Hiển thị các bài đăng có nhãn Sóc Trăng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sóc Trăng. Hiển thị tất cả bài đăng

5 thg 8, 2020

Vãn cảnh Chùa Phật Học 2 ở Sóc Trăng

Sóc Trăng được mệnh danh là xứ sở chùa, với hàng trăm ngôi chùa của bà con dân tộc Khmer Nam Bộ, người Kinh và người Hoa có kiến trúc độc đáo, trong đó không thể không nhắc đến Chùa Phật Học 2.

Chùa Phật Học 2

Chùa Phật Học 2 hay còn gọi là Chùa Quan Âm Linh Ứng tọa lạc tại phường 8, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, cách trung tâm thành phố khoảng 5km theo tuyến đường Phạm Hùng (về hướng huyện Long Phú). Chùa Phật Học 2 là địa điểm du lịch Sóc Trăng nổi tiếng bởi quanh năm không đốt vàng mã, có diện tích rộng nhất tỉnh Sóc Trăng với nhiều cảnh quan kỳ thú được thiết kế rất công phu mang đầy tính nghệ thuật.

2 thg 8, 2020

Hàng Rào Xương Rồng tuyệt đẹp ở Sóc Trăng

Hàng rào xương rồng nằm tại khóm 3, phường 2, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, thuộc sở hữu của gia đình cụ Thôn. Hàng xương rồng này được ông Thôn trồng như một bức tường bảo vệ tự nhiên cho ngôi nhà. Được trồng từ cách đây 15 năm nhưng phải đến năm 2018, hàng rào mới bất ngờ nở hoa trắng, thu hút nhiều người đến tham quan chụp ảnh. Từ đó đến nay, cứ đến tầm giữa tháng 5, những người yêu hoa và du khách khắp nơi lại chờ đón đến ngày hàng rào xương rồng trổ bông.


Không giống những khóm xương rồng bình thường đều có kích thước nhỏ, chưa tới một mét thì hàng rào hoa này cao quá đầu người, lên tới hơn 2 mét, chạy dài theo ngôi nhà, nhìn từ xa đã thu hút sự chú ý. Đây chính là background không thể tuyệt vời hơn cho những bức ảnh nghìn like.

11 thg 7, 2020

Khám phá cù lao Dung – Sóc Trăng

Cù Lao Dung là huyện cực Đông của tỉnh Sóc Trăng, nằm cuối nguồn dòng sông Hậu thơ mộng, với hai cửa Định An và Trần Đề đổ ra biển Đông. Cù Lao Dung chỉ cách thành phố Cần Thơ khoảng 47km theo tuyến quốc lộ Nam Sông Hậu, cách tỉnh Trà Vinh một con sông, mất khoảng 10 đến 15 phút đi phà; cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 20km theo đường quốc lộ 60. Đứng trên đất liền nhìn ra xa, Cù Lao Dung như một tấm thảm xanh trải dài đến tận cửa biển.

Chợ Bến Bạ ở trung tâm cù lao

4 thg 7, 2020

Chùa Kh’Leang Sóc Trăng – Di tích Kiến trúc nghệ thuật Quốc gia

Sóc Trăng với đặc thù có sự cộng cư của nhiều dân tộc, đã tạo nên một nền văn hóa đa sắc. Đi du lịch Sóc Trăng, bạn sẽ bắt gặp nhiều ngôi chùa, đền cổ kính, nguy nga và tất cả đều mang đặc trưng riêng độc đáo, trong đó phải kể đến chùa Kh’Leang.

Chùa Kh’Leang là một trong những ngôi chùa Khmer cổ ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có lịch sử gần 500 năm. Chùa Kh’Leang mang đậm dấu ấn kiến trúc Khmer rất tinh tế, sắc sảo, nhưng vẫn pha trộn phong cách Việt – Hoa trong bài trí.

Chùa Kh’Leang tọa lạc ở đường Tôn Đức Thắng, khóm 5, phường 6, TP. Sóc Trăng trong một khuôn viên rộng lớn, rợp bóng những cây cổ thụ, nhiều nhất là cây thốt nốt, loài cây gắn liền với đời sống, văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer. Đến đây du khách có thể tận hưởng không khí trong lành, tìm hiểu về thư tịch cổ Khmer, truyền thuyết về nguồn gốc Sóc Trăng và chiêm ngưỡng công trình kiến trúc độc đáo của chùa.


30 thg 6, 2020

Chùa Som Rong – Ngôi chùa Khmer tuyệt đẹp ở Sóc Trăng

Sóc Trăng được biết đến như thủ phủ của những ngôi chùa tháp. Ngoài là không gian sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng của bà con đồng bào Khmer, những ngôi chùa còn là điểm đến không thể bỏ qua của khách thập phương trong hành trình khám phá vùng đất Miền Tây Nam Bộ. Mỗi ngôi chùa mang phong cách hoàn toàn khác nhau, đem đến cho du khách từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Trong đó không thể không nhắc tới Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong.

Chùa Som Rong

Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong còn được người dân địa phương quen gọi là chùa Som Rong tọa lạc tại số 367 Tôn Đức Thắng, phường 5, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.

Chuyện lạ chùa Som Rong

Nói đến ngôi chùa từng sở hữu tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn (tư thế nằm) từ nhiều năm qua, người ta nhắc ngay đến Chùa Hội Khánh (tọa lạc tại phường Phú Cường, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) được xây dựng năm 1741.

Chánh điện chùa Som Rong

Năm 2013, chùa này đã khánh thành tượng Phật Thích Ca nằm có chiều dài 52 mét, cao 12 mét, an vị trên độ cao cách mặt đất 23 m, nằm trên mái chùa. Công trình đã tổ chức Kỷ lục Chậu Á xác lập là "Tượng Phật nhập Niết bàn trên mái chùa dài nhất châu Á".

17 thg 6, 2020

Miếu Kim Hoàn - Tín ngưỡng thờ tổ nghề của người Hoa ở Sóc Trăng

Miếu Kim Hoàn (Tinh Bảo miếu) tọa lạc số 61 đường Lê Lợi, Phường 8 (TP. Sóc Trăng). Lễ giỗ tổ tại miếu Kim Hoàn Sóc Trăng diễn ra từ 14 giờ - 15 giờ ngày 11-2 (âm lịch), vật phẩm cúng tế được đặt trang trọng trước sân lễ, được gọi là lễ chấp minh hay tiên thường để ra mắt ban tế lễ và thỉnh tổ về dự lễ. Đến trưa ngày 12-2 là ngày giỗ chính (chánh tế); lễ tế tiên hiền, hậu hiền cũng tiến hành trong cùng ngày. Có đông đảo nghệ nhân, thợ kim hoàn, chủ tiệm vàng khắp nơi trong tỉnh tề tựu về dự.

Khoảng cuối thế kỷ 19, Sóc Trăng xuất hiện rất nhiều thợ gia công vàng người Hoa, họ đến lập nghiệp và sống rải rác tại Vĩnh Châu, Phú Lộc, Mỹ Xuyên… nhưng tập trung đông tại TP. Sóc Trăng. Phạm vi sinh hoạt, quan hệ đối tác làm ăn, truyền thụ nghề của họ chỉ gói gọn trong cộng đồng người Hoa. Ngày tháng dần trôi, những người thợ kim hoàn đã kết thành một tổ chức hội, họ cùng nhau lập bàn thờ tổ sư chung và làm giỗ tổ ngay trên khu đất gia đình của một người trong hội.

Thăm chùa Bôtum Vong Sa Som Rong

Nếu có dịp ghé thăm chùa Bôtum Vong Sa Som Rong, du khách sẽ được trải nghiệm nhiều bất ngờ với nét độc đáo về lịch sử và kiến trúc của ngôi chùa. Ngôi chùa còn như một bảo tàng Khmer thu nhỏ, giúp du khách cảm nhận, khám phá những nét đặc sắc, thú vị.

Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong hay còn được mọi người quen gọi là chùa Som Rong tọa lạc tại Khóm 2, Phường 5 (TP. Sóc Trăng). Chùa Som Rong đã có từ lâu, đầu tiên được dựng lên bằng tre, gỗ và lợp lá đơn sơ, xung quanh có rất nhiều cây Som Rong tự sinh sôi, phát triển nên nhà chùa lấy tên của loài cây Som Rong, có hoa gọi là Bôtum để đặt tên cho chùa. Sau đó, ngôi chùa đã được trùng tu lại nhiều lần với tổng thể kiến trúc gồm có chánh điện, sala, tịnh xá, thư viện, các tháp để tro cốt của người mất…

Đầu tiên, cổng chùa được dựng theo lối tam quan. Phía trên cổng có 5 ngọn tháp, là biểu tượng của núi Meru (tức núi Tu-di), cổng được đắp nổi bởi các mảng phù điêu với nhiều biểu tượng văn hóa Khmer như rắn thần Naga, chim thần Krud, hoa văn truyền thống… được phủ nhũ vàng, kết hợp ít màu hồng nhạt. Riêng con đường từ cổng đi vào chùa được phủ đầy bóng mát của cây sao cổ thụ, những khối kiến trúc kỳ vĩ, với nhiều màu sắc sặc sỡ mang đậm văn hóa truyền thống Khmer hiện ra. 

Chùa Som Rong với nét kiến trúc độc đáo. Ảnh: KGT 

14 thg 6, 2020

Cá cháy Đại Ngãi… lên Sài Gòn

Hồi xưa, Vàm Tấn - vàm Đại Ngãi hay thương cảng Đại Ngãi (thị trấn Đại Ngãi, huyện Long Phú ngày nay) là 1 trong 2 cửa ngõ xuất khẩu lưu thông hàng hóa quan trọng nhất của tỉnh Sóc Trăng lúc bấy giờ. Tại đây, còn có con cá cháy ngon đến mức được mệnh danh là “Kỳ trân, thủy vật” ngon bậc nhất của sông Hậu.

Cá cháy với cụ Vương


Đặc biệt cá cháy lên khỏi mặt nước là chết liền, nên bà con phải biết chế biến kịp thời cho cá tươi ngon. Cá cháy nhiều thịt nhưng cũng lắm xương. Toàn xương chữ “y” giắt trong thịt như cá he. Cá cháy rất nhiều nhớt. Muốn làm sạch nhớt mình phải biết cắt 2 mang, và lấy chính cái miếng mang này vuốt xuôi từ đầu xuống đuôi thì cá mới sạch nhớt. 


4 thg 6, 2020

Nghề làm muối Vĩnh Châu

Không rõ nghề làm muối ở Vĩnh Châu có tự năm nào, chỉ biết xứ Bạc Liêu xưa (vùng tiếp giáp với TX. Vĩnh Châu ngày nay) có đồng muối rộng hơn 1.400ha.


Từ trước những năm 1940 đã có các lô muối xếp song song như nan quạt kể từ giồng nhãn ra đến nơi tiếp giáp dãy rừng ngập mặn cặp với mé biển. Nhiều tài liệu viết về công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy (người dân Bạc Liêu gọi là cậu Ba, Hắc công tử), cha là ông Hội đồng Trần Trinh Trạch, sở hữu cả vùng đồng muối tất cả gồm 74 sở điền, với 110.000ha. Bạc Liêu lúc bấy giờ gồm 4 quận (Vĩnh Lợi, Cà Mau, Vĩnh Châu, Giá Rai). Tỉnh có 13 lô ruộng muối thì có 11 lô là của Hội đồng Trạch, 1 lô còn lại là của cha sở và chỉ có 1 lô là của dân thường.

Đến Sóc Trăng nhớ ăn bánh bầu

Trong vô số những loại bánh dân gian tại Sóc Trăng, có một loại bánh nghe tên vô cùng dân dã nhưng rất ít được biết đến và có nguy cơ mai một. Tuy nhiên, thời gian gần đây, loại bánh này cũng đã được “hồi sinh” và đang được phổ biến tại TP. Sóc Trăng. Tại Lễ hội bánh dân gian Nam bộ lần thứ 7 năm 2018 tổ chức tại TP. Cần Thơ, món bánh này đạt huy chương vàng; tại Liên hoan ẩm thực đường phố “Hương vị Sóc Trăng” năm 2019, tiệm bánh kem Ngọc Lan cũng đạt giải nhất gian hàng đẹp với các loại bánh dân gian, trong đó chủ lực vẫn là loại bánh này. Đó là bánh bầu, loại bánh có nguyên liệu chính từ trái bầu.

Trái bầu ngoài việc chế biến thành nhiều món độc đáo khác nhau trong bữa cơm hàng ngày thì từ xưa ở các vùng quê xa xôi TX. Vĩnh Châu, huyện Châu Thành của Sóc Trăng, trái bầu còn được dùng làm bánh, vừa thay đổi khẩu vị vừa giúp cho các món ăn làm từ bầu thêm phong phú hơn. Bánh bầu có 2 loại, ngọt và mặn, được chế biến từ các nguyên liệu chủ yếu gồm trái bầu non, bột gạo, tôm (tép), nước cốt dừa, hành lá, bột cà-ri…

Nghề làm xá pấu Sóc Trăng

Nghề làm xá pấu (củ cải muối) phát triển nhiều nhất ở TX. Vĩnh Châu, nơi tập trung nhiều người Hoa sinh sống. Vĩnh Châu là địa phương có diện tích trồng củ cải cao nhất tỉnh, với gần 400ha. Năng suất bình quân khoảng 23 tấn/ha, sản lượng hàng năm đạt trên 80.000 tấn.


Cây nhang Kho Dầu

Ngày trước, vào những lúc nắng đẹp, khi vào khu vực Kho Dầu sẽ chứng kiến một cảnh tượng tuyệt vời bắt mắt trước một màu vàng và đỏ của nhang trải dài khắp khu vực, đó là thời hưng thịnh của nghề làm nhang. Tuy vậy, thời kỳ hưng thịnh này đã qua.

Nghề làm nhang ở TP. Sóc Trăng đã có từ hơn trăm năm trước, đây là nghề chính của nhiều gia đình người Hoa, tập trung phần lớn ở khu vực Kho Dầu, nay là đường Lý Thường Kiệt, Phường 4, TP. Sóc Trăng. Nơi đây quy tụ hàng chục hộ (chủ yếu là các hộ người Hoa). Dụng cụ làm nhang rất đơn giản, các công đoạn làm nhang cũng hoàn toàn được làm bằng tay và cần đến sự khéo léo, tỉ mỉ của bàn tay chứ không cần nhiều sức mạnh nên những người làm nghề này đa số là phụ nữ và trẻ em. 

Sản xuất nhang tại cơ sở nhang Quế Mai (Phường 4, TP. Sóc Trăng). Ảnh: KGT 

17 thg 5, 2020

Nông dân miền Tây thu hoạch năn

Một tháng nay nông dân thị xã Ngã Năm tất bật thu hoạch cây năn, cho thu nhập hàng chục triệu đồng.

Đều đặn từ sáng sớm, ông Nguyễn Văn Quân, 44 tuổi, xã Tân Long, thị xã Ngã Năm, Sóc Trăng cùng người làm thuê tất bật ra đồng nhổ năn. Ông Quân là một trong số hơn 100 hộ dân ở xã trồng năn và xem đây là nghề chính của gia đình suốt 5 năm nay. 

Năn là loại cây thuộc họ cói, được thu hái quanh năm và sử dụng như một loại rau ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món ăn. Loại cây này mọc ở nhiều tỉnh như An Giang, Đồng Tháp, Long An, Cà Mau... song nơi có năn nhiều và ăn năn sành điệu là dân Bạc Liêu và Sóc Trăng. 

6 thg 3, 2020

Chua thanh, dẻo ngọt với mứt me Mỹ Tú

Những ngày này, có dịp đến ấp Phước Bình, xã Mỹ Thuận (Mỹ Tú), ngay từ đầu xóm đã nghe thoảng mùi thơm của mứt me, bánh kẹp quyện hương trong gió. Gần 2 năm nay, cơ sở sản xuất Mai Anh của chị Lê Th Trang đã trở thành địa chỉ uy tín về sản xuất và cung cấp bánh, mứt, đặc biệt là mứt me của các hộ kinh doanh, bà con tiểu thương gần xa.

Tất bật với việc gói mứt, đóng hộp thành phẩm để kịp cung cấp hàng trong dịp tết, chị Trang vui vẻ cho biết: “Trước đây, tôi chỉ làm mứt me để ăn và tặng cho bà con họ hàng, mọi người khen ngon rồi khuyến khích làm bán. Thấy ở đây bà con trồng me nhiều, nhưng chủ yếu là bán trái chín, đôi khi không ai mua, để khô rụng đi rất tiếc. Thế là tôi quyết định thu mua để làm mứt me cung cấp cho thị trường. Bình quân mỗi tháng, thu mua từ 500 - 600kg me tươi của bà con địa phương, nhiều lúc hết trái, tôi phải liên hệ mua tận Long Xuyên, Châu Đốc để có me làm mứt”. 

Chị Lê Thuỳ Trang giới thiệu về sản phẩm mứt me của mình. 

4 thg 3, 2020

Chùa SêRây KroSăng

Chùa SêRây KroSăng (Cà Săng) tọa lạc tại TX. Vĩnh Châu được xây dựng khá khang trang. Được biết, chùa đã trải qua 8 đời đại đức, trong đó có nhà sư thượng tọa Lý Phi – một vị sư có ảnh hưởng rất lớn tới bà con Khmer trong vùng, có quá trình tham gia cách mạng và ông có thể đọc các pho sách chữ Phạn một cách thông thạo.

Chánh điện của chùa được xây dựng trên nền đất cao ráo, bên trong là pho tượng Phật ngồi uy nghi trên đài sen, trên vách tường là những bức bích họa lộng lẫy vẽ cuộc đời đức Phật. Không gian xung quanh thật thanh tịnh. 

Chùa SêRây KroSăng (Cà Săng) tọa lạc tại TX. Vĩnh Châu. Ảnh: Pon Lư 

Địa danh Phú Hữu xưa và nay

Phú Hữu hiểu nôm na là vùng đất “giàu có”. Phú Hữu là một xã vùng sâu của huyện Long Phú, có 4 ấp: Phú Hữu, Phú Đa, Phú Thứ và Phú Trường. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 1.377,42ha, cách trung tâm huyện 9km, có kênh Saintard dài 6.200m chảy ngang qua, là kênh nối dài Sóc Trăng – Bạc Liêu và thông ra sông Hậu. Dân số toàn xã có trên 6.300 người, đa số dân tộc Kinh.

Ngược dòng lịch sử, Phú Hữu là vùng đất được hình thành nên một quá trình lâu dài và trải qua nhiều thăng trầm, biến đổi của lịch sử. Dưới triều vua Minh Mạng thứ 20, Phú Hữu thuộc tổng Định Khánh, huyện Vĩnh Định, phủ Ba Xuyên, tỉnh An Giang. Trải qua các triều đại vua Thiệu Trị, vua Tự Đức, Phú Hữu nằm trong tổng Định Hòa, huyện Vĩnh Định. Sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta và chiếm luôn Nam Kỳ lục tỉnh thì Phú Hữu vẫn thuộc tổng Định Hòa nhưng thuộc hạt thanh tra Ba Xuyên, rồi Sóc Trăng. Từ ngày 5-1-1876, Phú Hữu được gọi là “làng” thuộc hạt tham biện Sóc Trăng, kể từ ngày 1-1-1900 thuộc tỉnh Sóc Trăng. Năm 1920, làng Phú Hữu nằm trong quận Kế Sách thuộc tỉnh Sóc Trăng.

Địa danh Lâm Kiết xưa và nay

Lâm Kiết trước đây còn có tên là Thạnh Kiết thuộc huyện Châu Thành. Vị trí của xã nằm về phía Bắc của huyện Thạnh Trị, là cửa ngõ án ngữ tuyến giao thông thủy, bộ nối liền xã Thạnh Phú (chợ Nhu Gia, huyện Mỹ Xuyên) với ngã tư Mỹ Phước (căn cứ rừng tràm Tỉnh ủy Sóc Trăng).

Địa danh Lâm Kiết hiểu theo từ gốc Hán – Việt có nghĩa là “rừng tươi tốt”. Theo tài liệu lịch sử và các vị cao niên trong vùng cho biết, vùng đất Lâm Kiết đã được khai phá từ rất lâu đời và theo sự phát triển của cư dân di cư tự do cùng với chính sách khai khẩn vùng châu thổ sông Cửu Long của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với những cuộc di dân quy mô lớn trên toàn khu vực. Đối mặt với những bất trắc khắc nghiệt của thiên nhiên, bệnh tật và tai ương, ba dân tộc Kinh – Khmer – Hoa đã chung lưng đấu cật, đoàn kết bên nhau qua bao thế hệ đã biến vùng đất sình lầy, rừng hoang, bưng biền âm u giờ đây trở thành cánh đồng thẳng cánh cò bay, ấm áp mùa vàng và những vườn cây trĩu cành hoa trái, những ao, đìa đầy ắp cá tôm, những luống rau, cải, khoai, bí, đậu… tươi ngon được bà con nông dân nơi đây gieo trồng quanh năm, góp phần đáng kể cải thiện cuộc sống đủ đầy.

Địa danh Tuân Tức - Thạnh Trị

Tuân Tức tên của một đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng. Địa danh Tuân Tức được hiểu theo từ gốc tiếng Khmer, có nghĩa là “dòng nước dịu êm”. Xã Tuân Tức là vùng vành đai phía Bắc của thị trấn Phú Lộc – trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa của huyện Thạnh Trị. Xã Tuân Tức hiện tại có 5 ấp, bao gồm: Trung Thành, Trung Hòa, Trung Bình, Trung Thống và Tân Định.

Do Tuân Tức nằm ở vị trí hết sức quan trọng trong tổng thể bố trí cơ cấu hành chính của toàn khu vực nên địa danh, địa giới của Tuân Tức có nhiều thay đổi qua từng giai đoạn lịch sử.

Trước thế kỷ XVII, xã Tuân Tức và các vùng lân cận là cả vùng hoang vu rừng rậm, sông ngòi, kênh rạch tự nhiên chằng chịt với hệ thống động, thực vật phong phú, có nhiều loài thú dữ. Vùng này có dấu ấn khai phá của con người, nhưng chỉ mang hình thức du canh, du cư, không ổn định, quy mô nhỏ lẻ.

2 thg 3, 2020

Nghề làm bánh phồng tôm Bãi Xàu

Xuân về, tết đến, người dân quê tôi Sóc Trăng cũng không quên mua vài bịch bánh phồng tôm ăn tết hoặc làm quà biếu cho bà con, bạn bè gần xa.

Nghề làm bánh phồng tôm ở Sóc Trăng có nhiều địa phương sản xuất, nhưng có lẽ lâu đời hơn và ngon hơn là bánh phồng tôm Bãi Xàu. Đây là nghề thủ công mang tính gia truyền, bí quyết làm bánh thường được giữ kín, không truyền lại cho người ngoài.