Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiền Giang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiền Giang. Hiển thị tất cả bài đăng

25 thg 6, 2020

Nhà Đốc Phủ Hải – Ngôi nhà cổ độc đáo ở Gò Công, Tiền Giang

Vùng đất Gò Công không lớn lắm nhưng lại có khá nhiều Di tích cấp Quốc gia đã được xếp hạng: Cụm di tích Đền thờ – Lăng mộ – Tượng dài Anh hùng dân tộc Trương Định, Đền thờ Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng – Lăng Hoàng gia, Nhà Đốc Phủ Hải… 

Nhà Đốc Phủ Hải

Nhà Đốc Phủ Hải tọa lạc ở phường 1, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang là một ngôi nhà cổ có lối kiến trúc kết hợp giữa hai nền văn hóa Đông – Tây độc đáo. Mặc dù trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử ngôi nhà vẫn còn nguyên vẹn, ngày càng được nhiều du khách đến tham quan chụp hình mỗi khi có dịp du lịch Tiền Giang. Về xứ Gò Dông ghé thăm nhà cổ, tận mắt chứng kiến những cổ vật, chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật chạm khắc bạn có thể cảm nhận cuộc sống vương giả của một gia đình Đốc phủ.

24 thg 6, 2020

Con đường hoa mười giờ tuyệt đẹp ở Gò Công – Tiền Giang

Con đường hoa mười giờ ở xã Tân Trung, huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Đây là con đường nhỏ nằm giữa cánh đồng lúa, dẫn vào nhà bác Tám Thảnh, được đổ bê tông, do chủ nhân chính tay trồng hoa mười giờ hai bên đường từ năm 2016 để hạn chế cỏ mọc làm hư đường.

Hoa mười giờ là loài thuộc họ hoa rau sam, có thân cây mọng nước, chia thành nhiều nhánh, lớn nhanh, hoa có nhiều màu rực rỡ từ đỏ, tới hồng, cam, trắng… Sở dĩ loại hoa này được đặt cho cái tên đặc biệt “mười giờ” là bởi nó thường chỉ nở và rực rỡ nhất vào khoảng 10h sáng hàng ngày.

14 thg 6, 2020

Khu Di Tích Nhà Bạch Công Tử – TP Mỹ Tho – Tiền Giang

Nhà Bạch công tử Lê Công Phước được xây dựng vào năm 1925 – 1926 với tổng diện tích 322 m2 trên một khu đất rộng hơn 4.000 m2, tọa lạc tại làng Mỹ Chánh, quận Kiến Hưng, tỉnh Định Tường nay là số 62, đường Đinh Bộ Lĩnh, phường 3, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

Nhà Bạch Công Tử năm 1969

Sinh thời, ông Lê Công Phước nổi danh giàu có, là “ông hoàng ăn chơi” khắp Nam kỳ lục tỉnh những năm đầu thế kỷ 20. Người đời đặt biệt danh “Bạch công tử” cho ông là để phân biệt với “Hắc công tử” Trần Trinh Huy (hay Công tử Bạc Liêu). Và cũng bởi, ông có nước da trắng trẻo, thư sinh, phong thái luôn ung dung, đĩnh đạc.

11 thg 5, 2020

Miếu Cây Vông - Di tích lịch sử cách mạng hơn 240 năm tuổi


Miếu Cây Vông (tọa lạc ấp 4, xã Trung An, TP. Mỹ Tho) là điểm hội họp của các tổ chức cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Sau ngày miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước, miếu Cây Vông là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng thờ cúng của nhân dân trong và ngoài tỉnh Tiền Giang. Với những ý nghĩa lịch sử và các giá trị mang lại, năm 2013 miếu Cây Vông đã được công nhận là di tích cấp tỉnh.

ĐIỂM HỘI HỌP CỦA CÁC TỔ CHỨC CÁCH MẠNG

Theo nguồn tư liệu của các bậc lão thành trong Ban Hội hương miếu Cây Vông, miếu được lập vào thế kỷ XVIII, do người dân từ miền Bắc vào Nam khai hoang lập ấp, thấy khu vực này có một gò đất cao hơn các nơi xung quanh nên đặt ở nơi này một ngôi miếu nhỏ làm bằng gốc tre, lợp lá để thờ Thổ Thần (thần đất), cạnh miếu có một cây vông nên nhân dân trong vùng gọi là miếu Cây Vông.

3 thg 3, 2020

Dưa hường nấu canh

Dân gian vùng Gò Công có câu ca dao:


Mẹ mong gả thiếp về vườn
Ăn bông bí luộc, dưa hường nấu canh. 


Dưa hường không phải là tên của một loại dưa riêng, mà là trái dưa hấu chưa già, được nhà vườn hái bỏ bớt để dưỡng các trái còn lại lớn hơn, ngọt hơn. 



28 thg 1, 2020

Ai tới Gò Khổng Tước mà chưa ăn bánh nghệ?

Ông Năm Lâm bận bịu khi cha bệnh nặng nên mãi tới năm ngoái mới dự lễ hội bánh dân gian, và nhờ đó người đời mới biết bánh nghệ xứ Gò Công. Mà ăn dịp tết đoàn viên mới đã!

Bánh nghệ Gò Công 

Không phải ai ở Gò Công (Gò Khổng Tước) cũng biết bánh nghệ. Sao vậy? Vợ chồng thầy giáo Lê Kim Sơn ở xã Tân Tây, Gò Công Đông tự tay làm món bánh nghệ đãi khách, giải thích: "Có lẽ vì lò bánh làm quá ít, bán từ sáng sớm tới 9h là hết".

Kế bên quầy bánh nghệ là người làm thịt khìa, xắt sợi, làm nước mắm tỏi ớt… Nếu hôm nào có ai đó mua gần hết số bánh nghệ (đơn) về nhà làm tiệc, gánh thịt khìa cũng dọn về sớm.

12 thg 11, 2019

Làng cổ Đông Hòa Hiệp: Mang đậm nét kiến trúc văn hóa nhà vườn Nam bộ

Làng cổ Đông Hòa Hiệp thuộc xã Đông Hòa Hiệp (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang), nằm trên bờ Bắc hạ lưu sông Mê Kông, cách trung tâm TP. Mỹ Tho khoảng 40 km và cách TP. Hồ Chí Minh 110 km về phía Tây - Nam. 

Làng cổ Đông Hòa Hiệp vinh dự đón nhận Bằng Di tích cấp Quốc gia. 

Theo các tư liệu lịch sử, vào thế kỷ thứ XVIII, năm 1732 thời Chúa Nguyễn đã cho thiết lập ở dinh Phiên Trấn một đơn vị mới là dinh Long Hồ và chọn thôn An Bình Đông thuộc xã Đông Hòa Hiệp ngày nay để làm lỵ sở của dinh Long Hồ.

Giữ hồn văn hóa Làng cổ Đông Hòa Hiệp

Với giá trị kiến trúc cùng lợi thế tự nhiên, Làng cổ Đông Hòa Hiệp đang trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn ở tỉnh. Do đó, bảo tồn và phát huy nhằm giữ hồn văn hóa Làng cổ Đông Hòa Hiệp gắn với phát triển du lịch là việc làm cần thiết hiện nay. 

Với giá trị kiến trúc cùng lợi thế tự nhiên, Làng cổ Đông Hòa Hiệp đang trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn ở tỉnh. 

1. Với hàng trăm năm tồn tại, Làng cổ Đông Hòa Hiệp đi cùng với chiều dài lịch sử và vẫn giữ được nét văn hóa độc đáo riêng. Nhìn vào chặng đường lịch sử, vào thế kỷ XVIII, thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1696 - 1738), năm 1732 đã thiết lập ở Dinh Phiên Trấn một đơn vị mới là Dinh Long Hồ (tức tỉnh Vĩnh Long ngày nay).

18 thg 9, 2019

Ở homestay nhà cổ 200 năm tuổi khi về miền Tây

Tham quan nhà cổ là một hoạt động không thể thiếu trong các tour du lịch miền Tây, nhưng ít người biết đến hình thức homestay tại nhà cổ.

Ngôi nhà cổ mái lợp âm dương, sân gạch tàu và bên trong vẫn còn nguyên các vật dụng bằng gỗ quý. Phạm Thủy Tiên 

1 thg 9, 2019

Cồn Thới Sơn

Cồn Thới Sơn hay còn được gọi là Cồn Lân, nằm ở hạ lưu sông Tiền, thuộc xã Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Đây là địa điểm du lịch miệt vườn thu hút hàng trăm nghìn lượt khách ghé thăm mỗi năm để trải nghiệm văn hóa sông nước. 

Bắt đầu tour tham quan, du khách sẽ được ngồi trên thuyền lớn theo dòng sông Tiền để đến với Cồn Thới Sơn, trải nghiệm cuộc sống của người dân nuôi cá bè và ngắm vẻ đẹp của cây cầu Rạch Miễu.

Sau khi rời thuyền tản bộ trên các con đường làng, du khách có thể nghỉ ngơi trong những khu nhà lá, ngả lưng trên những chiếc võng đan bằng dây chuối hay ngồi nhấm nháp tách trà mật ong thơm ngon và lắng nghe những cô thôn nữ kể những câu chuyện về tình yêu lứa đôi, tình yêu quê hương đất nước bằng những giọng hát làm say đắm lòng người.

Người dân ở Cồn Thới Sơn còn phát triển các nghề nuôi ong lấy mật, làm kẹo, bánh phồng, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ … Vì vậy, đây là dịp để du khách có thể đến thăm các làng nghề truyền thống, tìm hiểu quy trình làm kẹo dừa thủ công, đan len, thăm quan các khu trưng bày thủ công mỹ nghệ độc đáo được làm từ nguyên liệu chính là dừa.

Du khách nước ngoài khám phá cù lao Thới Sơn trên những chiếc ghe nhỏ của người dân bản địa. Ảnh: Thông Hải

17 thg 8, 2019

Tép đồng - món quen mà lạ

Từ tháng 10, khi lũ đã tràn về khắp các cánh đồng ở vùng đầu nguồn các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, những con tép, con cá men theo con nước lên đồng đẻ trứng, sinh con. Đến mùa nước “rọt”, chúng lại theo những dòng nước chạy về với sông, với rạch. 

Từ giữa tháng 11 trở đi, tép nhiều vô kể. Chỉ những con tép nhỏ thôi mà cũng có nhiều tên như: Tép riu, tép muỗi, tép đồng…; mỗi vùng một tên. Xứ của tôi là xứ đồng, nên bà con vùng này đặt tên là tép đồng hay tép muỗi. 




Về Gò Công ăn mắm còng

Gió đưa gió đẩy, về rẫy ăn còng
Về sông ăn cá, về giồng ăn dưa... 

Câu hát ấy đã trở thành câu thành ngữ về những đặc sản của miền Tây Nam bộ.

Rẫy là một vùng đất miền nước mặn. Còng là một loài cua nhưng nhỏ hơn cua. Ở vùng đất rẫy có nhiều loại còng khác nhau: Còng đỏ, còng nha, còng quều, còng xanh. Loại còng gió sống nơi bãi biển. Loại còng ba khía thì sống theo miệt rừng chồi nước mặn. Trong số các loại còng, còng đỏ là loại có thể làm ra loại mắm thượng hạng, làm mê đắm lòng thực khách. Trong số các địa phương miền Tây, xứ Gò Công (Tiền Giang) có bí quyết làm món mắm còng thượng hảo hạng. 

Những điều chưa biết về lăng mộ Hoàng gia

Ông Phan Văn Dũng, người đang trông coi lăng mộ Hoàng gia nói với chúng tôi: “Lăng này xây dựng năm 1927. Đã có nhiều du khách đến đây tham quan lầm tưởng đây là nơi thờ tự bà Phạm Thị Hằng (tức bà Từ Dũ, vợ vua Thiệu Trị, mẹ ruột của vua Tự Đức), nhưng thực tế đây là lăng mộ thờ ông Phạm Đăng Hưng (cha ruột bà Từ Dũ, tức ông ngoại vua Tự Đức). Tôi nghĩ, các cơ quan truyền thông, văn hóa, lịch sử cần giải thích rõ vấn đề này để tránh sự nhầm lẫn”. 

Bên ngoài lăng mộ. 

Huyện Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang, sau đó chia tách thành 4 đơn vị hành chính là: TX. Gò Công, huyện Gò Công Đông, huyện Gò Công Tây và huyện Tân Phú Đông. Lăng mộ Hoàng gia nay thuộc ấp Lăng Hoàng Gia, xã Long Hưng, TX. Gò Công.

Những địa danh, di tích "ngựa" ở Tiền Giang

Ngày xưa, đường bộ ở vùng đất Nam kỳ chưa phát triển, việc đi lại, vận chuyển chủ yếu bằng ghe xuồng. Năm 1792, chúa Nguyễn đắp đường Thiên Lý từ Gia Định về Cái Thia, lập các trạm mục, cấp ngựa cho trạm phu để thực hiện các công việc hỏa tốc vào mùa khô, nhưng mùa mưa họ vẫn sử dụng ghe thuyền để chuyển công văn giấy tờ. 

Đến khi người Pháp chiếm đất Nam kỳ, thực hiện chính sách khai thác thuộc địa, mở mang giao thông đường bộ cùng với các phương tiện cơ giới khác như tàu chạy bằng máy hơi nước, xe lửa… thì việc dùng ngựa dần dần phổ biến, nhưng chỉ trong giới thượng lưu và quan chức; còn người bình dân vẫn thích dùng xe trâu, xe bò. 


Chợ Vòng Nhỏ. 

15 thg 7, 2019

Dấu tích người xưa (tìm về Ao Dinh và Đám lá tối trời)

Cuộc đời chiến đấu của Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định gắn liền với đất Gò Công. Vì vậy, người dân nơi đây kính yêu và tôn thờ ông hơn nơi nào hết. Đặc biệt, tại huyện Gò Công Đông có một Di tích Lịch sử cấp Quốc gia là chuỗi địa điểm liên quan đến cuộc khởi nghĩa của Anh hùng dân tộc Trương Định, bao gồm: Đám lá tối trời (bản doanh của nghĩa quân), Di tích Ao Dinh (nơi ông hy sinh), Đền thờ Trương Định (nơi người dân thờ ông).

Đám lá tối trời nguyên là rừng dừa nước mênh mông rậm rạp thuộc làng Gia Thuận, Gò Công (nay là xã Gia Thuận, Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang), bước vào rừng dừa này sẽ không thấy ánh mặt trời vì lá dừa nước che khuất. Nghĩa quân Trương Định đã chọn vị trí hiểm yếu này làm căn cứ địa của mình. Cuộc kháng chiến thất bại, nhưng nơi này được ghi nhận là Di tích Lịch sử, ghi dấu trang sử chiến đấu hào hùng của dân tộc. Tiếc thay, mặc dù là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia, nhưng theo nhu cầu phát triển kinh tế, rừng dừa nước đã bị san phẳng, nơi này biến thành Khu công nghiệp Gia Thuận. Đành thôi, biết làm sao được!


Ao Dinh và Đền thờ Trương Định thì vẫn còn. 

'Con đường siro' Gò Công đỏ mọng đến không chịu nổi

Tầm tháng 6, tháng 7, về vùng đất Gò Công, tỉnh Tiền Giang, ngoài cây sơri đỏ trĩu cành, khách lãng du càng không thể quên những hàng cây siro đỏ mọng hai bên đường, mê hoặc lòng người.

Con đường siro xanh mướt, điểm xuyết những chùm trái chín mộng - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Con đường nhỏ ngoằn ngoèo trong ấp Giồng Lãnh 1, xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang những ngày này rất tấp nập.

Ngoài dân địa phương, ở đây còn thu hút rất nhiều người đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một con đường được phủ một màu xanh rờn của hàng cây siro, điểm xuyết giữa nền lá xanh là những chùm quả chín mọng, rất bắt mắt.

11 thg 7, 2019

Có một ngôi đình và có những cái cây

Ngôi đình tọa lạc tại ấp Gò Táo, xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Tên đình gọi theo tên xã là đình Tân Đông, nhưng người dân cũng gọi theo tên ấp là đình Gò Táo. Nằm ở nơi thôn xóm khá vắng vẻ, lại không phải là ngôi đình có giá trị kiến trúc hay giá trị lịch sử lớn nên dù ngôi đình tồn tại đã lâu mà ngoài dân địa phương hầu như không ai biết đến.

Sau năm 1975, ngôi đình đã hoang vắng lại càng trở nên hoang phế, kết cấu hư hỏng dần. Thế rồi cách đây khoảng 30 - 40 năm, xuất hiện ba cây bồ đề mọc vươn cao lên trên đỉnh của ngôi đình, rễ cây vươn ra bám vào tường, một số rễ chạy dài theo các rãnh khe nứt của đình trở thành cột, kèo chạy dọc, chạy ngang để giữ ngôi đình vững chắc. Vào năm 1990 một cây bồ đề đã bị một số người gỡ về làm cảnh, người dân kịp ra can ngăn nên giữ được hai cây còn lại. Nhờ có hai cây bồ đề tỏa tán lá rộng mà che mưa, che nắng cho mái ngói khỏi mục nát và xuống cấp theo thời gian.


6 thg 7, 2019

Bò né me Cai Lậy

Cai Lậy (Tiền Giang) hẻo tiếng trong bản đồ du lịch, ẩm thực, dù gần đây cũng có món như bánh canh vịt mới lên đời… Bữa tháng năm rồi ghé dự đám giỗ ba vợ người bạn, tôi may mắn chạm ngõ với món mới khá hay, lạ: bò né me. 

Vị me, tùy theo khẩu vị, với tôi thì thấy nó thanh và thơm hơn mẻ. Không nồng như giấm bỗng. Chua nhẹ dịu hơn giấm, chanh. Nên lúc nghe giới thiệu sẽ có món bò né me, hay còn gọi là bò nhúng me, tôi rất hóng. Lúc mâm dĩa bày lên thì thấy hơi rắc rối với cái tên. Khác bò nhúng giấm phải có cái nồi để nhúng, ở đây nước me chỉ láng xâm xấp trên dĩa kim loại.

Lại không có né, tránh như món bò né bình thường do có dầu, mỡ nên khi bỏ thịt vào sẽ bắn tung tóe, ở đây chỉ là lớp sốt me, chẳng có gì để văng lên. Không nhúng, không né, vậy gọi gì giờ? Bèn tuân theo luật số đông gọi là món bó né me vậy. Nhưng đó là chỉ mới giới thiệu sơ về cách ăn, đi vào chi tiết thì chẹp, chẹp… xin mời! 


Lúc mới đem lên, món bò né me chưa hấp dẫn lắm về hình thức, nhứt là khi chưa có những dĩa rau, nhưng đừng để hình thức đánh lừa nội dung! 

31 thg 3, 2019

Cù lao Tân Phong phát triển du lịch sinh thái

Tân Phong là một xã cù lao nằm giữa sông Tiền thuộc địa phận huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, được phù sa bồi đắp, thuận lợi trong việc phát triển kinh tế vườn, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Với diện tích trên một ngàn hecta, khí hậu trong lành, mát mẻ, Tân Phong là "điểm đến" của các tour du lịch sinh thái. 

Qua phà Cái Bè, Tân Phong du khách sẽ có một trải nghiệm du lịch miệt vườn thú vị mà người dân nơi đây thường gọi là “tắm cồn”. Đây là một hòn đảo xinh đẹp được tạo bởi những vườn cây ăn trái quanh năm trĩu quả, người dân đôn hậu, hiền lành và mến khách.

Không gian cù lao là một thế giới khác so với nếp sống thành thị náo nhiệt ồn ào. Từ phà đi bộ chừng 10 phút, chúng tôi đến khu du lịch Mekong Ecolodge, một khu du lịch được xây dựng từ nguyên liệu tự nhiên dân dã với mái lá, nội thất tre, gỗ.... Mỗi bungalow được thiết kế theo phong cách nhà dân của địa phương, không gian mở, gần gũi với thiên nhiên, mang đậm nét văn hóa của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

Không gian cù lao là một thế giới khác so với nếp sống thành thị náo nhiệt ồn ào.

3 thg 10, 2018

Đền thờ và lăng mộ

1.
Ai đến Rạch Giá hay Phú Quốc (thuộc tỉnh Kiên Giang) đều thấy ngay đền thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực được người dân tôn kính, ngưỡng vọng. Không phải một mà nhiều nơi có đền thờ ông. Không phải nhà nước nào bỏ tiền ra để xây đền thờ hay lăng mộ của ông, cũng chẳng có chỉ thị hay nghị quyết nào yêu cầu như thế cả, mà là người dân tôn kính ông tự lập nên. Chính quyền Pháp lúc ấy coi ông là giặc, là kẻ thù và sẵn sàng đàn áp, bắt bớ những người tôn thờ ông; triều đình Huế thì yếu hèn, nhu nhược cũng không dám hó hé điều gì.

Đền thờ Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá