phần đầu và phần đuôi. Phần đuôi thường được khoét lỗ để xâu chúng lại thành chuỗi hạt lục lạc hoặc phối hợp với các loại trang sức khác như cườm để đeo hoặc gắn trên quần áo, đồ dùng. Loại lục lạc to còn được đồng bào xỏ thêm chiếc vòng để đeo hoặc để cầm. Trên giữa đầu chiếc lục lạc có một khe hở rộng, chia đều đầu lục lạc ra hai bên giống như cái mồm cá. Trên thân lục lạc có trang trí điểm xuyết một số hoa văn, hoạ tiết. Bên trong lục lạc thường gắn một thanh nhỏ hay những viên rời để khi rung hoặc cử động, những vật này chạm vào thành lục lạc hay chạm vào nhau, nhờ cộng hưởng phát ra âm thanh.

Người đàn ông Cor (đầu tiên bên trái) đeo lục lạc đồng để đấu chiêng đôi.

Xuôi bến Ninh Kiều

Mọi người tập trung từ 5 giờ sáng lũ lượt ra bến Ninh Kiều để lên tàu. Chợ nổi Cái Răng không xa TP.Cần Thơ là mấy nhưng cánh thương hồ buôn bán từ rất sớm.

Họ tranh thủ lấy hàng từ 3 giờ sáng để chở về các nơi xa cho kịp phiên chợ huyện. Tiếng loa phát thanh vang lên câu hò văng vẳng bên sông: "Cần Thơ có bến Ninh Kiều/Có dòng sông đẹp có nhiều giai nhân…". Ai nấy vội vã xuống thuyền.

1. Người phụ trách đoàn chúng tôi là anh Đinh Văn Phú, một hướng dẫn viên du lịch ở Cần Thơ. Khi tàu khởi hành anh hứa hẹn sẽ có một chuyến đi chợ thú vị cho mọi người. Sông nước mênh mang cuộn sóng dập dềnh vỗ vào mạn tàu. Phía xa những quầng sáng từ chân trời đã hừng lên chùm tia nắng mới. Ai nấy háo hức ngắm nhìn sang hai bờ sông. Bất ngờ người hướng dẫn viên cất tiếng: "Chợ đã nổi từ nửa đêm về sáng/Ta vẫn chìm giữa bữa hoàng hôn/Em treo bẹo Cái Răng, Ba Láng/Ta thương hồ Vàm Xáng, Cần Thơ".

Chợ nổi Cái Răng đã được Nhà nước công nhận là "Di sản Văn hóa phi vật thể" năm 2016.

Chợ Dinh ở Nghệ An, họp 1 tháng 3 phiên, tiểu thương trông từng ngày để được ra chợ

Chợ Dinh ở Nghệ An họp 1 tháng 3 phiên đã hầu như còn giữ được nét văn hóa đặc sắc mang hồn quê Việt.

Chợ 1 tháng 3 phiên

Chợ Dinh có từ hàng trăm năm, ở xã Hoa Thành (Yên Thành, Nghệ An), thế đất hình bàn cờ, với tổng diện tích khoảng 5.000 m². Trải qua nhiều thăng trầm, biến cố lịch sử, nhiều lần sửa chữa nhưng tinh thần, hồn cốt của đất và con người nơi đây vẫn được lưu giữ, sức sống bền bỉ, tinh túy của những phiên chợ Dinh rộn ràng, đậm đà bản sắc truyền thống hồn quê Việt.

Người dân quê lúa Yên Thành thường có câu nói "chợ huyện một tháng 3 phiên", nghĩa là chợ mỗi tháng chỉ họp 3 phiên vào các ngày mồng 9, 19 và 29 (Al).

Các ngày mồng 9, 19 là phiên chợ thường, hàng hóa vẫn đa dạng nhưng số lượng người họp chợ ít hơn. Ngày 29 tháng Chạp là chính phiên, phiên chợ tết lớn nhất năm, thu hút hàng nghìn người dân trong huyện tụ hội về đây mua sắm, trao đổi hàng hóa.

Chợ Dinh, Hoa Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, mỗi tháng chỉ họp 3 phiên thu hút hàng nghìn người dân trong huyện.

10 thg 7, 2022

Độc đáo chợ chè Phúc Xuân

Chợ chè phiên Phúc Xuân thuộc thành phố Thái Nguyên, giáp danh huyện Đại Từ được hình thành gần 30 năm, nơi có diện tích, sản lượng, chất lượng chè cao của tỉnh, chợ mỗi tháng họp 9 phiên vào các ngày 1,4,6,11,14,16,21,24,26 âm lịch.

Từ sáng sớm, người mua từ nhiều tỉnh thành, người bán từ các vùng trồng chè trong khu vực đã tấp nập đổ về chợ phiên, nét độc đáo của chợ phiên nơi đây là công đoạn thử chè của những người mua. Trong khi người bán đon đả mời chào thì người mua có một quy trình thử chè gồm: hình (của búp và cánh), sắc, hương, vị (của nước), hình (của bã chè). 

Người mua thử chè bằng cách cảm nhận độ khô của chè.

Chợ Việt xưa nay: Vân Đồn, từ thương cảng cổ đến cực phát triển mới

UBND tỉnh Quảng Ninh đã và đang triển khai các thủ tục cần thiết để đề nghị xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt đối với Quần thể di tích lịch sử Thương cảng Vân Đồn. Nhưng Vân Đồn không chỉ là di tích, Vân Đồn còn là một cực phát triển rất quan trọng trên dải đất Đông Bắc của nước Việt...

Hoạt động buôn bán tại thương cảng cổ Vân Đồn . Ảnh: Tư liệu

Chợ Việt xưa nay: Chợ và văn hóa chợ của người xưa

Chợ ra đời từ rất sớm trong lịch sử loài người. Chợ xuất phát từ nhu cầu thực tiễn khi con người cần trao đổi những thứ họ làm ra và mua về những thứ họ không có.

Dần dần với sự ra đời của tiền tệ đã trở thành vật trung gian trong hoạt động mua bán, mọi sản phẩm đều được định giá bằng tiền, người ta dùng tiền để mua những thứ mình muốn và bán những thứ mình có để lấy tiền.

Nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán đó gọi là Chợ.

Chợ hình thành tự nhiên trong hoạt động dân sinh, ở đâu có dân, ở đó có chợ. Vì vậy chợ thường nằm ở những nơi đông đúc dân cư, thuận tiện giao thông như ngã ba đường, ngã ba sông, đầu làng, ven lộ, ven các kênh rạch…

Chợ Kỳ Lừa (Lạng Sơn)

8 thg 7, 2022

Về trung du, ghé chợ Việt An - ngôi chợ xưa tuổi đời tính bằng thế kỷ…

Ký ức không chỉ lưu giữ trong từng khuôn mặt cũ của người kẻ chợ, còn gọi về trong những luyến thương của bao người quê xứ Việt An (xã Bình Lâm, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam).

Ký ức không chỉ lưu giữ trong từng khuôn mặt cũ của người kẻ chợ, còn gọi về trong những luyến thương của bao người quê xứ Việt An (xã Bình Lâm, tỉnh Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam). Không rêu phong dưới mái đình Thị, cây đa già cũng thôi tỏa bóng từ nhiều năm, nhưng không vì thế mà phôi phai đi quá vãng của một thời, với ngôi chợ xưa tuổi đời tính bằng thế kỷ…

Chợ Việt An. Ảnh: VÕ TRƯỜNG

Chợ “chạy” miền rừng miệt biển: Cái nghề… vi vu, tự do, tự tại

Gập ghềnh nắng mưa mua bán đủ mặt hàng giữa hai miền ngược xuôi. Kiếm miếng cơm nuôi con bằng nghề chợ "chạy" chẳng dễ dàng. Họ lại thấy cái nghề… vi vu, tự do, tự tại.

Tranh thủ bữa mưa, mới có dịp ngồi cà kê với ông Thoang. Ông áp sáu mươi, một vợ, bốn con. Vùng quê Hòa Đồng (huyện Tây Hòa, Phú Yên) của ông vốn nổi tiếng làm lúa, ăn thịt chuột, đi Nam bán vé số.

"Tui làm chợ "chạy" hơn hai chục năm nay", ông Thoang hồn hậu.

Chợ "chạy" của ông là: Dậy từ 3 giờ sáng, xuống phố Tuy Hòa lấy hàng chở ngược lên miền núi bán dạo, rồi mua hàng xuống miệt xuôi bán lại. Chuyến lên của ông thường là đồ biển (cá, tôm, mực… cả tươi lẫn khô), gia vị, các loại mắm, vài thứ rau, đồ tạp hóa. Ông cười: "Nói chung, chở đủ thứ lên núi. Cung ứng tận tay theo yêu cầu mà! Như mùa khai giảng, bà con cần mua cho con sách, vở, bút, tẩy, khăn quàng đỏ, áo quần,… thì có luôn. Chạy xe máy nên tui chỉ không cung ứng được… tủ lạnh mà thôi! Mà nghề này cũng phải học từng bước mới rành rẽ được…".

Xe tải nhỏ lưu động bán dừa tươi tại Tây Hòa (Phú Yên). Ảnh: Đào Đức Tuấn

Chợ Việt xưa nay: Đi chợ các miền thập kỷ 90

Người chụp ảnh không còn làm công việc chép sử mô tả tình tiết khơi gợi hoặc cố tình vồ vập khoảnh khắc ấn tượng, ảnh của anh bền bỉ thâu gom một nhịp sống thường nhật như nó vốn là…

Bắc Giang, 1992.

Từ Hà Giang - Cao Bằng - Điện Biên - Lào Cai - Lạng Sơn - Bắc Giang đến Hà Nội - Quảng Bình - Hội An - Phan Thiết - TP.HCM… những cảnh sắc chợ dân dã gắn chặt với đời sống người dân từ vùng hẻo lánh đến vùng ven đô thị qua góc ảnh chắt lọc, bình dị, mỗi khuôn hình của Dương Minh Long gợi mở những không gian ký ức… Người chụp ảnh không còn làm công việc chép sử mô tả tình tiết khơi gợi hoặc cố tình vồ vập khoảnh khắc ấn tượng, ảnh của anh bền bỉ thâu gom một nhịp sống thường nhật như nó vốn là…

Chợ Việt xưa nay: Chợ ở Việt Nam

Thật khó có thể biết được chính xác ở Việt Nam có bao nhiêu cái chợ, và có bao nhiêu loại chợ búa khác nhau...

Ở thành phố chợ đông đến tận khuya. Ở đồng bằng, chợ miền quê, chợ duyên hải có khi là một buổi mua bán ngắn ngủi vào bình minh hay chiều tối thường gọi là “chợ mai” hay “chợ chiều”. Rồi chợ “phiên” miền núi lâu lâu mới họp một lần. Người địa phương chờ được đi chợ như đi lễ hội. Ở đó, kiểu thương mại bằng cách trao đổi hàng hoá như từ thời cổ đại vẫn còn sót lại như biểu tượng cho vẻ đẹp “mua bán” nguyên sơ của ngày thơ ấu nhân loại.

Ðến chợ du khách sẽ đắm mình trong cảnh chen chúc, đông đúc và có thêm một chút gì đó lộn xộn, ồn ào nhưng vui và ấm áp. Tay nắm tay, vai chạm vai, mắt nhìn nhau được hỏi han, mời chào như người nhà... được nghe những mùi vị thơm thảo của xứ sở quê hương lan toả khắp không gian. Mắt nhìn no nê trước những sắc màu tươi tắn của cây trái, sản vật, hàng hoá...

6 thg 7, 2022

Khí nhạc của người Mông

Những nhạc cụ từ đại ngàn

Trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Mông ở Nghệ An, những nhạc cụ truyền thống có sức sống vượt thời gian. Thanh âm của các loại nhạc cụ xuất hiện trong tất cả sự kiện, nghi lễ cuộc đời, từ khi sinh ra đến khi mất đi, từ niềm vui tới nỗi buồn… Xin giới thiệu tới bạn đọc chuyên đề “Khí nhạc của người Mông” của nhạc sĩ Dương Hồng Từ - người nhiều năm tìm tòi, nghiên cứu tâm huyết về âm nhạc truyền thống nói chung và âm nhạc của đồng bào dân tộc Mông nói riêng.

Kèn lá

Tiếng Mông là Blồng, thổi kèn lá là Sua Blồng. Người Mông không thổi kèn lá trong nhà, trong bản mà chỉ thổi trên đường đi, trên nương rẫy.

Khi ngồi bên nhau, trai gái không bao giờ dùng lá thổi để tâm sự, cũng không thổi lá vào ban đêm vì theo truyền thuyết, nếu thổi lá vào ban đêm thì con ma sẽ theo tiếng lá mà tìm về. Tuy lá xanh ở bất kỳ làng bản rẫy nương nào cũng có, nhưng người thổi phải tìm được loại lá trơn không có lông tơ, lá mềm để hơi thổi lùa qua tạo nên độ rung và dễ phát âm. Thông thường, khi 2 người ở xa nhau, nói chuyện không thể được người ta dùng lá thổi để hỏi thăm quê quán, đã vợ chồng chưa hoặc chọc ghẹo trêu đùa nhau giảm bớt mệt nhọc trong lao động.

Việc giữ hơi và tay cầm là kỹ thuật quan trọng khi biểu diễn kèn lá. Ảnh tư liệu: Đào Thọ

30 thg 6, 2022

Lễ Kỳ yên đình Bà và tế điện dinh Ông

Không rõ là quyền lực của Lệnh ông Chúa Tàu và Thất vị nương nương, hay lòng tín ngưỡng thuần hậu của người dân An Thạnh mà những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp ấy vẫn còn giữ được hầu như nguyên vẹn đến ngày nay. Và chắc chắn sẽ còn mãi mãi cho các thế hệ mai sau của làng quê An Thạnh.

Bàu nước trước dinh Ông.

Rằm tháng hai (âm lịch) An Thạnh có lễ Kỳ yên ở đình Bà, một tháng sau là tế điện dinh Ông. Hai lễ hội này có quan hệ mật thiết, bởi hai ngôi thờ tự nhưng chỉ có chung 1 ban cúng tế, gọi là Ban cúng tế dinh Ông đình Bà xã An Thạnh.

28 thg 6, 2022

Chợ phiên - điểm chơi đêm mới ở Mộc Châu

Khi mặt trời lặn, du khách nghe bà con dân tộc biểu diễn văn nghệ, thưởng thức đồ nướng ngay tại chỗ, chụp ảnh cùng trẻ em vùng cao...

Nhắc tới du lịch Mộc Châu, du khách sẽ nghĩ tới những thung lũng mận trải dài ngút tầm mắt, những đồi chè xanh hay trang trại bò sữa, vườn dâu. Tuy nhiên, các điểm này chỉ có thể tham quan buổi sáng. Khi mặt trời bắt đầu lặn, Mộc Châu có ít trải nghiệm. Chợ phiên đêm Chiềng Đi tại Bản Art_Stay ở bản Chiềng Đi 1, xã Vân Hồ, cách trung tâm thị trấn khoảng 8 km là một gợi ý cho du khách đến Mộc Châu mùa này.

Du khách đến chợ phiên từ khi mặt trời bắt đầu lặn, chụp ảnh cùng trẻ em vùng cao.

23 thg 6, 2022

Người Hrê, Ca Dong mang họ Đinh từ lúc nào?

Cũng như những đồng tộc láng giềng ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên, các dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi vốn không có họ. Nhưng giờ đây, người Hrê ở huyện Minh Long, Sơn Hà, người Ca Dong ở huyện Sơn Tây đã mang họ Đinh. Vậy người Hrê, Ca Dong mang họ Đinh từ lúc nào?

Nhiều điều thú vị

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, người Hrê cư trú chính ở các huyện Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà và một số ít ở huyện Trà Bồng, Sơn Tây, Nghĩa Hành, Tư Nghĩa; người Ca Dong cư trú chính ở huyện Sơn Tây và một số ít ở huyện Trà Bồng. Về ngôn ngữ, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, hai tộc người này có nhiều nét tương đồng. Nếu để nói về sự tương đồng ấy, chắc hẳn phải cần đến các công trình nghiên cứu thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau. Ở đây chỉ nói về chuyện họ tên.

Thiếu nữ người Ca Dong ở huyện Sơn Tây. Ảnh: Đăng Vũ

18 thg 6, 2022

Sống đồng tịch đồng sàng, thác đồng quan đồng quách

Người xưa có câu "Sống đồng tịch đồng sàng, thác đồng quan đồng quách", ý nói đến tình nghĩa vợ chồng khắng khít, khi sống thì ngủ cùng giường cùng chiếu, đến lúc chết đi thì chung một cỗ quan tài. Đó là nói quá lên thôi, sống ngủ cùng giường cùng chiếu thì đúng rồi nhưng chết chung một quan tài thì... đâu có được!

Thế nhưng đối với cư dân ở đảo Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu) theo đạo Ông Trần thì có hẳn tục lệ "Sống đồng tịch đồng sàng, thác đồng quan đồng quách", được thực hiện theo đúng nghĩa đen đàng hoàng, cho đến bây giờ vẫn còn áp dụng. Câu thành ngữ của người xưa ám chỉ đến quan hệ vợ chồng, còn tục lệ của đạo Ông Trần là áp dụng chung cho tất cả cư dân.

15 thg 6, 2022

Về bến Nhà Vuông thăm miếu Tiên sư

 

Đình, chùa, miếu, võ là những thiết chế văn hoá - tín ngưỡng ở Nam bộ xưa nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của cư dân từ những buổi đầu đi mở cõi. Trong đó, võ cũng gọi là võ Tiên sư, chính là miếu Tiên sư hay nhà vuông, một thiết chế quan trọng của làng xã xưa, vừa có chức năng hành chính, vừa có chức năng tín ngưỡng của lân ấp, phản ảnh sinh hoạt xã hội Nam bộ vào buổi đầu khẩn hoang.