Hiển thị các bài đăng có nhãn Thừa Thiên - Huế. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thừa Thiên - Huế. Hiển thị tất cả bài đăng

25 thg 3, 2022

Những bảo vật quyền uy của vua và chúa Nguyễn

Trong số các Bảo vật Quốc gia thuộc Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế thì bộ vạc đồng, cửu đỉnh và cửu vị thần công được xem là những hiện vật bằng đồng có sự đồ sộ và tinh xảo hơn cả. Ba nhóm bảo vật này tượng trưng cho sức mạnh, tính nghiêm minh và sự trường tồn của các chúa và vua nhà Nguyễn.

1. Bộ sưu tập vạc đồng thời chúa Nguyễn gồm 10 chiếc, có kích thước và trọng lượng khác nhau, được đúc dưới thời chúa Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687), tượng trưng cho sức mạnh, sự trường tồn và tính nghiêm minh của chính quyền Đàng Trong, được công nhận là Bảo vật Quốc gia năm 2015.

Những chiếc vạc này được đúc vào những thời điểm khác nhau trong thế kỉ 17, chiếc có niên đại sớm nhất là năm 1659 và muộn nhất là năm 1684. Trong đó đáng chú ý là hai chiếc vạc đặt tại sân điện Cần Chánh trong Hoàng thành Huế là những chiếc to nhất, nặng nhất. Một chiếc ở trước nhà Tả Vu, đúc năm Thịnh Đức 8 (1660) và một chiếc ở trước nhà Hữu Vu, đúc năm Thịnh Đức thứ 10 (1662). Hai chiếc vạc này nặng khoảng 2500 cân ta (tương đương 1500kg); đường kính miệng 2,2m; đường kính trong lòng 1,83m, cao 1,05m.

2 thg 3, 2022

Hoang dã Lễ A Da của người Tà Ôi trên dãy Trường Sơn

Lễ hội A Da truyền thống của đồng bào Tà Ôi được tổ chức thường xuyên vào dịp cuối năm khi mùa màng đã thu hoạch xong. Đồng bào Tà Ôi tổ chức A Da với mong muốn mùa màng bội thu, năm mới no ấm.

Theo phong tục của đồng bào dân tộc Tà Ôi ở huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế), Lễ hội A Da hay còn gọi là lễ hội Tết cơm mới, đây là lễ hội lớn thứ hai sau lễ hội Ariêu Ping của đồng bào. Cuối tuần qua, Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Hà Nội) đã tái hiện chân thực nghi lễ này.

17 thg 2, 2022

Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - Đường vua chúa trên kinh đô xưa

Tại Huế, việc đặt tên (và niên hiệu) vua chúa cho các tuyến đường kể từ thời còn vương triều Nguyễn cho đến sau này có nhiều đổi thay và chuyện hậu trường không phải ai cũng biết...

Đường Đống Đa (TP Huế) xưa có tên là đại lộ Gia Long - Ảnh: PHƯỚC TUẦN

16 thg 2, 2022

Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - 'Ru tình' bên đường Trịnh Công Sơn

Đường Trịnh Công Sơn ở Huế chính thức được đặt tên ngày 17-3-2011, cũng là con đường đầu tiên được đặt tên Trịnh Công Sơn trong cả nước nhân dịp 10 năm người nhạc sĩ tài danh đi xa.

Đường Trịnh Công Sơn ven sông Hương đoạn trung tâm TP Huế nhìn từ trên cao - Ảnh: VĂN ĐÌNH HUY

Anh Trịnh lúc đó không uống được bia, mà kêu bia cho mọi người uống, và chia sẻ một số chuyện, trong đó có chuyện tên đường, mong ước của anh vậy thôi.

Nhạc sĩ Lê Phùng

9 thg 2, 2022

Những điều thú vị ở cồn Hến xứ Huế

Với những người yêu ẩm thực, cồn Hến còn được biết đến như nơi khai sinh của một số món đặc sản trứ danh đất Cố đô. Đó là món gì?

Là một dải đất nổi nên giữa dòng sông Hương ở phía Đông Kinh thành Huế, cồn Hến là một địa danh du lịch được nhiều du khách ưa thích trên đất Cố đô. Xung quanh địa điểm này có nhiều điều thú vị không phải ai cũng biết.

5 thg 2, 2022

Về những trận tử chiến ở Hổ Quyền xứ Huế xưa

Trận đấu cuối cùng ở Hổ Quyền được ghi nhận vào năm 1904, dưới triều vua Thành Thái. Đây là một trận đấu hấp dẫn, được người đương thời chứng kiến và mô tả kỹ.

Được vua Minh Mạng cho xây dựng vào năm 1830 ở kinh thành Huế, Hổ Quyền là một đấu trường cổ độc đáo của Việt Nam, không hề có ở bất cứ nơi đâu trên thế giới

Về “Bạch Hổ” linh thiêng của Cố đô Huế

Ngoài yếu tố Bạch Hổ, trên cồn Dã Viên còn xảy ra một câu chuyện hấp dẫn khác liên quan đến loài hổ.

Nằm giữa dòng sông Hương, ở phía Tây Nam của kinh thành Huế, cồn Dã Viên có một vai trò đặc biệt trong phong thủy của Cố đô Huế xưa.

25 thg 1, 2022

Loạt công trình tân thời trong Hoàng thành Huế

Không phải ai cũng biết rằng, ngoài các các kiến trúc cổ mang phong cách cung đình nhà Nguyễn, Hoàng thành Huế còn có các công trình đậm chất phương Tây.

1. Trong quần thể kiến trúc của Tử Cấm Thành ở Hoàng thành Huế, có một dinh thự hai tầng được xây dựng theo kiến trúc hiện đại nằm ở hướng Bắc. Công trình này là lầu Ngự Tiền Văn Phòng, tòa nhà được xây dựng muộn nhất trong Tử Cấm Thành.

21 thg 1, 2022

Về Hà Cảng thăm nghề làm mứt gừng Huế

Hà Cảng, địa danh gắn liền với cây cô đơn trong phim "Mắt biếc" còn được biết đến là nơi làm mứt gừng nổi tiếng xứ Huế .

Mứt gừng Huế thơm và cay nồng, lát nhỏ. Hà Cảng - địa danh gắn liền với cây cô đơn trong phim "Mắt biếc" còn được biết đến là nơi làm mứt gừng nổi tiếng xứ Huế.

19 thg 1, 2022

Tấm thổ cẩm của người Tà Ôi

Tấm thổ cẩm – người Tà Ôi gọi là “Zèng” đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần, phong tục tập quán của người Tà Ôi. Zèng còn là vật đính ước của các cô gái với ý trung nhân hoặc để thể hiện lòng hiếu thuận với ông bà, cha mẹ, với những người có công với bản làng.


Dệt Zèng là nghề truyền thống có từ lâu đời của dân tộc Tà Ôi (huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế). Trong đời sống tinh thần của người Tà Ôi, Zèng không thể thiếu trong các hoạt động tín ngưỡng, thờ cúng, là vật đính ước của các cô gái với ý trung nhân hoặc để thể hiện lòng hiếu thuận với ông bà, cha mẹ, với những người có công với bản làng. Trong ảnh: Nghi thức "cúng dâng tấm Zèng" được đồng bào dân tộc Tà Ôi (tỉnh Thừa Thiên Huế) tái hiện lại trong những ngày đầu năm mới tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội).

13 thg 1, 2022

Bí ẩn chín khẩu đại bác cổ tại Huế được vua phong ‘Thượng tướng quân’

“Cửu vị thần công” tại Huế hiện là bảo vật quốc gia. Dưới thời vua Gia Long, 9 khẩu thần công được phong danh hiệu “Thần oai vô địch Thượng tướng quân”.

Theo các sử liệu, 9 khẩu thần công mà dân Huế thường kính cẩn gọi là “Cửu vị thần công” được làm bằng đồng, đúc từ tháng 1 đến tháng 12/1804, dưới thời vua Gia Long.

Khám phá biệt cung vàng son bên dòng An Cựu xứ Huế

An Định cung là khu cung điện nổi tiếng tọa lạc bên bờ sông An Cựu, trên trục đường Phan Đình Phùng, TP Huế ngày nay. Nơi đây từng là cung điện riêng của vua Khải Định từ khi còn là thái tử cho đến lúc trở thành hoàng đế. Sau này, biệt cung được vua Bảo Đại thừa kế và từng sống ở đây khi đã thoái vị.

Cung An Định có diện tích rộng hơn 23.460 m², xây dựng trên địa hình bằng phẳng, nằm trong hệ thống các cung điện của triều Nguyễn. Cung điện được vua Khải Ðịnh cho xây dựng vào năm 1917, trên cơ sở của một vương phủ nhỏ. Cung điện quay mặt về hướng nam, phía sông An Cựu. Khi còn nguyên vẹn, cung có khoảng 10 công trình.

11 thg 1, 2022

Hé lộ về một Di sản thế giới ít người biết của Cố đô Huế

Đây là một hệ thống “di sản nằm trong di sản” và thực sự là một kho tàng văn hóa vô giá của Cố đô Huế, của Việt Nam mà cho đến nay chưa phải ai cũng biết đến.

Vào ngày 19/5/2016, Ủy ban Di sản ký ức thế giới đã vinh danh Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là Di sản tư liệu thế giới thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, qua đó khẳng định tầm vóc quốc tế của di sản văn hóa đặc biệt này. Ảnh chụp tại điện Thái Hòa, Hoàng thành Huế

30 thg 12, 2021

Nét độc đáo của nhà thờ Phủ Cam

Khác với các lăng tẩm, đền đài hay công trình tôn giáo cổ kính ở Huế, nhà thờ Phủ Cam mang phong cách kiến trúc hiện đại và ấn tượng.


Nhà thờ Phủ Cam nằm trên ngọn đồi nhỏ có tên là Phước Quả, thuộc phường Phước Vĩnh, ở bờ nam sông Hương, TP Huế. Công trình có một vị trí đẹp, với không gian rộng lớn, xung quanh có nhiều công trình khác của Giáo hội. Đây là một trong những giáo đường lớn nhất, nổi tiếng nhất xứ Huế và có lịch sử khá lâu đời.

18 thg 12, 2021

Ấn tượng trang sức của phụ nữ Tà Ôi

Dân tộc Tà Ôi có những nét văn hóa độc đáo. Một phần trong những sắc thái độc đáo đó là những trang sức truyền thống. Đối với phụ nữ Tà Ôi, loại trang sức được ưa chuộng nhất là chuỗi hạt đeo cổ, vòng đeo cổ và khuyên tai.

Một số trang sức của đồng bào Tà Ôi.

Một số tài liệu nghiên cứu về bản sắc các dân tộc ghi lại: Phụ nữ Tà Ôi từ xưa đến nay thích đeo nhiều chuỗi hạt quanh cổ và dài trễ xuống ngực, trong đó phổ biến là loại chuỗi hạt được làm từ ba loại hạt cườm nhựa có màu sắc và kích cỡ khác nhau để xâu dây làm thành các chuỗi hạt đeo cổ hạt to, hạt vừa, hạt nhỏ.

14 thg 12, 2021

Đến Huế chiêm ngưỡng bảo vật Cửu đỉnh độc nhất vô nhị

Cửu đỉnh triều Nguyễn là bảo vật quốc gia dạng độc bản, có một mà không có hai. Được khởi tạo dưới thời vua Minh Mạng, trải qua quãng thời gian 200 năm với bao biến thiên thời cuộc, Cửu đỉnh đến nay vẫn vẹn nguyên như thuở ban đầu.

Thế Tổ miếu

12 thg 12, 2021

Chợ sớm Hương Phong

Không quá đông đúc, tấp nập nhưng chợ sớm Hương Phong vẫn là điểm đến thú vị của nhiều người muốn trải nghiệm hay đơn giản chọn cho gia đình những mớ tôm, cua, cá tươi xanh.

Cảnh mua bán tôm ở chợ

Cầu Tam Giang, điểm “check- in” quen mà lạ

Khi cầu Tam Giang trở thành điểm “check- in” mới, thu hút giới trẻ, những người đã quá quen thuộc với cây cầu này như tôi “giật mình”, thấy đẹp lạ làm sao.

Cầu Tam Giang lúc hoàng hôn

Với những người dân đã và đang sống bên chân phá như tôi, cầu Tam Giang nghe thật lạ tai, bởi lâu nay chúng tôi thường gọi với cái tên thân quen là cầu Ca Cút. Ngày trước, chưa có cây cầu này, mỗi lần muốn lên phố quả thật khó khăn. Việc lụy đò suốt thời gian dài cũng là lý do khiến kinh tế - xã hội ở vùng Ngũ Điền và xã Hải Dương ít có điều kiện phát triển.

11 thg 12, 2021

Về chợ Chuồn “ăn cả thế giới”

Có vẻ như nhiều người đã quá quen với bánh xèo cá kình ở chợ làng Chuồn, xã Phú An (Phú Vang). Thế nhưng, nếu ai đã từng đặt chân đến đây hẳn sẽ biết chợ Chuồn còn nhiều món ngon khác không nên bỏ qua.


Chợ Chuồn cách Huế chỉ tầm 15 phút đi xe máy. Sáng sớm nếu bạn muốn vừa đi ăn sáng, vừa có thời gian cà phê thì tầm 6h30 là có thể xuất phát. Từ đường Phạm Văn Đồng (TP. Huế) Quốc lộ 49 chạy thẳng đến đoạn đèn xanh đèn đỏ ngay ngã tư rẽ vào xã Phú Mỹ, chỗ Khu đô thị Phú Mỹ Thượng, đi tầm vài trăm mét là có đường rẽ vào rồi chạy thẳng một mạch là tới. Nếu bạn đi đường Thủy Dương - Thuận An lại càng thuận lợi hơn. Ngay ngã giao nhau giữa đường nhựa và đường bê tông cũng đoạn Phú Mỹ đó là chạy thẳng tầm hơn 5-7 phút là tới.

Lên A Lưới, khám phá hang động

Có vẻ như nhắc đến A Lưới, nhiều người đã quá quen với những suối thác, du lịch sinh thái, cộng đồng. Thế nhưng, nếu có dịp tìm hiểu về mảnh đất miền sơn cước ấy, khám phá những hang động, địa đạo nơi đây cũng sẽ đem lại rất nhiều cảm xúc.

Bảng chỉ dẫn vào di tích lịch sử cách mạng địa đạo A Đon