Hiển thị các bài đăng có nhãn TP. HCM. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TP. HCM. Hiển thị tất cả bài đăng

22 thg 10, 2022

Bệnh viện hơn 160 tuổi gắn liền lịch sử Sài Gòn

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM tiền thân là Bệnh viện Chợ Quán thành lập năm 1861, gắn với nhiều sự kiện lịch sử Sài Gòn xưa và từng có cả trại giam, nhà thương điên, phong cùi...


Theo báo cáo về cuộc viễn chinh Nam Kỳ 1861-1862 của Cục Quân y Pháp, Bệnh viện Chợ Quán mở cửa ngày 13/2/1861 như bệnh viện dã chiến nhằm chuẩn bị phục vụ trận đánh đồn Kỳ Hòa diễn ra ngày 24/2/1861. Bệnh viện tọa lạc tại làng Chợ Quán, giữa Sài Gòn - Chợ Lớn thời ấy, bên bờ kênh Người Hoa (Arroyo Chinois) nay gọi là kênh Tàu Hủ.

Đại đồn Kỳ Hòa là một cứ điểm quân sự lớn do triều đình Nguyễn xây dựng nhằm phòng thủ, chống lại các cuộc tấn công của liên quân Pháp - Tây Ban Nha. Khi xảy ra trận chiến, nhiều lính Pháp bị thương được đưa về đồn Cây Mai rồi chuyển đến Bệnh viện Chợ Quán bằng cả đường bộ và đường thủy.

Khi đại đồn này thất thủ, triều đình nhà Nguyễn chủ hòa, Nam Kỳ dần bị Pháp chiếm đóng hoàn toàn.

17 thg 10, 2022

Khảo cứu chùa Giác Lâm từ yếu tố văn hóa, lịch sử

Chùa Giác Lâm là một trong những ngôi chùa được xây dựng sớm nhất và có tuổi thọ đến nay đã được gần ba trăm năm theo chiều dài lịch sử. Ngôi chùa được thành lập từ thế kỉ XVIII – chùa Giác Lâm là tổ đình của dòng Lâm Tế, tại nơi đây chùa lưu trữ hài cốt của tổ Phật Ý. Ngôi chùa cung cấp nhiều giá trị tư liệu lịch sử, về quá trình phát triển, con đường truyền đạo của các vị thiền sư trong các giai đoạn khác nhau.

1. Bối cảnh lịch sử hình thành chùa Giác Lâm

Vào khoảng thế kỷ thứ XVI (1558), quận công Nguyễn Hoàng đến trấn thủ xứ Thuận Hóa. Nhiều lần di dân bắt đầu từ đây, đưa nhân dân ta tiến về vùng đất khai phá phương Nam. Đi kèm theo đó là các nhà sư chúng ta và cả các nhà sư Trung Hoa theo chân với câu: “Bài Thanh, phục Minh” đến vùng Trung-Nam bộ. Từ thuở ban sơ với cuộc di dân, Phật giáo chúng ta cũng đã lan tỏa đến các vùng lân cận như là Biên Hòa, Mỹ Tho… Lúc này, đất tại vùng: “Đồng Nai- Gia Định (nay thuộc vùng đất Nam bộ) còn hoang vu, kinh rạch chằng chịt, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, đã gây khó khăn không ít khó khăn cho cuộc sống buổi đầu di dân.”[1] Ngoài ra, trong Đại Nam nhất thống chí cũng có viết: “Từ những thế kỷ XV hay XVI đã có những lưu dân Việt Nam tới khẩn hoang lập ấp trên những đồng bằng sông Đồng Nai và Cửu Long. Năm 1698 (Mậu Dần), Nguyễn Hữu Cảnh đi kinh lược đất ấy, đặt phủ Gia Định và lấy xứ là Sài Gòn làm huyện Tân Bình, đồng thời dựng dinh Phiên Trấn.”[2] Bởi sự nhập cư đông, cùng với sự gia tăng nơi đó làm cho: “vùng đất Gia Định- Tân Bình vào cuối thế kỷ XVII, trở thành một trung tâm trù phú, với khoảng 200.000 dân”[3] Cũng chính thế, mà giao thông nơi đây rất thuận tiện, tạo nên sự hội tụ của nhiều dân tộc với người dân Khmer.

Lược sử ngôi chùa cổ 300 năm tại đất Sài Gòn: Sắc Tứ Trường Thọ từ thế kỷ XVIII đến 1981

Mở đầu

Trong công cuộc mở cõi về đất phương Nam của các chúa Nguyễn, bấy giờ mới bắt đầu có những cuộc di dân Nam tiến quy mô lớn.

Trong khoảng thời gian đó, thiền phái Lâm Tế Liễu Quán, vốn phát triển mạnh ở miền Trung vào giữ thế kỷ XVIII, đã cùng với những dòng di dân theo nhau đến vùng Phiên Trấn, đệ tử phái Liễu Quán đã vào phủ Tân Bình và lập nên chùa Vĩnh Trường[1], là tiền thân của chùa Sắc Tứ Trường Thọ ngày nay.

Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất trên đất Gia Định Sài Gòn xưa, với gần ba trăm năm tồn tại, là một trong những nơi lưu giữ những giá trị di tích lịch sử – văn hóa của buổi đầu khẩn hoang miền Nam.

13 thg 10, 2022

Chùa Pothiwong

1. Lược sử ngôi chùa

Chùa Pothiwong còn có tên khác là Boddhivansa tọa lạc tại số 21/2, đường Bùi Thế Mỹ, phường 10, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Chùa được Hòa thượng Thạch Âm thành lập vào năm 1960 trên mảnh đất có diện tích 470 m². Tuy nhiên, diện tích hiện nay của chùa chỉ còn khoảng 120 m². Do quá trình đô thị hóa, phần đất phía sau chùa được sử dụng làm đường giao thông. Khi mới thành lập, chùa có tên là Onteskosey. Năm 1975, Hòa thượng Thạch Âm ra nước ngoài định cư, chùa không còn chư tăng Khmer quản lý nên khuôn viên chùa đã bị chiếm dụng làm chỗ chôn người chết. Một thời gian sau năm 1975, chùa được Hòa thượng Giới Nghiêm thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Kinh đã đến coi sóc nên ngôi Tam bảo vẫn còn giữ gìn cho đến ngày nay. Năm 1993, Phật tử đã thỉnh Hòa thượng Lâm Ym về làm trụ trì và đặt tên lại cho ngôi tự viện là Pothiwong dưới sự chứng minh của Hòa thượng Giới Nghiêm. Năm 2000, Hòa thượng Lâm Ym viên tịch, chùa được Đại đức Danh Giảng tiếp quản tạm thời. Năm 2001, lãnh đạo hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer đã đề nghị Giáo hội tấn phong Đại đức Tăng Ngọc An làm trụ trì cho đến nay.

29 thg 9, 2022

Khám phá kiến trúc độc đáo của Pháp viện Minh Đăng Quang

Là một quần thể kiến trúc Phật giáo đặc trưng hệ phái Khất sĩ miền Nam Bộ, Pháp viện Minh Đăng Quang nổi bật giữa lòng Sài Gòn với 4 bảo tháp cao ở xung quanh và ở giữa là khu chánh điện. Pháp viện là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm một chốn thanh tịnh, an yên trong tâm hồn.

Pháp viện Minh Đăng Quang hình thành năm 1968 thuộc hệ phái Khất sĩ, ban đầu chỉ gồm ngôi chánh điện nhỏ và một số am cốc bằng tre. Đầu năm 2009, Pháp viện được xây dựng quy mô với nhiều hạng mục. Hiện, công trình là một quần thể kiến trúc Phật giáo đặc sắc, rộng lớn ở ngay Xa lộ Hà Nội (quận 2), cửa ngõ vào trung tâm thành phố Hồ Chí Minh.

Hệ phái Khất sĩ ra đời năm 1944 tại Nam Bộ, do Tổ sư Minh Đăng Quang sáng lập. Nơi đây, ngoài chức năng như một ngôi chùa, còn đào tạo Phật pháp cho các tăng lữ, Phật tử nên được gọi là Pháp viện. 

Pháp viện Minh Đăng Quang nhìn từ trên cao (Ảnh: phattuvietnam.net).

19 thg 9, 2022

Con đường ngắn nhất Sài Gòn

Năm 2016, một bạn trẻ 29 tuổi là Trần Đặng Đăng Khoa đã bỏ thời gian gần nửa năm tìm hiểu thông tin và thực hiện bộ ảnh chụp những con đường ngắn nhất Sài Gòn. Theo đó, Khoa xác định rằng con đường ngắn nhất Sài Gòn là đường Đỗ văn Sửu, nằm ở chân cầu Chà Và, quận 5.

Chung cư Đỗ văn Sửu trên đường Đỗ văn Sửu. Ảnh: Đăng Khoa

17 thg 9, 2022

Những món ăn sáng được yêu thích ở Sài Gòn

Phở, cơm tấm, xôi, bún bò, hủ tiếu mì... là những món ăn sáng ở Sài Gòn được nhiều thực khách ưa chuộng.


Cơm tấm: Đây là một trong những món ăn sáng quen thuộc của người Sài Gòn. Phần hạt tấm tơi xốp và thơm, kế đến là bộ ba sườn, bì, chả. Trong đó, sườn được tẩm ướp từ nhiều loại hương liệu, nướng trên bếp than; bì làm từ da heo cắt mỏng, trộn thính... Ăn cơm tấm có mỡ hành, dưa leo, cà chua và đồ chua được làm từ cà rốt, củ cải. Món ăn hấp dẫn hơn nhờ nước mắm mặn, ngọt, cay.

Bên trong khu mộ cổ hơn 2.000 năm tại TP HCM

Hơn 200 ngôi mộ với nhiều di cốt, đồ tùy táng tại Giồng Cá Vồ, huyện Cần Giờ đang được bảo tồn trước khi đón khách tham quan.


Di tích Giồng Cá Vồ (ấp Hoà Hiệp, xã Long Hòa) cách trung tâm TP HCM khoảng 60 km được phát hiện hơn 30 năm trước. Từ đầu năm 2021, sau lần khai quật đầu tiên (1994), di tích này mới được khai quật trở lại. Các nhà khảo cổ phát hiện 224 mộ chum, 15 mộ đất và các di vật được tùy táng.

14 thg 9, 2022

Vẻ đẹp sông nước TP.HCM nhìn từ trên cao

Sông Sài Gòn cùng nhiều kênh rạch uốn lượn mềm mại như len lỏi bên trong những tòa nhà cao tầng, khiến những góc nhìn về thành phố từ trên cao vừa hùng vĩ, vừa nên thơ.

Con sông biểu tượng của TP.HCM dài 256 km, nhưng chỉ chảy qua địa phận thành phố này 80 km. Người Sài Gòn mỗi khi đi xa về, từ trên máy bay nhìn xuống, nếu thấy đỉnh chóp nhọn của tòa nhà sừng sững và dòng sông rộng lớn là biết mình sắp về đến nhà.

Bộ ảnh do nhiếp ảnh gia Nguyễn Minh Tú (TP.HCM) thực hiện.

Đêm xuống, khung cảnh như một bức tranh vẽ ra từ giấc mơ. Đường Tôn Đức Thắng, quận 1, nối quận 4 bằng cầu Khánh Hội kéo dài đến Bình Thạnh trông giống dải lụa nhỏ vắt qua thành phố, song song với dải lụa khổng lồ của dòng sông chảy cong về cuối chân trời

6 thg 9, 2022

Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Linh Sơn

 Cùng với nhiều ngôi chùa cổ trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, chùa Linh Sơn vẫn giữ được nét cổ kính với kiến trúc “tứ trụ” thường gặp trong các công trình kiến trúc tín ngưỡng - tôn giáo ở Nam Bộ xưa.


Chùa Linh Sơn tọa lạc tại ấp Phú Lợi, xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi. Từ trung tâm thành phố theo đường Quốc lộ 22 đến huyện Hóc Môn, theo đường Tỉnh lộ 15 qua cầu Xáng đến địa phận Củ Chi, xuôi về hướng bắc qua ngã tư Tân Quy khoảng 3km sẽ gặp ngôi chùa Linh Sơn Cổ Tự.

5 thg 9, 2022

Chùa Kiểng Phước trong lịch sử ở Chợ Lớn

Chùa Kiểng Phước, tên chữ Hán là 景福寺, mà người Pháp gọi là chùa Clochetons (chùa Tháp Chuông), nằm ở phía bắc phố Sài Gòn ở Chợ Lớn. Chùa Clochetons nằm ở vị trí chiến lược khi ngăn cách vùng Bến Nghé và vùng Chợ Lớn.

Tóm tắt:

Trong quá trình xây dựng và phát triển đô thị Sài Gòn, những ngôi chùa ở Gia Định luôn có những đóng góp đối với tiến trình phát triển lịch sử của Sài Gòn – Gia Định cũng như tiến trình phát triển tôn giáo ở Nam Bộ. Các tác giả muốn nói đến các ngôi chùa nằm trong hệ thống phòng tuyến các chùa của liên quân Pháp – Tây Ban Nha tại Sài Gòn ở những năm đầu đánh Pháp, kéo dài từ chùa Barbet, chùa Mares, chùa Clochetons và chùa Cây Mai. Các tác giả xin giới thiệu kết quả khảo sát chùa Clochetons, tức chùa Kiểng Phước, một trong những cứ điểm phòng ngự quan trọng của liên quân trước sự tấn công của quân thứ Gia Định.

2 thg 9, 2022

Ngôi chùa ở TP.HCM do Thiền sư Nhất Hạnh khởi xướng giữ 3 kỷ lục Việt Nam

Chùa Pháp Vân (quận Tân Phú, TP.HCM) do Thiền sư Nhất Hạnh khởi xướng xây dựng từ năm 1965 hiện đang giữ 3 kỷ lục Việt Nam về tượng Phật, bộ kinh và kỳ lân.

Ngôi chùa Chùa Pháp Vân hơn 50 tuổi giữ 3 kỷ lục Việt Nam hiện tọa lạc tại số 16 đường Lê Thúc Hoạch, phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú. Đây tiền thân là Thiền đường dành cho sinh viên thiền tập, nằm trong khuôn viên trường ĐH vạn Hạnh do Thiền sư Nhất Hạnh sáng lập và khởi xướng năm 1965.

Chùa Pháp Vân hiện đang giữ 3 kỷ lục Việt Nam gồm: Tượng Bồ Tát Quan Âm nghìn tay nghìn mắt (ở thế đứng) bằng đồng cao nhất Việt Nam. Cặp kỳ lân bằng đá hoa cương lớn nhất qua bàn tay người thợ đục đẽo, tạc ra tượng với các đường nét vừa cứng cáp lại mềm mại; và Kinh Bát nhã bằng tiếng Việt (bản dịch của Thiền sư Nhất Hạnh) được khắc lộng vào bộ cửa bằng gỗ sao lớn nhất. Ảnh: Nhật Thịnh

26 thg 8, 2022

Chim cút chiên hút khách nhờ nước chấm xí muội

Thịt chim cút chiên mềm ngọt, thấm vị, lớp da bên ngoài giòn, nhưng điểm thu hút nhất chính là nước chấm xí muội.

Xe chim cút chiên không biển hiệu có từ hơn 30 năm trước, nằm trên đường Lê Văn Sỹ sau đó chuyển sang Trần Huy Liệu, quận 3. Nơi này hút khách nhờ hương vị thơm ngon trong từng con chim cút chiên vàng giòn, cùng 3 loại nước chấm tự làm, trong đó tương xí muội được thực khách yêu thích nhất.

Chim cút chiên chín vàng sẽ được cắt thành từng miếng nhỏ ăn kèm củ cải ngâm chua ngọt, dưa leo, rau răm và đặc biệt không thể thiếu nước mắm xí muội... Ảnh: Hà Lâm

20 thg 8, 2022

Bảo tháp xá lợi Gotama ở Tổ đình Bửu Long

Những yếu tổ cổ xưa đã được biến tấu ít nhiều và đưa vào các đường nét thiết kế hiện đại, khiến công trình mang một sắc thái mới lạ, vừa phảng phất âm hưởng quá khứ, vừa thấm đượm màu sắc vị lai...

Nằm trong khuôn viên Tổ đình Bửu Long (quận 9, TP. Hồ Chí Minh), Bảo tháp Xá lợi Gotama Cetiya là tòa bảo tháp Phật giáo có quy mô lớn và kiến trúc độc đáo bậc nhất của Việt Nam.

12 thg 8, 2022

Cháo cá lóc nấu bầu đặc trưng Củ Chi

Món cháo hút khách bởi vị ngọt từ thịt cá lóc tươi, thanh mát từ những sợi bầu ăn kèm rau đắng, giá, gừng cắt lát chấm với tương đậu.

Nằm trong con hẻm nhỏ trên đường Trần Bình Trọng, quận 5, quán cháo cá lóc nấu bầu rau đắng của chị Huyền lúc nào cũng đông khách.

Chị Huyền cho biết 5 năm trước có dịp thưởng thức món cháo cá lóc nấu bầu ăn kèm rau đắng trong một lần đến Củ Chi. Sau 2-3 lần được bạn bè chiêu đãi món ăn này, chị vấn vương mãi hương vị đặc trưng như lần đầu và quyết định mở một quán nhỏ để chia sẻ món ngon với thực khách.

Chị Huyền đang múc từng tô cháo phục vụ thực khách giờ trưa. Ảnh: Hà Lâm

10 thg 8, 2022

Món ăn trong hộp sắt

Đồ hộp hay thức ăn đóng hộp là món ăn có thể ăn bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, phù hợp lối sống cơ động, mục đích chính là giữ gìn thực phẩm trong thời gian lâu và dễ dàng bảo quản, di chuyển.

Lục tìm trong nhiều số báo Lục tỉnh Tân văn phát hành từ đầu thế kỷ 20 là tờ báo phổ biến ở miền Nam không thấy nhắc đến bất cứ loại đồ hộp nào.

Ở Hà Nội khoảng năm 1933, báo Hà Thành Ngọ Báo nhiều lần quảng cáo một tiệm có bán đồ hộp của Hoa kiều tên là An-Yeng ở số 2 - 4 đường Đồng Khánh, bán chung với rượu mùi, chè Tàu, than củi, thóc ngô, cỏ và rơm nữa…

Đồ hộp phải phổ biến tới mức độ nào đó nên mới có bài viết hướng dẫn cách ăn đồ hộp cho đúng cách trên tờ báo Khoa Học, số 49, 1 Tháng Bảy 1933. Bài báo chỉ cách xem thức ăn đóng hộp khi mở ra xem có còn tươi ngon hay không hoặc bị mốc, lưu ý khi nắp bị phồng lên, để tránh nhiễm độc. Còn có bài hướng dẫn làm dứa để vào hộp sắt tây.

Tiệm Thái Thạch trên đường Catinat (nay là Đồng Khởi) quảng cáo trên báo trước 1954. Ảnh: TL.PCL

“Búp bê văn hoá” và các sản phẩm búp bê ở Sài Gòn hơn nửa thế kỷ trước

Nửa thế kỷ trước, ở Sài Gòn đã cố gắng phát triển sản phẩm búp bê thủ công. Tuy nhiên, đến thập niên 1980 đã bị mai một.

Búp bê trưng bày tại một cuộc triển lãm. Ảnh: Tư liệu

Đầu thập niên 1960, khách nước ngoài đến Sài Gòn được giới thiệu một loại búp bê rất đẹp bằng vải lụa tinh tế và mềm mại, chế tác rất đẹp, không thua loại búp bê Geisha, búp bê Hina của Nhật Bản thường bày bán ở cố đô Kyoto.

2 thg 8, 2022

Những Ấn kiều ở Sài Gòn

Người Ấn không xa lạ gì với người Việt sống ở Sài Gòn – Gia Định. Hồi nhỏ, lũ con nít vẫn thường hát: “Cha cha cha, Ma Ní lấy chồng Chà Và” nhái lời ca khúc Rico Vacilon. Có đứa khác đọc vè: “Chà và, Ma ní tí te/ Cái bụng thè lè con mắt ốc bưu” khi nhìn thấy các ông Ấn bụng to, mắt to thô lố.

Cái tên “Chà Và” ở đây để chỉ người da đen, bao gồm người Ấn, người Chăm và cả người Phi, người Mã Lai, người Nam Dương…, những người có nước da ngăm đen, từ nâu đến nâu đậm và rất đậm. Trong số đó, người Ấn chiếm số đông và tham gia vào đời sống kinh tế của miền Nam, dù không so được với người Hoa.

Họ cũng có vài món ăn thu hút được khẩu vị người Việt. Món cà ri của họ chen vào được cơ cấu mâm cơm cúng giỗ của người miền Nam. Món bánh cay dễ làm, ăn ngon, vừa ăn vừa xuýt xoa vì vị cay của họ cũng rất quen thuộc với người Việt, nhất là phụ nữ và con nít.

Ảnh tư liệu

1 thg 8, 2022

Hồi ức mới về Chợ Cũ

Lâu rồi tôi không nghe ai nhắc “chợ cũ” nên có lẽ cũng quên, cho đến khi tình cờ biết tin Chợ Cũ nằm trong diện giải tỏa.

Bao lâu rồi không rõ, có lần tôi tìm đến một quán cà phê nằm ở chung cư Tôn Thất Đạm. Tôi không nhớ điều gì xui khiến mình đến đó, chắc hẳn là từ lời rủ rê của bạn đồng hành, người thích lên mạng để “săn” quán cà phê đẹp…

Quán tối và vắng. Chúng tôi ngồi một hồi mà chưa thấy ai đem thực đơn ra. Bên trong quầy, một thanh niên râu ria độ ba mươi đang đứng, hình như là chủ quán, vừa xoay người đặt ổ bánh mì mới ra lò lên quầy, nhìn thôi đã thấy ngon mắt.

Lúc này thì người phục vụ vừa đến, tôi dợm hỏi có bán thức ăn không thì người bạn đồng hành vội ngăn lại. “Chút ra Chợ Cũ”.

10 thg 7, 2022

La cà ở hẻm chợ Chiều

Cái thú lớn nhất khi ăn vặt ở hẻm chợ Chiều đường Nguyễn Tiểu La (Q.10, TPHCM) chính là ngồi một chỗ rồi tập hợp các món về mà ăn đến no nê.

Các cô, các chị chủ quán ở đây cũng thân tình lắm nên rất thoải mái chuyện ngồi hàng này í ới hàng kia. Hàng quán trong hẻm bán suốt từ sáng đến chiều tối. Hàng này dọn vào hàng khác lại dọn ra “thế chỗ”.


Thế nhưng, bạn nên khám phá hẻm vào khoảng giữa trưa đến xế chiều. Dù hơi nóng nhưng bù lại, lúc đó hẻm có khoảng 7 - 9 hàng, tập trung hơn 40 món nên gu ẩm thực nào đến đây cũng được đáp ứng.