Hiển thị các bài đăng có nhãn Tây nguyên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tây nguyên. Hiển thị tất cả bài đăng

24 thg 10, 2021

Ngôi làng như bước ra từ cổ tích giữa núi rừng Đà Lạt

Theo các tư liệu, làng Cù Lần hình thành từ thập niên 1960, là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc K'Ho. Xung quanh tên gọi "Cù Lần" có nhiều cách giải thích rất thú vị.

Nằm trong rừng thông dưới chân núi Lang Biang, cách trung tâm TP Đà Lạt khoảng 20 km, làng Cù Lần là một địa danh du lịch rất nổi tiếng của "xứ sở ngàn hoa"

Theo các tư liệu, ngôi làng này hình thành từ thập niên 1960, là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc K'Ho. Xung quanh tên gọi "Cù Lần" có nhiều cách giải thích rất thú vị.

15 thg 10, 2021

Nhọc nhằn nghề khai thác mủ thông

Băng rừng, vượt núi, nay đây mai đó, ăn nghỉ ngay tại rừng là việc hằng ngày của những người thợ khai thác nhựa thông. Họ đi từ cánh rừng này sang cánh rừng khác, dù khó khăn, vất vả, nhọc nhằn, thu nhập cũng không cao nhưng không còn cách nào khác, họ vẫn phải cố gắng bám trụ với nghề vì cuộc sống.

Trong chuyến công tác tại huyện Đăk Tô, tôi tình cờ bắt gặp một số người tay xách, nách mang dụng cụ đi trên xe máy ngược về những cánh rừng thông ngút ngàn. Họ là những người làm nghề khai thác mủ thông thuê để kiếm sống. Hiện nay, dưới cánh rừng thông bạt ngàn ở khu vực xã Đăk Trăm (huyện Đăk Tô) có hàng chục túp lều bạt dựng tạm nằm ngay dưới những gốc thông. Mỗi khoảnh rừng thông, thấp thoáng dưới những gốc thông có những chiếc lều tạm phủ bạt nằm ẩn nấp phía dưới. Đây là nơi ăn, chốn ở của hàng chục con người làm nghề khai thác, cạo mủ thông thuê.

“Cà xạt” trên đồng ruộng người Giẻ Triêng

“Cà xạt” hay “xẻng” là cách gọi của người Giẻ Triêng ở xã Đăk Plô để chỉ một vật dụng tạo nên hệ thống âm thanh từ sức nước. Đối với bà con nơi đây, vật dụng này rất đỗi thân thuộc và được sử dụng để xua đuổi các loài chim, chuột, khỉ… không đến phá hoại cây lúa.

Để tìm hiểu việc làm “cà xạt”, tôi gặp già làng A Cho, làng Bung Tôn, xã Đăk Plô. Đang miệt mài đục đẽo những thanh gỗ làm chiếc “cà xạt” mới thay thế cho cái cũ bị hỏng, nghe tiếng chào hỏi, già A Cho ngẩng lên nhìn tôi cười hiền và ân cần cho biết: Những nơi khác, người ta thường làm bù nhìn hoặc treo những vật có màu sắc sặc sỡ trên cánh đồng để đuổi chim chóc, thú rừng, người Giẻ Triêng lại dùng tiếng động phát ra từ những chiếc “cà xạt”.

4 thg 10, 2021

"Báu vật" của Đắk Ngo

Đối với đồng bào M’nông, cồng chiêng là vật linh thiêng, không chỉ thể hiện sự giàu có của gia đình, cộng đồng mà còn là niềm tự hào của dân tộc.

Bởi vậy, dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng nhiều hộ đồng bào M'nông ở xã Đắk Ngo (Tuy Đức) vẫn giữ gìn những bộ chiêng quý, xem như là "báu vật" mà tổ tiên để lại.

Qua thống kê, đồng bào M'nông ở xã Đắk Ngo hiện đang lưu giữ 15 bộ cồng chiêng

Gia đình ông Điểu Khôn ở bon Phi Lơ Te hiện đang lưu giữ 2 bộ chiêng gồm 12 chiếc. Hai bộ chiêng này vẫn đang được sử dụng tốt, mỗi lần trong bon hay địa phương có tổ chức sự kiện gì quan trọng, ông đều mang ra cùng diễn tấu.

1 thg 10, 2021

Bún thịt nướng ống tre ở Đà Lạt

Bún thịt nướng mang phong cách núi rừng Tây Nguyên, có thành phần đa dạng, bài trí đẹp mắt trong ống tre lớn.

Quán bún tộ Măng Line trên đường Phù Đổng Thiên Vương, TP Đà Lạt là địa chỉ du khách thường lui tới để thưởng thức các món bún đựng trong tộ lúc nào cũng nóng hổi nghi ngút khói. Tại đây bạn có thể thưởng thức các loại bún khác nhau như bún bò, bún măng, bún thang, bún chả mực, bún riêu, bò kho... với giá từ 45.000 đồng đến 55.000 đồng/phần.

Anh Hoàng mở quán từ 4 năm trước, lấy tên theo thôn văn hóa Măng Line, nơi anh sinh sống và có đông người dân K'Ho cư ngụ ở phường 7, TP Đà Lạt. Ngoài phục vụ những món bún nóng rất hợp thời tiết se lạnh của phố núi, quán bún của anh Hoàng cũng được thực khách chú ý nhờ món bún thịt nướng đựng trong ống tre, mang phong cách bản địa của núi rừng Tây Nguyên.

Bún thịt nướng thưởng thức trong ống tre khiến thực khách thích thú. Ảnh: @theodore287/Instagram

30 thg 9, 2021

Mặn mà với nghề đan lát

Mồ côi từ nhỏ, chính nghề đan lát là “phao cứu sinh” của ông A Up, làng Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà. Cũng bởi thế, dù nhịp sống thay đổi, không mấy ai mặn mà với cây tre, sợi lạt, già A Up vẫn một mực giữ nghề.

Vắng bóng khách du lịch, làng Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà yên ắng hơn. Dẫu vậy, nhịp sống của người dân nơi đây không mấy thay đổi.

Cũng như nhiều người dân trong làng, hàng ngày, già A Up chăm chỉ làm nông, đan lát; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Con dao nhỏ xíu, nhọn hoắt nhưng bén ngọt. Vót từng đường, bào nan rớt xuống đất, từng mành tre đều đẹp, đủ độ mỏng để đan lát. Có đủ mành tre, già A Up xếp rồi đan thoăn thoắt. Hơn 40 năm gắn bó với việc đan lát, già A Up có thể làm được nhiều sản phẩm: nhà rông, gùi, đơm, nia, rổ, rá… “Bây giờ mình thành thạo rồi, chứ hồi đầu mới học cũng khó khăn lắm. Đan lát yêu cầu phải tỉ mỉ, cẩn thận và chịu khó. Ai không kiên trì, khó làm được và khó gắn bó với nghề đan lát được lâu” - già A Up chia sẻ.

Dẻo, thơm xôi nếp người Thái miền biên viễn

Chính hạt cơm nếp dẻo dẻo, hương thơm nhẹ mùi sữa quyện với vị cay nồng từ muối chấm đặc trưng của người Thái buộc tôi phải tìm đến nhà anh Lương Văn Nghiệp (thôn 1, xã Ia Dom, huyện Ia H’Drai) để thưởng thức lại món xôi nếp dẻo thơm.

Vẹn nguyên bản sắc

Tôi cảm thấy vinh dự khi được ngồi chung mâm cơm cùng gia đình anh Lương Văn Nghiệp hai lần. Lần gần đây nhất là bữa cơm trong ngày Tết độc lập. Hai lần gặp gỡ ngắn ngủi, tôi đều được thưởng thức và nghe các thành viên trong gia đình kể chuyện xoay quanh món xôi nếp.

Từ lúc lọt lòng đến khi lớn lên, anh Nghiệp đã gắn liền với hương xôi nếp. Xôi nếp gắn bó với anh trong từng bữa cơm, cùng anh cắp sách đến trường hay những lần theo ba mẹ anh lên rẫy. Và rồi, xôi nếp tiếp tục gắn bó với anh nơi núi rừng đất khách.

29 thg 9, 2021

Đồi cỏ lau rực hồng ở Đà Lạt

Nhìn từ trên cao, đồi cỏ lau ở khu vực hồ Tuyền Lâm trông như một tấm thảm sắc màu, hút khách đến check-in những ngày cuối năm.

Cách trung tâm TP Đà Lạt hơn 10 km là khu du lịch Lavender nằm trong khu vực hồ Tuyền Lâm, phường 4. Nơi này không chỉ nổi tiếng về những đồi hoa lavender tím mà còn hút khách với sắc hoa cỏ lau đỏ hay còn gọi là cỏ đuôi chồn. Những đồi hoa rực ánh hồng hút du khách đến chụp ảnh vào những ngày cuối năm, tầm cuối tháng 11, đầu tháng 12, khi trời sang đông, gió hanh hao.

Cỏ lau đỏ mọc thành từng cụm, san sát nhau, cao khỏi đầu người, trải dài khắp cả một vùng đồi. Loài hoa mang vẻ đẹp dịu dàng, lung linh với những bông cỏ mềm mượt màu hồng, hơi ngả màu hồng tím, đỏ. Nhìn từ trên cao nơi này như được bao phủ bởi một tấm thảm sắc màu, thu hút mọi ánh nhìn.

Đồi cỏ lau đỏ ở khu vực Hồ Tuyền Lâm trông như một bức tranh. Ảnh: Nguyễn Khắc Tùng

Sầu riêng nấu canh sườn non và chiên bột

Không chỉ ăn quả chín, người Gia Lai còn chế biến nhiều món ngon khác từ sầu riêng như canh sườn non, chiên bột để ăn cùng cơm.

Sầu riêng đang là "vua" của các loại cây trồng ở Tây Nguyên do đất đai, khí hậu phù hợp cho cây sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao. Tháng 9-10 là thời điểm thu hoạch sầu riêng tại Gia Lai, chủ yếu trồng các loại như Dona, Ri6 và giống ngoại Musang King từ Malaysia.

Nhiều nhà vườn còn kết hợp mô hình du lịch canh nông. Du khách tới vườn được hái trái và thưởng thức ngay. Với vị béo ngậy, mùi thơm nồng, ăn một múi là nghiện và muốn ăn tiếp múi thứ hai. Ngoài thưởng thức quả chín mềm, nhiều người còn bất ngờ khi có thể chế biến được nhiều món ăn như nấu canh sườn heo và chiên bột.

Hái sầu riêng tại vườn, chọn quả già, chuyển vàng sắp chín để nấu canh.

14 thg 8, 2021

Hương rượu Nai Buih

Uống một hơi rượu nếp than do Nai Buih mời, tôi nghe hương rượu thơm nồng, ngọt thanh như thấm vào từng tế bào trong cơ thể. Không khó hiểu, từ lâu, rượu nếp than Nai Buih không chỉ nổi tiếng ở địa phương mà còn lan xa.

Nổi tiếng nhờ chắt lọc kinh nghiệm

Từng nghe danh về rượu nếp than do ông Nai Buih ở làng Krơk, xã Ngọc Réo (huyện Đăk Hà) sản xuất, nhưng trước đây tôi không có dịp thưởng thức. Chuyến công tác mới đây về xã Ngọc Réo khi nghe đề cập đến rượu nếp than, ông A Wiên - Phó Chủ tịch UBND xã bố trí cán bộ dẫn tôi đến gặp Nai Buih.

Thật may, lúc chúng tôi đến nhà, Nai Buih đang phơi cơm nếp, trộn men ủ rượu nếp than. Thấy khách đến, Nai Buih bỏ dở công việc, rửa tay, đon đả trải chiếu, pha trà mời khách. Ngồi tỉ tê chuyện rượu nếp, Nai Buih liền mở tủ lạnh lấy chai rượu nếp than rót một ly đầy mời tôi thưởng thức. Trời nóng, lại đi đường xa, uống ly rượu nếp ướp lạnh chua chua, ngọt ngọt, tôi cảm thấy trong người mát mẻ, tươi tỉnh hẳn ra.

Ông Nai Buih giới thiệu về bánh men. Ảnh: V.N

31 thg 7, 2021

Mùa mưa hái nấm trong rừng thông Đà Lạt

Dưới những tán thông xanh mát, từng cụm nấm gan bò, trứng gà, kaki vàng, san hô... mọc trên đất chờ người đi rừng thu hoạch.

Mùa mưa Đà Lạt kéo dài từ tháng 5 đến khoảng tháng 10 hàng năm, đây cũng là mùa của nấm rừng sinh sôi sau những cơn mưa dầm. Dịp này như một thói quen của nhiều cư dân phố núi, mọi người vào rừng thông hái nấm về chế biến đủ món ngon bình dị. Du khách có thể liên hệ với những người chuyên đi rừng tại Đà Lạt nếu muốn tham gia hoạt động này.

Người hái nấm thường vào rừng thông lúc sáng sớm, khi nắng vừa lên, thời tiết cũng ấm dần không quá buốt. Mỗi rừng thông ở Đà Lạt đều có nấm mọc tùy số lượng ít hay nhiều, những khu vực như rừng thông hồ Tuyền Lâm, hồ Suối Vàng, rừng Xuân Thọ... được biết đến là nơi nhờ có nhiều loại nấm rừng thơm ngon.

Nấm san hô dễ nhận diện vì hình dáng và màu sắc không khác gì cây san hô đá.

26 thg 7, 2021

Bánh xèo tép Biển Hồ

Trong làn sương trên Biển Hồ, ngư dân vớt tép tươi trong vó đem về làm bánh xèo, món ăn mang vị đậm đà khó quên.

Biển Hồ (hồ T’nưng) là điểm du lịch nổi tiếng Gia Lai, địa danh gắn với câu hát "đôi mắt Pleiku Biển Hồ đầy" có mặt hồ rộng lớn, là nguồn cung cấp nước sạch cho thành phố Pleiku. Cuộc sống ngư dân quanh vùng Biển Hồ dựa vào nguồn thủy sản phong phú như cá, tôm, tép... Món bánh xèo tép Biển Hồ cũng từ đây mà ra, tạo nên một nét đặc trưng cho ẩm thực phố núi.

Biển Hồ mênh mông nước, huyền ảo trong sương, mang đến bức tranh lao động đẹp và yên bình.

21 thg 7, 2021

Lễ hội kết bạn của Người Mạ

Lễ hội kết bạn là một hoạt động tín ngưỡng dân gian, mang tính nhân văn sâu sắc của đồng bào các dân tộc trên đại ngàn Tây Nguyên nói chung, đồng bào dân tộc Mạ ở Lâm Đồng nói riêng.

Đội cồng chiêng của chủ nhà và khách kết lại thành một vòng tròn trong buổi lễ kết bạn. Ảnh: Chu Quốc Hùng

Lên Đà Lạt nhâm nhi lẩu gà lá é

Lẩu gà lá é là một món ăn nổi tiếng hàng đầu tại Đà Lạt. Hương vị độc đáo của món ăn khiến du khách phải nhung nhớ mỗi khi rời xa nơi này.

Lẩu gà lá é - chỉ cái tên thôi cũng đã gây tò mò cho du khách. Có thể nói lẩu gà lá é Đà Lạt là một đặc sản rất riêng của phố núi.

Những người đã đến với Đà Lạt khi quay lại nơi đây tìm lẩu gà lá é thường nghĩ ngay đến Tao Ngộ. Quán nằm ở số 5 đường 3/4, Phường 3, cách khu hồ Xuân Hương chỉ tầm 2 km nên rất thuận tiện cho du khách. Chủ quán là anh Tuấn chị Thảo, những người con của Hải Dương vào Đà Lạt lập nghiệp. Anh Tuấn cũng chính là người đầu tiên “sáng chế” ra món ngon đặc biệt này…

Lẩu gà lá é là món ăn cực ngon, hấp dẫn và giá cả phải chăng. Nguồn: jaunty_jan/Instagram

13 thg 7, 2021

Con trâu trong đời sống của người Xơ Đăng ở Đăk Ui

Không biết từ bao giờ, con trâu trở nên gần gũi, thân quen và là một phần tất yếu trong đời sống người Xơ Đăng ở xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà. Con trâu không chỉ là vật nuôi đơn thuần, mà còn gắn bó và để lại nhiều dấu ấn trong cộng đồng.

Cũng như nhiều dân tộc có truyền thống canh tác lúa, người Xơ Đăng ở xã Đăk Ui quý con trâu. Hình tượng con trâu luôn gắn với đời sống, tín ngưỡng của người dân nơi đây.

Trao đổi về hình tượng con trâu trong đời sống, văn hóa tinh thần của người dân, già A Núi, thôn Wang Hra, xã Đăk Ui cất giọng trầm đục mở đầu câu chuyện: “Từ xưa đến nay, con trâu dường như gắn liền với đời sống, văn hóa, tinh thần của người Xơ Đăng ở địa phương. Con trâu chính là công cụ, là người bạn đồng hành giúp bà con cày cấy, kiếm cái ăn, cái bỏ bụng để sinh tồn, xây dựng cộng đồng. Cũng từ đó, một thói quen hình thành trong nếp sống, là mỗi gia đình người Xơ Đăng chúng tôi đều nuôi ít nhất một con trâu trong nhà. Chúng tượng trưng cho sự cần cù, chịu khó và là biểu tượng cho sức khỏe của người con trong làng. Dù hiện tại, dưới sự phát triển của khoa học công nghệ, những chiếc máy với sức kéo hiệu quả, năng suất cao thay thế, nhưng con trâu dường như vẫn còn giữ một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người ở đây”.

Các em nhỏ dắt trâu ra đồng. Ảnh: T.T

4 thg 7, 2021

Ngỡ ngàng trước thác Bring

“Em đã bao giờ nghe đến thác Bring chưa? Đây là một trong những thác nước hùng vĩ và hoang sơ trên địa bàn huyện Kon Rẫy, gần như chưa có sự tác động bởi con người. Nếu có dịp, em hãy tự mình trải nghiệm xem sao, chị nghĩ địa điểm này sẽ không làm em thất vọng đâu”. Lời giới thiệu ngắn gọn của một đồng nghiệp trong chuyến tác nghiệp đã khơi dậy sự tò mò, tính hiếu kỳ và tôi có chuyến trải nghiệm với thác Bring.

Từ UBND xã Đăk Tơ Lung, huyện Kon Rẫy đi dọc theo Tỉnh lộ 677 khoảng 4 km rồi rẽ trái, chúng tôi men theo con đường đất tiến vào thác Bring. Ngay từ khoảng cách còn rất xa, chúng tôi đã nghe được tiếng ầm ầm thác đổ, át cả tiếng xe máy đang di chuyển trên đường. Chỉ như vậy, đủ để mỗi người chúng tôi mường tượng sự hùng vĩ, kích thước, độ cao thác nước mà chúng tôi đang hướng đến. Điều đặc biệt là xuyên suốt cả chặng đường vào thác, chúng tôi không gặp bất kỳ bóng dáng của một khách du lịch nào, điều này càng củng cố thêm niềm tin về việc thác nước còn hoang sơ, chưa bị con người tác động.

Chạy chừng khoảng gần 3 km, thác nước Bring hiện lên trước mắt chúng tôi với dáng vẻ hùng vĩ, uy nghi, sừng sững giữa rừng.

Khèn bầu 6 ống của người Mạ

Trong số các nhạc cụ của người Mạ trên địa bàn tỉnh, M'buốt (còn gọi là khèn bầu 6 ống) là nhạc cụ có cấu tạo phức tạp và khả năng diễn tấu phong phú.

Loại nhạc cụ này có thể dùng để đệm hát, múa, hòa tấu cùng các nhạc cụ khác trong các dịp lễ hội. Trai tráng trong bon làng dùng khèn bầu để thổ lộ tình cảm với người yêu…

Nghệ nhân người Mạ trình diễn khèn bầu 6 ống

Những cung đường tản bộ trên phố núi Pleiku

Những năm gần đây, Pleiku khá nhộn nhịp dòng người bộ hành miệt mài mỗi sớm, mỗi chiều, như một cách thư giãn rèn luyện sức khỏe. Phố núi với địa hình đồi dốc quanh co, với thung lũng nghiêng triền trở thành nẻo đường lý tưởng cho những người đam mê tản bộ.

Tản bộ ở Pleiku thư thái và yên tĩnh. Người đi bộ tĩnh tâm chiêm nghiệm bao nhiêu điều thú vị, đón một ngày mới đầy năng lượng, hay lãng du sau một ngày làm việc vất vả. Khí hậu quanh năm mát mẻ, có lúc sương mù buông thấp như mơ. Những con đường nhỏ hẹp, quanh co mà đầy tâm tư.

Người thích sự nồng ấm, khoáng đạt thì chọn Quảng trường Đại Đoàn Kết-trái tim của Phố núi. Đi bộ ở Quảng trường khá bằng phẳng, an toàn, tâm hồn thêm thư thái. Cảnh quan nơi đây hài hòa, thảng hoặc ngân lên tiếng chim líu lo trong những vòm xanh cao vút, cây cỏ hoa lá đủ màu đủ sắc cũng góp phần tạo hứng khởi, xả stress rất lý tưởng. Tuy nhiên, không gian ấy như bình địa, người đi bộ nhiều lúc không có được sức rướn cần thiết.

Thung sâu giữa lòng Phố núi

Bên cạnh Đà Lạt thì Pleiku có đặc điểm rõ nhất của vùng đồi núi cao nguyên với nhiều thung lũng tự nhiên đẹp và thơ mộng, hấp dẫn du khách.

Đô thị Pleiku dù "sinh sau đẻ muộn" trong số các thành phố cao nguyên nước ta nhưng điều kiện tự nhiên không thua kém bất cứ đô thị miền núi nào. Đặc biệt, nơi đây xuất hiện sự kiến tạo địa chất với nhiều miệng núi lửa đã tắt hàng triệu năm. Bên cạnh đó, Pleiku có nhiều thung lũng rộng nằm trong lòng và ngoại ô cùng các con suối nhỏ nước chảy róc rách quanh năm.

Ở phạm vi bài viết này, tôi chỉ đề cập đến 4 thung lũng nội đô Pleiku tạo ấn tượng khá đậm nét cho bất cứ ai lần đầu đến thành phố Bắc Tây Nguyên này. Đó là thung lũng phía Bắc, ở cuối đường Tô Vĩnh Diện (gần làng Ốp) thuộc phường Hoa Lư, phía đối diện là Sân bay Pleiku; thung lũng phía Nam trên đường Lê Thánh Tôn, giáp đường Trường Sa, thuộc phường Hội Phú và phường Ia Kring; thung lũng phía Đông, nằm trên đường Tôn Thất Tùng (trước Bệnh viện Đa khoa tỉnh) quanh qua đường Lê Duẩn, kéo dài đến cầu Ia Sol (đường Cách Mạng Tháng Tám) thuộc phường Phù Đổng và Hội Phú; thung lũng phía Tây trên đường Phạm Văn Đồng (gần Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh và Trường Tiểu học-THCS-THPT Sao Việt) thuộc phường Tây Sơn. Hầu hết những thung lũng này có diện tích hàng chục héc ta, thuộc đất nông nghiệp; từ lâu được người dân địa phương khai phá để làm ruộng lúa nước hoặc trồng rau màu.

Thung lũng phía Tây trên đường Phạm Văn Đồng (TP. Pleiku) gần Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh. Ảnh: Phan Lài

26 thg 6, 2021

Những cây đa cổ thụ ở Ia Nueng

Thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai) hiện còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa-lịch sử độc đáo, trong đó có một số đại thụ gắn liền với ký ức và văn hóa cộng đồng. Tuy vậy, những cây xanh quý hiếm này dường như vẫn chưa được tôn vinh đúng tầm để phát huy giá trị, đặc biệt là trong phát triển du lịch. Làm hồ sơ đề nghị công nhận Cây di sản là một trong những cách cần tính đến.

Theo tiêu chí của Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, 1 cây xanh muốn được công nhận là Cây di sản thì phải đáp ứng những yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật và văn hóa-lịch sử tùy theo nguồn gốc (cây trồng hoặc cây tự nhiên). Do vậy, trên địa bàn tỉnh mới chỉ có 1 đại thụ được công nhận là Cây di sản vào năm 2016. Đó là cây đa làng Ghè (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ). Từ khi được công nhận đến nay, cây đa làng Ghè đã được đưa vào các tour, tuyến du lịch trên địa bàn huyện cùng với các điểm đến văn hóa-lịch sử, tạo sức hút đáng kể cho du lịch huyện biên giới.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Xuân Hà-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin TP. Pleiku-cho biết: Trên địa bàn thành phố có khá nhiều đại thụ nhưng chưa có cây nào được làm hồ sơ để công nhận Cây di sản. Điểm lại số cây này, ông Hà khẳng định, tại làng Ia Nueng (xã Biển Hồ) có 3 cây đa vài trăm năm tuổi, rất xứng đáng được công nhận là Cây di sản.

Cây đa cổ thụ ở làng Ia Nueng (xã Biển Hồ, TP. Pleiku). Ảnh: Lam Nguyên

Lâu nay, Ia Nueng được du khách nhiều nơi biết đến thông qua vẻ đẹp của một ngôi làng điển hình với cây đa, giọt nước. Đặc biệt, hình ảnh 3 cây đa cổ thụ xòe tán lá vạm vỡ che mát cả một vùng đã mang lại ấn tượng vô cùng mạnh mẽ.

Già làng Hmrik cho hay: Người dân không còn nhớ ai đã trồng những cây này từ lúc nào, chỉ biết rằng chúng đã sừng sững ở đấy từ xưa rất xưa. Ông chia sẻ: “Cha tôi lớn lên đã thấy mấy cây đa cao lớn như thế rồi, chắc cũng đã qua 3 đời người. Ngày xưa, lễ hội lớn của làng như pơ thi, mừng lúa mới… đều tổ chức dưới gốc đa”.

Già Hmrik kể thêm, trước đây, bà con quan niệm có thần linh trú ngụ trong những cổ thụ này để bảo vệ làng. Ngày còn nhỏ, ông Hmrik từng chứng kiến lễ cúng Thần Cây. Làng ngả thịt con heo, con dê cúng Yàng rồi mỗi nhà đều mang đến 1 ghè rượu. Già trẻ gái trai hòa trong tiếng cồng, tiếng chiêng rộn rã và những điệu xoang bất tận, vui say trọn 1 ngày.

Có thể thấy rõ một điều, không chỉ là cây xanh đơn thuần về mặt sinh học, những đại thụ này còn gắn liền với ký ức cộng đồng qua hàng trăm năm. Giờ đây, khi phong tục xưa dần mai một, cây lại lặng lẽ làm chứng nhân của nhịp sống thường ngày, ngắm nhìn lũ trẻ lớn lên, vui đùa nơi giọt nước, lắng nghe những cuộc chuyện trò của người làng trong lúc tránh nắng, rì rào che mát cho khách phương xa, lặng im vỗ về bao tâm hồn kiếm tìm sự tĩnh lặng…

Theo chúng tôi, trong số 3 đại thụ kể trên, cây to nhất có chu vi đến hơn 8 người ôm, cao trên 25 m. Phần diện tích nền xung quanh đã được đầu tư lát gạch sạch sẽ, dân làng đều nhắc nhau gìn giữ để những bóng cây luôn xanh mát. “Nếu một ngày nào đó vắng bóng những đại thụ này thì làng sẽ ra sao?”. Già Hmrik chắc nịch câu trả lời: “Mất cây đa, Ia Nueng đâu còn là làng. Ông bà xưa đã dặn dò con cháu không được đốt gốc, chặt cành. Nhờ vậy, cây mới xanh tươi đến ngày nay. Cây đa là linh hồn, là sức mạnh của làng, không được để mất đâu”.

Đối chiếu với những tiêu chí của Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, có thể thấy, những cây đa ở làng Ia Nueng đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được công nhận là Cây di sản, vấn đề còn lại là sự quan tâm của chính quyền và các ban, ngành liên quan.

Một khi được công nhận, “di sản xanh” này sẽ góp phần phát huy giá trị vùng đất, khẳng định mục tiêu xây dựng Pleiku trở thành đô thị “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”. Cùng với việc phục dựng các lễ hội, nghi lễ gắn liền với chủ thể ấy, thành phố sẽ có thêm một điểm đến lý thú dành cho khách phương xa. Điều này đặc biệt có ý nghĩa và tạo sức hút khi nhu cầu tìm về với thiên nhiên trong lành đang là xu hướng mà nhiều du khách hướng đến.