Hiển thị các bài đăng có nhãn TTXT Du lịch Sóc Trăng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TTXT Du lịch Sóc Trăng. Hiển thị tất cả bài đăng

12 thg 6, 2018

Ngôi chùa nơi xứ biển

Đến gần trung tâm xã Lạc Hòa (thị xã Vĩnh Châu), từ xa, chúng ta đã dễ dàng nhìn thấy ngọn tháp cao xây dựng mô phỏng kiến trúc Trung Hoa cổ, đỉnh tháp đặt tượng Phật Thích Ca đang một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất - đó chính là ngọn tháp của chùa Hải Phước An. Theo truyền thuyết Phật giáo, khi thái tử Tất Đạt Đa đản sinh, ngài đã đi bảy bước, dưới mỗi bước chân nở một đóa sen nâng gót. Đến bước cuối cùng, tay chỉ trời, tay chỉ đất, ngài dõng dạc cất cao tiếng sư tử hống: Trên trời dưới trời, ta là bậc tôn quý hơn cả…

Đài 48 đại nguyện của Phật A Di Đà.

Bánh bầu Sóc Trăng

Trái bầu là nguyên liệu chế biến các món nấu ngon như canh bầu nấu với tôm, bầu xào, bầu luộc hay hấp. Dần dần, bầu được các đầu bếp chế biến ra thành nhiều món độc đáo khác như lươn hấp bầu, cá lóc hấp bầu, gỏi bầu…


Ngày xưa, ở các vùng quê xa xôi Vĩnh Châu, Châu Thành của Sóc Trăng, trái bầu còn được dùng làm bánh, vừa thay đổi khẩu vị vừa giúp cho các món ăn làm từ bầu thêm phong phú hơn. Bánh bầu có 2 loại, ngọt và mặn, được chế biến từ các nguyên liệu chủ yếu gồm trái bầu non, bột gạo, tôm (tép), nước cốt dừa, hành lá, bột cà-ri…

5 thg 7, 2016

Đôi nét về lễ hội Óc Om bóc và đua ghe ngo của đồng bào Khmer

Sóc Trăng là một trong 13 tỉnh, thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều điểm đến đầy hấp dẫn du khách. Đó là những hoạt động văn hóa nghệ thuật, lễ hội truyền thống phong phú, đặc sắc; là kiến trúc chùa chiền, sản phẩm du lịch độc đáo, ẩm thực nổi tiếng, là những làng nghề truyền thống của 03 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa. Trong đó, lễ hội Oc om bóc và Đua ghe Ngo của đồng bào dân tộc Khmer là một trong những lễ hội chính thu hút hàng trăm ngàn người trong và ngoài tỉnh tham dự. Theo tương truyền Lễ hội đã có từ rất lâu đời, khi con người bắt đầu biết trồng lúa nước. Lễ hội có ý nghĩa: thứ nhất là đưa tiễn nước ra sông, vì thời gian tổ chức Lễ hội vào thời điểm cuối năm, lượng mưa đã giảm nhiều, mực nước ở ruộng, ao, hồ, sông bắt đầu hạ xuống; thứ hai, các nhà nông bắt đầu vào thu hoạch vụ mùa và các nông sản; thứ ba, đồng bào Khmer vốn đã được tiếp thu cả hai nền văn minh của đạo Bà – la – môn và đạo Phật, nên mới có nghi lễ Cúng Trăng trong lễ hội Oc om boc.

Lễ Oc om bóc: Còn gọi là Lễ Cúng Trăng hay lễ "Đút cốm dẹp" (Bon sâm peah preah khe) là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer.

Cốm dẹp

26 thg 4, 2016

Nét đẹp chùa Trà Tim

Mỗi ngôi chùa ở Sóc Trăng ngoài giá trị văn hóa truyền thống, còn là một địa chỉ đỏ của người dân trong vùng. Chùa Chrui Tưm Chắs là một trong những ngôi chùa tiêu biểu ấy. Theo ngôn ngữ Khmer, Chrui Tưm Chắs có nghĩa là ở giữa, chính giữa, vì chùa này nằm giữa hai ngôi chùa đã có trước: Chùa Luông Basắc Bãi Xàu ở hướng cách chùa 7 km và chùa Anh-tắc–co–xây, ở hướng Tây Bắc cách khoảng 4 km. Người dân quanh vùng gọi là chùa Trà Tim, tọa lạc trên đường Trần Hưng Đạo, khóm Tâm Trung, Phường 10, TP. Sóc Trăng, cách trung tâm thành phố gần 3 km hướng về Bạc Liêu. Đây là một trong những ngôi chùa Khmer cổ, có diện tích rộng trên 38.600 m². Ban đầu chùa đã được khởi dựng bằng gỗ, lợp lá cách nay gần 500 năm.

Đến nay, chùa đã trải qua 20 đời trụ trì, nhiều lần trùng tu, hai lần tu sửa lớn nhất còn ghi chép lại vào năm 1888 và gần đây nhất là năm 1952 chánh điện cũ được xây dựng mới kiên cố và sử dụng đến hôm nay. Ngôi chùa được bao bọc với hàng trăm gốc sao, dầu cổ thụ để tạo bóng mát và để lấy gỗ sửa chùa hoặc cất nhà, làm thuyền, làm ghe Ngo khi cây đã già. Chùa có 3 cổng, 01 cổng chính và 02 cổng phụ, cổng phía sau chùa hướng ra quốc lộ 1A.

Từ cổng chùa đi thẳng vào bên tay trái là chúng ta bắt gặp ngôi chánh điện cổ kín được xây dựng lại 1952, diện tích 260 m
² (13m x 20m), trên một nền cao hơn mặt đất 2,6m, chân nền rộng và giật cấp lùi dần về bên trên thành hình tam cấp, mỗi cấp có 4 cổng lên xuống ở 4 hướng đông, bắc, tây, nam. Tây, mỗi bên có 06 cửa.

Sala chùa Trà Tim

Phước Đức cổ miếu – Điểm du lịch tiềm năng của huyện Thạnh Trị

Thạnh Trị là địa phương có khá nhiều cơ sở thờ tự mang nét di tích văn hóa tín ngưỡng: đình, chùa, miếu... Trong đó, có 3 cơ sở thờ tự thường xuyên đón nhiều khách thập phương đến tham quan đó là Đình thần Phú Lộc, Đình thần Nguyễn Trung Trực (ấp xã Mau 1- thị trấn Phú Lộc) và Chùa Ông Bổn với tên gọi là Phước đức Cổ miếu, nơi có tiềm năng phát triển thành địa điểm du lịch của huyện.

Phước Đức Cổ Miếu nằm trong khuôn viên hơn 
3.000 mcạnh Quốc lộ 1A, thuộc địa bàn ấp 1, thị trấn Phú Lộc, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng. Đây là ngôi chùa có lịch sử hình thành khá lâu đời, cách đây hơn 100 năm, được xây dựng với lối kiến trúc đặc biệt theo cấu trúc của người Hoa cổ. Theo ông Trần Tài Hên, Trưởng Ban thào nán của Phước Đức Cổ miếu, Ngôi chùa được xây dựng vào năm 1912, do ông Đào Việt Cao (là người hiến đất để xây ngôi chùa) cùng với các ông Thái Trường Phát, Ngô Vĩnh Thuận, Thái Vĩnh Thanh, Thái Nguyên Phát, Ngô Hòa hiệp… đã đứng ra xây dựng. Đến tháng 12 năm 2007, Ngôi chùa được tiến hành trùng tu tôn tạo lại với tổng kinh phí trên 1,5 tỷ đồng.

Đây là ngôi miếu lâu đời nhất của người Hoa ở huyện Thạnh Trị, giữa ngôi chánh điện là bàn thờ vị thần Tam Bảo Công Trịnh Hòa, Nguyên là đô đốc thống lĩnh hải quân dưới triều Minh – Trung Quốc (vào khoảng thế kỷ 15). Theo truyền thuyết, ông là một vị quan thường được triều đình phái đi cứu giúp người dân khi gặp thiên tai hoạn nạn, được mọi người mến mộ gọi ông với cái tên là "Ông Phước Đức", và đây chính là lý do vì sao ngôi chùa này được gắn với tên gọi “Phước Đức Cổ miếu”, đồng bào người Hoa nơi đây thờ phụng Ông với mong ước là được sự phù trợ giúp mọi người sinh cơ lập nghiệp, có cuộc sống an lành.

25 thg 4, 2016

Một thoáng Cồn Mỹ Phước

Cồn Mỹ Phước thuộc ấp Mỹ Phước, xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, nằm cuối lưu vực hạ lưu sông Hậu, cách bờ biển Đông 45 km và cách trung tâm tỉnh lỵ Sóc Trăng khoảng 27 km về hướng Đông - Bắc. Cồn Mỹ Phước có vị trí giao thông thuận lợi do nằm trên sông Hậu và gần tuyến Quốc lộ Nam Sông Hậu. Theo quốc lộ Nam Sông Hậu đến ấp Mỹ Huê, xã Nhơn Mỹ, rẽ vào cổng chào Du lịch Miệt vườn cồn Mỹ Phước, theo lộ đal khoảng 300m là đến bến phà để qua tham quan Cồn.

Cồn - Ấp Mỹ Phước được hình thành và phát triên trên nền phù sa của dòng sông Hậu lắng tụ và bồi đắp, có diện tích tự nhiên hơn 1.020ha, chiều dài khoảng 3.5km, rộng nhất là ở đoạn giữa gần 0.6km, hẹp dần về phía đầu và đuôi, nên cồn có hình tựa chiếc xuồng ba lá.

20 thg 9, 2015

Chùa Ông Bổn của người Hoa Sóc Trăng

Với cách gọi quen thuộc, Chùa Ông Bổn hay Hòa An hội quán là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ năm 1875, tọa lạc tại số 09, đường Nguyễn Văn Trỗi, P1, thành phố Sóc Trăng. Vào ngày 12/5/2004, Chùa được công nhận là di tích văn hóa, nghệ thuật kiến trúc cấp tỉnh.

Chùa Ông Bổn có mặt tiền quay về hướng Nam, hai bên tả hữu tô đá rửa được nghệ nhân đắp chữ nổi bằng xi măng rộng khoảng 1 mét là 2 đại tự: “Tăng”, “Phước” – có ngụ ý là chúc bà con bá tánh hưởng thêm nhiều phước lộc. Ngoài ra, ở bên phải khuôn viên chùa có ngôi miếu thờ Thần Hoàng Bổn Cảnh, tượng trưng cho thần Thổ Địa của địa phương.

Bên trong ngôi chùa, toàn bộ phần chân cột, từ nền “Tam cấp” trong khu vực nội thất cho đến khung cửa chính của ngôi chùa… đều được tạc bằng đá tảng từ Trung Quốc chở qua. Ngôi chùa được thợ xây dựng “Vân kim tam cấp” qua thước Lỗ Ban - theo hình chữ “phú” - tượng trưng cho sự sung túc, phú quý theo quan niệm của người Hoa.Đặc biệt, ngôi chùa còn giữ nguyên lớp ngói ống âm dương màu xanh (ngói lưu ly)và gốm tráng men màu, được dùng tạc tượng: “Bát tiên thí võ”, “Lưỡng long tranh châu”, “Mẫu đơn phụng”và hoa văn “Chỉ hoa cúc”được dùng trang trí ở tả hữu mái ngói trước,tượng trưng âm dương hòa hợp, sung túc, no đủ nên càng tôn thêm vẻ tôn nghiêm của ngôi chùa.

Chùa Ông Bổn

16 thg 9, 2015

Bác sĩ nông học Lương Định Của

Bác sĩ Nông học Lương Định Của sinh ngày 16/8/1920 tại xã Đại Ngãi, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, tốt nghiệp khoa Nông nghiệp trường Đại học Quốc lập Kyushu (tỉnh Fukuoka, trên đảo Kyushu) năm 1945 và làm việc trong Viện thực nghiệm, Trường Đại học Quốc lập Kyushu. Một thời gian sau, Ông ghi tên học ngành Di truyền chọn giống ở Tây Kinh (Kyoto), chuyên sâu về tế bào học. Với sự thông minh, nghiêm túc và cần cù trong học tập, nghiên cứu, Lương Định Của đã tốt nghiệp, được nhận bằng Bác sĩ Nông học loại ưu. Đây là học vị cao nhất trong ngành Nông học Nhật Bản và Lương Định Của là người thứ 96 trên nước Nhật được nhận học vị này. Chính phủ Nhật phong Lương Định Của là Giáo thụ trường Đại học Quốc lập Kyushu. Năm 1952, được sự đồng tâm của người vợ Nhật, bà Katamura Nobuko, Lương Định Của và vợ cùng 2 người con đã xuống tàu sang Hồng Kông để tìm đường về nước. Đến Hồng Kông, toàn bộ đồ đạc bị thất lạc, nhờ sự giúp đỡ của một người bạn học là anh Trương Văn Hi, Lương Định Của và gia đình nhỏ của Ông mới về đến Sài Gòn an toàn cùng với 1 chiếc va-li lúa giống mà Ông luôn cẩn thận mang theo người.

Đình Hòa Tú, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng

Đình Hòa Tú I thuộc ấp Hòa Trực, xã Hòa Tú I, huyện Mỹ Xuyên được hình thành vào năm 1852, sắc phong đình do Vua Tự Đức phê ngày 25 tháng 11 năm 1852. Nơi này còn là địa điểm gắn với cuộc khởi nghĩa Nam kỳ ngày 23 tháng 11 năm 1940.

Ngôi Đình hiện nay được xây dựng mới vào 2010, có 03 gian nối tiếp (chữ tam), cổng đình nhìn ra hướng Đông Bắc. Mái đình lợp ngói âm dương. Trong đình, từ cột kèo, bài vị, bệ thờ, câu liễn, câu đối đều được chạm trổ khéo léo tinh vi. Gian đầu là gian võ ca, gian giữa là nhà khách, gian sau là điện thờ thần, có 02 đầu hồi là 02 máng hình tam giác dựng đứng trên đầu mái, được xây kín bằng gạch trát xi măng và không có trang trí. Hai mái còn lại ở trước và sau có độ nghiêng.Toàn bộ khung sườn đình được đúc bằng xi măng cốt thép.

Chùa La Hán, Sóc Trăng

Chùa La Hán nằm trong nội ô Tp. Sóc Trăng, tọa lạc tại xóm Cầu Đen, thuộc Phường 8. Đây cũng là một trong những ngôi chùa tiêu biểu của đồng bào người Hoa ở tỉnh Sóc Trăng. Chùa La Hán được xây dựng cách đây rất lâu, bằng vật liệu tre, lá và ván. Sau một cơn bão lớn vào năm 1956, ngôi chùa bị hư hại nặng. Sau đó, chư tăng cùng Phật tử đóng góp xây dựng lại chùa với quy mô nhỏ với vật liệu bằng gạch và lợp ngói. Năm 1990, ngôi chùa được xây dựng lại và mở rộng khang trang như ngày nay.

Nhìn chung diện tích ngôi chánh điện không lớn nhưng rất thoáng nhờ không gian khuôn viên sân chùa rộng. Chùa có 2 tầng, gồm 4 hệ thống mái chồng lên nhau, trên mỗi góc mái có trang trí hoa văn theo kiến trúc nghệ thuật dân tộc Hoa. Tầng trên thờ phụng Phật Thích Ca, Thập Bát La Hán, Thái Thượng Lão Quân và chư Bồ Tát. Tầng dưới thờ phụng Thiên Hậu Nương Nương, Bạch hầu Công, Ôn Thần và chư Tiên Cô, Tiên Hữu. Khuôn viên sân chùa có thờ tượng Phước Đức Lão Ông, Phật Bà Quan Âm, kết hợp của cảnh vật như ao sen, núi Phổ Đà, đèn bát bửu, các tượng tạc rồng phượng, ngọc kỳ lân, hồ rùa và ngôi đình tạo nên phong cảnh thanh bình và thoáng mát. Mọi cảnh vật, không gian đã góp phần tạo nên cho ngôi chùa một sắc thái hài hòa, thanh nhã.

Chùa Phật Nổi – Ngã Năm, Sóc Trăng

Chùa Phật Nổi hay còn gọi là chùa Bửu Long, thuộc ấp Tân Lập, xã Long Tân, thị xã Ngã Năm. Ngôi chùa hình thành vào năm 1962 và được xây dựng mới, khang trang vào năm 1993, trong khuôn viên đất rộng 6.000 m².

Tương truyền, thuở xưa đây là vùng đất hoang vu, rừng rậm. Thời pháp thuộc, ông Lê Phát Tân lãnh khẩn hoang, chiêu mộ dân đến làm ruộng; lúc ấy có người phát hiện một tượng Phật bằng đá, nhưng ông Tân không cho mang về chùa. Một thời gian sau, ông bệnh mất, vùng đất ruộng này cũng đổi chủ, dân chúng cũng quên lãng việc ấy.

Đến năm 1961, trong một lần cày ruộng, ông Phan Văn Lùng phát hiện hai bàn chân trần, đứng trên một bục đá. Ông lấy làm lạ, trân trọng mang về đặt trên bàn thông thiên trước nhà. Một năm sau, vào dịp nhà ông đang có đám giỗ, ông kể lại toàn bộ câu chuyện về hai bàn chân trần cho bà con cùng nghe. Bà con nghe xong, bàn bạc rồi đồng tâm hiệp lực ra mảnh ruộng tìm kiếm, hy vọng sẽ phát hiện thêm phần thân trên. Quả thật, trong số những người thành tâm ấy có ông Tám Tà đã tìm thấy tượng Phật và tri hô, mọi người cùng nhau đến móc đất mang tượng lên.

4 thg 2, 2014

Chùa Prés on Prés Buôl Prés Phék

Chùa Prés on Prés Buôl Prés Phék hay còn được gọi là chùa Bốn Mặt, tọa lạc tại xã Phú Tân, huyện Châu Thành, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 7km theo hướng Quốc lộ 1A đến ngã 3 An Trạch, rẽ phải đi về huyện Kế Sách.

Tượng Phật Bốn mặt 

Theo một số tư liệu lưu lại, chùa được xây dựng vào năm 1537, có diện tích 65.000 m². Tổng thể kiến trúc ngôi chùa bao gồm: chánh điện, sala, đường nội bộ, sân, thư viện, trại để ghe ngo, nhà ở cho các vị sư, tháp để tro cốt người chết và lò hỏa táng,... Hơn 470 năm hình thành và phát triển, Chùa Bốn Mặt đã trải qua 20 đời trụ trì và hiện nay trụ trì chùa là Thượng tọa Thạch Boene.

10 thg 10, 2013

Mắm và mắm cá lóc chiên đặc sản của huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng

Không biết từ bao giờ, mắm đã trở thành món ăn không thể thiếu của người dân vùng đồng bằng châu thổ. Cũng có thể nói đã là dân miền Tây thì hầu như đều biết dùng mắm và thích các món ăn được chế biến từ mắm.

Có dịp đến với huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, du khách sẽ có dịp thưởng thức món ăn khá dân dã - mắm cá lóc chiên, một trong những món đặc sản của địa phương. 

Mắm cá lóc chiên Ngã Năm 

Món mắm cá lóc chiên Ngã Năm được chế biến từ loại cá lóc đồng, còn sống, được tự tay người dân nơi đây ủ thành mắm với quy trình khá công phu và tỉ mỉ. Cá lóc được làm sạch, để nguyên con cho ráo nước, rồi đem cá ướp với muối hột theo bí quyết riêng. Sau đó, cá được ủ bằng cách cho vào cái hủ vừa phải, dùng vật nặng để nén chặt lớp cá bên dưới. Sau khoảng 02 tháng, muối đã thấm vào cá thì thực hiện việc trao mắm; Khâu này khá quan trọng bởi nó sẽ tạo cho mắm có mùi thơm đặc trưng và có tác dụng làm cho vị mặn và ngọt của mắm được hài hoà. Người trao mắm lấy cá trong hủ ra để ráo, dùng thính (gạo được rang vàng), dã nhuyễn, rải lên cá và trộn đều. Sau đó, tiếp tục cho những con mắm này vào hủ, để thêm một thời gian nữa là đã có thành phẩm mắm cá lóc.


1 thg 10, 2013

Bảo Tàng tỉnh Sóc Trăng

Đến Sóc Trăng, ngoài những điểm tham quan như: chùa Dơi, chùa Đất Sét, chùa Chén Kiểu hay khu di tích lịch sử đón Đoàn tù chính trị Côn Đảo, du khách không nên bỏ lỡ cơ hội đến tham quan Bảo tàng tỉnh Sóc Trăng một nơi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử của 3 dân tộc Kinh – Khmer – Hoa cùng nhau sinh sống trên mảnh đất Sóc Trăng.

Quang cảnh Bào tàng 

Cuối năm 2010, Bảo tàng tỉnh chính thức đi vào hoạt động với diện tích 
13.000 m2 và tổng vốn đầu tư 13,5 tỷ đồng,. Đến nay, Bảo tàng Sóc Trăng trưng bày 730 hiện vật có giá trị, trong đó có nhiều hiện vật của người dân địa phương hiến tặng. Trong hệ thống Bảo tàng tỉnh gồm có nhà Bảo tàng chính, phòng Trưng bày Văn hóa Khmer và di tích Khu Căn cứ Tỉnh ủy rừng Tràm Mỹ Phước Sóc Trăng. 


29 thg 9, 2013

Các món ngon đừng bỏ lỡ khi về thăm Sóc Trăng

Đến với Sóc Trăng du khách gần xa không chỉ chiêm ngưỡng nét văn hóa, lễ hội của ba dân tộc Kinh - Khmer - Hoa tại Sóc Trăng, mà còn có thể thưởng thức được các món ăn mang hương vị khác nhau của ba dân tộc sinh sống nơi đây.


Dọc theo Quốc lộ I, thuộc huyện Châu Thành và huyện Mỹ Xuyên - tỉnh Sóc Trăng, du khách sẽ tìm thấy 02 món đặc sản Sóc Trăng được chọn vào top 10 quà bánh nổi tiếng của Việt Nam năm 2012. Đó là bánh Pía và bánh Cóng, Bánh Pía Sóc Trăng những thương hiệu nổi tiếng như: Tân Huê Viên, Công Lập Thành, Tân Hưng, Quảng Trân... Bánh Pía được làm từ đậu xanh, sầu riêng, khoai môn, lòng đỏ trứng vịt muối, mỡ heo, bột mì... Bánh được chế biến qua bộ máy dây chuyền sản xuất và đôi tay khéo léo của người thợ làm bánh mới có chiếc bánh ngon và đẹp. Với một miếng bánh pía thơm ngon mùi sầu riêng kết hợp cùng ly trà nóng thì thật là tuyệt vời. 

Bánh khọt – món bánh dân gian Nam bộ

Đối với người dân Nam bộ, bánh khọt là món ăn khá quen thuộc và được nhiều người ưa dùng. Mỗi chiếc bánh nhỏ có hình tròn vừa đủ cắn làm đôi hoặc 01 miếng lớn.


Loại bánh dân gian này, không quá khó để thực hiện và nguyên liệu cũng dễ tìm. Các nguyên liệu dùng làm bánh gồm: bột gạo, bột nghệ, bột mì, nước cốt dừa, hột gà, đậu xanh hấp bỏ vỏ, tép lọt vỏ cắt hạt lựu hoặc bầm nhuyễn, hành lá, tỏi, ớt, dầu ăn và một số gia vị khác. Trước tiên cần chuẩn bị trước cho phần nhân bánh, gồm đậu đã hấp chính và tép xào chung nêm ít gia vị; kế tiếp thắng nước cốt dừa và làm nước mắm chua ngọt, chuẩn bị thêm rau sống chủ yếu là cải sà lách, dưa leo, giá đổ và rau thơm…


Một ngôi chùa Đá giữa lòng thành phố Sóc Trăng

Sóc Trăng nổi tiếng với các ngôi chùa mang sắc thái độc đáo riêng biệt như Bửu Sơn tự (Chùa Đất Sét) được công nhận là di tích nghệ thuật cấp tỉnh nổi tiếng với các pho tượng Phật làm bằng đất sét; Chùa Sro Luon (Chùa Chén Kiểu) những vách tường được ốp bằng những mảnh ghép chén kiểu, dĩa......Đặc biệt, trong nội ô thành phố lại có ngôi chùa làm từ nguyên liệu đá nguyên khối với tên gọi là Chùa Vĩnh Hưng hay Tổ đình Vĩnh Hưng tọa lạc tại số 110 Trần Hưng Đạo, Khóm 2, Phường 2, Thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Mỗi khối đá có kích thước là dài 0,3m, 0,2m rộng, cao 0,2m.


Về Vĩnh Châu thăm ngôi miếu cổ

Thiên Hậu cổ miếu tọa lạc trên một khu đất rộng khoảng 1500m2, nằm trên đường Trần Hưng Đạo, Thị xã Vĩnh Châu, cách trung tâm chợ khoảng 400m về hướng Đông – Nam, trên đường đi về xã Vĩnh Hải. Từ thành phố Sóc Trăng du khách có thể đi theo hướng tỉnh lộ 11 qua cầu Mỹ Thanh và đi thêm khoảng 18 km nữa là đến di tích.

Thiên Hậu cổ miếu nhìn từ bên ngoài; ảnh: Tân Xuyên 

Trước đây, Miếu được dựng với quy mô nhỏ bằng gỗ, tre, lá. Cho đến 1907 miếu được xây dựng lại khang trang bằng gạch, ngói và tồn tại cho đến ngày nay. Theo truyền khẩu, xưa kia nơi đặt miếu rất hoang vu, thanh vắng, nhà cửa dân cư thưa thớt. Đến khi một số di dân người Hoa đến đây lập nghiệp, mang theo hình tượng nữ thần của những ngư dân và những người đi biển trong dòng họ. Để củng cố niềm tin, họ đã lập một ngôi miếu nhỏ thơ Bà với mong muốn bà phù trợ khi ra khơi đánh bắt hoặc giữ bình yên cho xóm làng, mùa màng thuận lợi.