Hiển thị các bài đăng có nhãn Tuổi trẻ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tuổi trẻ. Hiển thị tất cả bài đăng

24 thg 5, 2022

Măng Đen hoang sơ - nốt nhạc trầm lắng giữa núi rừng Tây Nguyên

Nếu yêu thích những điểm du lịch mới mẻ, hoang sơ, bạn không thể bỏ qua Măng Đen - mảnh đất với những rừng thông bạt ngàn, những ngọn thác hùng vĩ và con đường đất đỏ chân phương.

Ánh bình minh rạng ngời trên mảnh đất Măng Đen

Măng Đen hay còn gọi là Đắk Long - một thị trấn nhỏ thuộc huyện Kon Plông, nằm ở phía Đông tỉnh Kon Tum. Đây là vùng đất đồng bào dân tộc Mơ Nâm sinh sống, với ý nghĩa là vùng đất bằng phẳng rộng lớn. Họ đặt tên cho nơi đây là T’măng Deeng (tiếng của người Mơ Nâm). Đây cũng là nguồn gốc của cái tên Măng Đen.

6 thg 5, 2022

Khám phá phố đi bộ bên Thành cổ Sơn Tây hơn 200 năm tuổi

Khác với khung cảnh đông đúc, chen chúc vào buổi tối, đến thăm Thành cổ Sơn Tây vào khoảnh khắc chiều buông, du khách có thể thư thái đi bộ tận hưởng không gian thoáng đãng, mát mẻ dưới bóng hàng cây cổ thụ nơi vùng ngoại ô.

Chiếc máy bay quân sự của Không quân Việt Nam được trưng bày tại khu Thành cổ Sơn Tây thu hút đông đảo các em nhỏ đến khám phá - Ảnh: HÀ THANH

1 thg 5, 2022

Một trời xứ mắm An Giang


Vùng "túi cá" đầu nguồn thời cá ăn không hết, người ta phải muối để dành mà ra khô, ra mắm. Rồi phải chiều theo khẩu vị người dùng mà thành đặc sản trứ danh.

Vùng đất An Giang một thời "cá ăn không hết" ấy, giờ thì người ta vẫn tự tin rằng "mắm ăn không hết".

29 thg 4, 2022

Hương Trà bóng sưa

Cứ độ tháng 3, tháng 4, trên khắp các ngả đường ở làng Hương Trà (phường Hòa Hương, TP Tam Kỳ, Quảng Nam), những hàng sưa cổ thụ hàng trăm năm tuổi rộ khoe sắc vàng trong ánh nắng như một dải lụa vàng bên dòng sông Tam Kỳ đẹp đến nao lòng.

Những hàng sưa cổ thụ trên đê đã bao năm che chắn gió bão cho làng Hương Trà, nay còn là nơi thu hút nhiều người biết đến làng, người làng có thêm kế sinh nhai - Ảnh: LÊ TRUNG

Cứ độ tháng 3, tháng 4 hằng năm, trên khắp các ngả đường ở làng Hương Trà (phường Hòa Hương, TP Tam Kỳ, Quảng Nam), những hàng sưa cổ thụ hàng trăm năm tuổi rộ khoe sắc vàng trong ánh nắng như một dải lụa vàng bên dòng sông Tam Kỳ đẹp đến nao lòng người.

Mới đây, du khách thập phương đổ về làng Hương Trà tham dự lễ hội Tam Kỳ - Mùa hoa sưa năm 2022 thì tiếc là những cơn mưa trái mùa đã khiến nụ hoa dập dụi. Nay hoa đã bung nở và câu chuyện về những "ông sưa" vẫn còn đầy nguyên sự lôi cuốn.

19 thg 4, 2022

Chợ truyền thống ở đô thị



Theo số liệu của Nielsen năm 2020, Việt Nam có khoảng 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa và 9.000 chợ truyền thống, chiếm thị phần 75%, doanh thu trên dưới 10 tỉ USD mỗi năm. Để so sánh, tổng giá trị thị trường xe hơi của Việt Nam trong năm 2021 là vào khoảng 6 tỉ USD. Dù thế, chúng ta chưa biết gì nhiều về giá trị kinh tế, vai trò lịch sử của mạng lưới thương mại truyền thống rộng khắp này.

29 thg 3, 2022

Sống dậy ký ức vàng son của nền văn hóa Óc Eo trong vương quốc Phù Nam

Những phát hiện khảo cổ học mới đây, trong đó có 2 di vật được công nhận bảo vật quốc gia, đã làm sống dậy ký ức vàng son của nền văn hóa Óc Eo thuộc vương quốc Phù Nam từng phát triển rực rỡ trước khi bị hủy diệt vào thế kỷ 7.

Chiếc nhẫn Nandin bằng vàng, thế kỷ thứ 5 được tìm thấy ở di tích Gò Giồng Cát thuộc khu di tích Óc Eo được công nhận bảo vật quốc gia năm 2021 - Ảnh: Viện Khảo cổ học

22 thg 2, 2022

Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - Những con đường tên 'Tây' còn mãi với Sài Gòn

Bao người Việt đi dưới bóng xanh các đường xưa này như Pasteur, Alexandre De Rhodes, Calmette, Yersin..., vẫn ắp đầy thân thương với những cái tên "Tây" mà lại gần gũi, đáng kính đến vô cùng…

Đường Pasteur đầu thế kỷ 20 khởi từ dốc cầu Mống bắc qua rạch Bến Nghé - Ảnh tư liệu: AAVH

Có bao giờ đi dưới tán xanh những con đường xưa đầy hoài niệm của Sài Gòn như Pasteur, Alexandre De Rhodes, Calmette, Yersin..., ai đó tự hỏi nhiều tên đường đã treo lên lại bị hạ xuống sau bao cơn dâu bể lịch sử, nhưng có những con đường mang tên "Tây" vẫn còn mãi với thời gian?

21 thg 2, 2022

Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - Đi dưới bóng hoàng lan

Quê xưa của Tự Lực văn đoàn có năm con đường chính được đặt tên, duy chỉ có một con đường mang tên văn nhân là đường Thạch Lam. Người khởi xướng đặt tên kể lại với bao nhiêu điều thú vị.

Đường Thạch Lam ở thị trấn Cẩm Giàng ngày nay - Ảnh: THÁI LỘC

Theo tôi, nhà người ta giàu thì đặt Mộng Điệp, Ánh Tuyết... Còn mình cứ mộc mạc chân quê, chăn trâu cắt cỏ thì cứ đặt tên cái Tý, cái Tẹo...

Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - 'Đường về Đất Mũi còn cá sấu hông?'

Con đường tuyệt đẹp chạy vắt qua rừng rậm, vuông tôm và lớp lớp nhịp cầu nối liền sông rạch chằng chịt để về mũi đất cuối cùng của Tổ quốc.

Có đường, hải sản Đất Mũi dễ đi xa và có giá hơn - Ảnh: TIẾN TRÌNH

Con đường mà mới cách đâu không lâu nhiều người Cà Mau vẫn tin rằng... "đến đời cháu chắt tui cũng chưa có".

Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - Những tên đường gọi yêu thương

Gấp cuốn Leonardo de Vinci hơn 700 trang lại, bà Vũ Phong Thu mỉm cười mãn nguyện: "Đến tuổi này tôi mới có được thời gian cho mình, cho niềm yêu thích nghệ thuật ngày xưa, những tưởng đã bị cuộc đời lấy mất từ lâu".

Tên đường mang giá trị văn minh phổ quát của cả nhân loại - Ảnh TỰ TRUNG

Suốt mùa Tết này, bà Thu đã dành phần lớn thời gian để đọc những cuốn sách về hội họa, âm nhạc bà mới sưu tầm được, tìm trên YouTube những trích đoạn cải lương, vọng cổ của Thanh Nga, Út Trà Ôn vốn còn xa lạ vì gần hết cuộc đời công chức ở Hà Nội, bà chỉ say mê với báo Văn Nghệ và tạp chí Văn nghệ Quân Đội.

Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - Đội Nhân - con đường mang tên anh hùng

Ngày ngày bao người Hà Nội ngược xuôi qua phố nhỏ Đội Nhân, nhưng mấy ai biết chuyện bi tráng chưa kể về con đường mang tên người anh hùng vị quốc vong thân Đặng Đình Nhân này.

Phố Đội Nhân đoạn giao với phố Đốc Ngữ (Ba Đình, Hà Nội) - Ảnh: VŨ TUẤN

Trải bao dâu bể lịch sử, thủ cấp của ông cũng phải chuyển dời mấy lần mới về được nơi an nghỉ cuối cùng ở nghĩa trang Thanh Tước.

Sử xanh ai nhuộm máu hồng tươi
Đèn lạnh đêm khuya giọt lệ rơi
Tay mạnh vung gươm vằm mặt đất
Lòng trung trở giáo chuyển cơ trời.

Quyển Việt Nam nghĩa liệt sử đã có bài thơ bi hùng khóc những người yêu nước

17 thg 2, 2022

Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - Xao xuyến lòng với ngõ Tạm Thương

Hà Nội với những tên ngõ, tên phố đã đi vào thơ ca, một trong những con ngõ nổi tiếng của Hà Nội: Ngõ Tạm Thương, mà "thương một đời, đâu phải tạm thương".

Nay ngõ đã nổi danh với các hàng quán nem chua đặc sản - Ảnh: BẢO LINH

Có những địa danh mà mới nghe tên, người ta đã cảm giác thật gần gũi, thân thiết. Ngõ Tạm Thương là một cái tên như vậy, đến một lần có thể xao xuyến cả đời...

Sương giăng mờ trên ngõ Tạm Thương
Ngõ rất cụt mà lòng xa thẳm
Ngõ bảy thước mà lòng muôn dặm
Thương một đời đâu phải Tạm Thương.

Thơ Chế Lan Viên

Truyền kỳ ngõ Tạm Thương

Khách đến Hà Nội, thường tạt vào những quán nem chua đã thành thương hiệu của ngõ Tạm Thương nằm lọt thỏm giữa phố Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm.

Bà Đinh Thị Hào, 80 tuổi, sống tại con ngõ này cả đời người, thi thoảng vẫn bỏm bẻm nhai trầu, nhẩn nha trả lời câu hỏi của khách vãng lai về sự tích ngõ Tạm Thương.

"Có mấy cậu trai trẻ hay đưa người yêu đến đây ăn quà. Nhiều người đã thuộc làu khổ thơ của ông Chế Lan Viên: Sương giăng mờ trên ngõ Tạm Thương/ Ngõ rất cụt mà lòng xa thẳm/ Ngõ bảy thước mà lòng muôn dặm/ Thương một đời đâu phải là Tạm Thương.

Rồi họ hỏi chúng tôi, tại sao ngõ lại có tên là Tạm Thương? Tại sao không phải là thương cả đời mà chỉ là tạm thương? Hoặc tạm thương có phải chỉ là thương một nửa hay không?

Thế nhưng từ thương ở đây không phải mang ý nghĩa yêu thương, thương tạm thời hay hời hợt như cách chơi chữ của ông Chế Lan Viên" - bà Hào vừa cười vừa giải thích.

Kể thêm về con ngõ này, bà Hào cho biết bà nghe kể rằng cái tên ngõ Tạm Thương đã có từ cách đây mấy thế kỷ (đầu thế kỷ 19, dưới thời nhà Nguyễn). Lúc đầu, ngõ có tên là Trạm Thương. Bởi vì ở đây có dựng một cái kho để chứa tạm thóc thuế do dân nộp trước khi chuyển vào kho chính nên gọi là kho Tạm Thương, sau đổi thành ngõ Tạm Thương.

Nhưng cũng có một số giải thích khác về cái tên ngõ Tạm Thương. Chẳng hạn, có người cho rằng gọi là ngõ Tạm Thương bởi gần đó có nhà thương Phủ Doãn. Bệnh nhân vào nhà thương được sơ cứu ở đây trước, nên gọi là Tạm Thương.

Hoặc thời Pháp thuộc, ngõ Tạm Thương này là nơi tìm đến vui chơi thường xuyên của nhiều lính Pháp. Vì ở đây có những người phụ nữ hành nghề "bán hoa". Kể từ đó, người đời mới có câu gây tranh cãi "gái Tạm Thương" là vậy.

"Trai Ngõ Trạm, gái Tạm Thương"

Tuy nhiên, cách lý giải nào đi chăng nữa, khách đến Hà Nội đều ít nhiều được nghe những vần thơ của nhà thơ Chế Lan Viên, để từ đó tò mò tìm đến con ngõ này. Và để hiểu trọn vẹn còn có câu truyền miệng làm tốn nhiều giấy mực xứ Hà thành rằng "Trai Ngõ Trạm, gái Tạm Thương". Thậm chí, nó có thể được diễn giải theo nghĩa khá nặng nề.

Đó là có người cho rằng vì phố Hà Trung vốn là nơi đặt nhà trạm dịch, trong trạm có đội binh phu gồm toàn đàn ông to lớn, khỏe mạnh chuyên chuyển công văn giấy tờ, hay đưa quan lớn đến các trạm dịch tiếp theo, xong việc quan là họ cờ bạc, hút xách, gây sự với dân quanh vùng nên ai cũng kinh hãi.

Còn "gái Tạm Thương" chỉ đàn bà "ghê gớm" có xuất xứ từ mấy bà chuyên cân thóc ở kho Tạm Thương thường quát tháo nông dân nộp thuế.

Lại có người giải thích "do các lính trạm, phu trạm cư ngụ trong ngõ dẫn vào nhà trạm ỷ thế "hỏa tốc" và hộ tống các quan lớn nên hay sừng sộ, hạch sách dân chúng khiến ai ai nghe tới danh "trai Ngõ Trạm" cũng khiếp sợ.

Còn Tạm Thương là "cái kho tạm chứa thóc thuế các làng nộp trước khi chuyển vào kho chính trong thành. Kho tạm này đặt ở làng Yên Thái, gần đền Yên Thái trong ngõ Tạm Thương ngày nay, từ giữa phố Hàng Bông rẽ vào.

Tại kho có nhiều phụ nữ làm việc cân đong và chuyển vận gạo thóc, những người này hay nạt nộ sách nhiễu dân tới nộp thuế nên gặp những gái Tạm Thương là nhiều người muốn tránh xa.

Cho nên câu truyền miệng "Trai Ngõ Trạm, gái Tạm Thương" là nói về "hai hạng người lợi dụng nghề nghiệp và vị trí mà ăn hiếp dân ở Hà Nội xưa".

"Người xưa truyền miệng rằng trai Ngõ Trạm, gái Tạm Thương để chỉ đặc điểm của người dân trong ngõ này. Bởi dân ở đây ghê gớm, đanh đá, chua ngoa... nhưng nào phải vậy. Tôi được nghe ông cha kể lại ở thời phong kiến xưa, ngõ Tạm Thương có một kho chứa thóc thuế.

Người dân ở đây, con trai được tuyển làm lính gác trông kho, con gái thì làm nghề buôn thóc. Dân làng khác khi đến nộp thóc nghĩ rằng kho thóc đặt ở đây thì dân tại chỗ sẽ được lợi, bớt xén, vậy nên họ ghét rồi có câu ngạn ngữ kia" - ông Lê Văn Thừa, 70 tuổi, sống tại ngõ Tạm Thương lý giải.

Ngõ nhỏ mang tên gợi tò mò ở Hà Nội - Ảnh: BẢO LINH

Nỗi oan khuất nửa thế kỷ

Cả cuộc đời sống tại ngõ Tạm Thương, bà Hào vẫn không nén nổi cơn giận khi ai đó đọc câu ngạn ngữ "Trai Ngõ Trạm, gái Tạm Thương" với ý giễu nhại.

Theo nhiều người dân nơi đây, câu "Trai Ngõ Trạm, gái Tạm Thương" có ngữ điệu giống câu "Trai nhà trạm, gái tạm kho" mang sắc thái tiêu cực nên nhiều người bị hiểu lầm.

"Người ta hay nói trai Ngõ Trạm, gái Tạm Thương để chỉ những người phụ nữ đanh đá, chua ngoa. Nhưng lịch sử của người dân ngõ này xuất phát từ những gia đình làm nghề thêu di cư từ Thường Tín lên đây. Từ sáng cho tới khi mặt trời chuẩn bị lặn, lúc nào cũng thấy các cô ngồi bên khung thêu.

Nghề thêu đòi hỏi khéo tay và chăm chỉ. Do ngồi trong nhà cả ngày nên da dẻ các cô trắng trẻo. Hàng thêu làm ra được họ mang bán tại phố Hàng Thêu.

Câu "gái Tạm Thương" có ý nghĩa ngợi khen các cô gái làm nghề thêu khéo tay, chăm chỉ. Hiện trong ngõ Tạm Thương vẫn còn ngôi đình thờ Lê Công Hành, ông tổ nghề thêu. Ngôi đền này cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 vẫn còn là nơi bày bán đồ thêu.

Do vậy câu "Trai Ngõ Trạm, gái Tạm Thương" chỉ những đôi trai tài, gái sắc, chịu thương chịu khó" - bà Hào cho biết cách diễn giải lời truyền miệng hoàn toàn khác hẳn với ý không hay ho như một số người lầm tưởng.

Dường như không đành lòng nhìn những cô gái Tạm Thương chịu nỗi oan khuất kéo dài hàng thế kỷ nên cả những người hát xẩm đất Thăng Long cũng góp nhạc, thêm lời nhằm "thanh minh" cho gái Tạm Thương:

"Em là con gái Tạm Thương/ Dù không cày cấy, lương vào cũng có một đôi quây/ Ghét cho miệng thế đặt bày/ Moi gan móc ruột khép lựa điều này tiếng kia".

Thời hiện đại, những cô gái Tạm Thương đã không còn chịu điều tiếng bởi một câu ngạn ngữ không rõ lai lịch, nguồn gốc. Con ngõ nhỏ càng được nhớ đến qua những vần thơ rất tình của nhà thơ Chế Lan Viên.

Ngõ Tạm Thương bây giờ đã trở thành địa chỉ nổi tiếng của người Hà Nội. Cả con ngõ chỉ dài chừng vài trăm mét nhưng có đến hàng chục quán nem chua mở san sát.

Có những quán khách đến quá đông mà quán chỉ rộng không đến 10 m² khiến nhiều người đến ăn phải ngồi ghép đoàn hoặc ngồi ra đường, không thì phải đứng chờ.

Nhộn nhịp buôn bán là thế nhưng khi đi đến Tạm Thương mới biết. Mọi thứ trong ngõ như đọng lại với thời gian bởi người dân Tạm Thương vẫn giữ cho mình sự lịch thiệp, bình dị và chậm rãi của người Hà Nội xưa, khác xa với những xô bồ, ồn ào của phố xá tấp nập ngoài kia.

Mỗi buổi chiều, bà Hào lại ngồi quán trà đầu ngõ, bỏm bẻm nhai trầu nhìn những đôi trẻ yêu đương, tán tỉnh nhau bằng những vần thơ rất tình: "Thương một đời sao gọi là Tạm Thương?".

Còn có giả thuyết khác cho rằng tên ngõ Tạm Thương khởi nguồn từ mối tình đẹp của vua Lý Thánh Tông với cô hái dâu, tức nguyên phi Ỷ Lan. Khi giai nhân này chưa được vào cung, nhà vua đã xây lầu Động Tiên cho nàng ở ngay khu vực ngõ Tạm Thương hiện nay. Và cũng từ đó cái tên yêu thương này được truyền đời. Bao năm qua, ngôi đình Yên Thái thờ nguyên phi Ỷ Lan vẫn nghi ngút khói hương trong con ngõ nhỏ...

Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - Đường vua chúa trên kinh đô xưa

Tại Huế, việc đặt tên (và niên hiệu) vua chúa cho các tuyến đường kể từ thời còn vương triều Nguyễn cho đến sau này có nhiều đổi thay và chuyện hậu trường không phải ai cũng biết...

Đường Đống Đa (TP Huế) xưa có tên là đại lộ Gia Long - Ảnh: PHƯỚC TUẦN

16 thg 2, 2022

Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - 'Ru tình' bên đường Trịnh Công Sơn

Đường Trịnh Công Sơn ở Huế chính thức được đặt tên ngày 17-3-2011, cũng là con đường đầu tiên được đặt tên Trịnh Công Sơn trong cả nước nhân dịp 10 năm người nhạc sĩ tài danh đi xa.

Đường Trịnh Công Sơn ven sông Hương đoạn trung tâm TP Huế nhìn từ trên cao - Ảnh: VĂN ĐÌNH HUY

Anh Trịnh lúc đó không uống được bia, mà kêu bia cho mọi người uống, và chia sẻ một số chuyện, trong đó có chuyện tên đường, mong ước của anh vậy thôi.

Nhạc sĩ Lê Phùng

Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - Thiên Lôi, cổ đạo xa xưa nhất Hải Phòng

Phố Thiên Lôi ở quận Lê Chân là một trong những cổ đạo được đặt tên sớm nhất Hải Phòng. Con đường dài hơn bốn cây số từng là bãi hoang, bụi rậm và dân nghiện ngập tới chích choác nay đã khang trang, đất sốt từng ngày.

Phố Thiên Lôi là con đường được đặt tên sớm nhất Hải Phòng - Ảnh: VŨ TUẤN

Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - Phố Chả Cá và người duy nhất còn lại ở làng nghề xưa

Phố Chả Cá nghe như ngào ngạt mùi thơm nhưng chỉ còn một nhà bán chả cá. Và cũng ít ai biết rằng con phố này từng bán... sơn cùng với dãy bán chả cá, thứ đặc sản nức lòng thực khách.

Ngã tư phố Chả Cá - Hàng Cá - Ảnh: VŨ TUẤN

Đặc sản chả cá ở phố Chả Cá

Ngày nay, Chả Cá là con phố dài chưa đầy 200 m nối từ phố Hàng Lược đến phố Hàng Cân ở trung tâm phố cổ Hà Nội. Con phố có cái tên đặc biệt cắt ngang phố Hàng Cá - chợ cá bên sông Tô Lịch xưa.

Chả Cá bây giờ buôn bán đủ thứ, từ quần áo, giày dép, cà phê đến khách sạn, tour du lịch, duy chỉ có căn nhà số 14 vẫn bán chả cá từ cuối thế kỷ 19. Nhà cửa hai bên đường sửa sang nhiều, chỉ có căn nhà số 14 vẫn cổ kính như ngày nào. Đây chính là quán chả cá Lã Vọng - nhà bán món ăn nức tiếng Hà thành.

7 thg 2, 2022

Đầu xuân lên Tây Bắc, ngây ngất món rêu

Rêu suối được xem là đặc sản trong các lễ hội, cưới hỏi, làm nhà mới của người dân Tây Bắc. Là nguyên liệu làm nên món ngon như rêu nướng, canh rêu, rêu xào tỏi, nộm rêu... Mỗi món lại chế biến khác nhau, mang hương vị đặc trưng riêng.

Cách làm rêu suối nướng

Theo nhiều người lớn tuổi thì rêu suối gắn liền với một câu chuyện tình rất bi thương của người Thái, cũng là sự tích về ngòi Thia, dòng suối lớn nhất của Mường Lò và Tây Bắc, lòng suối rộng đến 150 mét, nước quanh năm dào dạt.

5 thg 2, 2022

Đi chợ Âm Phủ nổi tiếng nhất đất Bắc

Trong tiết trời 10 độ C của miền Bắc, nhiều người từ Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh... đã tới phiên chợ Âm Dương (chợ Âm Phủ) huyền thoại xứ Kinh Bắc mỗi năm chỉ họp một lần vào đêm mùng 4 rạng ngày mồng 5 Tết âm lịch.

Nhiều bạn trẻ không ngại đường xa, trời rét để đến chợ Âm Phủ cho thỏa trí tò mò

Chợ Âm Dương (chợ Âm Phủ) chỉ họp phiên duy nhất vào đêm mùng 4 Tết (tức ngày 4-2) và kết thúc vào sáng ngày mùng 5 Tết (tức ngày 5-2) tại làng Ó, nay là khu Xuân Ổ, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh.

7 thg 12, 2021

Lăng Nguyễn Hữu Hào - thân phụ Nam Phương hoàng hậu - danh thắng bị lãng quên

Cụm lăng mộ vợ chồng Quận công Nguyễn Hữu Hào (thân phụ của Nam Phương hoàng hậu - vợ vua Bảo Đại) mang một vẻ đẹp trầm mặc, cuốn hút dẫu đã bị bỏ quên nhiều năm trong hoang tàn.

4 trụ biểu cao, trên đỉnh hình bông sen và hai con chó ngao cách điệu, trông rất uy nghi - Ảnh: M.VINH

27 thg 11, 2021

Những điều thú vị về tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất châu Á trên đỉnh núi Bà Đen

Không chỉ là tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất châu Á tọa lạc trên đỉnh núi, tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn sừng sững trên 'nóc nhà Nam Bộ' còn chất chứa trong mình rất nhiều 'mật mã văn hóa, kiến trúc' mà ít người biết được.

Với tổng chiều cao 72m, được đúc bởi hơn 170 tấn đồng đỏ theo kỹ thuật công nghệ gia công cơ khí áp lực cao của châu Âu, tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn tại Tây Ninh đã xác lập kỷ lục "Tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất châu Á tọa lạc trên đỉnh núi" và "Tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất Việt Nam tọa lạc trên đỉnh núi".

Tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất châu Á trên đỉnh núi tại Núi Bà Đen