Hiển thị các bài đăng có nhãn Tuyên Quang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tuyên Quang. Hiển thị tất cả bài đăng

19 thg 7, 2016

Khám phá Sơn Dương

Chúng tôi may mắn được đi lại nhiều lần bằng cả thuyền trên sông Lô lẫn xe máy men theo con đường dọc khúc sông này, từ mạn Việt Trì lên đến TP Tuyên Quang, theo dòng Lô - Gâm tới vùng Chiêm Hóa, Na Hang. 

Gốc đa ở đình Hồng Thái hiện được xem là cây có tuổi đời cao nhất ở vùng này - Ảnh: H.DƯƠNG 

Theo tìm hiểu của chúng tôi, vùng đất Sơn Dương có đến 10 dân tộc anh em cùng sinh sống. Ngoài người Kinh, các dân tộc Tày, Nùng ở đây cũng chiếm số đông so với các dân tộc còn lại. Theo các cụ cao niên ở mạn đôi bờ sông Lô, trước đây nhiều thiếu nữ Tày và Nùng biết chơi đàn tính (hay còn gọi là tính tẩu).

20 thg 12, 2015

Giai điệu của “Trời”

Trong đời sống sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng, tâm linh của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái ở các tỉnh miền núi phía Bắc, hát then được ví là điệu hát của “thần tiên”, là giai điệu của “Trời”, nó bắt nguồn từ chính cuộc sống lao động của họ, và gắn liền với họ từ lúc sinh ra cho đến tận lúc lìa đời. Vì thế, người ta có thể tìm thấy trong then những giá trị nhân sinh quan mang tính toàn cầu.

Sống cùng then, chết cũng theo then về Trời

Theo quan niệm của người Tày, Nùng, Thái, then có nghĩa là “Trời”. Hát then trong lễ cúng then là một loại hình diễn xướng âm nhạc tín ngưỡng dân gian, có nội dung thuật lại cuộc hành trình của con người lên thiên giới cầu xin Ngọc Hoàng ban cho những điều may mắn và một cuộc sống tốt lành.

Theo các nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian, then vừa là một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, tâm linh, vừa là một loại hình âm nhạc dân gian. Toàn bộ hệ thống bài bản của then có gần bốn nghìn câu thơ, nội dung của nó phản ánh mọi khía cạnh của cuộc sống, từ chuyện đời sống, bản mường, chim muông, đến chuyện tình yêu, ma chay, cưới hỏi, phu phen, tạp dịch… Lễ cúng then là một màn trình diễn nghệ thuật lôi cuốn, có khả năng đưa con người chìm đắm vào miền siêu thực. Vì thế, khi nghiên cứu sâu các lễ then cổ truyền, người ta có thể thấy rõ nhân sinh quan, thế giới quan và bản sắc văn hóa của đồng bào Tày, Nùng, Thái.

4 thg 11, 2015

Thăm làng Mường thưởng thức cam sành Hàm Yên

Mùa này nếu có dịp ngược lên Tuyên Quang để đến với mảnh đất đồi Hàm Yên, bạn sẽ không khỏi choáng ngợp bởi những vườn cam xanh ngát sum sê trái trải dài trên những triền đồi đầy sỏi đá. 

Cam báo hiệu một vụ mùa bội thu - Ảnh: Hoàng Hân 

Tuyên Quang thường được nhắc đến với những chiến công lịch sử hào hùng của thế hệ cha ông đi trước. Ngày nay, mảnh đất này còn níu chân du khách với nhiều sản vật, đặc biệt cam sành Hàm Yên. 

1 thg 9, 2015

Ngất ngây đặc sản Tuyên Quang

Cùng tìm hiểu những đặc sản lẫy lừng của mảnh đất nổi tiếng với mĩ danh "miền gái đẹp".

1. Rượu ngô Na Hang


Rượu ngô Na Hang không chỉ dễ "say như điếu" bởi chất ngô ngọt lử mà còn bởi công thức gây men đặc biệt từ lá rừng. Men lá được pha chế từ hơn 20 loại thảo dược quý có tác dụng chữa lành vết thương, phong thấp, thấp khớp…Chỉ cần một nhấp rượu ngô Na Hang, bạn có thể cảm nhận được hương thơm vị mát lan tỏa khắp cơ thể.

20 thg 7, 2015

Di tích Chùa Phật Lâm điểm du lịch tâm linh hấp dẫn của Tuyên Quang

Chùa Phật Lâm còn có tên gọi khác là Chùa Núi Man, thuộc thôn Trại Xoan, xã Nhữ Hán, huyện Yên Sơn được xây dựng và khoảng thế kỷ thứ X- XIV thời nhà Lý - Trần, tồn tại qua các thời Lê, Mạc đến đời Nguyễn thì bị hư hỏng do tác động của thời gian. Năm 2006 và 2007, Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang đã phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành các đợt thám sát khảo cổ. 

Chùa Phật Lâm thôn Trại Xoan, xã Nhữ Hán, huyện Yên Sơn. 

Tại đây đã phát lộ dấu tích ngôi chùa cổ với nhiều hạng mục kiến trúc tiêu biểu. Để bảo tồn một di tích cổ, trong thời gian qua, ngôi chùa này đã được phục dựng trên nền ngôi chùa cũ, từ đó tạo ra một điểm nhấn quan trọng trong việc thu hút khách trong và ngoài nước đến hành hương lễ Phật và thăm quan không gian kiến trúc và giá trị lịch sử tiêu biểu của ngôi chùa cổ này. 

17 thg 5, 2015

Ngất ngây sông Gâm - Hạ Long trên sông

Xuôi dòng sông Gâm với hành trình dài hơn 80 km ngắm cảnh sắc đôi bờ với núi non trùng điệp, chìm trong làn sương vờn nhau quanh 99 ngọn núi đá vôi ở Na Hang hay qua hẻm Núi Đổ vách dựng đứng… chúng tôi tưởng như mình đang lạc vào chốn bồng lai

Cuối tháng 4, trên hành trình khám phá Đông Bắc, chúng tôi có dịp đi trên thủy lộ sông Gâm với hành trình hơn 80 km từ Bắc Mê - Hà Giang đến Na Hang - Tuyên Quang.

Hành trình bắt đầu vào một buổi sáng, trời nắng đẹp, mờ sương. Trên đầu, mây trắng lờn vờn quanh những đỉnh núi, dưới sông, dòng nước xanh biếc chảy chậm.

Cảm giác choáng ngợp đầu tiên là khi thuyền hướng vào khe Núi Đổ, hẻm núi gồm 2 vách núi đá thẳng đứng, cao chót vót khiến những đám mây trắng bồng bềnh sà xuống bủa vây… 

4 thg 2, 2014

Bảo vật quốc gia - Tấm bia quý thời Lý

Tấm bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc (Tuyên Quang) cho thấy chính sách dân tộc của nước ta xưa kia.

Bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc - Ảnh: Lý Thịnh 

Những năm 1980, khu vực chùa Bảo Ninh Sùng Phúc, còn gọi là chùa Khuân Khoai, thật khó đến do dốc lên dựng ngược, cây cối rậm rạp che khuất, toàn bộ nền chùa bị che phủ... Vì thế, người dân địa phương rất ít lên đó. Nhưng họ vẫn truyền miệng cho nhau nghe về một tấm bia đá ở khu vực phía nam đồi Khuân Khoai. “Sau đó, Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang đã mở một cuộc điều tra. Họ tìm được tấm bia bằng đá xanh xám mịn. Bia cao 1,45 m; rộng 0,8 m; được đặt trên lưng một con rùa. Chính giữa trán bia khắc 6 chữ: Bảo Ninh Sùng Phúc tự bi”, TS Trần Anh Dũng, Viện Khảo cổ nhớ lại.

5 thg 11, 2013

Chùa Hương Nghiêm - Ngôi chùa Hang của Tuyên Quang

Chùa Hương Nghiêm hay còn gọi là chùa Hang (ngôi chùa nằm trong lòng hang động – PV) ở dưới chân núi Hương Nghiêm thuộc xóm Phúc Thọ, xã An Khang, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

Chùa Hương Nghiêm được xây dựng vào thời Mạc Thái Tông (Mạc Đăng Doanh), niên hiệu Đại Chính thứ 8 (năm 1537) tại thôn Thúc Thủy, xã Thúc Thủy, tổng Thường Túc. Nay là thôn Phúc Thọ, xã An Khang. Ngôi chùa được xây dựng từ sáng kiến của hai vị quan hiến sát là Ngô Thọ Khê và Vũ Trạch Xuyên.

Chùa Hương Nghiêm nằm trong hang đá tự nhiên với 2 mái vòm đá và nhiều nhũ đá rủ xuống đủ mọi hình thù. Đặc biệt có nhũ đá hình cổ thụ, tạo cho hang đá một vẻ đẹp kỳ thú, bí ẩn.

1 thg 10, 2013

7 suối nước nóng nổi tiếng miền Bắc

Khi những cơn gió lạnh ùa về cũng là lúc du khách tìm đến dòng khoáng nóng. Không chỉ giúp thư giãn, tắm khoáng còn giúp phục hồi sức khỏe, chữa một số bệnh da, khớp và tim. Sau đây là 7 địa chỉ tắm khoáng nóng dành cho bạn.

1. Quang Hanh - Quảng Ninh

Nằm ở thành phố Cẩm Phả, cách trung tâm thành phố Hạ Long hơn 10 km, suối khoáng nóng Quang Hanh là điểm đến quen thuộc của người dân hai thành phố trên. Nằm trên trục đường du lịch từ Hạ Long đến Vân Đồn, Móng Cái, suối khoáng nóng Quang Hanh cũng là điểm dừng chân yêu thích của nhiều du khách. Bạn có thể chọn tắm trong phòng riêng hoặc bể khoáng nóng tập thể ngoài trời. Dù trời lạnh nhưng bạn không hề có cảm giác run rẩy, rét buốt khi được ngâm mình trong dòng khoáng nóng Quang Hanh. Hơi khoáng cùng dòng nước ấm áp không chỉ giúp cơ thể thư giãn mà còn có tác dụng phòng ngừa một số bệnh về da và xương khớp, rất tốt cho sức khỏe.


22 thg 8, 2013

Trên sông Gâm hoang dã

Sông Gâm không chỉ gắn liền với ngọn nguồn sự sống của người bản địa vùng Đông Bắc, là thủy lộ nối liền 4 tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, mà nó còn ẩn chứa nhiều vẻ đẹp hoàn mỹ chốn sơn cùng thủy tận.

Thuyền xuyên qua hẻm núi đá đổ cao chót vót tới mức những đám mây trắng bồng bềnh cứ thay nhau sà xuống bủa vây

Trong suốt chiều dài 217 km chảy vào địa phận Việt Nam, sông Gâm uốn mình, trôi xuôi theo hình cánh cung, giữa những dãy núi cao ngất cấu tạo bằng đá phiến thạch anh, cát kết và đá vôi qua quá trình vận động, kiến tạo làm nên những cảnh sắc đẹp tuyệt vời.

9 thg 6, 2013

Tập tục nhảy lửa của người Pà Thẻn: Nhảy múa cùng tử thần

Đống than hồng cháy rừng rực, lưỡi lửa bùng reo phần phật trong gió, hơi nóng cùng tàn tro bay ngùn ngụt. Những đứa con của lửa thần đầu trần, chân đất, mắt mê cuồng, điềm nhiên nhảy vào đám lửa như nhảy trên nệm êm. Họ lăn lê, bò toài, xoạc chân bới, vốc tay nhặt than hồng xoa lên người, bỏ than hồng vào miệng… 

Những thân thể đẫm than hồng bay vào nhào ra khỏi đống lửa nhẹ nhàng như những cánh nhạn để lại phía sau những vệt sáng tóe vào màn đêm. Tiếng đàn "pàn dơ" phèng phèng pha trộn cùng những lời khấn bí hiểm tựa một liều thuốc gây nghiện hạng nặng khiến cho các vũ công càng thêm phấn khích. Người và than hồng như hòa quyện vào nhau thành một khối lửa khổng lồ biết di chuyển. Một hồi lâu, một vài vũ công chừng thấm mệt, phệt phạt nằm ra sân mà chân tay vẫn rung lắc, co giật hệt như người quá chén. Ai đó bảo tôi họ đang say lửa. Cả không gian xung quanh nóng rẫy như trong lò thiêu, hơi khói, tàn tro bốc lên ngùn ngụt xộc vào mắt, vào lỗ mũi cay xè. Thỉnh thoảng đám đông xung quanh lại hò hét, kêu ré, xô nhau chạy để tránh những mẩu than hồng bị bốc, bị bới bắn tung tóe như pháo hoa.

8 thg 3, 2013

Đền Cấm Tuyên Quang

Nằm cách thị xã Tuyên Quang 4km, đền Cấm thuộc xóm 16, xã Tràng Đà (TXTQ), nổi tiếng là linh thiêng, cảnh đẹp sơn thuỷ hữu tình.

Đền Cấm

Đền Cấm được xây dựng trên lưng chừng núi Cấm Sơn, thờ phụng Thánh Mẫu thượng ngàn. Núi Cấm Sơn là một đỉnh núi trong dải non ngàn trùng điệp chạy mãi qua Tân Long, Ba Xứ, trên cao có Cổng trời là một thắng cảnh đẹp được nhiều du khách biết đến. Cạnh đền một dải nước len lỏi qua những triền đá dốc. Trong đền có một chiếc giếng nhỏ gọi là giếng Cô không bao giờ cạn. Truyền tụng, ai uống nước giếng Cô thì sẽ luôn khoẻ mạnh. 


15 thg 2, 2013

Về lại chiến khu xưa

Khu Di tích Lịch sử Tân Trào (xã Tân Trào - huyện Sơn Dương – tỉnh Tuyên Quang) với hơn 20 di tích lịch sử nổi tiếng liên quan đến Cách mạng Việt Nam thời kì Cách mạng Thángو năm 1945, nay đang trở thành “tâm điểm” của những chuyến tham quan tìm lại cội nguồn cách mạng của hàng vạn du khách. Và đây cũng là điểm du lịch văn hóa – lịch sử trọng điểm của tỉnh Tuyên Quang.

Tân Trào không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng mà còn có vị trí đắc địa về mặt quân sự và giao thông do được bao bọc bởi núi Hồng và sông Phó Đáy. Do đó, nơi đây đã từng được Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn để xây dựng Thủ đô lâm thời Khu giải phóng. Chính tại nơi đây, ngày 13 tháng 8 năm 1945, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành Hội nghị toàn quốc để quyết định tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa mùa thu năm 1945. Và đến ngày 16 tháng 8 năm 1945, Ðại hội quốc dân cũng đã họp tại đây với việc thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, bầu ra một chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và quân Giải phóng Việt Nam làm lễ ra quân. 


Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói chuyện với đồng bào Tuyên Quang dưới gốc đa Tân Trào. (Ảnh: Tư liệu).

11 thg 2, 2013

Hồ Na Hang

Na Hang là huyện vùng cao của tỉnh Tuyên Quang. Nơi đây có hồ Na Hang nay vẫn còn vẹn nguyên vẻ hoang sơ của một miền sơn cước. Trong nhiều năm gần đây, vẻ đẹp kì ảo của hồ Na Hang đã dần được đánh thức và trở thành một sản phẩm du lịch đặc sắc.

Trung tâm huyện Na Hang có hồ Na Hang, hai bên bờ có nhiều núi và những ngôi đền cổ. Núi Pắc Tạ, ngọn núi cao nhất ở Na Hang, có hình như chú voi cúi đầu bên nậm rượu, đổ bóng xuống mặt nước hồ xanh. Dưới chân núi Pắc Tạ có một ngôi đền cổ thờ người thiếp của tướng quân Trần Nhật Duật (TK XIII). Đền đẹp và nổi tiếng linh thiêng, là điểm đến khó quên của du khách khi đến Na Hang. 

Hồ Na Hang còn được ví như một “Hạ Long giữa đại ngàn”. Nơi đây có tới 99 ngọn núi quần tụ lại với nhau ở khu vực xã Thượng Lâm. Mỗi ngọn núi có một hình dáng khác nhau, tất cả in hình lên nền trời xanh, hòa lẫn với làn nước xanh thăm thẳm, khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng trước sự kì diệu của tạo hóa.

Vẻ đẹp hoang sơ của hồ Na Hang.

24 thg 1, 2013

Ðền Hạ xứ Tuyên



Hội đền Hạ xứ Tuyên

Ðền Hạ cổ kính có tiếng từ lâu đời, nằm trên bến Tam Cờ ở bờ phải sông Lô thuộc thị xã Tuyên Quang. Đền thu hút dân cả vùng, khách thập phương trẩy hội vào tháng 2, tháng 7 âm lịch, với những cuộc rước Mẫu uy nghi mà náo nhiệt. Nay, hội đền là một điểm nhấn nổi trội du lịch tâm linh trên hành trình du ngoạn Tuyên Quang.


Ðền Hạ, tên chữ còn khắc trên tháp điện là "Hiệp Thuận linh từ" (đền Hiệp Thuận), là một trong số hiếm hoi công trình kiến trúc tạo dựng từ thời Lê.

25 thg 7, 2012

Đi chơi chợ Thụt


Theo thông lệ, đúng ngày 2-2 âm lịch hằng năm, bà con khắp nơi lại nô nức kéo nhau về thôn Thụt, xã Phù Lưu (Hàm Yên, Tuyên Quang) để dự “phiên chợ mỗi năm chỉ có một lần”.

Trong dòng người tấp nập ấy, những bộ váy, áo trang phục truyền thống của người Dao, người Tày, người Mông hòa quyện tạo nên một bức tranh quê mộc mạc và sinh động giữa miền sơn cước.



Các sản phẩm thổ cẩm được bày bán tại chợ

Ông Khổng Xuân Lộc (thôn Niểu, xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên), cán bộ lão thành năm nay đã gần 80 tuổi, kể: “Phiên chợ bắt nguồn từ hội ném còn dầu năm (dân tộc Tày gọi là lồng tồng), cầu cho mưa thuận gió hòa, dân cư an lạc. Ông nội tôi bảo khi ông lớn lên đã thấy có chợ Thụt rồi".