Hiển thị các bài đăng có nhãn Trà Vinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trà Vinh. Hiển thị tất cả bài đăng

17 thg 1, 2019

Làng chiếu Cà Hom- Bến Bạ

Làng dệt chiếu Cà Hom- Bến Bạ thuộc xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh mỗi năm cung cấp cho thị trường vùng Đồng bằng Sông Cửu Long hàng trăm nghìn đôi chiếu có độ bền, đẹp, hoa văn độc đáo.

Chúng tôi theo chân anh bạn quê ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh về tham quan quá trình làm chiếu của làng nghề truyền thống Cà Hom- Bến Bạ nằm bên bờ sông Hậu. Hình ảnh đầu tiên chúng tôi gặp khi tới đầu làng nghề là những người phụ nữ ngồi bên những khung dệt chiếu và miệt mài làm để có thể hoàn thành từ 1-2 chiếc có kích thước 1m-1,9m hoặc 1,6m-2m/ ngày. 

Cánh đồng cây lác ở Cà Hom - Bến Bạ để làm nguyên liệu dệt chiếu.

13 thg 12, 2018

Thiền viện Trúc Lâm Trà Vinh

Thiền viện Trúc Lâm Trà Vinh tọa lạc tại ấp Khoán Tiều, xã Trường Long Hòa, thị xã Duyên Hải; cách trung tâm thành phố Trà Vinh 50 km, về hướng đông nam và các thị xã Duyên Hải 12 km về hướng đông. Đây là ngôi thiền viện thuộc Thiền phái Trúc Lâm duy nhất trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.


Thiền phái Trúc Lâm là một dòng thiền Việt Nam hình thành từ thời nhà Trần, do Vua Trần Nhân Tông sáng lập. Thiền phái Trúc Lâm có ba Thiền sư kiệt xuất là Nhân Tông (Trúc Lâm Đầu Đà), Pháp Loa và Huyền Quang, gọi chung là Trúc Lâm Tam tổ. Thiền phái này được xem là tiếp nối nhưng là sự hợp nhất của ba dòng thiền Việt Nam của thế kỉ thứ 12. Với việc lập ra phái Trúc Lâm, Trần Nhân Tông đã thống nhất các Thiền phái tồn tại trước đó và toàn bộ Giáo hội Phật giáo đời Trần về một mối.

2 thg 9, 2018

Huyền tích chùa Hang

Chùa Kompong Chray là ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer tọa lạc tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Dân gian thường gọi đây là chùa Hang vì cổng phụ của ngôi chùa được xây theo kiểu mái vòm nhìn giống như cái hang.

Chùa Kompong Chray hay còn gọi là chùa Hang, chùa Kompongnigrodha 

9 thg 8, 2018

Truyền thuyết Phật trôi chùa Ông Mẹt

Trong công cuộc mở cõi đất phương Nam hơn 300 năm trước, cùng với việc khẩn hoang lập ấp, tiền nhân xưa rất chú trọng đến nhu cầu văn hóa tâm linh của lưu dân.

Cổng chính chùa Ông Mẹt 

Vì vậy nơi nào có xóm làng là có đình, chùa, miếu. Ngoài nét kiến trúc độc đáo mang đậm nét văn hóa vùng miền, ở đây còn lưu truyền những câu chuyện, những giai thoại chứa đựng nhiều điều kỳ bí, hàm chứa cả đức tin và cách giải thích lịch sử của dân gian. 

Chùa Bodhisàlaraja, còn gọi là chùa Kompong hay chùa Ông Mẹt, tọa lạc ngay trung tâm TP.Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. Đây là một trong những ngôi chùa cổ xưa nhất ở Trà Vinh của người Khmer theo Phật giáo Nam tông còn nguyên vẹn kiểu dáng kiến trúc độc đáo, được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. 

15 thg 1, 2018

Nhà thờ đẹp nhất vùng sông nước miền Tây

Chúng tôi rất ngạc nhiên khi tận mắt chứng kiến sự uy nghi, hoành tráng, tĩnh lặng của ngôi nhà thờ được nhiều người đánh giá là đẹp, cổ kính bậc nhất miền Tây.

Thánh đường họ đạo Mặc Bắc. 

Bà Trần Thị Vĩnh, ngụ TP Hồ Chí Minh nhận xét khi đến đây: “Nhà thờ này có lối kiến trúc rất đẹp, độc đáo và có nét tương đồng như nhà thờ Đức Bà tại Sài Gòn lại có diện tích rộng lớn, nhiều công trình phụ, bóng cây xanh, thật xứng đáng là kỳ quan miền Tây sông nước…”

16 thg 8, 2017

Sắc màu văn hóa người Khmer

Về Ðồng bằng sông Cửu Long, thăm những vùng đất Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang… chúng tôi dễ dàng nhận ra những vùng dân cư có đồng bào người Khmer sinh sống. Bởi ở đó có những ngôi chùa Khmer được xây cất theo lối kiến trúc chùa chiền Phật giáo nguyên thủy rất độc đáo nằm nổi bật trên các khu đất cao, rộng rãi. Xung quanh những ngôi chùa ấy chính là các phum, sóc của đồng bào Khmer quây quần sinh sống bình yên, hạnh phúc với những lễ hội văn hóa đậm đà bản sắc. 

Ngôi chùa - “trái tim” của cộng đồng người Khmer
Chúng tôi theo chân anh bạn người Khmer tên là Thạch Ri Cơn về quê Trà Vinh chơi nhân dịp Tết Chol Chnam Thmay. Nơi mà Ri Cơn dẫn chúng tôi vào thăm trước tiên không phải là nhà của mình, mà là một ngôi chùa Khmer có tên là Xoài Xiêm Mới. Ri Cơn đến vái lạy vị sư cả Thạch Nhứt trong chùa, cũng là thầy dạy anh trước đây. Đó là cách mà một Phật tử người Khmer thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn đến vị sư già.

Thạch Ri Cơn cho biết, ngôi chùa là nơi thiêng liêng và quan trọng nhất của mỗi người dân Khmer, và cả cuộc đời của một người Khmer sinh sống ở Trà Vinh quê anh hầu như gắn bó với ngôi chùa.

Đối với người Khmer, ngôi chùa là nơi thiêng liêng và quan trọng nhất. Ảnh: Nguyễn Luân

30 thg 7, 2017

Nơi bảo tồn văn hóa dân tộc Khmer

Là một trong hai bảo tàng lớn nhất trên cả nước về văn hóa Khmer, Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh hiện đang lưu giữ khoảng 800 hiện vật, tư liệu cổ, quý phản ánh đậm nét về đời sống văn hóa tinh thần và vật chất của người Khmer. 

Được xây dựng vào năm 1995 với kiến trúc cổ điển pha lẫn hiện đại, Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer nằm trong quần thể Khu di tích Ao Bà Om và chùa Âng (thành phố Trà Vinh). Nơi đây là địa chỉ bảo tồn rất nhiều hiện vật phản ánh về đời sống văn hóa tinh thần và vật chất của người Khmer ở tỉnh Trà Vinh nói riêng cũng như người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Bảo tàng gồm có 4 phòng trưng bày với khoảng 800 hiện vật, tư liệu cổ, quý được sưu tầm hoặc khai quật tại địa phương, được chia thành 4 chủ đề: Tôn giáo và tín ngưỡng của người Khmer, Văn hóa – cuộc sống đời thường; Ngành nghề truyền thống của dân tộc Khmer và Văn hóa - nghệ thuật.

Bảo tàng là địa chỉ bảo tồn rất nhiều hiện vật phản ánh về đời sống văn hóa tinh thần, văn hóa vật chất của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long.

25 thg 5, 2017

Lên chùa học chữ Khmer

Không chỉ là nơi tôn nghiêm thờ cúng đức Phật, những ngôi chùa Khmer Nam Bộ còn được ví như một trường học với những lớp dạy chữ Khmer. Đặc biệt 136 chùa Khmer ở tỉnh Trà Vinh vào dịp hè lại rộn ràng các lớp dạy chữ Khmer cho học sinh. 

Theo Đại đức Thạch Nhứt, Trụ trì chùa Xoài Xiêm mới (huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) thì truyền thống dạy chữ trong chùa Khmer có từ xưa. Hầu hết các chùa ở tỉnh Trà Vinh đều mở lớp dạy học. Người dân trong vùng đều có thể đến chùa học, không phân biệt tuổi tác, dân tộc và thường đông nhất là trẻ em tuổi từ 6 đến 7 tuổi.

Tham gia giảng dạy tại các chùa ở Trà Vinh chủ yếu là các nhà sư. Ngoài ra, nhiều Phật tử cũng tình nguyện tham gia việc dạy chữ ở chùa. “Tôi đã có hơn 30 năm dạy chữ Khmer cho con em các phum, sóc gần chùa. Ở chùa này chỉ có mở tới hết cấp 2, nên các em học sinh muốn học lên cao nữa thì sẽ đi qua học ở các chùa khác”, ông Thạch Ni, một tình nguyên viên đang dạy học ở chùa Mich (còn gọi chùa Tà Niếp, huyện Trà Cú) chia sẻ.

Việc dạy học ở chùa còn được xem là một việc làm phúc cho bản thân và gia đình nên dù không hề nhận bất kỳ một khoản thu nhập nào từ học trò hay nhà chùa, ông Thạch Ni vẫn cần mẫn đứng lớp suốt những năm qua. Chính thời gian học chữ trong chùa đã giúp các tăng sinh, học sinh viết và phát âm chuẩn tiếng Khmer của dân tộc mình. Ngoài ra, họ còn được học về Phật pháp, góp phần gìn giữ và phát triển chữ viết, tiếng nói, gìn giữ văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Những ngôi chùa của đồng bào Khmer được ví như một trường học nhằm giữ gìn ngôn ngữ, chữ viết và văn hóa trong cộng đồng dân tộc Khmer.

9 thg 9, 2016

Lộng lẫy chùa Vàm Ray, Trà Vinh

Giữa sân chùa có một cột hình trụ cao vút được nâng đỡ bởi những cái cột cách điệu hình rắn thần Naga có 5 đầu, dùng để thắp nến vào những ngày lễ hội, tượng trưng cho việc Phật pháp sẽ soi sáng cho nhân loại, giúp mọi người sống hướng thiện như chính loài rắn đã được đức Phật thuần hóa theo quan niệm của người Khmer. 

Chúng tôi tìm đến chùa Vàm Ray (tọa lạc tại ấp Vàm Ray, xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) rất dễ dàng vì đến tỉnh này hỏi đến ngôi chùa Khmer đẹp nhất, lớn nhất và lộng lẫy nhất miền Tây thì ai ai cũng biết.

Điều khá thuận tiện là du khách có thể đến đây bằng nhiều con đường khác nhau như đi từ Trà Vinh sang; từ Tp.Cần Thơ xuống, từ Bến Tre hoặc Sóc Trăng qua các chuyến phà lớn là đến được ngôi chùa này.

Ông Kim Thay, ngụ Ấp Chợ, xã Hàm Tân cho biết: "Chúng tôi vui mừng và tự hào vì quê hương mình có được một ngôi chùa đẹp, bề thế nhất cả nước, vì vậy luôn ra sức bảo vệ và giữ gìn cảnh quan như tài sản của chính mình…”

29 thg 7, 2016

Mùa thu hoạch lác hè ở Càng Long

Chúng tôi men theo những con lộ nhỏ trải nhựa gần như vắng bóng xe tải, len qua những con đường thôn rợp bóng cây vườn. Rồi bỗng dưng, mở ra trước mắt là những cánh đồng lác xanh ngát... 

Trên cánh đồng lác xanh ngát ở Đức Mỹ, Càng Long, Trà Vinh. Vào đến vùng này, tới đâu bạn cũng thấy ruộng lác chạy dài hai bên đường - Ảnh: NGA BÍCH 

Theo hướng dẫn của mấy bà con ở quê hay đi đó đi đây bán buôn, chúng tôi quyết định sẽ từ Cần Thơ qua Trà Ôn, rồi đến Trà Vinh. Sau đó qua cầu Cổ Chiên, vào Bến Tre rồi từ đó về TP.HCM. Cung đường mới này rút còn khá ngắn, lại hứa hẹn vắng xe tải, mát mẻ...

8 thg 6, 2016

Cây dầu rái hơn 700 tuổi nhiều hình thù kỳ quái

Cây dầu hơn 700 tuổi

Với tuổi thọ hơn 700 năm, cây dầu rái rất đặc biệt này đang được nhiều người đến tham quan, chiêm ngưỡng. 

Cây dầu này nằm bên cạnh đường Sơn Thông (P.7, TP.Trà Vinh, Trà Vinh) có tán rộng khoảng 1.000 
m2, cao khoảng 25 m, gốc cây có bề hoành khoảng 7m. Theo người dân địa phương cây dầu rái này khoảng 700 – 800 tuổi. 

20 thg 5, 2016

2 món ăn dân dã ngon nức tiếng ở đất Trà Vinh

Đến với đất Trà Vinh bạn không chỉ được thưởng thức món bún nước lèo, bún suông ngon nức tiếng, những trái dừa sáp dẻo quạnh béo béo mà bạn còn dễ dàng tìm được vô số món ăn dân dã nhưng vô cùng hấp dẫn tại “xứ sở dừa sáp này”. 

Pọoc cà nhạy là món ngon phổ biến của người Khmer và cá rô đồng kho đọt me chua ngọt lại được người Kinh rất ưa chuộng. Đặc điểm chung của hai món ăn trên là mang hương vị rất thanh tao, dân dã và đậm bản sắc vùng đất Tây Nam Bộ mà khó tìm thấy được tại các đô thị sầm uất. 

Pọoc cà nhạy 

Món pọoc cà nhạy thường có nhiều ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Cầu Kè nằm phía tây tỉnh Trà Vinh. Do vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên nên Cầu Kè vẫn là huyện thuần nông nhất của tỉnh. Nơi đây còn tập trung khá nhiều đồng bào Khmer sinh sống. Đến Cầu Kè vào những ngày me nặng trĩu trái và gừng luôn sẵn củ non, bạn sẽ được người dân nơi đây thết đãi một món ăn dân dã nhưng vô cùng đặc sắc. 

Đĩa poọc cà nhạy được trang trí bắt mắt kích thích vị giác người dùng. 

18 thg 3, 2016

Món lạ miệt giồng

“Trên đất giồng mình trồng khoai lang/Trên đất giồng mình trồng dưa gang…”, đó là lời bài dân ca Nam bộ Lý đất giồng; song không chỉ có khoai lang và dưa gang mà do những đặc trưng của kết cấu địa chất nên đất giồng có khá nhiều động thực vật quần cư. Từ đó mà ẩm thực đất giồng rất phong phú và đa dạng.

Đất giồng hay “miệt giồng” là một dạng thổ nhưỡng khá đặc biệt được hình thành bởi sự bồi đắp phù sa từ các dòng sông và thường nằm ở vị trí cao, có chiều dài khá lớn, chiều ngang hẹp hơn. Cấu trúc đất giồng là cát thô, hoặc cát pha sét nhẹ, rút nước mạnh.

Miền Tây Nam bộ có nhiều vùng đất giồng nổi tiếng như Cầu Kè, Ba Động (Trà Vinh), Mỏ Cày, Giồng Luông (Bến Tre), Vĩnh Xuân, Trà Ôn (Vĩnh Long)… Nếu có dịp du hành về những vùng đất giồng kể trên, bạn hãy thưởng thức những món ngon dân dã nhưng độc đáo, khó tìm nơi khác.

Đất giồng Trà Vinh

26 thg 2, 2016

Ao bà Om kêu cứu vì nứt nẻ, khô hạn

Khi nhắc đến Trà Vinh - thành phố cây xanh, “Ao bà Om” là một trong những từ khóa phổ biến, nổi tiếng và thân thương nhất. Thế nhưng ở thời điểm hiện nay, ao đang ở trong một tình trạng hoang tàn, xơ xác nhất.

Ao bà Om nằm ngay cửa ngõ vào thành phố Trà Vinh, cách trung tâm thành phố khoảng 7km, là điểm đến tham quan của gần như tất cả du khách khi đến Trà Vinh. Nơi đây không chỉ là một ao nước lớn mà còn là quần thể nhiều cây cổ thụ hình thù độc đáo, khung cảnh xanh mát nên ao không chỉ là điểm đến của du khách mà còn là nơi người dân địa phương ưa thích hóng mát và chụp ảnh. 

Hiện nay vẫn thế, du khách vẫn ghé, người dân vẫn đến chơi, nhưng ao thì không còn là ao nữa. Chỉ mới vào giữa mùa khô, nhưng không hiểu vì nguyên nhân gì khiến ao bà Om chỉ còn lại vài vũng nước nhỏ. 

28 thg 1, 2016

Loi choi sả ớt và chù ụ rang me đặc sắc ở Trà Vinh

Những con loi choi vàng ươm, béo ngậy quyện lẫn với vị thơm của sả, cay cay của ớt hay món chù ụ rang me thơm nức mùi tỏi, đượm vị me chua hấp dẫn bất kỳ thực khách nào khi ghé thăm Trà Vinh.

Trong thực đơn của bạn khi khám phá vùng đất Trà Vinh nhất định phải có món loi choi sả ớt và chù ụ rang me đặc sắc.

Loi choi sả ớt

Loi choi thường sống ở các cồn đất mới nổi, bãi bồi hoặc bãi bùn ven sông. Chúng có hình dạng giống như chiếc đũa, dài hơn 20 cm, thân tròn và màu trắng.

Người dân nơi đây thường đãi khách quý bằng món ăn này, bởi không phải mùa nào cũng có và dễ dàng đánh bắt vì số lượng rất ít. 

Loi choi thường được hơ qua lửa cho săn lại rồi chiên cùng sả ớt, là món ăn hấp dẫn du khách. Ảnh: dacsanphanrang 

5 thg 1, 2016

Mùa quách chín

Quậy ly nước màu nâu sền sệt tỏa mùi hương thơm ngát mà những câu chuyện ngày xưa cứ ập về. Đúng rồi, tháng chạp, tháng giêng là mùa quách chín.

Trái quách - Ảnh: Cao Cát 

Tôi ngừng xe ở vạch chắn dừng tại một điểm dành ưu tiên cho xe lửa chạy. Đó là một con đường nhỏ ở khu vực Phú Nhuận, TP.HCM. Không phải giờ cao điểm nên không có quá nhiều xe. Bỗng tôi nghe một mùi hương trái chín quen phảng phất.

Đang nhìn quanh quất thì bà xã phía sau đập vai, chỉ vào một căn nhà ven đường. Mảnh hè hẹp bày cái rổ nhỏ để trên ghế, kèm theo tấm giấy viết tay gió đang thổi lay lắt: "Trái quách chính hiệu Cầu Kè".

14 thg 12, 2015

Bún suông - đặc sản Trà Vinh

Từng miếng chả tôm thon dài, suông đuột trông lạ mắt như quấn lấy sợi bún trắng tinh, ngập trong nước dùng chua ngọt khiến thực khách hài lòng khi thưởng thức.

Trà Vinh là một tỉnh có nền ẩm thực giao thoa của ba dân tộc Kinh, Khmer và Hoa. Ngoài bún nước lèo, bánh canh Bến Có hay mắm bò hóc, du khách ghé qua vùng đất này còn dễ bị say lòng bởi món bún suông.

Bún suông với thành phần chính là bún, tôm và thịt ba chỉ. Đặc biệt phần hồn cốt của món ăn nằm trong những con tôm được nặn thành miếng chả dài. Để chả thêm ngon, người ta thường phải lựa những con tôm tươi và mập mạp. Tôm được đem về rửa sạch, cắt đầu đuôi và bóc vỏ. 

Mỗi tô bún suông có giá từ 15.000 đến 25.000 đồng. Ảnh: xembao 

25 thg 7, 2015

Vì sao bánh canh Bến Có ngon nức tiếng?

Có lẽ ai đến Trà Vinh mà chưa từng thưởng thức qua món bánh canh Bến Có thì coi như chưa biết đến đặc sản của vùng đất này. 

Tô bánh canh Bến Có với nguyên liệu tươi ngon cùng nước lèo thơm ngọt tự nhiên 

Chính vì vậy, trong kế hoạch lần đầu tiên đến với Trà Vinh vừa rồi, tôi nhất định phải ăn để kiểm nghiệm lời khen của khách thập phương, cũng như tìm hiểu tại sao món bánh canh này ngon nức tiếng đến vậy.

Quả thật, tô bánh canh Bến Có của quán Bánh Canh Bến Có nằm ở ấp Bến Có, xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành (tỉnh Trà Vinh) ngon hết ý, nước lèo thơm ngọt tự nhiên đến không thể tả. Bánh canh để nấu vừa thơm vừa dẻo dai. Đặc biệt, trong tô bánh canh không chỉ có thịt nạc hay xương cùng với vài cục huyết heo như ở Sài Gòn mà còn có lưỡi, tim, gan, phèo, bao tử... thơm ngon vô cùng.

2 thg 7, 2015

Bánh tét Trà Cuôn ở vùng đất Trà Vinh

Mỗi lần có dịp đi ngang qua Trà Vinh, bạn đừng quên mua vài đòn bánh tét Trà Cuôn đem về làm quà, vì những người sành ăn đánh giá rất cao món này.

Dừng chân ở Bến Có, Trà Vinh, bạn sẽ bất chợt thấy một quầy bán bánh tập trung đông khách đường xa ghé mua. Ai nấy đều tất bật mang bỏ túi 2 - 3 đòn bánh tét, trả tiền và lên xe. Khi hỏi ra mới biết đây chính là bánh tét Trà Cuôn nổi tiếng ở Trà Vinh.

Không giống như các loại bánh tét khác, chỉ được làm vào dịp gần Tết sau đó đi giao rộng rãi trên cả nước, bánh tét Trà Cuôn được những người thợ làm bánh chế biến quanh năm. Chất lượng món ăn luôn làm hài lòng cả những thực khách khó tính nhất. 

Khoanh bánh tét khi cắt ra khá đẹp mắt, lúc thưởng thức còn ngon hơn vì dẻo, mềm và thơm. Ảnh: Thảo Nghi 

22 thg 6, 2015

Dệt cói bên dòng Cổ Chiên

Khoảng 8 năm trở lại đây, nhờ chuyển đổi từ trồng lúa trên đất nhiễm phèn sang trồng cói ba vụ/ năm, nhiều hộ dân ở xã Đức Mỹ, huyện Càng Long (Trà Vinh) đã vươn lên thoát nghèo, có được cuộc sống ấm no, sung túc nhờ nghề trồng và dệt cói.

Chúng tôi đến xã Đức Mỹ đúng vào mùa cao điểm thu hoạch cói. Hai bên bờ dòng sông Cổ Chiên phủ một màu xanh thẳm của hơn 600ha đất trồng cói ở xã Đức Mỹ tạo nên một bức tranh làng quê sinh động và yên bình.

Gần đó, tiếng máy dệt cói của Hợp tác xã (HTX) Quyết Tâm đang vận hành liên tục, “nuốt” từng cọng cói vàng khô rồi “nhả” ra những tấm thảm, tấm chiếu tinh tươm. Những người thợ khéo tay đang cẩn thận làm những công đoạn cuối cùng: cắt tỉa các phần cói thừa, cột dây và làm nốt những chi tiết còn lại để hoàn chỉnh các sản phẩm.

Ông Nguyễn Tấn Sen (56 tuổi), Chủ nhiệm HTX Quyết Tâm cho biết, nhờ lãnh đạo địa phương khuyến khích bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mạnh dạn chuyển sang trồng cói, loại cây phù hợp với điều kiện đất đai ở đây nên đã thu được những kết quả tích cực.

Hơn 600ha cói ở xã Đức Mỹ, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.