Hiển thị các bài đăng có nhãn Tuổi trẻ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tuổi trẻ. Hiển thị tất cả bài đăng

27 thg 11, 2021

Những điều thú vị về tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất châu Á trên đỉnh núi Bà Đen

Không chỉ là tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất châu Á tọa lạc trên đỉnh núi, tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn sừng sững trên 'nóc nhà Nam Bộ' còn chất chứa trong mình rất nhiều 'mật mã văn hóa, kiến trúc' mà ít người biết được.

Với tổng chiều cao 72m, được đúc bởi hơn 170 tấn đồng đỏ theo kỹ thuật công nghệ gia công cơ khí áp lực cao của châu Âu, tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn tại Tây Ninh đã xác lập kỷ lục "Tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất châu Á tọa lạc trên đỉnh núi" và "Tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất Việt Nam tọa lạc trên đỉnh núi".

Tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất châu Á trên đỉnh núi tại Núi Bà Đen

15 thg 8, 2021

Xôi trứng kiến: Ngọt thơm bùi ngậy ăn một lần nhớ mãi không quên

Xôi chín tới, xới tơi trộn đều với trứng kiến rồi cho ra đĩa, thưởng thức nóng sẽ thấy thơm đậm đà vị nếp nương, ngọt, bùi và ngậy của trứng kiến. Bạn Hồng Nguyễn chia sẻ một món ăn nhất định phải thử sau những ngày giãn cách...

Món xôi trứng kiến

Đầu tháng 4 đến hết tháng 6 âm lịch, nếu có dịp lên các huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang như Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam, nhiều người có cơ hội được thưởng thức đặc sản được làm từ trứng kiến.

Những người có nhiều kinh nghiệm dẫn chúng tôi đi rừng tìm tổ trứng kiến. Đồ đạc mang theo thật đơn giản, một con dao, cái rá để đựng trứng kiến và đồ bảo hộ như găng tay, ủng chân, khẩu trang, nón để tránh kiến, rắn rết và các loài côn trùng tấn công.

4 thg 8, 2021

Có một họa sĩ đã từng làm vua

Nhiều người biết vua Hàm Nghi (1871 - 1944) là vị vua chống Pháp đã bị bắt lưu đày biệt xứ tận Algerie, nhưng rất ít người biết đến họa sĩ Tử Xuân đã từng triển lãm ba lần ở Paris, Pháp. Họa sĩ Tử Xuân chính là Hàm Nghi hoàng đế.

Bức tranh sơn dầu "Không đề" của họa sĩ Tử Xuân (vua Hàm Nghi) vẽ năm 1900

Câu chuyện thú vị và cảm động về một họa sĩ Việt từng làm vua đã được thảo luận sôi nổi tại cuộc hội thảo "Hàm Nghi - vị vua lưu đày, nghệ sĩ tạo hình Tử Xuân ở Alger" do Hội Nghiên cứu và phát triển di sản văn hóa Huế và Phân viện Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại Huế tổ chức ngày 3-8 tại thành phố Huế, đúng 150 năm ngày sinh của nhà vua.

Kiếm lệnh của vua Hàm Nghi

Ở bản Ban, xã Chiềng Mai, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La hiện nay nhiều người dân vẫn kể về câu chuyện của gia đình ông Cầm Oai.

“Vua Thái” Cầm Oai - Ảnh tư liệu

Mọi người vẫn quen gọi ông là “vua Thái” với nhiều truyền thuyết gắn với ông.

“Vua Thái” nguyên là quan đạo binh, nhận chức từ người cha là Cầm Văn Thanh. Ông Cầm Văn Thanh chính là người đã được ông Tôn Thất Thuyết (thay mặt vua Hàm Nghi) trao cho thanh kiếm gọi là kiếm lệnh để cai quản quân đội của 12 châu người Thái xứ Tây Bắc.

“Vua Thái” Cầm Oai có một người con trai là Cầm Văn Dung (Cầm Dung) bị kết án khổ sai vì tội đầu độc công sứ Sơn La Saint Poulot (thường gọi là Xanh Pu Lốp).

Ông Cầm Dung bị giam ở nhà tù Hỏa Lò và là người tham gia tổ chức, thực hiện cuộc vượt ngục “thăng thiên độn thổ” ngày 11-3-1945.

22 thg 6, 2021

Trăm năm mộc mạc giò chả Ước Lễ

Bảng hiệu "giò chả Ước Lễ" đếm không xuể. Nhưng ăn đặc sản Ước Lễ giờ rất khó thấy ngon. Sao vậy? Ngồi nghe "bà mẹ quốc dân" trên màn ảnh - NSƯT Ngọc Tản - kể chuyện, mới ngộ: Thì ra, giò chả xưa ngon chỉ vì nó mộc.

NSƯT Ngọc Tản - Ảnh: TT

Ngồi nghe "bà mẹ quốc dân" trên màn ảnh - NSƯT Ngọc Tản - kể chuyện, mới ngộ: Thì ra, giò chả xưa ngon chỉ vì nó mộc.

3 thg 6, 2021

Về rừng ăn lẩu mắm U Minh

"Ác với nhau chi bằng trêu lẩu mắm, thương nhau lắm thì về xứ U Minh", câu nói chơi nhưng mà thiệt. Sập mưa. Rau rừng rộ lên, dân rừng U Minh dễ hay "tạo nghiệp" khi "bẹo hàng" món lẩu mắm đầy bông.

Rau - bông và món lẩu mắm ngon nhất thế gian - Ảnh: TIẾN TRÌNH

Phan, anh chàng từ tuốt dưới rừng U Minh (Cà Mau) lên Sài Gòn lập nghiệp, thỉnh thoảng lại làm mếch lòng bè bạn phương xa khi khoe những chuyến về quê. Có gì đâu, miền quê của anh chỉ là vùng rừng có những con kênh thẳng tắp từ bạt ngàn này đến mênh mông khác.

3 thg 4, 2021

Lên Tà Xùa ngắm rừng hoa táo mèo giữa lưng chừng trời

Khu Bảo tồn Thiên nhiên Tà Xùa thuộc huyện Bắc Yên, Sơn La là một điểm du lịch, dã ngoại nổi tiếng vùng Tây Bắc. Mảnh đất lưng chừng trời này, du khách được thỏa thích thả hồn vào mây trời, săn ngắm phong cảnh núi rừng hùng vĩ.

Hoa táo mèo nở trắng miền sơn cước tháng 3

Suối Tà Má rực rỡ hoa trang rừng 'chưa bao giờ đẹp như năm nay'

Những ngày qua, du khách khắp nơi nô nức đổ về dòng suối Tà Má, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) để chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của rừng hoa trang nước mọc hai bên bờ suối, kéo dài hàng cây số, nở hoa đỏ rực cả một vùng trời.

Khung cảnh đẹp tựa tranh vẽ của dòng suối Tà Má bên dưới những hàng cây hoa trang nở rộ - Ảnh: LÂM THIÊN

19 thg 3, 2021

Những địa danh kỳ lạ: Vào Cùa ra Cộn

Không chỉ Huế, mà vùng đất Quảng Bình, Quảng Trị cũng có những địa danh một tiếng - độc âm nghe rất lạ, và đến nay chưa thể hiểu chính xác nghĩa là gì.

Xứ Cùa hôm nay đã thành một vùng quê trù phú của Quảng Trị - Ảnh: X.DŨNG

Cây mai diệu kỳ xứ Cùa

Cùa là một vùng đất thuộc huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Thời nhà Nguyễn là "kinh đô Tân Sở" - nơi vua Hàm Nghi xuất bôn kháng chiến và ban chiếu Cần Vương. Còn nhớ hôm ngồi chơi ở làng Mai Lộc (xã Cam Chính) - xứ Cùa, ông Phan Văn Bảo, chủ nhà, chợt hỏi tôi: "Anh biết vì sao làng này có tên là Mai Lộc không?", tôi lắc đầu.

9 thg 3, 2021

Những địa danh kỳ lạ: Bí ẩn làng "chị em" ngàn năm không lấy nhau

Chỉ từ một lời thề nguyện mà gần ngàn năm nay, hai ngôi làng đặc biệt ở tỉnh Nam Định trai gái không nhau bao giờ lấy nhau. Giữa thời hiện đại, nhiều người hai làng vẫn giữ nếp cũ khiến bao người lấy làm lạ.

Đền Tức Mặc thờ Vương Thục Côn công chúa uy nghi - Ảnh: TÂM LÊ

Thế hệ sau như tôi và đời con cũng không nghĩ đến việc lấy vợ Tức Mặc, dù có thương quý cô nào cũng nào dám tỏ tình.

Ông Trần Khắc Định (trưởng thôn Thượng Lỗi)

Những địa danh kỳ lạ: Dân tình mang tiếng 'tham chơi'

Kể cả khi xã, huyện thống nhất 'giải oan' cho dân tình khỏi bị mang tiếng 'tham chơi' khi đặt lại địa danh thành Tham Trơi, thì người miệt sông nước này cũng hay bị hỏi: 'Bộ chơi bời dữ thần ông địa hả?'.

Chính quyền đã thống nhất địa danh Tham Trơi, nhưng nhiều người vẫn quen gọi Tham Chơi - Ảnh: TIẾN TRÌNH

Những địa danh kỳ lạ: Nong lên thì Truồi cũng lên

Xứ Huế kinh đô một thuở với những tên làng, tên đất mỹ miều, lại có những địa danh rất kỳ lạ, chỉ độc một âm, không rõ nghĩa: Nong, Truồi, Sình, Sịa, Nọ, Nịu, Chuồn, Sam...

Cầu Truồi bắc qua sông Truồi, nằm cạnh chợ Truồi, ga Truồi - Ảnh: M.TỰ

Không biết đó là từ ngữ của tộc người nào từng sinh sống ở vùng đất này trong suốt mấy ngàn năm qua: Hán, Nôm, Chăm hay Pa Cô, Tà Ôi, Bru-Vân Kiều, Cơ Tu... Các nhà nghiên cứu đã tốn không ít giấy mực nhưng độc âm bí ẩn đó vẫn chưa thể giải mã.

8 thg 3, 2021

Những địa danh kỳ lạ: Giật mình vào... khu Tên Lửa

Người ta nói có đường Tên Lửa thì phải có đường Máy Bay, rồi đường Xe Tăng, B40, nhưng kỳ thiệt là đến tận giờ tôi vẫn không thấy (hay chưa gặp?) những tên đường có mùi... chiến tranh này.

Ngã tư đường Tên Lửa - Trần Văn Giàu là trung tâm của khu Tên Lửa - Ảnh: QUỐC VIỆT

"Khu Tên Lửa đường nào cũng rợp bóng cây xanh, đặc biệt là có nhiều công viên cho dân chúng dạo chơi, tập thể dục. Các trường học ở đây cũng đều có công viên liền kề thoáng đãng, tốt cho sức khỏe học sinh.

Ông Trần Thái

Những địa danh kỳ lạ: Đất châu thành nam thanh nữ tú

Ở Nam Bộ, hầu như tỉnh nào cũng có địa danh Châu Thành, kiểu đặt địa danh có một không hai làm nhiều người không khỏi tò mò.

Huyện Châu Thành, Long An từ trồng lúa nay thành vùng chuyên canh thanh long lớn nhất miền Tây và là huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh - Ảnh: SƠN LÂM

Những địa danh kỳ lạ: Ơi đò Ca Cút, cho tui qua một chút

Ca Cút, tên bến đò xưa bên phá Tam Giang có cả chục cách lý giải khác nhau, nhưng đều đọng lại trong lòng người khi nhắc nhớ một tiếng gọi đò nghe như than van giữa đời.

Ông Nguyễn Cu, người lái đò cuối cùng và con đò từng đưa những chuyến cuối cùng tại bến Ca Cút - Ảnh: THÁI LỘC

4 thg 3, 2021

Những địa danh kỳ lạ: Luộc gà đi lễ làng Gà Luộc

Làng Gà Luộc nằm bên bờ sông Lô, cách trận địa pháo ở ngã ba sông Lô với sông Gâm chừng dăm cây số lên phía thượng nguồn.

Địa danh Gà Luộc khiến nhiều người tò mò - Ảnh VŨ TUẤN

"Ở xã này tên thôn có đủ thức ăn, gia vị cúng cụ ngày tết! Có Gà Luộc nhé, có Hòn Muối nhé, lại có cả Ao Dăm, Ao Lươn... tên từ xa xưa các cụ đã gọi thế" - ông Nguyễn Thành Trung, phó chủ tịch UBND xã Phúc Ninh (Yên Sơn, Tuyên Quang), cười vang khi tôi hỏi về thôn Gà Luộc.

Những địa danh kỳ lạ: Nhớ nhung qua làng Trinh Tiết

Cái tên làng khiến con trai đi qua bùi ngùi, con gái phải bâng khuâng này đã chạm đến điều mà xã hội xưa đặt nặng lên người phụ nữ, sự trong trắng, trinh tiết. Nhưng câu chuyện ở làng Trinh Tiết lại bắt nguồn từ sự tích mang nghĩa sâu xa hơn.

Cổng làng Trinh Tiết khiến nhiều người qua lại đều phải tò mò - Ảnh: TÂM LÊ

Đó là sự thủy chung son sắt, tình nghĩa vợ chồng.

Sao lại Trinh Tiết?

Khách thập phương đi vãn cảnh chùa Hương, trên đường qua xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, Hà Nội sẽ bắt gặp cổng làng đề biển Trinh Tiết. Ngôi làng nhỏ nằm giữa cánh đồng lúa non yên ả, tháng giêng hai nắng vàng như rót mật.

Những người đọc, nghe tên làng đều có một thắc mắc: Sao lại là Trinh Tiết? rồi đặt ra bao mối hoài nghi. Không lẽ ở thời này còn có ngôi làng mang một cái tên nghe vừa lạ kỳ, vừa mang nặng hủ tục xưa cũ. Quan niệm con gái phải giữ gìn trinh tiết cho tới khi xuất giá tòng phu, ai lỡ lầm ăn "trái cấm" thì coi như mất đi cái "ngàn vàng".

Trinh tiết ở đây là cái màng sinh học của người con gái được các cụ ví như ngàn vàng, để mất thì coi như người con gái đó không còn được trân quý nữa. Có những nơi hủ tục nặng nề đến mức người con gái bị hắt hủi, bị cạo đầu bôi vôi, thậm chí thả rọ trôi sông.

Thời nay, quan niệm trinh tiết không còn nặng nề như trước nên ở đâu đó nhắc đến sẽ coi như một điều lạ. Vậy mà cái từ "nhạy cảm" này lại mang đặt tên cho cả một ngôi làng, truyền đời truyền kiếp người dân trong thôn phải ghi nhớ. Phải mang cái tên thôn gây chú ý này trong thẻ căn cước công dân đi khắp mọi nẻo đường của chuyến du hành cuộc đời.

Để giải mối hoài nghi này, chúng tôi đã có mặt ở làng Trinh Tiết với nhiều bất ngờ về quan niệm của người dân nơi đây.

Với giới trẻ, cái nhìn đã thoáng hơn: "Tụi em không quá quan trọng quan niệm ngày xưa của các cụ, nhưng yêu đương phải thành thật, nghiêm túc. Bà và mẹ em cũng dặn con gái thì cẩn thận hơn thôi..." - Bùi Thị Thủy, sinh viên năm thứ 3 Đại học Thương mại, Hà Nội, cười nói.

Ở gần cổng đền Trinh Tiết, hai người phụ nữ ngoài 40 tuổi bán trái cây "của" nhà trồng được thì quả quyết: "Bây giờ đâu còn được như các cụ thời xưa, có người thế này thế khác, có người chửa trước cưới sau, có đôi cưới chưa được mấy bữa thì ly hôn".

Nhưng khi chúng tôi hỏi là vì sao lại đặt tên làng đặc biệt vậy, cả hai bỗng vui vẻ tự hào: "Tên làng là do vua ban, muốn tìm hiểu thì tốt nhất vào gặp cụ từ trong đình ấy".

Đền Trinh Tiết được một đôi vợ chồng già trông giữ, cụ ông Đào Văn Lộc, cụ bà Lưu Thị Thiêm, cả hai đã bát tuần nhưng vẫn khá minh mẫn. Cách ông bà nói chuyện luôn nhẹ nhàng, ánh mắt, nụ cười vẫn dành cả cho nhau dù cả hai đã trải qua hàng chục năm hôn nhân.

Hai cụ vui vẻ kể cho chúng tôi nghe truyền tích về tên làng, hóa ra cái tên có nhiều ý nghĩa thiêng liêng hơn nghĩa đen về Trinh Tiết.

"Tôi cũng chỉ được nghe các cụ kể lại làng ban đầu có tên là Bối Lang, sau được đổi thành làng Sêu. Tên làng Trinh Tiết là do vua ban khi biết người phụ nữ đức hạnh, tức mẹ của quốc công Nguyễn Quốc Bảo mà chúng tôi đang thờ phụng trong đền này.

Bà có nhan sắc tuyệt trần nhưng chẳng may chồng mất sớm, bà ở vậy nuôi con thành vị tướng tài giữ nước, ai có hỏi xin cưới bà cũng một mực từ chối.

Thế kỷ XI, vua Lý Thánh Tông du thuyền trên dòng sông Đáy, nghe được câu chuyện xúc động và cảm mến tấm lòng thủy chung son sắt của người vợ, người mẹ này nên đổi tên làng thành Trinh Tiết" - ông Lộc, hơn 20 năm làm ông từ đình làng, cho biết.

Ngôi đình thờ phụng hai mẹ con quốc công, người con được dân làng phong làm thành hoàng làng. Tháng giêng sẽ khai hội, dân quanh vùng cũng tới dự lễ rất đông vui. Tuy nhiên dịch giã đang bùng phát trở lại, làng thông báo tạm đóng cửa đình, dừng các lễ hội truyền thống sau tết.

Làng Trinh Tiết nằm bên dòng sông Đáy thơ mộng, từ xưa vốn nổi tiếng về trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa. Con gái của làng vừa siêng năng cần cù, vừa xinh đẹp nết na, lại thủy chung son sắt nên vô cùng đắt giá trong mắt trai làng. "Gái làng Sêu nức tiếng một vùng" - ông Lộc nhìn bà lão bạn đời cười yêu thương.

Con gái trong làng cứ mười bảy, đôi mươi đã dựng vợ gả chồng xong. Mỗi cô gái trước khi về nhà chồng sẽ góp 200 gạch để lát đường làng. Vì thế không chỉ đời sống của người dân đủ đầy mà đường làng, ngõ xóm cũng được mở mang sạch đẹp nhất xã thời bấy giờ.

Cổng làng Trinh Tiết ngày nay có hai câu đối, đã lột tả những điều giá trị ở ngôi làng nhỏ bé này: "Làng Sêu quê cũ, chim đậu đất lành, văn vật ngàn xưa còn lưu mãi - Trinh Tiết đời nay, xuân về vận mới, thanh cao muôn thuở, phải là đây".

Những địa danh kỳ lạ: Nhất Huế, nhì Sịa

Xứ Huế kinh kỳ một thuở vẫn đang mang trong mình những địa danh độc âm kỳ lạ như Nong, Truồi, Sình, Chuồn, Sịa, Nọ, Nịu, Chuồn, Sam... Và ngay cái tên Huế cũng là một bí ẩn thách thức bao người khám phá.

Cửa ngõ dẫn vào thị trấn Sịa - Ảnh: M.TỰ

3 thg 3, 2021

Những địa danh kỳ lạ: Chắc gì là Chắc Cà Đao

Trong một chập cải lương nổi tiếng, một danh hài khi được hỏi quê ở đâu, bèn đáp gọn: "Tui ở Chắc Cà Đao, Mặc Cần Dưng, cùm tay lớn hơn cùm chưn".

Cây cầu mang tên Chắc Cà Đao - Ảnh: TIẾN TRÌNH

Câu khôi hài vậy mà lại khiến nhiều người nhớ. Nó có duyên đến mức nhiều người chưa biết Chắc Cà Đao ở đâu cũng hay đáp "quê tôi ở tận Chắc Cà Đao" để nói rằng nhà ở xa xôi, hẻo lánh lắm.

Những địa danh kỳ lạ: Cự Lại mà hiền khô

Khi dùng đất làng để xây dựng kinh thành Huế, nhà vua thế lại dải đất phía đông và đặt tên Thế Lại. Làng không chịu, vua giao thêm khu đất bờ nam sông Hương cách xa hơn và đặt tên Lại Thế.

Mộ tổ tiền khai canh họ Phan của làng - Ảnh: T.LỘC

"Người làng tui hiền lắm, có bằng khen của tỉnh là làng không tệ nạn xã hội, không gây gổ, không xã hội đen, không ma túy chi hết, êm lắm. Cái tiếng Cự Lại là từ hồi xưa hắn rứa đó.

Cụ Phan Thiệp

Làng cũng cự lại, vua bực, "đẩy" về dải cát ven biển cách xa kinh thành gắn cho cái tên: Cự Lại.

Đó là cách giải thích "tếu táo" về tên gọi làng Cự Lại, thuộc xã Phú Hải, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhưng, nhà nghiên cứu văn hóa Trần Đại Vinh khẳng định ba làng này không liên quan với nhau, và Cự Lại có nguyên do đặc biệt của nó.