Hiển thị các bài đăng có nhãn TP. HCM. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TP. HCM. Hiển thị tất cả bài đăng

24 thg 1, 2022

Loạt tượng Phật gỗ 2 thiên niên kỷ vô giá của Việt Nam

Trong các Bảo vật quốc gia Việt Nam, có nhiều tượng Phật gỗ tuổi đời gần 2.000 năm thuộc nền văn hóa Óc Eo. Có thể ngắm ba trong số đó tại BT Lịch sử TP.HCM.

1. Bảo vật quốc gia - tượng Phật Lợi Mỹ được tìm thấy ở ấp Lợi Mỹ, làng Phong Mỹ, tỉnh Sa Đéc cũ (nay là tỉnh Đồng Tháp) vào năm 1937. Tượng có niên đại từ thế kỷ 4-6 SCN. Tượng được tạc từ một thân cây gỗ trai nguyên khối, thể hiện hình ảnh Đức Phật đứng trên tòa sen.

3 thg 1, 2022

Nơi lưu giữ hàng chục Bảo vật quốc gia ở Sài Gòn

Tính đến thời điểm hiện tại, BT Lịch sử TP.HCM đang lưu giữ tới 12 Bảo vật quốc gia. Phần lớn các Bảo vật này được trưng bày thường xuyên để phục vụ công chúng.

1. Tượng Phật Đồng Dương và hiện vật đầu tiên của BT Lịch sử TP HCM được công nhận là Bảo vật quốc gia. Bức tượng bằng đồng này có niên đại vào khoảng thế kỷ 8-9, gắn với thời kỳ Phật giáo huy hoàng nhất của vương quốc Chăm Pa cổ.

27 thg 11, 2021

Ngôi chùa có chánh điện cao vời vợi

Tui không thích kiểu nói "Ngôi chùa lập kỷ lục xyz", vì tui nghĩ đã là chùa thì không có tham sân si, không quan tâm hơn người, đạt kỷ lục này nọ. Rào trước đón sau như vậy để nói rằng khi đến viếng chùa Vạn Đức (Thủ Đức) tui không quan tâm đến chuyện nó xác lập kỷ lục gì mà chỉ nói đến những ấn tượng ngôi chùa tạo ra thôi.

Sách Kỷ lục Việt Nam ghi nhận chùa Vạn Đức là ngôi chùa có chánh điện cao nhất Việt Nam, với chiều cao là 43,5 met. Đây là chiều cao được xác định từ nóc chánh điện xuống. Xuống đâu thì tài liệu không nói rõ, nhưng theo tui - sau khi đã tới viếng chùa - thì là xuống tới nền tầng trệt. Thôi, giờ lướt qua những thông tin mào đầu đó, hãy cùng tui đi thăm chùa nhé.

Chùa Vạn Đức tọa lạc tại số 502 đường Tô Ngọc Vân, TP Thủ Đức, nhìn từ xa đã thấy ngôi chùa cao nổi bật.

24 thg 11, 2021

Chùa Vạn Đức với chùa Vạn Linh

Khi đã nói đến chùa Vạn Linh ắt phải nhắc tới chùa Vạn Đức. Hai ngôi chùa này - một ở trên núi Cấm thuộc huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang, một ở quận Thủ Đức thuộc TP. Hồ Chí Minh - có mối liên quan mật thiết với nhau. Có thể nói, nếu không có chùa Vạn Linh thì sẽ không có chùa Vạn Đức, và ngược lại, nếu không có chùa Vạn Đức sẽ không có chùa Vạn Linh như ngày hôm nay.

Chùa Vạn Đức 2018. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

19 thg 10, 2021

Bún chả ở Sài Gòn

Bún chả Hà Nội là một trong số các món ăn, đặc trưng của người miền Bắc. Ngày nay bún chả đã có mặt ở các thành phố như TP.HCM, là địa điểm thưởng thức món Bắc quen thuộc của người Sài Gòn.

Nguyên liệu làm bún chả bao gồm,thịt ba chỉ thái thành những miếng.Thịt nạc vai đem thái mỏng và băm rối. Hành tím, đầu hành, tỏi đập dập, băm nhuyễn rồi chia thành đôi, cho vào 2 phần thịt lợn.

Thịt, chả nướng và nước mắm là 3 yếu tố quyết định đến phần lớn độ ngon của món bún chả. Thịt và chả nướng phải có hương thơm đậm đà, nước mắm cũng phải có vị chua, cay, mặn, ngọt hài hòa thì món bún chả mới ngon miệng được. Tiếp tục cho vào mỗi phần thịt lợn một thìa canh nước hàng hoặc xì dầu đen, 1 thìa canh dầu hào, 1 thìa canh nước mắm, 1 thìa canh đường vàng, 1 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh mật ong và 1 chút tiêu xay.

Thịt và chả nướng phải có hương thơm đậm đà, nước mắm cũng phải có vị chua, cay, mặn, ngọt hài hòa.

28 thg 9, 2021

Món gỏi lá đổi vị theo thời gian

Lá lìm kìm mọc nhiều ở các khu vực rừng ngập mặn, tùy theo thời điểm thu hái mà sẽ có vị mặn, hơi chua chát, xen lẫn ngọt dịu.

Khi đến Cần Giờ (TP HCM), du khách có thể thưởng thức các món ngon từ hải sản được nuôi trồng, đánh bắt ở biển và món ăn làm từ các loại rau thiên nhiên mọc dại trong khu vực rừng ngập mặn. Trong số đó, lìm kìm hay còn gọi là rau kìm là loại khá đặc biệt. Chúng là loại dây leo có lá nhỏ bằng ngón tay hình giọt nước và mọng nước, ăn giòn, hương vị thay đổi theo mùa mưa và mùa khô trong năm.

Vào khoảng thời gian khác nhau trong ngày, loại lá này cũng có những thay đổi về hương vị như mặn, chua chát và có hậu ngọt. Người dân Cần Giờ dùng lá lìm kìm chế biến thành nhiều món ngon như trộn gỏi với cá bống sao, tôm thẻ hay đem xào tỏi, nhúng lẩu cá, nấu canh với tôm, tép rất thanh vị và ngọt nước. Hiện các món ăn này đã có mặt trong nhiều khu du lịch sinh thái và được xem như món ngon không thể bỏ qua khi đến Cần Giờ.

4 thg 5, 2021

Quán cơm Bà Cả Đọi - nơi lưu dấu chân những lãng tử Sài Gòn

Những cư dân sống lâu năm ở Sài Gòn thích ẩm thực hương vị đồng quê Kinh Bắc với thịt kho, dưa chua, trứng đúc, cà bung… thì Tiệm cơm ĐỒNG NHÂN - Cơm Bà Cả luôn được nhắc đến. Nhiều người đi xa mấy chục năm trở về cũng được bạn bè nhắn: “Nhớ ăn giùm tôi bát canh cua rau đay của Bà Cả nha”.

Bà Cả được nhiều người biết đến không chỉ do tài nấu nướng khéo léo của bà. Thương hiệu Quán cơm Bà Cả Đọi được các lãng tử, thành viên các ban nhạc trẻ ở Sài Gòn truyền tai nhau cách đây 53 năm, rồi lan rộng ra nhiều giới đã trở thành huyền thoại đối với những người sành ẩm thực Sài Gòn.

Theo tự thuật của ký giả Trường Kỳ trong Một thời Nhạc Trẻ, ngay đầu tháng 2.1968, chiến sự căng thẳng nên chính quyền Sài Gòn ra lệnh đóng cửa các phòng trà, vũ trường. Ông (Trường Kỳ) lúc ấy đang phụ trách biên tập chương trình ca nhạc “Hippies à gogo” diễn vào thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần tại phòng trà Chez Jo Marcel số 67 Nguyễn Huệ, giờ tình hình như vậy nên đâm ra rảnh rỗi không có việc làm và không có tiền.

27 thg 4, 2021

Lăng thờ bộ xương Cá Ông dài 12m

Lăng Ông Thủy Tướng (Cần Giờ) có thờ bộ xương Cá Ông dài 12m để tri ân cá cứu người trên biển.

Lăng Ông Thủy Tướng tọa lạc trên đường Duyên Hải, thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, tồn tại từ khoảng giữa thế kỷ 18 tới thế kỷ 19, khi Thương cảng Cần Giờ đã trở thành một trong những thương cảng phát triển nhất ở Đàng Trong.

5 thg 4, 2021

Lăng mộ của công thần triều Nguyễn

Lăng mộ tướng thuỷ quân Võ Di Nguy được xây dựng bề thế, mang nét kiến trúc đặc trưng Nam Bộ, nay đã hơn 200 năm tuổi.


Lăng mộ Võ Di Nguy (1745 - 1801) nằm ở khu đất rộng gần 100 m2, trong một con hẻm trên đường Cô Giang (quận Phú Nhuận), có tuổi đời 220 năm. Phía trước khu mộ là đền thờ của Võ tướng quân. Trong đền còn lưu giữ 2 sắc phong của vua Minh Mạng truy phong tước phẩm, ghi trên lụa vàng, đựng trong hộp gỗ cuộn vải đỏ được đặt trong khám thờ. Hiện, đền thờ Võ Duy Nghi đang đóng cửa, không tiếp khách tham quan để phòng chống Covid-19.

Võ Di Nguy sinh tại phủ Thừa Thiên (nay là tỉnh Thừa Thiên - Huế), theo phò Nguyễn Ánh (vua Gia Long) từ năm 30 tuổi, được phong tước Bình Giang Quận công. Từ đó, ông trở thành danh thần tin cậy, được chúa giao phó trông coi thủy binh và việc đóng các chiến thuyền.

Ông tử trận trong trận thủy chiến với quân Tây Sơn ở cửa Thị Nại năm 1801. Thi thể ông mang về chôn cất ở Gia Định, được vua Gia Long cho xây dựng lăng mộ bề thế. Năm 1807, Võ Di Nguy được truy phong lên hàng nhất phẩm, sắc phong “Tá mạng công thần, đặc tấn Thượng trụ quốc Thiếu bảo Quận công”

4 thg 4, 2021

Cơm tấm Sài Gòn

Những năm đầu thập niên 70 thế kỷ trước, ở Sài Gòn tiệm cơm tấm Thuận Kiều quận11 được dân cư quanh vùng biết tiếng. Sau năm 1975 với nhu cầu của thực khách ngày càng tăng, cơm tấm Thuận Kiều bắt đầu được bán lấn qua cả bữa trưa và chiều. Sau Thuận Kiều là cơm tấm Kiều Giang. Rải rác khắp thành phố những tiệm cơm tấm nổi tiếng được nhiều thực khách lui tới.

Giờ đây cơm tấm không chỉ nổi tiếng và được ưa chuộng bởi người Việt Nam mà ngay cả khách du lịch nước ngoài khi đến Sài Gòn cũng không ít người muốn tìm đến và trải nghiệm món ăn này, cơm tấm Sài Gòn được sử dụng như bữa ăn hàng ngày, dọn ra mâm với bát đũa đầy đủ các món chính, món phụ. Vì thế, người Sài Gòn cũng biến tấu cách bài trí món ăn này để bắt mắt hơn, phù hợp phục vụ cả người dân trong nước và người nước ngoài. Từ đó, cơm tấm và các món ăn kèm được bày trên cùng một chiếc đĩa to và sử dụng thìa, dĩa khi ăn gần giống các món Tây. Cho đến ngày nay, cách trang trí món ăn và cách thưởng thức này vẫn được lưu giữ và trở thành một điểm đặc trưng.

Quán cà phê lập kỷ lục ở Sài Gòn

Chủ quán trang trí khoảng 5.000 món đồ để tái hiện không gian Sài Gòn xưa, lập kỷ lục về số lượng hiện vật trưng bày.

Quán cà phê theo phong cách Sài Gòn xưa của anh Huỳnh Minh Hiệp hoạt động hơn ba năm nay, có diện tích hơn 1.000 m2 nằm trên đường Nguyễn Văn Trỗi (quận Phú Nhuận). Không gian nhuốm màu sắc hoài cổ khi phần lớn đồ vật đều từng một thời quen thuộc với người Sài Gòn. Đó là những bộ bàn ghế gỗ, sàn nhà gạch bông, biển quảng cáo, đồ gia dụng, tranh ảnh... do chủ nhân sưu tập hơn 30 năm qua.

8 thg 3, 2021

Người ăn kín hẻm Sài Gòn, đợi cả tiếng vì tô hủ tiếu Mỹ Tho ‘độc’ nhất

‘Tôi ăn hủ tiếu nhiều nơi ở Sài Gòn rồi, nhưng chưa thấy chỗ nào ngon bằng chỗ này”, một vị khách tâm sự khi lần đầu đến ăn tại quán. Bí quyết nào khiến khách đến ăn hủ tiếu đông nghẹt một con hẻm nhỏ?

Phần hủ tiếu mì khô có thịt xá xíu, là cách làm sáng tạo của dì 9. CAO AN BIÊN

Nép mình trong một con hẻm nhỏ trên đường Đoàn Văn Bơ (Q.4), nhưng quán hủ tiếu Mỹ Tho của bà (còn gọi là Dì 9) lúc nào cũng đông khách. Đường tìm vào quán đã khó, nhưng đợi để thưởng thức tô hủ tiếu mà nhiều người cho là “lạ” nhất Sài Gòn này lại càng khó hơn.

Những địa danh kỳ lạ: Giật mình vào... khu Tên Lửa

Người ta nói có đường Tên Lửa thì phải có đường Máy Bay, rồi đường Xe Tăng, B40, nhưng kỳ thiệt là đến tận giờ tôi vẫn không thấy (hay chưa gặp?) những tên đường có mùi... chiến tranh này.

Ngã tư đường Tên Lửa - Trần Văn Giàu là trung tâm của khu Tên Lửa - Ảnh: QUỐC VIỆT

"Khu Tên Lửa đường nào cũng rợp bóng cây xanh, đặc biệt là có nhiều công viên cho dân chúng dạo chơi, tập thể dục. Các trường học ở đây cũng đều có công viên liền kề thoáng đãng, tốt cho sức khỏe học sinh.

Ông Trần Thái

26 thg 2, 2021

Chui qua bụng ngựa cầu may trong ngôi chùa người Hoa

Ngày mùng 4 Tết, nhiều người đến chùa Ông (quận 5) hành lễ và chui qua bụng tượng ngựa để cầu mong may mắn, lộc tài.

Chùa Ông hay còn gọi là Miếu Quan Đế hoặc Hội quán Nghĩa An, do người Hoa xây dựng. Chùa thờ Quan Công (hay Quan Thánh đế quân), một nhân vật thời Tam Quốc tài đức vẹn toàn. Chùa có thêm một gian thờ dành riêng cho ngựa Xích Thố - con chiến mã của Quan công.

1 thg 1, 2021

Nhà thờ lâu đời nhất vùng đất Thủ Đức

Nhà thờ Thủ Đức có tuổi đời hơn 130 năm, vẫn còn nguyên nét kiến trúc ban đầu.


Nhà thờ Thủ Đức (đường Võ Văn Ngân) xây dựng năm 1889. Lúc mới xây, chỉ có phần chính giữa và tháp chuông của nhà thờ. Đến những năm 1930, hai bên cánh của tháp chuông mới được xây dựng, mở rộng như ngày nay.

Hiện tại, kiến trúc nhà thờ vẫn nguyên vẹn như ban đầu, nằm trên một gò đất cao, có diện tích 6.400 
m2.

22 thg 12, 2020

“Nhất Dương Chỉ, Nhị Thiên Đường...”

Người miền Nam từ đầu thế kỷ XX cho đến thập niên 1970 đều biết đến thương hiệu “Nhị Thiên Đường” của nhà thuốc cùng tên trên đường Triệu Quang Phục, Chợ Lớn. Ngày nay nhà thuốc Nhị Thiên Đường không còn mà tên chỉ còn được nhớ đến qua cây cầu Nhị Thiên Đường ở quận 8. 

Các cuốn sách Nhị Thiên Đường - Vệ sanh chỉ nam in hàng năm từ 1920 đến 1939, do nhà in Imprimerie Nguyễn Văn Của, 13 rue Lucien Mossard, Saigon được chủ nhân nhà thuốc Nhị Thiên Đường nhờ in cho ta nhiều thông tin về chủ nhân và hoạt động của nhà thuốc này. Sách Vệ sanh chỉ nam được phát không cho mọi người từ thành thị đến nông thôn và rất được ưa chuộng ở các bến xe lục tỉnh. Bài này dựa vào một số các sách Vệ sanh chỉ nam của nhà thuốc Nhị Thiên Đường mà Thư viện Quốc gia Pháp và Thư viện Quốc gia Việt Nam may thay còn giữ lại. 

26 thg 11, 2020

Những trải nghiệm hấp dẫn chỉ có ở TP HCM

Làm phi công, du ngoạn trên sông, tour Biệt động thành hay ngắm thành phố từ Landmark 81 SkyView là những trải nghiệm khác biệt của thành phố phía Nam.

Từ tháng 11, khách du lịch khi đến TP HCM có thể trải nghiệm dịch vụ lái máy bay từ buồng lái giả định. Với mức phí khoảng 4,3 triệu đồng, khách sẽ được "điều khiển" máy bay Airbus A320 qua các địa hình trong điều kiện thời tiết khác nhau, cảm giác thật hứa hẹn đến 96%. Ảnh: Phi Nhất

17 thg 10, 2020

Những cổ vật Chămpa ở Sài Gòn

Hàng trăm cổ vật của người Chăm, trong đó có ba bảo vật quốc gia được trưng bày ở Bảo tàng lịch sử TP HCM.

Trong Bảo tàng lịch sử TP HCM dành hẳn một phòng trưng bày hơn 100 cổ vật Chămpa niên đại từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 17. Chămpa là quốc gia cổ của người Chăm, tồn tại ở miền Trung Việt Nam, hưng thịnh nhất vào khoảng thế kỷ 9, 10 rồi suy yếu dần. Quốc gia này chịu ảnh hưởng của Phật giáo và Ấn Độ giáo; với nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc; nổi bật là các tháp Chăm vẫn tồn tại đến ngày nay.

Bên trong địa đạo được đề nghị là Di sản Thế giới

Địa đạo Củ Chi với hệ thống hầm chằng chịt, dài hơn 200 km sẽ được đệ trình lên UNESCO ghi vào Danh mục Di sản Thế giới.


Cách trung tâm TP HCM khoảng 70 km về hướng Tây Bắc, địa đạo Củ Chi (huyện Củ Chi) với hệ thống đường hầm dài hơn 200 km, là cứ địa vững chắc của Khu ủy Quân khu, Bộ tư lệnh Sài Gòn - Gia Định, góp phần không nhỏ vào công cuộc thống nhất đất nước.

Vừa qua, UBND thành phố đã có văn bản ý kiến Bộ Quốc Phòng về chủ trương lập hồ sơ di tích địa đạo Củ Chi trình UNESCO ghi vào Danh mục Di sản Thế giới.

Theo UBND thành phố, địa đạo Củ Chi đáp ứng một số tiêu chí có giá trị nổi bật toàn cầu, tính toàn vẹn và tính xác thực theo hướng dẫn thực hiện Công ước Di sản thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO).

Ngày nay di tích địa đạo được bảo tồn ở hai khu vực Bến Dược (xã Phú Mỹ Hưng) và Bến Đình (xã Nhuận Đức), thu hút du khách khi đến TP HCM. Một số đường hầm được cải tạo, mở nắp rộng hơn cho du khách tham quan.

24 thg 9, 2020

Đề xuất điều chỉnh 38 tên đường không chính xác ở TP.HCM

Sở Văn hóa - thể thao TP.HCM vừa có văn bản đề xuất UBND TP xem xét điều chỉnh 38 tên đường đặt không chính xác trên địa bàn. 

Đường Kha Vạn Cân ở Q.Thủ Đức được đề xuất đổi thành Kha Vạng Cân. 
Ảnh: Nguyên Vũ. Báo Thanh niên

Sở Văn hóa - thể thao TP cho biết đề xuất này dựa trên kết quả nghiên cứu của Đề án công tác đặt, đổi tên đường, công trình công cộng tại TP.HCM - Khảo sát thực trạng và giải pháp đến năm 2020 vừa được báo cáo UBND TP.

Cụ thể, 38 tên đường không chính xác được chia làm 3 nhóm: 

Nhóm thứ nhất (gồm 5 đường) là nhân vật trên bảng tên đường bị sai so với quyết định của UBND TP.HCM, như đường Bùi Hữu Diên (tên trong quyết định) - Bùi Hữu Diện (tên ghi trên bảng tên đường); đường Đỗ Cơ Quang - Đỗ Quang Cơ; đường Nguyện Trọng Trì - Nguyễn Trọng Trí; đường Đoàn Triết Minh - Đoàn Minh Triết...