Hiển thị các bài đăng có nhãn Thái Bình. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thái Bình. Hiển thị tất cả bài đăng

13 thg 10, 2014

Hoang sơ Cồn Vành

Cồn Vành nằm trong Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng được UNESCO công nhận từ năm 1994 và là một trong các điểm đến duy nhất ở Việt Nam giữ được hệ sinh thái cũng như bãi biển nguyên sơ, thu hút những người ưa thích khám phá.

Cồn Vành nằm cách đất liền 7km thuộc xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Với một vị trí địa lý đắc địa, Cồn Vành nằm ở cửa sông Ba Lạt, nơi cửa sông Hồng hòa mình vào biển cả tạo nên một khung cảnh thiên nhiên hữu tình và tĩnh lặng. Cồn Vành hiện là điểm đến ưa thích của những du khách thích khám phá hệ sinh thái rừng ngập mặn đa dạng, làng chài với những người dân miền biển hiền hòa, hiếu khách.

Nếu như trước đây muốn đến Cồn Vành, người dân Thái Bình phải chèo thuyền thì bây giờ tuyến đường bê tông hiện đại đã nối Cồn Vành với đất liền giúp giao thông thuận lợi. 

Một góc Cồn Vành nhìn từ ngọn hải đăng Ba Lạt.

3 thg 6, 2014

Đến thăm ruộng muối Diêm Điền của Thái Bình

Trong hành trình tới vùng biển Thái Bình, không ít du khách tìm đến làng nghề truyền thống Diêm Điền, nơi những hạt muối trắng mặn mòi của biển khơi ra đời.

Cách thủ đô Hà Nội 110 km về phía đông nam, thị trấn Diêm Điền thuộc huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình là một trong 3 khu dự trữ sinh quyển lớn nhất của vùng châu thổ sông Hồng. Theo nghĩa Hán Việt, diêm là muối, điền là ruộng, nghĩa gốc của từ Diêm Điền có nghĩa là ruộng muối. Tên làng đã nói lên nghề của nhân dân nơi đây, đó là làm muối và đi biển.

Biển Diêm Điền với nồng độ mặn của nước biển đạt chuẩn để làm ra những hạt muối trắng. Làng nghề truyền thống làm muối biển ở đây đã có từ rất lâu đời. Nghề làm muối kéo dài từ khoảng tháng 4 đến tháng 7 trong năm. Đặc biệt vào tháng 4 và tháng 6 khi có những ngọn gió nồm thổi về, và nắng vàng gay gắt là thời điểm thuận lợi nhất để làm ra được những hạt muối trắng to, đậm vị và chắc nhất. 

Thường xuyên tưới nước có độ mặn cao giúp lượng muối kết tinh tăng thêm độ dày. Ảnh: Nguyễn Minh Sơn 

26 thg 3, 2014

Bình yên như... Thái Bình

Thái Bình một trong những vựa lúa lớn nhất miền Bắc, thuộc đồng bằng sông Hồng. Một vùng đất địa linh, nhân kiệt, khung cảnh yên bình và trù phú đúng như tên gọi của mình.

Thái Bình không có rừng hay núi, bốn phía là sông và biển bao quanh (một mặt là biển, ba mặt là sông Hồng, sông Luộc, sông Hóa). Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Hải Dương và Hải Phòng, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây và Tây Bắc giáp Hà Nam và Hưng Yên, phía Nam giáp Nam Định.

Với diện tích 1.546,5 km² bao gồm các huyện: Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Thái Thụy, Đông Hưng, Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải và thành phố Thái Bình. Là một trong những tỉnh đông dân nhất Việt Nam, chỉ đứng sau hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Thiên nhiên ban tặng cho Thái Bình đất đai bằng phẳng, mầu mỡ, phì nhiêu và nguồn tài nguyên phong phú. Toàn tỉnh có bờ biển dài 53km, cảng biển Diêm Điền, 5 cửa sông lớn và trên 16 nghìn ha bãi triều với trên 200 loài thuỷ sản, gần 2.500 đầu chim quý hiếm và những khoáng sản trầm tích tiến xa ra biển.

20 thg 2, 2014

Mùa xuân đi hội chùa Keo

Chùa Keo thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo. Ngày mồng 4 Tết âm lịch hàng năm, chùa Keo khai hội mùa xuân để đón khách thập phương về tham quan và dâng hương nhân dịp năm mới.

Chùa Keo là di tích lịch sử văn hóa với 2 cụm kiến trúc: chùa là nơi thờ Phật và Đền thờ đức thánh Dương Không Lộ (Không Lộ Thiền sư) - vị đại sư thời nhà Lý có công dựng chùa.

Từ bên ngoài, đi qua một sân lát đá, khách sẽ đến tam quan ngoại, hồ sen, tam quan nội với bộ cánh cửa cao 2 m, rộng 2,6 m, chạm rồng mẹ và rồng con chầu nguyệt. Văn bia và địa bạ chùa Keo còn ghi lại diện tích toàn khuôn viên chùa rộng khoảng 58.000 m², gồm nhiều ngôi nhà làm thành những cụm kiến trúc khác nhau. Hiện nay toàn bộ kiến trúc chùa còn lại 18 công trình, gồm 133 gian xây dựng theo kiểu "Nội công ngoại quốc". Đó là các công trình kiến trúc tiêu biểu như: Tam quan, chùa Phật, điện Thánh, gác chuông, hành lang, khu tăng xá… Toàn bộ công trình đều làm bằng gỗ lim và là nơi được các nghệ nhân điêu khắc thời nhà Hậu Lê chạm khắc rất tinh xảo. 

Chùa Keo từ bên ngoài đi vào khu Tam Quan 

18 thg 10, 2013

Về Đông Hưng vinh danh người soạn thảo bia tại Văn Miếu

Tiến sỹ Bùi Sĩ Tiêm (1690-1733) là quan nhà Lê Trung Hưng trong lịch sử Việt Nam. Ông đỗ Hoàng giáp khoa thi Ất Mùi niên hiệu Vĩnh Thịnh năm thứ 11 thời Lê Dụ Tông, tức năm 1715. Ông được sinh ra tại làng Hào, xã Kinh Lũ, Tổng Bình Cách, huyện Đông Quan, nay là thôn Kinh Hào, xã Đông Kinh, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

Ngày 11/6/1715 (năm Vĩnh Thịnh 11) thi Đình, đỗ Đình Nguyên đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân (Đình Nguyên Hoàng Giáp). Khoa thi này có tới 3.500 sỹ tử, ông là một trong số 20 người được chọn vào sân rồng, đích thân nhà vua sát hạch kiểm tra và vua đã phê chuẩn ông đỗ: Đệ nhị giáp, Đệ nhất danh Tiến sĩ, chiếm bảng Khôi nguyên được khắc tên vào bia Tiến sĩ

Ngay sau khi thi đỗ, Bùi Sỹ Tiêm được bổ chức Hiệu lý làm quan tại triều. Vì tin cậy tài năng, đức hạnh và khẩu khí văn chương của Bùi Sỹ Tiêm, triều đình đã giao cho ông soạn bài văn bia Tiến sĩ khoa Ất Mùi ông vừa thi đỗ để dựng bia tại Văn Miếu. Đây có lẽ là một trường hợp độc đáo, một vinh hạnh hiếm thấy đối với một vị tân khoa. Bởi lẽ xưa người được giao trọng trách soạn bia Tiến sĩ phải là người có danh vọng, uy tín lớn trong giới học quan

31 thg 8, 2013

Cồn Vành, cửa ngõ du lịch vịnh Bắc Bộ

Đảo Cồn Vành, Thái Bình, được xem là cửa ngõ vịnh Bắc Bộ với bãi biển đẹp cùng triền cát trải dài, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí cho một chuyến du lịch biển cuối tuần của bạn.

Cồn Vành thuộc huyện Tiền Hải, Thái Bình, cách Hà Nội 140 km. Trên bản đồ du lịch biển của vịnh Bắc Bộ, Cồn Vành nằm ở vị trí trung tâm, cách vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và Cát Bà (Hải Phòng) không xa, lại cận kề với các bãi tắm ở Nam Định. Nếu là một tín đồ của du lịch bụi, một trong cồn biển đẹp nhất miền Bắc này chắc chắn sẽ là điểm đến thú vị dành cho bạn. 

Đi cà kheo trong ngày hội ở bãi biển Cồn Vành. Ảnh: Baothaibinh.com. 


10 thg 3, 2013

Huyền thoại cửa Ba Lạt

Nơi sông Hồng đổ ra Biển Đông có nhiều câu chuyện đẹp và ly kỳ như huyền thoại. Có người truyền miệng rằng cái tên cửa Ba Lạt bắt nguồn từ chính những xác người chết đói năm 1945 không được chôn cất, phải cột ba mối lạt tre thả trôi sông Hồng để ra nấm mồ lớn ở Biển Đông.

Nhiều người khác lại kể tên Ba Lạt phát xuất từ xa xưa khi cửa sông còn phân làm ba nhánh nhỏ chứ không chỉ một như bây giờ. Còn một số sử liệu lại ghi rằng Ba Lạt chính là tên làng xưa.

Cửa Ba Lạt trong sương khói chiều xuân


22 thg 1, 2013

Hương vị Quỳnh Côi

Không sánh được với các thị trấn lân cận khác về sự phát triển rầm rộ thời gian gần đây, nhưng thị trấn Quỳnh Côi - thủ phủ huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình lại ẩn chứa bao điều thú vị và nhiều món ăn khoái khẩu.

Canh cá Quỳnh Côi



Tô canh cá Quỳnh Côi

Sáng, trưa, chiều, tối, canh cá đều có thể là món ăn chính của dân vùng Quỳnh Côi. Những sớm thu heo may se se hay sáng đông miên man sương phủ, bước qua một hàng canh cá thì có lẽ ai cũng bị lịm đi bởi mùi hương ngào ngạt của nồi nước dùng nóng bỏng, bởi vị thơm giòn của miếng cá om, cá chiên, bởi mùi hăng hăng của hành tươi chẻ nhỏ, húng bạc hà, thì là...



Canh cá Quỳnh Côi - món ngon đồng quê Thái Bình

Mát ngọt và đậm đà, gợi nhớ gợi thương về làng quê yêu dấu... Ấy chính là điều người ta cảm nhận khi thưởng thức món canh cá Quỳnh Côi. Người dân thị trấn Quỳnh Côi (Quỳnh Phụ, Thái Bình) bao đời nay vẫn tự hào về món ngon cha ông truyền dạy.


Canh cá Quỳnh Côi

Canh cá được làm từ những nguyên liệu rất đơn giản là sản vật của chính đồng quê như cá, rau, gạo… Cái hút khách của món ăn này chính ở cái vị ngọt ngào và mát dịu. Đó là cái ngọt của cá, cái mát của rau tươi, của bánh đa xào làm từ gạo. Vị ngon của những miếng cá chiên cùng vị bùi của rau thì là và vị thơm của gừng tươi tạo nên hương vị thật độc đáo.


Bánh tết của người Thái Bình

Miền đất lúa Thái Bình cũng là quê hương của bao đặc sản nông nghiệp trứ danh, trong đó có món bánh cáy - một món quà biếu tết đầy ý nghĩa.


Bánh cáy Thái Bình - Ảnh: P.Thanh

Tết đến xuân về, người Việt ta có tục lệ biếu tặng sản vật quê hương như muốn bày tỏ tình cảm chân thành, cũng như thể hiện niềm tự hào về mảnh đất đã sinh ra và lớn lên. Nếu người Hà Nội tự hào với bánh cốm Hàng Than, Hải Dương có bánh đậu xanh, người Thanh Hóa là nem chua… thì với người con miền đất lúa Thái Bình đó là một loại bánh được làm hoàn toàn từ sản vật nông nghiệp: bánh cáy.


Bánh cáy - đặc sản Thái Bình


Chiếc bánh cáy làng Nguyễn. Ảnh: Vũ Hào 

Trong cái rét hanh hao của những ngày cuối tháng Giêng, ngồi trên chiếc xe khách chạy tuyến Nam Định - Hải Phòng, điểm thu hút tôi nhất là những tấm biển quảng cáo “Bánh cáy làng Nguyễn” nối tiếp nhau không dứt trên quốc lộ 10, kể từ địa giới Đông Hưng, Thái Bình.

Chỉ ở lại Thái Bình vài ngày, mọi người đã dặn tôi lần sau ra đây, “không cần những biển báo địa giới, không cần hỏi thăm ai, mọi người đều dễ nhận biết khi đã đi hết đất Nam Định sang tới đất Thái Bình, ấy là vô vàn những biển hiệu của cửa hàng bán bánh cáy nổi bật trên màu xanh của đồng lúa bạt ngàn”.