Hiển thị các bài đăng có nhãn Thái Nguyên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thái Nguyên. Hiển thị tất cả bài đăng

3 thg 7, 2017

Vẻ đẹp của hồ Núi Cốc

Là điểm du lịch nổi tiếng của Thái Nguyên, hồ Núi Cốc thu hút mọi người nhờ vẻ đẹp thanh bình, yên ả cùng nhiều điểm tham quan.

Núi Cốc là hồ nước ngọt nhân tạo, hình thành sau khi đập ngăn sông Công được xây dựng từ năm 1973 đến 1982. Hồ có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho 12.000 ha đất, giảm nhẹ lũ hạ lưu sông Cầu, đáp ứng dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng và nuôi cá. Ảnh: Honuicoc. 

7 thg 9, 2016

Mạo hiểm chinh phục suối Cửa Tử, Thái Nguyên

Cách Hà Nội 110km, suối Cửa Tử thuộc xã Hoàng Nông, Đại Từ, Thái Nguyên là một địa điểm dành cho các bạn ưa phiêu lưu mạo hiểm, thích khám phá, chinh phục. 

Cửa Tử, cái tên mới nghe đã có chút rùng mình thực chất là một địa điểm không mới nhưng đang thu hút nhiều du khách đến khám phá. Nằm ở sườn Đông của dãy Tam Đảo - Cửa Tử là các cửa nằm dọc con suối Cửa Tử thuộc xã Hoàng Nông, Đại Từ, Thái Nguyên. 

Con đường vào suối Cửa Tử. 

Cái tên này xuất phát từ xa xưa, gắn liền với chuyện tình của một đôi trai gái yêu nhau nhưng bị gia đình hai bên ngăn cấm vì lễ giáo phong kiến. Cuối cùng cả hai nghe theo tiếng gọi của con tim, rủ nhau đi ngược dòng suối Cái, trèo qua những tảng đá to nhiều hình dạng khác nhau để thề nguyền sống chết có nhau, cùng xây dựng hạnh phúc ở nơi núi rừng hoang vu trước sự cảnh cáo của người đời “Chúng bay vào đó chỉ có đường tử …”. Từ đó, con suối này được mọi người gọi là Cửa Tử. 

20 thg 11, 2015

Đắm say Võ Nhai

Những nương chè xanh tươi in hình xuống dòng sông trong vắt, con đường bình yên vắng lặng men theo núi đồi… Đó là hành trình đến với Võ Nhai, Thái Nguyên. 

Phong cảnh bản làng, đồng ruộng nhìn từ núi Phượng Hoàng - Ảnh: H.Dương 

Nơi đây vẫn còn khá xa lạ với nhiều người nhưng không thể bỏ qua nếu muốn du ngoạn khám phá cuối tuần

Từ Hà Nội, muốn đến Võ Nhai có hai lựa chọn. Thứ nhất, xuôi theo quốc lộ 3 hoặc cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên khoảng 80km rồi rẽ vào quốc lộ 1B đi tiếp 40km.

Thứ hai, chạy theo quốc lộ 1 Hà Nội - Lạng Sơn, tới Hữu Lũng rẽ vào tỉnh lộ 242 đi thẳng sang Võ Nhai. Chúng tôi đã chọn hành trình thứ hai, xa xôi hơn, đường đi khó khăn hơn nhưng là một hành trình đầy thích thú.

27 thg 10, 2015

Đặc sản đất chè Thái Nguyên

Không chỉ nổi tiếng với các loại chè ngon, Thái Nguyên còn sở hữu nhiều món ăn độc đáo, mang đậm tinh hoa núi rừng.

Bánh cooc mò


Cooc mò có nghĩa là sừng bò, cái tên lạ lùng bắt nguồn từ hình dáng đặc biệt, có chóp nhọn giống như chiếc sừng bò. Bánh là đặc sản, món truyền thống không thể thiếu trong dịp đầy tháng, thôi nôi của người Tày vùng Võ Nhai, Thái Nguyên.

31 thg 7, 2015

Khám phá hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà

Nếu có dịp ghé thăm Thái Nguyên, vùng đất gang thép giàu truyền thống lịch sử và nhiều danh thắng đẹp, bạn đừng bỏ qua hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà, điểm đến thú vị trong cuộc hành trình. 

Trong lòng hang Phượng Hoàng - Ảnh: Hoàng Hân 

Đi dọc theo quốc lộ 1B (Thái Nguyên - Lạng Sơn), cách thành phố Thái Nguyên 45km, bạn sẽ đến với huyện Võ Nhai nơi có hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà, một trong những danh thắng đẹp nổi tiếng nơi này.

Để leo lên được tới cửa hang Phượng Hoàng, phải trải qua một chặng đường rải đầy đá mèo với độ cao khoảng 500m, nhưng khi đến cửa hang bạn sẽ quên ngay chặng đường khó khăn đã vượt qua bởi khung cảnh hùng vĩ, trữ tình hiện ra trước mắt.

26 thg 4, 2015

Dừng chân ghé thăm đền Thánh Đuổm

Không phải là điểm đến trong tour du lịch tới vùng Đông Bắc nhưng đền Đuổm (xã Động Đạt, Phú Lương, Thái Nguyên) bấy lâu nay được mặc định như chỗ dừng chân giữa đường lý tưởng cho du khách.

Chiếc cổng chính của đền đã ngả màu thời gian - Ảnh: Hải Dương 

Trên hành trình hơn 100km ngồi xe máy, ôtô từ Hà Nội, cảm giác mệt mỏi bắt đầu xuất hiện nên tìm một điểm dừng chân nghỉ ngơi, dạo bộ là điều bất cứ du khách nào cũng muốn. Đền Đuổm lại có một vị trí vô cùng thuận lợi khi nằm sát quốc lộ 3 mà các tour đi Ba Bể, Bản Giốc… đều phải qua.

24 thg 1, 2015

5 món bánh cuốn ngon khắp ba miền

Vốn là món ăn chiều lòng được mọi tầng lớp thực khách, từ trẻ nhỏ đến người già, bánh cuốn quen thuộc trong đời sống ở mọi vùng miền và mỗi nơi lại có những biến tấu thú vị khác nhau.

Bánh cuốn trứng Thái Nguyên

Bánh cuốn là món ăn được ưa chuộng nhất mỗi buổi sáng ở vùng Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên. Không giống như bánh cuốn ở các nơi khác, món ăn bao gồm 2 đến 3 chiếc bánh cuốn mỏng, một quả trứng gà, thịt lợn cuốn lá lốt thay cho chả và khi ăn, thay bằng bát nước chấm mắm thông thường, người dân ở đây ăn với nước hầm xương thanh ngọt. Nước ninh xương sánh, có vị béo đậm đà mà vẫn cho cảm giác dịu ngọt của xương hầm, thêm hành khô và một chút lá rau mùi thái nhỏ tạo thành bát bánh cuốn hoàn chỉnh mang ra mời khách.

Với 15.000 đồng, bạn sẽ được thưởng thức bát bánh cuốn giàu dinh dưỡng, lại tràn trề thịt, trứng rất ấm lòng. Ảnh: Lê Thương

4 thg 12, 2014

Ngỡ ngàng trước “sóng núi” Chợ Chu

Cảnh đúng là “thiên tạo” với những “sóng núi” sừng sững, nhấp nhô uốn lượn quanh thung lũng. Ai một lần đến Định Hóa, Thái Nguyên cũng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của phố núi Chợ Chu. 

Phố núi Chợ Chu nằm yên bình dưới chân núi- Ảnh: N.T.Lượng 

Đi theo quốc lộ 3 Thái Nguyên - Bắc Cạn, cách thành phố Thái Nguyên 50km sẽ gặp thị trấn Chợ Chu bình dị có tự bao đời nay.

4 thg 11, 2014

Thái Nguyên và những điều chưa nhiều người biết

Ngoài danh thắng hồ Núi Cốc với câu chuyện tình huyền thoại về chàng cốc và nàng công, Thái Nguyên còn là mảnh đất thiêng liêng với nhiều điểm lịch sử văn hóa nổi tiếng.

Khu di tích ATK Định Hóa, bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam và địa điểm công bố ngày Thương binh liệt sỹ toàn quốc là 3 trong số rất nhiều điểm tham quan lịch sử văn hóa của tỉnh Thái Nguyên.

Khu di tích An toàn Khu Định Hóa

An toàn Khu (ATK) Định Hóa là một phần quan trọng của thủ đô trong thời kỳ Việt Nam chống thực dân Pháp. Nơi này hợp cùng các huyện Đại Từ, Phú Lương (Thái Nguyên), Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hóa (Tuyên Quang) và chợ Đồn (Bắc Cạn). Từ đây, du khách có thể tham quan rất nhiều địa điểm lịch sử nổi tiếng như đồi Khau Tý, di tích Nà Mòn, di tích Tỉnh Keo, lán Khuôn Tát... 

Du khách nghe hướng dẫn viên giới thiệu về lán Tỉnh Keo. Ảnh: Hương Chi 

21 thg 10, 2014

Ngõa mật - nồng say hương vị đồng rừng



Ngõa mật có lẽ là cái tên lạ với nhiều người, nhưng với chúng tôi - những đứa con của đồng rừng - chẳng ai lạ lẫm thứ quả ngọt lịm, say nồng của núi rừng này.

Quả ngõa chín màu đỏ tím - Ảnh: H.Hân 

Về thăm quê, nhìn thấy cây ngõa sai trĩu quả của bà, cái hương vị ngọt lịm, lớp mật sóng sánh như mật ong của quả ngõa chín lại làm tôi nhớ nhung.

Cây ngõa mật mọc nhiều ở các khu rừng miền núi phía bắc như Bắc Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn. Những ai đã có một thời ấu thơ gắn liền với những cánh rừng có lẽ chẳng thể nào quên được vị ngọt, mát của những quả ngõa chín mùi.

30 thg 3, 2014

"Trái tim" của trà Thái Nguyên là đây?

Đất chè Thái Nguyên có một loại được gọi là "vô danh trà", âm thầm góp vị xứ trà thêm nổi tiếng. 

"Mật danh" Khe Cốc

Đã từ lâu, giới sành trà nước ta nhắc đến một loại chè không hề nổi tiếng, thậm chí không có tên tuổi trên thị trường và cũng chẳng mấy người biết tới. Đó là loại chè có "mật danh" Khe Cốc. Trên thực tế, đó là chè do người làng Khe Cốc, xã Tức Tranh, Phú Lương, Thái Nguyên làm ra. 

Làng Khe Cốc chông chênh trên những đồi đất gan gà của xã Tức Tranh. Từ lâu, làng đã trở thành "rốn trà" xứ Thái với sự ưu ái của thiên nhiên ban tặng cho Khe Cốc thổ nhưỡng tuyệt diệu để trồng thứ cây giúp họ đổi đời. Ở Khe Cốc, người ta rất hiếm tìm ra những thuở ruộng trồng lúa hay ngô, khoai, sắn. Tất cả từ đồi cao đến đồi thấp, đồi xa đồi gần đều một màu xanh mướt của chè. 

Đồi chè Khe Cốc. 

23 thg 11, 2013

Núi Phượng Hoàng đầu đông

Trên núi là bầu không khí mát mẻ, trong lành, dưới chân là dòng nước trong xanh như ngọc, chừng ấy là đủ để du khách tìm về danh thắng bậc nhất Thái Nguyên.

Nhắc đến Thái Nguyên chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ đến những đồi chè xanh mướt hay hồ Núi Cốc với biết bao huyền thoại. Ít ai biết rằng, ở mảnh đất gang thép anh hùng cũng tồn tại những hang động nhũ đá tuyệt đẹp làm nao lòng du khách gần xa, trong đó phải kể đến núi Phượng Hoàng thuộc xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai.

Theo quốc lộ 3 từ Hà Nội lên thành phố Thái Nguyên, bạn đi tiếp dọc quốc lộ 1B thêm khoảng 45 km nữa. Trong cơn gió đầu đông se lạnh bạn sẽ thấy hai bên đường, những con phố đông đúc và nhà cao tầng dần được thay thế bằng những ngôi nhà sàn đơn sơ, mộc mạc. Không còn những hàng quán tấp nập mà chỉ là núi đá bao quanh, cứ thế con đường thẳng tắp xuyên qua thung lũng, thấp thoáng những bông hoa vàng cuối vụ. 

Đường lên hang Phượng Hoàng. Ảnh: vilide.com 

7 thg 11, 2013

Thắng cảnh Hồ Núi Cốc

Nổi tiếng bởi vẻ đẹp non nước hữu tình, gắn liền với huyền thoại về tình sử nàng Công chàng Cốc, Hồ Núi Cốc (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn cho kì nghỉ ngắn ngày.

Từ trung tâm thành phố Thái Nguyên, chạy qua xã Tân Cương nổi tiếng với những cánh đồng chè xanh bạt ngàn, chúng tôi đặt chân đến khu du lịch Hồ Núi Cốc. Hồ Núi Cốc vốn dĩ là hồ nhân tạo, được khởi công xây dựng năm 1993 và hoàn thành năm 1994, gồm một đập chính dài 480m và 6 đập phụ, có diện tích mặt hồ rộng khoảng 25km2. Khu du lịch Hồ Núi Cốc được xây dựng trên khuôn viên rộng 19.000ha, từ lâu đã hấp dẫn du khách bởi nét đẹp thiên tạo gắn với câu chuyện tình đẹp đã đi vào ca khúc “Huyền thoại Hồ Núi Cốc” của nhạc sĩ Phó Đức Phương.

Truyền thuyết kể lại rằng, ngày xưa có một chàng trai nghèo tên là Cốc sống bằng nghề đốn củi đến nhà quan lang ở vùng gần sông Công, sông Gâm làm thuê. Quan lang này có một cô con gái xinh đẹp và hát hay, múa giỏi nức tiếng khắp vùng, đó là nàng Công. Duyên trời định đoạt, tiếng sáo chàng Cốc đã khiến trái tim người con gái rung động. Biết chuyện, quan lang nhốt nàng Công trong nhà và cho quân truy đuổi chàng Cốc. Chàng Cốc trở về quê chờ nàng Công đến khi cả tấm thân hóa thành quả núi, còn nàng Công thương nhớ chàng Cốc, khóc ròng rã đến khi nước mắt chảy dài thành sông.


28 thg 5, 2013

Cảnh đẹp ở đền Đuổm

Nằm ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, đền Đuổm – quần thể kiến trúc cổ tọa lạc dưới chân một dãy núi đá là điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân trong tỉnh. Đối với khách phương xa, đền cũng ngày càng được biết đến nhờ vẻ đẹp cổ kính và phong cảnh hữu tình quanh các kiến trúc.

Đền Đuổm được người dân địa phương xây dựng, tu sửa trong nhiều thế kỷ để thờ phò mã Dương Tự Minh (Thánh Đuổm), một vị tướng người Tày có nhiều công trạng với nhà Lý nên được đức vua gả công chúa cho.

Đường vào đền


26 thg 2, 2013

Kho tàng ca dao, phương ngôn Thái Nguyên

Cùng với kho tàng ca dao, phương ngôn chung của đại gia đình các dân tộc Việt Nam, người Thái Nguyên còn có những câu ca dao, tục ngữ, phương ngôn riêng rất độc đáo.

Chùa Phù Liễn, một trong những địa danh đã đi vào ca dao

Về ca dao, ở Thái Nguyên hầu hết mỗi câu ca dao chỉ một địa danh nào đó để mỗi người dân đều dễ nhớ dễ thuộc:

Qua Đu, tới Đuổm, lên Chào
Rẽ qua phố Ngữ thì vào chợ Chu

24 thg 1, 2013

Hồ Núi Cốc - một bức tranh thiên nhiên kì thú

Hồ Núi Cốc thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 15km về hướng tây nam. Nơi đây nổi tiếng bởi nét đẹp thiên tạo tự bao năm nay và bởi cả sắc màu huyền thoại của truyền thuyết nàng Công - chàng Cốc. 

Hồ Núi Cốc có 89 hòn đảo lớn nhỏ. 

Hồ Núi Cốc nằm giữa một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú, sơn thuỷ hữu tình. Mặt hồ rộng mênh mông, có 89 hòn đảo lớn nhỏ. Không khí ở đây hết sức trong lành và tinh khiết. Những dãy núi dài lấp ló trong mây, tựa như một cô gái đang nằm xoã tóc, dưới chân núi là mặt hồ êm ru sóng gợn.