Hiển thị các bài đăng có nhãn Thanh Hóa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thanh Hóa. Hiển thị tất cả bài đăng

2 thg 2, 2022

Độc đáo chợ phiên phố Đoàn ra đời từ thời Pháp thuộc

Một tuần chỉ họp 2 buổi, sản vật chủ yếu là "cây nhà lá vườn" nhưng người dân có thể dậy từ 3-4h sáng đi bộ gần chục km để xuống chợ.

Không chỉ nổi tiếng với khu du lịch Pù Luông được ví như Sapa của xứ Thanh, Bá Thước (Thanh Hóa) còn được biết đến với chợ phiên phố Đoàn độc đáo có từ thời Pháp thuộc.

Chợ phiên phố Đoàn là nơi giao thương hàng hóa và gặp gỡ của đồng bào các dân tộc Kinh, Mường, Thái… đến từ các xã quanh vùng của huyện Bá Thước như Lũng Cao, Lũng Niêm, Cổ Lũng, Thành Sơn, Thành Lâm... và huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Phiên chợ có từ thời Pháp thuộc mang nhiều nét độc đáo.

6 thg 1, 2022

Các làng hương ở xứ Thanh tất bật vào vụ tết

Làm nghề quanh năm nhưng vào mỗi vụ tết, người dân ở các làng hương xứ Thanh lại càng bận rộn hơn với những đơn hàng lớn để cung ứng ra thị trường trong và ngoài tỉnh.

Là một trong những sản phẩm không thể thiếu trong mỗi dịp tết, thời điểm này hương thơm truyền thống tại các làng nghề nổi tiếng như: Vạn Thắng (Nông Cống), Quán Giò (TP Thanh Hóa), Đông Khê (Hoằng Hóa)... đang được tập trung sản xuất với số lượng lớn.

4 thg 1, 2022

Sắc xuân ở vùng núi Cao Sơn

Còn gần 1 tháng nữa mới đến Tết nguyên đán, thế nhưng hoa đào, hoa mận… đã bung nở khắp các bản làng vùng núi Cao Sơn thuộc xã Lũng Cao (Bá Thước).

Ở vùng núi Cao Sơn, mỗi năm cứ đến cuối mùa đông là hoa đào, hoa mận lại đua nhau bung nở.

31 thg 12, 2021

Về thăm làng cổ Kẻ Sập

Không chỉ nổi danh là quê hương của người anh hùng áo vải Lê Hoàn, làng Kẻ Sập (nay là làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân) còn được biết đến là vùng quê mang nhiều dấu tích cổ xưa với những giá trị lịch sử quý báu đang được người dân nơi đây gìn giữ.

Kẻ Sập còn có cách gọi khác là Khả Lập, là làng Việt cổ điển hình của mảnh đất xứ Thanh. Nơi đây đã từng phát hiện nhiều dấu tích minh chứng cho sự phồn thịnh, trù mật của người Lạc Việt ở thời đại đồ đồng và thời kỳ sau.

29 thg 11, 2021

Linh thiêng đền thờ Bà Triệu


Đền thờ Bà Triệu nằm trong quần thể di tích Bà Triệu nằm trên địa bàn của làng Phú Điền, xã Triệu Lộc (huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa). Đây là công trình có giá trị đặc biệt về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật.

30 thg 10, 2021

Người đàn ông hơn 20 năm "gọi" hàng vạn con cò về giữa lòng thành phố

Giữa cánh đồng hoang hóa, ông Hiền đắp đảo trồng tre gọi đàn cò trở về. Sau hàng chục năm, ông đã biến vùng đất hoang đó thành "tổ ấm" của hàng vạn con cò.

Hơn 20 năm qua, người dân tại thành phố Thanh Hóa đã rất đỗi quen thuộc với "đảo cò" của gia đình ông Nguyễn Trọng Hiền (54 tuổi, phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Để có được "đảo cò" như ngày hôm nay, ít ai biết rằng suốt hàng chục năm qua ông Hiền đã gắn bó và bảo vệ đàn cò như những đứa con của mình. 

"Đảo cò" tọa lạc tại phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

26 thg 7, 2021

Vườn hoa tường vi cổ thụ ở Thanh Hóa

Nằm trên đại lộ CSEDP, phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa, hàng trăm gốc tường vi cổ thụ bung nở đang trở thành địa điểm check-in lý tưởng giữa lòng thành phố.

Mãn nhãn với vườn hoa tường vi cổ thụ, giới trẻ tha hồ check-in

6 thg 7, 2021

Bình minh trên biển Sầm Sơn


Đến với biển Sầm Sơn nếu không khám phá khoảnh khắc bình minh ngày mới thì thật phí. Sầm Sơn buổi bình minh không chỉ như một bức tranh đẹp đến nao lòng mà còn là bầu không khí mát lành.

20 thg 6, 2021

Ngắm mùa vàng dưới chân mây Pù Luông

Giữa đại ngàn Pù Luông mây vờn lưng núi, nhìn ngắm những thửa ruộng bậc thang đang ngả vàng rực rỡ, phảng phất đưa hương, hít thở bầu không khí trong lành, cảm nhận sự no ấm, bình yên. Bức tranh phong cảnh thiên nhiên kỳ diệu ấy luôn có sức cuốn hút đặc biệt với bất cứ ai tìm về.

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thanh Hóa, trên địa phận huyện Quan Hóa và Bá Thước. Nơi đây suốt bốn mùa không khí trong lành, thiên nhiên hoang sơ tươi đẹp.

Mật ong rừng sú vẹt Đa Lộc

Chạy dọc theo con đê xã Đa Lộc (Hậu Lộc) là những cánh rừng ngập mặn xanh mát trải dài hàng cây số, được ví như “bức tường sống” vững chãi chắn sóng hữu hiệu. Không chỉ đóng vai trò, chức năng phòng hộ, dưới chân rừng ngập mặn còn được người dân tận dụng mặt nước để khai thác các loài thủy hải sản. Đặc biệt, cứ đến mùa hoa sú vẹt, hoa bần đua nở, người nuôi ong ở đây lại tất bật mang bầy ong của mình đi đến những cánh rừng đầy hoa. Suốt mấy chục năm qua, nghề nuôi ong lấy mật đã gắn bó với người dân Đa Lộc và trở thành một trong những nghề có thu nhập chính, góp phần mang lại dư vị ngọt ngào cho vùng biển này.

Mô hình nuôi ong của gia đình bác Trần Xuân Lâm, thôn Yên Hòa, xã Đa Lộc (Hậu Lộc) đang phát huy hiệu quả.

3 thg 6, 2021

Nét bình dị nơi một trong 10 làng cổ đẹp nhất Việt Nam

Là một trong số 10 làng cổ đẹp nhất Việt Nam - làng cổ Đông Sơn (phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa) không chỉ thu hút du khách bởi nét đẹp cổ kính, mà còn mang sắc thái thuần nông, bình dị của làng quê Bắc Bộ.

Làng Đông Sơn xưa thuộc xã Đông Giang, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa), ngày nay thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa. Nép mình bên bờ sông Mã, được bao bọc bởi những dãy núi đá nhỏ, đồi đất thấp nằm xen kẽ lẫn nhau, ngôi làng cổ hàng nghìn năm tuổi này nổi tiếng không chỉ ở xứ Thanh mà còn được đánh giá là một trong 10 ngôi làng cổ đẹp nhất Việt Nam.

28 thg 5, 2021

Nơi lưu giữ văn hóa dân tộc Mường Thanh Hóa

Để giúp người xem có cái nhìn đầy đủ và sâu sắc hơn về một dân tộc có dân số khá đông trên địa bàn Thanh Hóa, nhiều năm qua Bảo tàng tỉnh đã xây dựng và đưa vào hoạt động phòng trưng bày chuyên đề văn hóa dân tộc Mường ở Thanh Hóa.

Du khách tham quan và được trải nghiệm tại Bảo tàng tỉnh

Dân tộc Mường ở Thanh Hóa có khoảng 37 vạn người và còn bảo lưu được những giá trị văn hóa tiêu biểu, đặc trưng, góp phần tạo nên bản sắc cộng đồng dân tộc Mường ở Việt Nam.

Đồng bào Mường sống ở chân núi, bên sườn đồi gần sông suối, làm ruộng nước trong các thung lũng và làm rẫy ở các chân sườn đồi, ngoài ra còn chăn nuôi, săn bắt, đánh cá, hái lượm, làm một số nghề thủ công như dệt, đan lát, mộc…

24 thg 5, 2021

Thổ cẩm Bá Thước – từ tự phát đến định hướng trở thành sản phẩm OCOP

Đa phần cư dân huyện miền núi Bá Thước là đồng bào dân tộc Thái, Mường có trang phục truyền thống chủ yếu được may bằng vải thổ cẩm nên nghề dệt sản phẩm đặc trưng này đã tồn tại nhiều đời nay. Với sự phát triển của hoạt động du lịch cộng đồng Pù Luông, nghề dệt thổ cẩm từ chỗ “lay lắt”, tự phát, nay đã, đang phát triển mạnh. Huyện Bá Thước đã triển khai lập hồ sơ đề nghị tỉnh công nhận làng nghề tập trung ở xã Lũng Niêm, đồng thời xây dựng sản phẩm thổ cẩm trở thành sản phẩm OCOP.

Hoạt động dệt thổ cẩm huyện Bá Thước đang phát triển trên địa bàn nhiều xã.

24 thg 2, 2021

Tục làm giấy bản đón Tết của người Mông

Xử ca (Bàn thờ) của người dân tộc Mông là tờ giấy bản được người phụ nữ trong nhà làm thủ công. Người Mông ở miền tây Thanh Hóa thay xử ca vào ngày cuối cùng của năm cũ. Với người Mông, họ quan niệm, loại giấy do chính bàn tay mình làm ra để dùng vào các dịp lễ, Tết sẽ mang lại may mắn cho gia đình, dòng tộc.

Những ngày đầu tháng Chạp rét mướt, chúng tôi có dịp về với đồng bào dân tộc Mông ở các huyện vùng cao Quan Sơn, Mường Lát, Quan hóa… tỉnh Thanh Hóa, nghe họ kể lại nhiều phong tục tập quán đặc sắc, độc đáo vẫn còn lưu giữ cho đến ngày nay. Một trong những nét văn hóa ấy là phong tục làm giấy bản chuẩn bị đón năm mới.

Đền Nghiêm - Nơi còn lưu giữ nhiều sắc phong quý

Di tích lịch sử văn hóa và cách mạng Đền làng Nghiêm (còn gọi là Đền Nghiêm), xã Quảng Giao, huyện Quảng Xương hiện còn lưu giữ 8 sắc phong quý có niên đại hàng trăm năm.

Đền là nơi thờ Thiên Uy Tôn Thần, Thôi Quan Tôn Thần và Hà Thanh Tôn Thần - là 3 vị quan họ Bùi.

Dưới thời Lê Trung Hưng dòng dõi Khai quốc công thần Bùi Bị đã có công xây dựng và bảo vệ quê hương.

Tại đền đã chứng kiến cuộc khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945. Đêm 18-8-1945 đội tự vệ của huyện tập kết tại đây, tiến vào huyện đường Quảng Xương (lúc đó đóng tại làng Bùi) bắt tri huyện Lê Nguyên Kháng nộp vũ khí, ấn tín và hồ sơ đầu hàng cách mạng.

“Cá tính” vùng đất xứ Thanh trong cái nhìn địa - chính trị

Trong lịch sử Việt Nam, tỉnh Thanh Hóa là một thực thể địa lý bao gồm hai tính chất đối nghịch: Vừa là vùng đất khép kín có cấu trúc tự trị khá hoàn chỉnh, đồng thời, lại là vùng đất nằm ở vị trí trung chuyển giữa các con đường. Trong đó, đường bộ thiên lý (đường ở đồng bằng ven biển), thượng đạo (đường trên miền núi) và đường thủy (đường biển và sông) đều có tầm quan trọng vừa cho vùng đất, lại vừa cho cả quốc gia. Chính vị trí địa – chính trị đặc thù ấy đã góp vào quy định địa – tâm lý, cá tính vùng miền xứ Thanh.

Xứ Thanh, ngoài tính khép kín do chỉnh thể địa lý mang lại còn nằm ở vị trí trung chuyển quan trọng trong sơ đồ địa lý quốc gia (ảnh: Minh họa).

Độc đáo tín ngưỡng thờ “hòn đá vía”

Người dân tộc Thái ở Thanh Hóa nổi tiếng với những luật tục, lễ hội truyền thống độc đáo. Trong số đó, khi đến huyện miền núi Quan Sơn chúng ta có thể biết thêm tục thờ “hòn đá vía” gắn liền lễ hội Mường Xia.

"Hòn đá vía” được đặt tại bản Chung Sơn, xã Sơn Thủy, Quan Sơn.

Trong đời sống văn hóa của đồng bào Thái ở huyện miền núi Quan Sơn, Lễ hội Mường Xia rất quan trọng. Trong đó phong tục gửi “vía” nơi “hòn đá vía” mang đậm nét nhân văn trong phong tục cúng tế của đồng bào.

19 thg 9, 2020

Trang phục truyền thống của người phụ nữ Thái huyện Quan Sơn

Ai đã lên miền sơn cước huyện Quan Sơn không khỏi ngẩn ngơ trước những cô gái Thái trong trang phục truyền thống với áo cóm, váy đen và chiếc khăn đội đầu. Là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời, trải qua các thời kỳ lịch sử, đồng bào các dân tộc Thái nơi đây luôn giữ và trao truyền di sản văn hóa truyền thống của dân tộc, trang phục là một trong những nét tiêu biểu của sắc thái độc đáo văn hóa Thái. 

Nét đẹp từ những bộ trang phục truyền thống

Người Thái là một dân tộc rất coi trọng về hình thức trang phục. Điều này không chỉ thể hiện trong các dịp lễ hội mà ngay trong cuộc sống hàng ngày cũng cần mặc đẹp. Mỗi bộ y phục được làm ra chính là tình cảm, là niềm tự hào của dân tộc Thái. Trang phục nữ có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội người Thái. Nó vừa giải quyết nhu cầu “mặc” của các thành viên trong gia đình, vừa thể hiện nét văn hóa đặc trưng của dân tộc thông qua các hoa văn trên trang phục. Bộ trang phục của phụ nữ Thái huyện Quan Sơn bao gồm: Váy, áo, thắt lưng, khăn xéo và các loại trang sức đi kèm như hoa tai, vòng cổ, vòng tay bằng bạc… Để có được “eo kíu meng po” (thắt đáy lưng ong) thì ngay từ khi còn nhỏ, các cô gái Thái đã được các bà, các mẹ dạy cách quấn thắt lưng “Xái khát éo ánh lé” (dải thắt lưng màu xanh) - một loại khăn được dệt bằng vải tơ mềm mại và bền chắc. 

Trang phục là một trong những nét đẹp tiêu biểu của đồng bào Thái. 

10 thg 9, 2020

Về Năng Cát xem người Thái siêu rượu men lá dưới chân đỉnh Pù Rinh

Ở miền Tây Thanh Hóa, những người phụ nữ Thái vẫn lưu giữ những bí kíp gia truyền về cách siêu rượu men lá.

15 tuổi, chị Ngân Thị Quyến (bản Năng Cát, xã Trí Nang, huyện Lang Chánh) đã biết cách siêu men lá. Bởi lẽ, theo văn hóa của địa phương, ngoài khua luống, nhảy điệu xòe Thái thì những người con gái vùng cao nơi đây khi lớn lên đều phải biết cách siêu rượu men lá, một thứ đặc sản gắn liền với cuộc sống của người đồng bào dân tộc Thái.

8 thg 9, 2020

Ngắm những cung đường đẹp như mơ trên đỉnh Trường Lệ

Mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ, lãng mạn, dãy núi Trường Lệ (TP Sầm Sơn) còn làm xao xuyến biết bao tâm hồn du khách bởi những cung đường quanh co, uốn lượn.

Tên núi Trường Lệ gắn liền với câu truyện thần thoại. Truyện kể rằng: Tại ngọn núi này xưa kia có một người phụ nữ đã qua đời sau khi sinh con, cậu bé có khuôn mặt khôi ngô tuấn tú, lớn nhanh như thổi, sức khỏe phi thường. Thương mẹ, chú bé nhặt đất đá đắp lên thi hài mẹ để nấm mồ lớn dần thành Núi Trường Lệ. Cậu bé đó trưởng thành trở thành một tràng trai khổng lồ, dũng cảm cùng nhân dân làng chài đánh tan loài quỷ biển, về sau trở thành thần Độc Cước, được nhân dân tôn kính và xây dựng đền thờ để tỏ lòng biết ơn.