Hiển thị các bài đăng có nhãn Sơn La. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sơn La. Hiển thị tất cả bài đăng

4 thg 8, 2021

Kiếm lệnh của vua Hàm Nghi

Ở bản Ban, xã Chiềng Mai, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La hiện nay nhiều người dân vẫn kể về câu chuyện của gia đình ông Cầm Oai.

“Vua Thái” Cầm Oai - Ảnh tư liệu

Mọi người vẫn quen gọi ông là “vua Thái” với nhiều truyền thuyết gắn với ông.

“Vua Thái” nguyên là quan đạo binh, nhận chức từ người cha là Cầm Văn Thanh. Ông Cầm Văn Thanh chính là người đã được ông Tôn Thất Thuyết (thay mặt vua Hàm Nghi) trao cho thanh kiếm gọi là kiếm lệnh để cai quản quân đội của 12 châu người Thái xứ Tây Bắc.

“Vua Thái” Cầm Oai có một người con trai là Cầm Văn Dung (Cầm Dung) bị kết án khổ sai vì tội đầu độc công sứ Sơn La Saint Poulot (thường gọi là Xanh Pu Lốp).

Ông Cầm Dung bị giam ở nhà tù Hỏa Lò và là người tham gia tổ chức, thực hiện cuộc vượt ngục “thăng thiên độn thổ” ngày 11-3-1945.

3 thg 4, 2021

Lên Tà Xùa ngắm rừng hoa táo mèo giữa lưng chừng trời

Khu Bảo tồn Thiên nhiên Tà Xùa thuộc huyện Bắc Yên, Sơn La là một điểm du lịch, dã ngoại nổi tiếng vùng Tây Bắc. Mảnh đất lưng chừng trời này, du khách được thỏa thích thả hồn vào mây trời, săn ngắm phong cảnh núi rừng hùng vĩ.

Hoa táo mèo nở trắng miền sơn cước tháng 3

8 thg 3, 2021

Đậm đà món thịt trâu của đồng bào Thái Tây Bắc

Đồng bào Thái Tây Bắc văn hóa ẩm thực phong phú, với nhiều món ăn đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó phải kể đến các món ăn được chế biến từ thịt trâu - ăn một lần là nhớ mãi hương vị thơm ngon đặc trưng, riêng có.

Từ nguyên liệu thịt trâu, đồng bào Thái đã chế biến ra rất nhiều món ăn mang đặc trưng núi rừng Tây Bắc như: Nộm da trâu, lạp trâu, trâu nướng, pịa trâu, hoa ban nấu canh xương trâu, đuôi trâu nấu canh vón vén… Trong đó không thể thiếu món thịt trâu gác bếp. Trâu gác bếp với cách làm không quá cầu kỳ, nhưng lại đòi hỏi người chế biến có đủ nhạy cảm trong việc pha chế gia vị.

Chị Quàng Thị Hiên ở Bản Là, phường Chiềng Cơi, thành phố Sơn La cho biết: “Để miếng thịt trâu gác bếp ngon ta phải thái dọc thớ con trâu rồi đem ướp ớt, gừng, tỏi, muối và đặc biệt không thể thiếu hạt mắc khén. Sau khi miếng thịt ngấm gia vị, thì bắt đầu xâu thịt vào xiên và gác lên bếp lửa hong khô. Món thịt trâu gác bếp rất có ý nghĩa với bản sắc dân tộc Thái Đen. Trong mâm cơm ngày Tết của dân tộc Thái thì không thể thiếu món thịt trâu gác bếp này”.

Các món ăn chế biến từ thịt trâu trong mâm cơm Tết của đồng bào Thái.

3 thg 3, 2021

Gạo nếp tan Mường Và thơm ngon nức tiếng

Mường Và là xã trồng lúa nếp tan lớn nhất huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, với diện tích hơn 200ha. Hạt gạo nếp tan Mường Và to, tròn, trắng, khi xôi lên có độ dẻo thơm rất đặc trưng. Vì thế, giống nếp này đã trở thành giống lúa đặc sản nổi tiếng của huyện Sốp Cộp.

Bà Lò Thị Pâng, người cao tuổi ở bản Mường Và, xã Mường Và cho biết, không biết gạo nếp tan Mường Và có từ bao giờ, từ thời cha ông đã có giống nếp này, rồi cứ vậy, thế hệ này để lại cho thế hệ sau, bà con gọi là khảu tan nhe ( Nếp tan).

Nếp tan Mường Và có loại tan Hin, tan Nhe, tan Đỏ. Đây là những giống lúa địa phương được các thế hệ người Thái, người Lào ở đây gìn giữ, để lại cho con cháu đến bây giờ. Với khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với giống lúa đã tạo nên hạt gạo nếp tan có tiếng thơm ngon, cho năng suất bình quân từ 4,5 - 5 tấn/ha. Với diện tích gieo cấy hơn 200ha, sản lượng thóc nếp của xã đạt trên 900 tấn thóc một năm. Đặc biệt, nếp tan Mường Và có hạt to tròn, mẩy, khi đồ xôi, hoặc nấu cơm nếp rất thơm dẻo để một, hai hôm không cứng.

Lúa nếp tan Mường Và vào vụ chín.

Thơm ngon thịt lợn muối chua ngày Tết của đồng bào Dao Sơn La

Trong mâm cơm ngày Tết của đồng bào Dao Tiền ở Sơn La, thịt lợn muối chua là món ăn không thể thiếu và được chuẩn bị từ sớm. Bà con cho rằng thiếu món ăn này là thiếu hương vị Tết.

Từ xa xưa người Dao Tiền đã làm món thịt chua để ăn Tết, nếu ngày Tết thiếu món thịt lợn muối chua thì không có hương vị của năm mới.

Chia sẻ về món thịt lợn muối chua của đồng bào Dao Tiền, bà Bàn Thị Vinh (bản Suối Lìn, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) cho biết, bà được ông bà, bố mẹ truyền lại nên năm nào gia đình cũng chuẩn bị món thịt lợn muối chua từ rất sớm. Tuy là món ăn khá đơn giản được chế biến từ thịt lợn, muối tinh và cơm tẻ nhưng bà con người Dao ở đây đều quan niệm rằng: Trong mâm cơm tiếp khách đến chơi nhà, món thịt chua không chỉ là một ẩm thực độc đáo của người Dao, mà còn tỏ lòng hiếu khách của gia chủ.

Thịt chua sau khi ướp, bảo quản trong chum 6 tháng.

2 thg 3, 2021

Tục cúng vía trâu của đồng bào Thái Tây Bắc

Con trâu giữ vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào Thái Tây Bắc, không chỉ giúp bà con sản xuất, mà còn là tài sản lớn của các gia đình. Quý trọng trâu nên từ xa xưa, đồng bào Thái Tây Bắc đã có tục cúng vía trâu để tạ ơn vật nuôi sau khi mùa cày cấy đã xong.

Trong các truyền thuyết của đồng bào Thái, trâu là con vật luôn gắn với con người. Khi Then (trời) cho loài người xuống trần gian sinh sống thì cũng có trâu đi cùng. Trâu cùng người lọt qua cửa "Đán kẹo ưởng" (đá biết nhai) để xuống trần gian. Cho nên, đồng bào coi trâu là thánh vật, vì thế thường dùng làm vật tế lễ, là biểu tượng cho cầu nối giữa người và thần linh để xin thần linh ban phước lành cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bản mường an bình.

21 thg 2, 2021

Nộm gà tía tô - món ngon ngày Tết của người Dao Tiền

Mùa xuân, khi những bông hoa đào, hoa mận bung nở khắp các bản làng; cũng là lúc các mẹ, các chị người Dao Tiền ở Sơn La lại tất bật chuẩn bị những món ăn ngon đậm đà hương vị dân tộc đón Tết cổ truyền. Một trong số đó là món nộm gà tía tô.

Theo lời các cụ ông, cụ bà, nộm gà tía tô là một trong những món ăn đặc biệt, phải có trong mâm cơm ngày Tết của người Dao Tiền. Bởi trong ngày Tết, dù đã có nhiều món ăn từ thịt, cá, món nào cũng hấp dẫn, nhưng các món này ăn nhiều lại gây ngán bởi có nhiều mỡ. Do vậy trong mâm cơm ngày Tết, chị em phụ nữ người Dao lại truyền cho nhau bí quyết chế biến món nộm gà tía tô có độ dai giòn, ngọt dịu của thịt, cùng với vị thơm thơm của lá tía tô ai cũng yêu thích.

Ông Lý Văn Chin ở bản Suối Khem, xã Phiêng Luông, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La cho biết: "Món nộm gà thì ko dùng gà già, chỉ lấy con từ 1kg trở lại thôi để làm nộm. Còn người Dao ở đâu phải có tía tô ở đó. Món ăn này khi có khách quý, anh em ruột thịt đến chơi nhà là phải có”.

30 thg 10, 2020

Xím Vàng mùa táo mèo chín rộ

Cũng giống như chè shan tuyết ở xã Tà Xùa, nổi tiếng bởi hương vị đậm đà và hương thơm đặc trưng nơi non cao, khí hậu lạnh, quả Sơn Tra ở Xím Vàng cũng được coi là nông sản ngon nhất ở huyện Bắc Yên (Sơn La). Ai lên Xím Vàng mùa quả chín đều không quên mua một vài cân táo mèo làm nguyên liệu, tự tay ngâm cho mình bình rượu táo, thức uống thơm dịu, càng uống càng ngọt càng say. 

Chỉ cách trung tâm huyện 32km, Xím Vàng là xã vùng cao của huyện Bắc Yên, nơi có địa hình đồi núi chia cắt phức tạp với 100% bà con dân tộc Mông sinh sống. Xím Vàng cũng như các xã vùng cao khác ở huyện Bắc Yên, quanh năm có sương mù bao phủ, thời tiết khắc nghiệt nên cây táo mèo được coi là cây ăn quả chủ lực, xóa nghèo bền vững cho đồng bào. Đó là lý do mà cây táo mèo dường như là một phần của vùng đất này khi rất nhiều gia đình trồng táo ở ngay trong vườn, trước cửa nhà... Đây cũng là nơi được coi là một trong những xã có diện tích trồng táo mèo lớn nhất huyện Bắc Yên.

12 thg 10, 2020

Rực rỡ ánh chiều tà buông trên miền sơn cước

Khoảnh khắc hoàng hôn luôn đẹp lộng lẫy, gợi nhiều cảm xúc và tâm trạng. Trên những miền sơn cước xa vắng, núi rừng trùng điệp, ánh chiều tà buông tạo nên những khung cảnh mỹ lệ, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng. 

Bộ ảnh này là những buổi chiều buông trên những chặng đường miền sơn cước để lại nhiều ấn tượng và cảm xúc. Mỗi khoảnh khắc hoàng hôn trên núi ở một địa điểm là một sắc thái riêng. Dấu ấn không chỉ là hình ảnh được lưu lại mà cả những trải nghiệm, ký ức để thêm hiểu, cảm, trân trọng vẻ đẹp mà thiên nhiên, cuộc sống ban tặng. 

Chiều buông trên cao nguyên Mộc Châu 

27 thg 5, 2020

Ngọt thơm 'xoài trứng' Yên Châu, ăn một lần sẽ nhớ mãi

Giống xoài đặc sản tựa hình trái tim nhỏ nhắn vừa tròn nắm tay, khiến ai đã ăn một lần sẽ nhớ mãi vị ngọt thơm, ruột vàng ươm.

Giống xoài trong Yên Châu, Sơn La là giống xoài cổ với hương vị đặc trưng mà không giống xoài nào có - Ảnh: NAM TRẦN

Những ngày này dọc đường quốc lộ 6, bà con Yên Châu (Sơn La) gùi những giỏ hàng đầy ắp xoài, mùi hương vương vấn níu chân người đi đường. Ông Quàng Văn Xuân (55 tuổi, giám đốc HTX Xuân Tiến, xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu) chia sẻ, Yên Châu nổi tiếng với "chuối ngọt, xoài thơm", nhưng đặc biệt nhất phải kể đến giống xoài tròn.

3 thg 5, 2020

Chiềng và Xiềng có nghĩa gì trong địa danh vùng người Thái

Đến vùng người Thái, ta thường thấy những tên xã, tên mường được đặt bắt đầu bằng chữ Chiềng, như Chiềng Mai, Chiềng Chung, Chiềng Pấc… Cũng có nơi gọi là Xiềng. Chữ Chiềng và Xiềng có ý nghĩa như thế nào?

Ông Cà Văn Chung, Phó giám đốc Sở Khoa học công nghệ tỉnh Sơn La, hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, sinh ra và lớn lên tại Sơn La. Ông Cà Chung giải thích về chữ Chiềng và Xiềng trong cách đặt tên các địa danh của người Thái như sau:

"CHIỀNG: người Thái phát âm là “Chiêng”, ở một số nơi phát âm thành Xiêng (Xiêng Khoảng, Xiêng Khọ, Xiêng May (Chiềng Mai), Xiêng Rai ...) là vị trí trung tâm của 1 Mường lớn (Chu/ Nha/ Châu Mường). Thường mỗi Mường chỉ có một Chiềng. Ví dụ: Mường Muổi có Chiềng Ly, Mường Mụa có Chiềng Dong, Mường Sang có Chiềng Chu, Mường Tấc có Chiềng Hoa (sau gọi thành bản Chiềng)...

27 thg 2, 2020

Khám phá núi Mộc đẹp hoang sơ, kỳ bí giữa lòng Mộc Châu

Núi Mộc mang vẻ đẹp sơn thủy hữu tình. Nơi đây không chỉ có núi đá, thác nước mà còn có hàng trăm loài động thực vật bản địa được bảo tồn nguyên trạng. 

Được ví như nàng thơ của núi rừng Tây Bắc, Mộc Châu đẹp mơ màng với những cánh đồng dâu tây đỏ rực, những vườn hoa cải, hoa mận trắng muốt và cũng đầy kỳ bí với những bản làng, núi rừng còn hoang sơ như Núi Mộc. Núi Mộc nằm ngay trung tâm thị trấn nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, là điểm đến lý tưởng cho du khách. 

26 thg 2, 2020

Bê chao Mộc Châu

Du khách khi đặt chân đến du lịch Mộc Châu, Sơn La chắc hẳn đều ít nhất một lần nếm thử món Bê chao. Từ vùng đất Mộc Châu này, món Bê chao nức tiếng đã lan tỏa khắp Việt Nam làm thành món ăn phổ biến, mới nghe tên đã cảm nhận được hương vị thơm ngọt của nó. 

Theo người dân Mộc Châu kể lại, đây vốn là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu trong lành có những đồng cỏ xanh mướt và là thế mạnh phát triển nghề chăn nuôi bò sữa. Những chú bò con khi mới sinh ra (gọi là bê) sau khi xác định giới tính, nếu là bê cái sẽ giữ lại nuôi để lấy sữa, còn bê đực không cho sinh sản sẽ bị loại. Khi bê đực bị loại, người dân đã chế biến nó thành một món bê chao ngon hấp dẫn và giàu chất dinh dưỡng.

Còn nói về cách chế biến Bê chao thì tương đối đơn giản, dễ thực hiện với sự đi kèm của một số nguyên liệu tạo hương vị như sả, gừng, ớt. Thịt Bê sữa được thái miếng tẩm ướp với gia vị sau đó được chao trong dầu nóng. Người đầu bếp sẽ phi thơm gừng, sả rồi thả thịt bê vào chảo dầu đang sôi. Mùi thơm của hương vị từ gừng, sả và thịt sẽ hòa vào nhau tạo nên độ giòn cho món bê chao. Thịt bê vàng, phần bì giòn tan khiến người ăn chỉ nhìn đã muốn ăn ngay.

28 thg 10, 2019

Hoang sơ rẻo cao Hồng Ngài

Nếu có dịp đặt chân đến Hồng Ngài - bản Mông hẻo lánh, địa danh đã trở nên quen thuộc trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, nhiều du khách sẽ được trải nghiệm với điểm đến thú vị trong hành trình lên miền Tây Bắc.

Rẻo cao Hồng Ngài hiện ra trong nắng vàng - Ảnh: H.DƯƠNG

Nằm ẩn mình giữa khung cảnh rừng núi hoang vu, Hồng Ngài hôm nay hiện ra khác hẳn tưởng tượng của chúng tôi.

Thay cho khung cảnh nghèo đói trước đó là hình ảnh những cửa hàng tạp hóa, điểm thương mại dịch vụ mọc lên san sát, sầm uất ngay ở đỉnh con dốc. Trường học, trạm y tế, trụ sở UBND, nhà văn hóa... đều được xây dựng kiên cố, khang trang, đẹp đẽ.

15 thg 10, 2019

Dệt vải lanh - Nghề thủ công truyền thống của dân tộc H'mông

Với dân tộc HMông, bên cạnh nghề làm nương rẫy, ruộng nước và chăn nuôi...họ còn có một số nghề thủ công truyền thống đạt kỹ thuật cao....
Ở Sơn La, dân tộc HMông có số dân đông thứ 3 với 114.578 người cư trú chủ yếu ở các vùng nuí cao thuộc các huyện: Bắc Yên, Phù Yên, Mộc Châu, Yên Châu, Thuận Châu và Sông Mã, Mai Sơn, Mường La. Sơn la có 3 nghành Mông: HMông hoa, HMông trắng, HMông đen với các nét đặc trưng văn hoá độc đáo khác nhau.

Ảnh: TTXVN

Với dân tộc HMông, bên cạnh nghè làm nương dãy, ruộng nước và chăn nuôi...họ còn có một số nghề thủ công truyền thống đạt kỹ thuật cao mà đặc sắc hơn cả là nghề dệt vải lanh (dùng sợi lanh để dệt thành vải).

13 thg 10, 2019

Cuối tuần, lên Mường La tắm khoáng nóng Ngọc Chiến

Suối khoáng nóng ở bản Lướt, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La được xem như là đặc ân của tạo hóa. 

Nằm ở độ cao 1.600 mét so với mực nước biển, cách trung tâm thành phố Sơn La gần 80 km, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Sơn La. 

27 thg 7, 2019

Lên Sơn La thưởng thức măng bói ngọt thơm

Măng bói vị ngọt, mềm, tính lành, dễ chế biến, làm được rất nhiều món ăn cũng có thể làm măng ớt ngâm cũng rất thơm ngon. 

Sơn La vốn nổi tiếng với các món ẩm thực dân tộc, trong đó có các món ăn rất đỗi quen thuộc với bà con, được chế biến từ các loại rau, măng, củ quả có trong tự nhiên.

Măng Bói (tiếng Thái gọi là “Nó bói”) rất quen thuộc với người dân ở Sơn La nói riêng và một số tỉnh Tây Bắc nói chung. Cây măng bói không chọn đất, dễ trồng nhưng ở những nơi đất tốt, ẩm ướt, khí hậu mát mẻ thì tre, măng sẽ phát triển tốt hơn, củ măng sẽ to hơn, ngon hơn. 

Măng bói. 

12 thg 7, 2019

Tìm cho ra 'tiên đào' trên non bồng núi thẳm

Nghe đồn đào mèo Sơn La nức tiếng thơm ngọt, tôi quyết tâm tìm bằng được 'tiên đào' này trên non bồng núi thẳm. 

Cặp đào tiên chín mọng ở bản Hua Pư, xã Chiềng Nơi, Sơn La

Khắp các chợ Bắc, Nam, chợ đầu mối trái cây Long Biên (Hà Nội) đều lắc đầu quầy quậy khi tôi hỏi về đào mèo. Mua vé máy bay giá rẻ ra Hà Nội, lên xe giường nằm qua Hòa Bình, tới quốc lộ 6, tôi đã thấy hai bên đường đầy các gùi đào của dân bản đem ra bán. Đào da láng, ửng đỏ, ửng vàng tràn ngập, đào Pháp lai đào mèo to no tròn bắt mê, nhưng không có đào mèo.

6 thg 7, 2019

Khám phá con đường xuyên núi độc nhất ở Tây Bắc

Con đường xuyên núi độc nhất vô nhị Tây Bắc với chiều dài 500 m, nằm giữa lưng chừng núi đá cao chót vót khu vực bản Thẳm (xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La). Hang xuyên núi không chỉ là nơi lưu dấu những chứng tích lịch sử mà còn là địa điển khám phá hấp dẫn của nhiều du khách. 

Hang bản Thẳm hay gọi là hang Thẳm Luông, vốn là sản phẩm tạo hóa của thiên nhiên, nhìn từ xa hang đá trông như một cái hầm chui nằm giữa lưng chừng núi. Năm 1964, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, hang được bộ đội Việt Nam cải tạo, phá đá mở đường dẫn lên, từ đó hang trở thành nơi cất giấu vũ khí bí mật của quân đội ta. Năm 1966, hang đá được đục thông thành con đường mòn nhỏ xuyên qua núi, có chiều dài 500 m. Ngày nay, nơi đây đã trở thành con đường qua lại của hàng chục hộ dân. 

Hang Thẳm Luông nằm gần Quốc lộ 6, thuộc bản Thẳm, xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, án ngữ trên vách núi đá dựng đứng. 

24 thg 6, 2019

Mùa lúa vàng trên cánh đồng Mường Tấc vùng Tây Bắc

Tây Bắc với bao cảnh đẹp hùng vĩ, hoang sơ làm say đắm lòng người. Tây Bắc cũng đầy những gian nan thử thách với điều kiện khí hậu, địa hình khắc nghiệp, khó khăn trong việc mưu sinh và phát triển kinh tế của đồng bào các dân tộc.

Bà con hối hả thu hoạch lúa trên cánh đồng Mường Tấc - Ảnh: NGUYỄN HƯỜNG

Cả vùng Tây Bắc chỉ có 4 cánh đồng trồng lúa lớn tương đối bằng phẳng nằm giữa những thung lũng đã đi vào thi ca nhờ sự trù phú với những loại gạo ngon được xem như đặc sản: "Nhất Thanh, Nhì Lò, Tam Than, Tứ Tấc".