Hiển thị các bài đăng có nhãn TTXT Du lịch Đồng Nai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TTXT Du lịch Đồng Nai. Hiển thị tất cả bài đăng

8 thg 8, 2018

Khám phá nét văn hóa bản địa dân tộc S'tiêng ở Tà Lài, Tân Phú

Nếu bạn là một người yêu thích tìm hiểu và khám phá bản sắc của 54 dân tộc anh em tại Việt nam thì đừng bỏ qua cơ hội đến với Tà Lài nơi các dân tộc anh em như Stieng, Mạ, Tày, Nùng sống với nhau rất gần gũi. 


Đến đây không khó để các bạn có thể bắt gặp hình ảnh những cô gái Mạ, S’tiêng thong thả đi trên đường. May mắn hơn trong một ngày nắng đẹp của tháng 5, các bạn sẽ còn được chiêm ngưỡng một rừng cây hoa móng cọp (hoa đào rừng) nở rợp cả vùng trời và từng đàn bướm vàng tung tăng bay lượn cảnh vật như ở trốn thần tiên. Ở xa xa, những cô sơn nữ nhẹ nhàng hái hoa tươi cười khoe sắc ngân nga câu hát vút cao nhưng ngọt ngào giữa đại ngàn ấy.

6 thg 8, 2018

Du lịch Long Khánh nhớ ghé chùa Huyền Trang

Có một nơi mà khi đặt chân đến sẽ cho ta cảm giác thật sự thanh thản và an yên, nơi đây có những tấm lòng nhân ái, tình yêu thương giữa người với người, tọa lạc tại ấp Bàu Cối, xã Bảo Quang, TX. Long Khánh, Đồng Nai, chùa Huyền Trang đang là một điểm đến thu hút du khách.

Với khuôn viên rộng gần 1000
, Chùa Huyền Trang có được bố trí nhiều tượng phật, tiểu cảnh và nhiều cây xanh, mang đến cho du khách bầu không khí mát mẻ, trong lành và thanh tịnh. 


Nhà thờ cổ xứ bưởi Tân Triều

Tọa lạc tại ấp Vĩnh Hiệp, xã Tân Bình, Huyện Vĩnh Cửu, nhà thờ Tân Triều xây dựng từ năm 1778 được xem làm một trong những nhà thờ cổ nhất miền Nam có niên đại hơn 100 năm tuổi.


Trước đây vùng đất này chủ yếu trồng trầu, đến năm 1869 vị cha xứ của nhà thờ Tân Triều đã mang giống hai cây bưởi từ Brazil về trồng, khi trồng tại vùng đất phù sa này, giống bưởi cho trái nhiều, ngon ngọt hơn và từ đó người dân đã chiết cành về trồng và nhân rộng, đưa cù lao Tân Triều trở thành vùng chuyên canh cây bưởi và nổi tiếng cho đến ngày nay.

30 thg 7, 2018

Mênh mang nước, bao la trời

Có một nơi rất gần thành phố, nhưng yên tĩnh giữa nước và trời. Nếu bạn cần một khoảng lặng, thoát khỏi cuộc sống xô bồ, nhộn nhịp, hối hả để nghỉ dưỡng, để thả hồn với cỏ cây và mây trời, hãy một lần ghé Đảo Ó – Đồng Trường.


Sau một thời gian khá dài, tôi được dịp quay lại Đảo Ó – Đồng Trường, thật sự thấy cảnh vật đã đổi thịt thay da. Từ nơi hoang sơ, rậm rạp, với bàn tay, khối óc và sức người, khiến nơi đây toát lên luồng sinh khí mới, nhưng vẫn giữ trọn vẻ mộc mạc, thơ mộng và tươi mát.

25 thg 7, 2018

Văn hóa người Mạ ở Đồng Nai

Dân tộc Mạ được gọi bằng nhiều tên khác nhau như Chau Mạ (Chau: người; Mạ: tên tộc người), Chê Mạ, Mạ Ngan… Người Mạ được coi là dân bản địa, sống chủ yếu ở các tỉnh Lâm Đồng, Đắc Nông, Bình Phước, Đồng Nai… 

Tại Đồng Nai, người Mạ tập trung ở một số ấp, xã như Hiếu Nghĩa huyện Định Quán, xã Tà Lài, Phú Bình, Phú Sơn huyện Tân Phú… Với những nét đặc trưng rất riêng, văn hóa người Mạ thể hiện trong các phong tục, cách ăn,mặc, ở…và suy nghĩ lối sống đã góp phần làm đa dạng văn hóa các dân tộc trên mảnh đất Việt Nam nói chung, và Đồng Nai nói riêng.

Người Mạ sống thành từng bon (làng), mỗi bon có từ 5 đến 10 nhà sàn dài (nhà dài là nơi ở của các thế hệ có chung huyết thống). Đứng đầu bon là quăng bon (ông già trưởng làng). Từ xa xưa, họ đã làm nương rẫy trồng lúa và các loại cây khác. Người Mạ coi cây lúa là nguồn lương thực chính nuôi sống gia đình, ngoài ra còn cây lương thực phụ trợ như sắn, ngô. Công cụ sản xuất thô sơ, có các loại dao xà gạc, cuốc xà bách, rìu, gậy chọc lỗ tra hạt. 


23 thg 7, 2018

Trải nghiệm cuộc sống thảo nguyên ở trại cừu Đồng Lách

Cách TP. HCM không quá 50 km có một cánh đồng cừu bát ngát, lộng gió, cùng những khung cảnh tuyệt đẹp như những thước phim… tất cả đủ để du khách có thể vứt bỏ những mệt nhoài, xô bồ của cuộc sống thường ngày. Đây được xem là một trong năm cánh đồng cừu đẹp nhất ở Việt Nam và đang là điểm đến thu hút rất nhiều du khách, đặc biệt là các bạn trẻ đến trải nghiệm và ghi lại những khoảnh khắc đẹp đẽ cùng với gia đình và bạn bè. 

Đây được xem là một trong những cánh đồng cừu nổi tiếng của Việt Nam 

Hành trình du lịch Long Khánh bằng tàu hỏa

Nhắc đến việc di chuyển bằng tàu hỏa (xe lửa), chắc chắn đại đa số người dân sẽ nghĩ đây là phương tiện di chuyển phù hợp cho các chuyến đi xa ra các tỉnh miền Trung hoặc miền Bắc hoặc chí ít là Phan Thiết. Thực tế chúng ta vẫn có thể chọn phương tiện này cho các chặng ngắn (trên dưới 30 km) từ Biên Hòa đi Bình Dương (ga Dĩ An), thành phố Hồ Chí Minh (ga Sài Gòn ) thậm chí là thị xã Long Khánh (ga Long Khánh) và ngược lại.


Với các tiện ích như Mua vé tàu online bạn có thể đặt vé tàu mọi lúc mọi nơi ngoài ra các thông tin về Hành trình, Kiểm tra vé, Giờ tàu – Giá vé, Chương trình Khuyến mãi,... tất cả thông tin dễ dàng được tìm kiếm một cách nhanh chóng trên website của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

Thưởng thức bánh bèo chén Tân Mai

Nói đến món ăn vặt ở Biên Hòa thì không thể không nhắc tới bánh Bèo chén Tân Mai hẳn nếu ai đã từng thưởng thức một lần thì chắc chắn sẽ còn quay lại rất nhiều lần bởi hương vị đặc trưng riêng của bánh bèo nơi đây. Quán nằm ở gần nhà thờ Tân Mai - Biên Hòa, chỉ bán vào buổi chiều từ khoảng 15 giờ cho đến 20 giờ hoặc cho đến lúc hết bánh. Mỗi ngày quán đều rất đông khách ghé thăm và thưởng thức đến nỗi nhiều khi bánh không đủ để phục vụ khách. Chủ quán phục vụ rất vui vẻ và chu đáo, đồng thời quán cũng được vệ sinh sạch sẽ nên khách có thể yên tâm thưởng thức. 


19 thg 7, 2018

Tháng chay Ramadan của người Chăm Islam ở Đồng Nai

Người Chăm ở Đồng Nai đa phần là Chăm Islam hiện có trên dưới 3.000 người, đa số sống tập trung tại ấp 4, xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc và ấp 6 xã Bình Sơn, huyện Long Thành, số còn lại sống rải rác ở các địa phương trong tỉnh. 


Một năm theo Hồi lịch, người Chăm tổ chức nhiều lễ hội, trong đó có tháng Ramadan. Tháng Ramadan của người Chăm Islam còn được gọi đơn giản là Tháng ăn chay hay Tháng nhịn ăn. Tuy nhiên cách gọi chính xác nhất là tháng Ramadan vì các tín đồ Chăm Islam chẳng ăn chay hoàn toàn, cũng không nhịn ăn hoàn toàn.

Có một “Chợ Huế” ở Đồng Nai

Lần theo con đường quốc lộ 1A, tôi tò mò tìm ngôi chợ Quảng Biên mà người dân Đồng Nai gọi thân mật đó là “Chợ Huế”. Nghe nói có những nét rất Huế, ẩm thực rất Huế và con người rất Huế tại nơi đây.

Chợ Quảng Biên hiện tại thuộc xã Quảng Tiến, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Thoạt nhìn, chợ cũng giống như bao ngôi chợ khác, có đầy đủ, đa dạng các mặt hàng, thực phẩm, nhu yếu phẩm, đồ dùng trong gia đình, rau củ quả, đồ khô và các món ăn chế biến sẵn…

Bỏ qua những điểm chung của các ngôi chợ, tôi luồn lách vào các ngách nhỏ, tìm kiếm những thứ mà chỉ có được ở xứ Huế. Bắt gặp đầu tiên là quầy hàng đồ mã, trong đó có mặt hàng nón Huế. Cô bán hàng nói đặc tiếng Huế, giới thiệu từng loại nón, quai nón và độ bền, độ đẹp của nón. Cầm trên tay chiếc nón lá mỏng, quai lụa, kết chỉ tạo họa tiết, lại được nghe giọng Huế từ cô bán hàng, cảm giác rất lạ, bởi bắt gặp một dáng Huế nơi xứ Đồng Nai này.




18 thg 7, 2018

Dầu Giây - Một thời oanh liệt, một thời vàng son

Dầu Giây là thị trấn thuộc huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai ngày nay. Một địa danh gắn với thời kỳ lịch sử hào hùng, ghi dấu mốc của sự chiến thắng vẻ vang, là điểm gút giao thông trong sự phát triển của khu vực Đông Nam bộ. 

Ngã ba Dầu Giây – Địa danh một thời oanh liệt, một thời vàng son 

Đi tìm nguồn gốc xôi chiên phồng

Trong một lần tình cờ tôi được gặp bà Út Ha – được coi là người lưu giữ bí quyết chế biến ra món Xôi chiên phồng trứ danh, có nguồn gốc từ Biên Hòa, Đồng Nai. Bà Út Ha tên thật là Đinh Thị Ha, ngụ ở phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa. Bà là người tiếp quản Tân Hiệp Quán nổi tiếng, do mẹ bà là bà Huỳnh Thị Sớm, sáng lập năm 1952. Xưa quán nằm ngay đường Hàm Nghi, Biên Hòa, cạnh bờ sông Đồng Nai hiền hòa, mà nay là đường Cách Mạng Tháng Tám. 

Theo lời kể của bà thì từ khi mở quán, mẹ bà thường bán những món ăn bình dân phục vụ thực khách lao động là chính như bánh mì, hủ tiếu…Rồi dần dần Tân Hiệp Quán phục vụ các món ăn ngon hơn, chế biến cầu kỳ hơn như bánh canh đầu cá, chả giò, nem nướng, bì cuốn… Lúc này khách vãng lai từ các tỉnh lân cận ghé ăn nhiều hơn, quán trở thành điểm dừng chân đón khách Sài Gòn, Vũng Tàu, miền Tây… Sức phục vụ lớn, cần nhân lực nhiều, quán phải thuê thêm đầu bếp.




27 thg 5, 2018

Mùa hoa Thành Ngạnh

Đến Chiến khu D, tỉnh Đồng Nai vào những ngày tháng 5 rực lửa, hoa Thành Ngạnh nở sáng cả một cánh rừng. Khi những cơn mưa đầu mùa vừa tới cũng là mùa hoa Thành Ngạnh khoe sắc nơi này. Với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và trong lành, du khách sẽ được hoà mình với thiên nhiên, tạm xa những ồn ào tất bật nơi phố thị. Ngoài ra du khách còn có thể thong thả đạp xe đạp trên tuyến đường một bên là cây lớn một bên là hoa giấy đủ màu dài 20 km tuyệt đẹp dẫn vào Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hoá Đồng Nai. 

Cùng ngắm những cánh hoa Thành Ngạnh chân phương khoe sắc nhé: 


Về Nhơn Trạch thưởng thức rau chại

Rau (đọt) chại có nơi còn gọi là rau chạy hay rau choại là loại rau mọc tự nhiên và cũng chính vì vậy nên rất an toàn.


Người dân Nhơn Trạch quê tôi thường dùng để chế biến thành những món ăn dân dã như chính nơi loại cây này sinh sống đó là rừng ẩm hoặc ven sông. Bạn có thể luộc rau chấm mắm nêm, xào tỏi hoặc xào tép, ngoài ra rau choại còn được một số nhà hàng chế biến thành những món đặc sản như cháo cá lóc rau choại hoặc canh chua cá rô đồng đọt choại bởi vị thơm nhẹ rất riêng của nó.