Hiển thị các bài đăng có nhãn Tây Bắc bộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tây Bắc bộ. Hiển thị tất cả bài đăng

21 thg 12, 2021

Leo núi Đại Bàng vùng suối khoáng Kim Bôi

Đây là điểm đến mới cách Hà Nội hơn 70 km, nơi du khách có thể kết hợp leo núi và nghỉ dưỡng tắm khoáng.

Vùng đất Kim Bôi còn có tên gọi là xứ Mường Động - nơi ở của người Mường Cổ, giữa 4 xứ Mường lớn nằm trên những cánh đồng trù phú của Hòa Bình là Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động. Từ trước đến nay, Kim Bôi vẫn hút khách bằng các trải nghiệm du lịch nghỉ dưỡng với một trong những nguồn nước khoáng nóng chất lượng nhất miền Bắc. Đến đây, du khách cũng được ăn ngon với các đặc sản của người Mường như cơm lam, thịt lợn nướng mẹt, trải nghiệm văn hóa người Mường và uống nước khoáng tinh khiết.

19 thg 12, 2021

Về Sơn La xem điệu xòe Thái

Ở vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng, ranh giới giữa người xòe và người xem xòe thường không phân biệt rõ ràng. Những người biểu diễn và người xem luôn hòa đồng, cộng cảm cùng nắm tay nhau để hòa chung vào nhịp xòe…

Vòng xòe ngày hội

Sống giữa thiên nhiên hùng vĩ, văn hóa của đồng bào dân tộc Thái vùng Tây Bắc gắn với tín ngưỡng đa thần. Trong các lễ hội, người Thái luôn cầu khấn các vị thần linh, tổ tiên trợ giúp cho cuộc sống con người khoẻ mạnh, sung túc; gia súc, gia cầm sinh sôi nảy nở; mùa màng tươi tốt bội thu. Mỗi khi hoàn thành một công việc trọng đại, mọi người lại nắm tay nhau quanh đống lửa nhảy múa ăn mừng. Những điệu xòe hình thành, phát triển và hoàn thiện, mô phỏng những bước đi của cha ông khai phá đất đai, làm nương, trồng lúa, lấy nước.

18 thg 12, 2021

Độc đáo lễ mát nhà của người Mường

Đồng bào dân tộc Mường có nhiều nghi lễ đặc sắc. Trong đó có Lễ Mát nhà như là một lễ giải hạn, để hóa giải những điều xấu, cầu cho mọi điều tốt tươi, may mắn.

Thầy mo vẩy nước để làm phép trong lễ Mát nhà.

Theo truyền thống của người Mường, thông thường khi lúa đã thu hoạch, vụ mùa hoàn tất, họ sẽ tiến hành lễ Mát nhà. Tuy nhiên ngày nay, thời gian tổ chức lễ trong nhiều gia đình không còn bị áp đặt như trước. Người ta có thể tổ chức trước hoặc sau mỗi vụ mùa. Ông Đinh Ngọc Lương - một người dân tộc Mường (Hòa Bình) đang sinh sống tại Làng văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết: “Có những nhà họ làm trước gặt, cũng có những nhà làm sau gặt. Nếu làm trước mùa gặt thì có nghĩa cầu cho may mắn đến với mùa màng. Còn làm sau mùa gặt thì cầu cho mùa tới nở hoa kết trái”.

15 thg 12, 2021

Mê mẩn miền cải trắng đầu đông

Những cơn gió mùa xứ lạnh tràn về Bắc bộ báo hiệu một mùa đông đã về. Đông đến, đất trời u ám, hơi lạnh lan tỏa khắp muôn nơi… Trong không gian ấy, một loài hoa bắt đầu tỏa sáng - hoa cải trắng.

Hoa cải trắng đi vào thơ, vào nhạc và như một loài hoa báo hiệu mùa đông xứ Bắc. Ta có thể bắt gặp những ruộng cải nở trắng trên ruộng đồng, bên sông ngòi và ở cả miền núi đồi xa xăm Tây Bắc.

Nhiều năm qua lữ khách quen hẹn hò nhau trải nghiệm miền cải trắng bạt ngàn ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La). Năm nay chúng tôi đã được mách nước để tìm về một miền hoa cải khác mang tên Cò Nòi, thuộc huyện Mai Sơn, Sơn La. Xã vùng cao Cò Nòi nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 270km về phía Tây Bắc theo hướng QL 6. Nếu dân phượt muốn trải nghiệm QL 32 và 37 nhiều thú vị hơn thì sẽ rút ngắn được hơn 20km so với cung đường nói trên.

Miền cải trắng Cò Nòi giữa trời đông u ám

13 thg 12, 2021

Băng rừng leo đỉnh Nhìu Cồ San

Nhìu Cồ San (2.965 m) là đỉnh núi cao thứ 9 tại Việt Nam thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, thu hút phượt thủ bởi vẻ hoang sơ và thảm thực vật phong phú.


Nhìu Cồ San trong tiếng dân tộc H'Mông có nghĩa là "sừng trâu". Núi nằm ở xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, cách Sa Pa khoảng 60 km. Hiện nay, du khách muốn trekking đỉnh núi này thường đón xe khách đến Sa Pa, đi tiếp tới xã Dền Sáng (trên đường đi qua UBND huyện Bát Xát để khai báo di chuyển), tiếp tục đón xe ôm của dân địa phương tới bản Nhìu Cồ San. Cung đường cuối cùng từ Dền Sáng đến Nhìu Cồ San chưa đến 10 km nhưng đầy đá hộc và dốc cao chỉ tay lái cứng bằng xe máy mới đi được.

Lối trekking từ bản lên núi sẽ bắt đầu ở con đường hai bên là ruộng bậc thang mùa cạn nước, chỉ còn trơ gốc rạ và những bờ rào đá thô sơ.

20 thg 11, 2021

Mây luồn trên đèo Khau Phạ

Địa danh đèo Khau Phạ (huyện Mù Căng Chải – Yên Bái) không chỉ hút hồn du khách vào mùa nước đổ hoặc lúa chín mà còn đẹp đến độ diễm lệ khi mây đến vờn bay trên núi rừng, ruộng bâc thang và bản làng của người Mông, người Thái.

Theo các chỉ dẫn du lịch của dân phượt, các hãng du lịch lữ hành thì mùa mây Tây bắc chỉ giới thiệu ở các vùng nổi tiếng như Tà Xùa, Mộc Châu (Sơn La), Hoàng Liên Sơn, Y Tý (Lào Cai) nhưng ít nhắc đến vẻ đẹp của mùa mây ở đèo Khau Phạ. Chúng tôi đã có gần 10 năm, mỗi năm 2 lần lên nơi này nhưng để gặp cảnh mây tràn vào bản làng, vào ruộng bậc thang chỉ có một lần duy nhất.
Mùa mây ở đèo Khau Phạ thường xuất hiện từ tháng 10 năm nay đến tháng 3 năm sau.

Người Mông ở bản Lìm Mông xã Cao Phạ cho biết, ở dãy núi Khau Phạ này, mù nhiều hơn mây, có nghĩa là, có những tháng, cả con đèo huyền thoại này chìm trong màn mù khổng lồ, người đứng cách người vài mét là không nhìn thấy nhau.

13 thg 11, 2021

Khung cảnh thần tiên ở Lảo Thẩn

Biển mây trắng bồng bềnh giăng kín 4 phương khiến Anh Chiêm ngỡ như đang mơ, về thành phố cả tuần vẫn còn cảm giác lâng lâng.


Ngày 25-26/10, anh Nguyễn Anh Chiêm (Hà Nội) cùng vợ và 4 người bạn có chuyến trekking, săn mây ở núi Lảo Thẩn, Y Tý, Bát Xát, Lào Cai. Di chuyển bằng xe riêng, cả nhóm xuất phát từ 2h sáng và có mặt ở chân núi Lảo Thẩn lúc 10h. Sau khi nghỉ một tiếng, nhóm bắt đầu leo núi.

24 thg 10, 2021

Câu chuyện tình buồn thảm trong hang động nổi tiếng vùng Tây Bắc

Cái thế giới bằng đá bình yên vĩnh cửu, ẩn chứa nỗi buồn sâu thẳm từ câu chuyện tình đó không đổi thay cho đến nay. Đó chính là cảnh quan kỳ vĩ mà du khách có thể chứng kiến trong lòng động Pu Sam Cáp.

Nằm ở ngoại vi thị xã Lai Châu, tỉnh Lai Châu, động Pu Sam Cáp là một quần thể hang động tuyệt đẹp được cho là sánh ngang với các hang động ở vịnh Hạ Long và Phong Nha - Kẻ Bàng. Hang động này gắn với với một câu chuyện tình bi đát được kể lại trong vùng.

3 thg 9, 2021

Rừng trúc như trong phim kiếm hiệp ở Mù Cang Chải

Rừng trúc 60 năm tuổi ở Púng Luông có không gian xanh mát với hàng trăm nghìn cây, khiến du khách liên tưởng tới những bộ phim kiếm hiệp.

Mù Cang Chải ở Yên Bái được mệnh danh là thiên đường ruộng bậc thang, điểm đến hút khách vào mùa lúa chín. Từ năm 2020, nơi này có thêm những cánh rừng trúc thẳng tắp ở xã Púng Luông, cách thị trấn Mù Cang Chải khoảng 20 km. Nhiều người đến đây ví nơi này như bối cảnh phim kiếm hiệp ngoài đời thực.

Du khách bước theo bậc thang len lỏi khám phá sự trong lành của khu rừng. Ảnh: @tundidauthe/Instagram

17 thg 8, 2021

Những chuyện kỳ thú ít ai biết trên đỉnh Fansipan

Với độ cao 3.143m, Fansipan không chỉ là ngọn núi cao nhất Đông Dương mà còn ẩn chứa bên trong lòng mình rất nhiều câu chuyện ly kỳ, khó lý giải.

Bí ẩn đỉnh núi “dự báo thời tiết” cạnh đỉnh Fansipan

Năm 2010, rừng Hoàng Liên Sơn trải qua một vụ cháy rừng khủng khiếp. Khi lửa đang cháy như Hỏa Diệm Sơn và các lực lượng cứu rừng đều đã mệt lử lả, thì ông Trần Ngọc Lâm - người được mệnh danh là “người rừng” trên Fansipan với hơn 20 năm lang thang ẩn dật, thuộc từng ngóc ngách đệ nhất hùng sơn Tây Bắc này – phán chắc nịch: “Mai rừng sẽ hết cháy. Chúng ta sẽ đi xem những đống than trên dãy Hoàng Liên”.

Kỳ lạ thay, đúng như lời ông nói, hôm sau Hoàng Liên Sơn mưa như trút nước, rừng hết cháy thật. Không lẽ “người rừng” Trần Ngọc Lâm có tài “hô mưa gọi gió”?

“Người rừng” Trần Ngọc Lâm.

5 thg 8, 2021

Độc đáo cây cô đơn thu hút giới trẻ ở thiên đường mây Tà Xùa

Hình ảnh cây cô đơn đứng sừng sững giữa mây trời Tà Xùa khiến nhiều người thích thú.


Săn mây Tà Xùa (Bắc Yên, Sơn La) nổi lên như một điểm du lịch hấp dẫn thu hút rất nhiều du khách, đặc biệt là trong thời điểm săn mây đẹp nhất từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm. Để đến được Tà Xùa, du khách phải di chuyển từ Hà Nội đến thị trấn Bắc Yên và thuê xe máy lên Tà Xùa khoảng 20km.

Con đường di chuyển đến đỉnh Tà Xùa cực kỳ khó khăn nên đòi hỏi người điều khiển phương tiện phải có tay lái thật chắc chắn. Có những con dốc liên tiếp nhau, trơn trợt và có những đoạn chênh vênh khi một bên là vách núi một bên là vực sâu. Tà Xùa quả nhiên không dành cho những người yếu tim yếu sức.

4 thg 8, 2021

Kiếm lệnh của vua Hàm Nghi

Ở bản Ban, xã Chiềng Mai, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La hiện nay nhiều người dân vẫn kể về câu chuyện của gia đình ông Cầm Oai.

“Vua Thái” Cầm Oai - Ảnh tư liệu

Mọi người vẫn quen gọi ông là “vua Thái” với nhiều truyền thuyết gắn với ông.

“Vua Thái” nguyên là quan đạo binh, nhận chức từ người cha là Cầm Văn Thanh. Ông Cầm Văn Thanh chính là người đã được ông Tôn Thất Thuyết (thay mặt vua Hàm Nghi) trao cho thanh kiếm gọi là kiếm lệnh để cai quản quân đội của 12 châu người Thái xứ Tây Bắc.

“Vua Thái” Cầm Oai có một người con trai là Cầm Văn Dung (Cầm Dung) bị kết án khổ sai vì tội đầu độc công sứ Sơn La Saint Poulot (thường gọi là Xanh Pu Lốp).

Ông Cầm Dung bị giam ở nhà tù Hỏa Lò và là người tham gia tổ chức, thực hiện cuộc vượt ngục “thăng thiên độn thổ” ngày 11-3-1945.

23 thg 7, 2021

Lễ cúng bản của người Si La

Là một trong 19 dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, cộng đồng dân tộc Si La chỉ sinh sống ở bản Nậm Sin (xã Chung Chải, huyện Mường Nhé), bên bờ suối Nậm Sin, cạnh đường vành đai biên giới.

Bản Nậm Sin cách trung tâm xã Chung Chải khoảng 16km. Người Si La ở đây có dân số ít (gần 50 hộ) nhưng lại có một nền văn hóa khá phong phú và mang tính đặc trưng, nhận diện văn hóa riêng.

Tết của người Si La (Điện Biên). Ảnh: baodienbienphu.info.vn

Trong lễ tục vòng đời, người Si La có các nghi lễ quan trọng, nổi bật như: Lễ cúng bản, lễ cúng hồn lúa, lễ cúng nương, lễ cúng cơm mới, lễ gieo hạt, lễ cầu mùa, Tết cổ truyền… Trong đó, lễ cúng bản là nghi lễ tín ngưỡng đã trở thành hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, mang tính tâm linh và có ý nghĩa nhân văn cao đẹp, phản ánh khát vọng vươn lên, mong ước một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

12 thg 6, 2021

Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ - di sản quân sự tiêu biểu

Từ Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ, đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đưa ra quyết định sáng suốt, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

Lán ở và làm việc của Phó tổng tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái thuộc Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

3 thg 6, 2021

Hè về - Có một Sapa đẹp nao lòng

Sapa là một điểm đến tuyệt vời khi mùa hè đang đến. Du lịch Sapa mùa hè, du khách sẽ choáng ngợp với những điều kiện thuận lợi mà tạo hóa đã ban tặng nơi đây.

18 thg 5, 2021

Sin Suối Hồ - Điểm du lịch ấn tượng ở Lai Châu

Đặt chân đến bản Sin Suối Hồ ở xã Sin Suối Hồ (huyện Phong Thổ) vào bất cứ mùa nào trong năm, du khách sẽ đều bị cuốn hút bởi cảnh sắc hữu tình và những phong tục tập quán truyền thống của người Mông vẫn được giữ gìn nguyên vẹn. Đến nay, Sin Suối Hồ đã trở thành điểm sáng trong việc phát triển mô hình du lịch cộng đồng của tỉnh Lai Châu, mang lại sự đổi thay đáng kể cho đời sống người dân nơi đây.

Nằm ở độ cao 1.500m so với mực nước biển bản Sin Suối Hồ trong tiếng Mông có nghĩa là “suối có vàng”. Cái tên ấy đủ gợi lên cho du khách về một bản nhỏ bình yên, đầy cây trái với những thác nước, khe suối rì rào suốt đêm ngày. Gọi là suối vàng, bởi Sin Suối Hồ có gốc tiếng Quan Hỏa mà chữ sin tức kim nghĩa là vàng. Cái suối này nghe nói, có rất nhiều vàng, nhưng xưa nay dân bản không ai đào, đãi gì ở đây, nó được bảo vệ nguyên vẹn, sơ khai.

Ở Sin Suối Hồ có 10 hộ gia đình làm homestay; mỗi homestay đều có cổng chào, biển báo bằng gỗ với dòng chữ tết bằng dây thừng hoặc dây mây ghi số điện thoại, các dịch vụ, tên chủ nhà... Mọi thứ đều thân thiện với thiên nhiên. 

Bản Sin Suối Hồ được bao quanh bởi một khu rừng nguyên sinh đẹp đến ngỡ ngàng. Đường lên thác Trái Tim phải đi xuyên qua một khu rừng nguyên sinh, dọc theo con suối Vàng. Từ trung tâm bản lên thác dài độ 1.500 m, nhưng phải luồn rừng, leo dốc. Từ năm 2015, cả bản đã huy động tất cả các hộ tập trung xuống suối bê từng hòn đá cuội lên xếp thành con đường độc đáo, nên đi lại dễ dàng hơn, vừa đi vừa thưởng thức, nhấm nháp cái hoang sơ nơi rừng già của thiên nhiên.

Khu rừng nguyên sinh quanh bản Sin Suối Hồ. Ảnh: Tất Sơn/VNP

14 thg 5, 2021

Món đặc sản từ củ tao của người Dao đỏ Yên Bái

Cây tao, theo cách gọi của đồng bào Dao đỏ Yên Bái là một loại cây mọc tự nhiên ở đồi rừng. Từ nhiều đời nay, củ tao không chỉ được bà con dùng để chưng cất rượu truyền thống mà còn được chế biến thành nhiều món ngon dân dã, độc đáo

Tao chính là cây đao, một loại cây mọc tự nhiên trong rừng có thân giống thân cọ, to bằng cả người ôm. Lá tao giống lá dừa, quả ra từng chùm như cau, phần củ trắng như gạo rất ngọt và mềm. Khi tao khoảng 5 - 7 năm tuổi, thân tao có độ cao từ 2 đến 2,5m mới cho củ to và ngon.

Khi thu hái tao, bà con bóc lấy củ và thường chặt phần gốc sát mặt đất. Và chặt tao cũng phải biết cách chặt sao cho dễ bóc, bởi với thân cây tao xù xì, bẹ cứng nên để chặt lấy được củ tao cũng phải mất thời gian nửa ngày. Khi chặt phải chặt từng bẹ lá từ phía ngoài vào trong cùng để lấy được phần củ tao rất non và mềm.

19 thg 4, 2021

Cảnh sắc như cổ tích của cánh rừng đỗ quyên tím trời Tây Bắc

Dưới tiết trời mát mẻ của miền núi Lai Châu, xen giữa những rừng cây xanh trên đỉnh Pu Ta Leng là sắc tím đằm thắm, quý phái của hoa đỗ quyên đầu mùa.

Rời xa sắc hồng của cánh hoa đào dịp Tết, bầu trời Tây Bắc tháng 4 được làm đẹp bởi mùa hoa đỗ quyên tím đằm thắm, nhẹ nhàng. Hoa đỗ quyên (sơn trà hoa, sơn thạch lựu, mãn sơn hồng) là loài hoa thuộc họ thạch nam, mọc chủ yếu ở vùng ôn đới như vùng núi và các tỉnh phía Bắc. (Ảnh: Ngô Thanh Hải).

17 thg 4, 2021

Ai qua bến Đà giang

 Ai qua bến Đà giang?

Tui... chưa qua bến Đà giang, cũng chưa từng có dịp đi dọc đoạn sông Đà nào. Thế nhưng trong đầu tui vẫn có những nét khái quát về sông Đà, bởi vì hồi nhỏ tui... có học Địa lý! Chi tiết ấn tượng nhất mà tui nhớ về sông Đà là có một đoạn sông chảy ngay dưới chân Hoàng Liên Sơn, dãy núi cao nhất Việt Nam. Chi tiết này gợi lên một hình ảnh hùng vĩ và hoang dã về sông Đà.


3 thg 4, 2021

Lên Tà Xùa ngắm rừng hoa táo mèo giữa lưng chừng trời

Khu Bảo tồn Thiên nhiên Tà Xùa thuộc huyện Bắc Yên, Sơn La là một điểm du lịch, dã ngoại nổi tiếng vùng Tây Bắc. Mảnh đất lưng chừng trời này, du khách được thỏa thích thả hồn vào mây trời, săn ngắm phong cảnh núi rừng hùng vĩ.

Hoa táo mèo nở trắng miền sơn cước tháng 3