Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng Trị. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng Trị. Hiển thị tất cả bài đăng

21 thg 5, 2019

Phiên chợ bán những sản vật độc đáo ở miền núi Đakrông

Chợ chủ yếu bán các sản vật do người đồng bào thiểu số Vân Kiều, Pa Cô trồng hoặc hái lượm ở rừng. Đến chợ, tuyệt nhiên người bán không nói thách và người mua không trả giá. Phiên chợ này nằm trong khuôn khổ lễ hội Văn hóa - thể thao, du lịch các dân tộc huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị) lần thứ 2 năm 2019 (diễn ra từ 18-19.5.2019)

Đọt cây mây rừng, một sản vật của núi rừng Đakrông được nhiều du khách chọn mua tại phiên chợ vùng cao. Ảnh: Hưng Thơ.

9 thg 5, 2019

Phượt, một lần nên đến Đak Rông

Trong thẳm sâu của núi rừng Trường Sơn hùng vĩ có vô vàn địa điểm “phượt” rất đỉnh mà bạn trẻ đã khám phá trong dịp hè. Và Đak Rông là nơi mà các "phượt thủ" một lần nên đến. Bởi nơi đây, lật sâu trong từng cái cây, thảm mục, hòn đá, con người… mỗi thứ mà các bạn sắp trải qua đều mang điều mới mẻ không nơi nào có được.

Các bạn trẻ đang khám phá thiên nhiên Húc Nghì (huyện Đak Rông, tỉnh Quảng Trị), giữa những ngày nắng nóng đây là địa điểm tuyệt vời nhất trong hành trình. Anh: Nhuoc Ho 

7 thg 5, 2019

Cây cầu gần 200 m từng là ranh giới chia đôi đất nước

Di tích Hiền Lương - Bến Hải ở Quảng Trị là biểu tượng của khát vọng thống nhất đất nước. 

Cây cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải (tại thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) từng là giới tuyến chia cắt hai miền Nam - Bắc, sau Hiệp định Geneve năm 1954. 
Được thực dân Pháp xây dựng năm 1952, cây cầu bị bom Mỹ đánh sập năm 1967. Năm 2002, cầu được phục chế và khánh thành vào ngày 18/5/2003. Hiện cây cầu phục vụ khách tham quan. Mỗi năm, khu di tích này đón khoảng 20.000 lượt khách. 

23 thg 4, 2019

Tới thăm đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Di tích đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - sông Bến Hải là một trong những điểm du lịch Quảng Trị thu hút đông đảo du khách dừng chân ghé thăm, mỗi khi có dịp đến vùng đất này.
Di tích Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải thuộc địa bàn huyện Vĩnh Linh và huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Đây là cụm di tích nổi tiếng của Quảng Trị, nằm ở điểm giao nhau giữa đường Quốc lộ 1A và sông Bến Hải kéo dài gần 15 km. Phía Bắc của cụm di tích nằm ở thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh; còn phía Nam nằm ở thôn Xuân Hòa, xã Trung Hải, huyện Do Linh; cách thị trấn Hồ Xá 7 km về phía Nam và cách Thành phố Đông Hà 22 km về phía Bắc. 

Sông Bến Hải bắt nguồn từ núi Động Chân thuộc dãy Trường Sơn, chảy trên địa hình dài gần 100 km, dọc theo vĩ tuyến 17 từ Tây sang Đông rồi đổ ra cửa biển Cửa Tùng. 

6 thg 3, 2019

Vừa cháo vừa bánh vừa canh

Tôi được bạn bè dắt đi ăn nhiều món ngon Quảng Trị, như bánh ướt Phương Lang, bánh lọc Mỹ Chánh, canh ám làng Lam, nhưng vẫn cứ thòm thèm món cháo bột Kẻ Diên.


Khi bàn về ẩm thực Việt Nam, GS. Tomita Kenje (Nhật Bản) có một nhận xét rất tinh tế, rằng: "Phong cách ăn của người Việt Nam đôi khi còn đậm tính dân tộc hơn cả ngôn ngữ".

Văn hóa ẩm thực là sự khởi nguồn của văn hóa loài người, vì con người muốn sống, trước hết phải ăn, và "phong cách ăn của người Việt Nam", trong đó có món cháo bánh canh, đúng như nhận xét của GS. Tomita Kenje.

24 thg 12, 2018

Ngược đỉnh Voi Mẹp, nóc nhà vùng đất lửa Quảng Trị


Với độ cao gần 1.800 mét so với mực nước biển, dãy núi Voi Mẹp là nơi khởi nguồn của bốn con sông lớn chảy qua vùng đất lửa Quảng Trị là Thạch Hãn, Hiếu Giang, Bến Hải và Sê Băng Hiêng.

11 thg 11, 2018

Thưởng thức 'món quà của núi' với người Vân Kiều

Từng mạch nước rỉ ra từ các khe đá trên núi cao, chảy về tới bản Klu (xã Đakrông, huyện Đakrông, Quảng Trị) rồi hình thành những hồ nước ấm nằm ngay sát bản làng, thu hút nhiều du khách.

Suối nước nóng Klu qua mấy năm đón khách du lịch vẫn giữ được nét hoang sơ của núi rừng - Ảnh: BÙI MINH TUẤN

Người Vân Kiều ở vùng này gọi đó là món quà của núi. Để tạ ơn núi rừng đã ban tặng món quà kỳ diệu này, người trong bản cùng xắn tay bảo vệ, nâng niu nguồn suối quý.

Gần một năm nay, nguồn suối này được chính cộng đồng người Vân Kiều xây dựng thành một điểm đến du lịch cộng đồng thú vị mà độc đáo lạ thường.

23 thg 7, 2018

Ngẩn ngơ trước vẻ đẹp huyền ảo của đèo Sa Mù


Không chỉ riêng Tây Bắc mới có những cung đường với cảnh sắc tuyệt đẹp. Ngay tại Quảng Trị, con đường đèo Sa Mù cũng khiến các phượt thủ mê mệt bởi cảnh sắc huyền ảo.

Đèo Sa Mù dài 19,8km nối hai xã Hướng Phùng và Hướng Việt thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị uốn quanh co, mây phủ trắng xóa.

16 thg 6, 2018

Hoang tàn mộ phần phi tần bạc mệnh

Từng là phi tần của vua Thành Thái nhưng một người con của làng Hội Kỳ (xã Hải Chánh, H.Hải Lăng, Quảng Trị) là bà Dương Thị Ngọt đã chết một cách đầy bí ẩn. Ngày nay, ngôi mộ của bà vẫn còn đó, nhưng hoang phế đến mức tội nghiệp như chính cuộc đời của giai nhân này…

Mộ bà Dương Thị Ngọt xuống cấp nghiêm trọng. ẢNH: NGUYỄN PHÚC 

7 thg 6, 2018

Công viên thống nhất ở Quảng Trị: Biến nỗi đau chia cắt thành khát vọng hòa bình

Cột cờ Hiền Lương trong tổng thể khu di tích đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải. 

Sau 64 năm diễn ra sự kiện chia cắt đất nước bằng vĩ tuyến 17 qua sông Bến Hải, tỉnh Quảng Trị xúc tiến xây dựng di tích đặc biệt này để tạo động lực phát triển, xây dựng biểu tượng khát vọng hòa bình của đất nước Việt Nam bên sông Bến Hải.

Ông Nguyễn Văn Hùng - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị - chia sẻ: “Đến lúc rồi, không thể chần chừ nữa, chúng ta cần xóa đi ám ảnh về nỗi đau chia cắt, thay vào đó là khát vọng hòa bình. Đó mới là tinh thần của dân tộc”.

25 thg 4, 2018

Về Gio An ngắm giếng cổ, ăn rau liệt

Giếng nước cổ độc đáo Gio An. 

Gio An, một xã ở phía Tây huyện Gio Linh (tỉnh Quảng Trị) là miền quê may mắn được thừa hưởng hệ thống công trình kiến trúc khai thác nguồn nước ngầm rất độc đáo của người Chăm Pa xưa với hơn 30 giếng cổ khác nhau mà người dân địa phương quen gọi là “giếng cổ Gio An”.

24 thg 4, 2018

Chứng tích Tà Cơn

Khu di tích sân bay Tà Cơn nằm tại xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị là là minh chứng hùng hồn cho ý chí khát vọng thống nhất đất nước của người Việt Nam. 

Trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước, cụm cứ điểm sân bay Tà Cơn chính là lõi của của hệ thống hàng rào điện tử McNamara. Được xây dựng từ tháng 6/1966, hàng rào điện tử McNamara được Mỹ với mục tiêu phát hiện di chuyển, lưu thông của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Với chi phí lên đến hàng tỷ đô la nhưng chỉ tồn tại được hai năm, hệ thống này đã hoàn toàn phá sản từ sau năm 1968 khi Quân giải phóng miền Nam Việt Nam giành thắng lợi trong Chiến dịch đường 9 – Khe Sanh.

Trải qua 40 năm, Khu di tích sân bay Tà Cơn còn giữ được nhiều hiện vật chiến tranh như máy bay, pháo, xe tăng, bom đạn... Bên cạnh đó, những công trình quân sự như hầm hào, doanh trại của quân đội Mỹ cũng phục dựng để giúp du khách hình dung phần nào về quy mô, sự khốc liệt của chiến tranh.

Một góc Di tích sân bay Tà Cơn (Tân Hợp, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị).

6 thg 3, 2018

Hội cù ngày mùng 4 Tết ở làng An Mỹ

Ngoài việc tranh giành quả cù, các thanh niên sẽ điều khiển cọc tre để ngăn đội bạn ném cù vào sọt,. Ảnh: TH. 

Ngày 19.2 (Mùng 4 Tết Âm lịch), tại làng An Mỹ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị diễn ra lễ hội tranh cù truyền thống. Hàng trăm thanh niên, trai tráng đã tham gia hội cù này.

Hội tranh cù được dân làng An Mỹ tổ chức hàng năm, nhằm cầu năm mới sản xuất được thuận lợi, gia đình có sức khỏe, ấm no. Theo thông lệ, trước khi hội tranh cù diễn ra, trưởng làng sẽ làm lễ cúng. Sau đó, quả cù trong lễ cúng sẽ được đem ra sân để tổ chức hội tranh cù.

9 thg 1, 2018

Làng nghề mứt gừng Mỹ Chánh bắt đầu vào vụ Tết

Người dân làng nghề thực hiện công đoạn rim (ngào) mứt. (Ảnh: Trịnh Bang Nhiệm/TTXVN)

Hàng năm để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán, từ trung tuần tháng 11 Âm lịch, các lái buôn, chủ cơ sở bánh kẹo, mứt trong và ngoài tỉnh Quảng Trị lại tìm về làng nghề mứt gừng truyền thống Mỹ Chánh nằm sát Quốc lộ 1A trên địa bàn xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng. 

Mọi ngả đường trong làng người ra vào tấp nập, nườm nượp ôtô, xe thồ chở những bao mứt gừng cung ứng cho thị Tết Nguyên đán 2018.

2 thg 1, 2018

Những cảnh đẹp "ẩn mình" tại Quảng Trị mà bạn chưa biết

UBND tỉnh Quảng Trị đã có đề án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh đến năm 2025, định hướng đến 2030. Theo ông Nguyễn Đức Chính – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, địa phương phấn đấu đến năm 2020, du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiếm tỉ trọng 7-8% GRDP của tỉnh. 

Ông Chính cho rằng, đến năm 2025, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỉ trọng trên 10% GRDP của tỉnh; góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, tạo bước đột phá trong phát triển du lịch giai đoạn tiếp theo. Trong thời gian đó, Quảng Trị sẽ xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch là “Ký ức chiến tranh – Khát vọng hòa bình”; “Cửa ngõ du lịch Hành lang kinh tế Đông – Tây” kết nối, liên kết du lịch “Con đường di sản”, “Con đường Huyền thoại” của khu vực.

19 thg 12, 2017

Thủ phủ cà phê Trung Trung bộ

Với sự hỗ trợ từ phía dự án của Viện Mekong trong việc phát triển từ tổ chức sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm cà phê, vùng đất đầy nắng gió Quảng Trị đã hình thành một thủ phủ cà phê của vùng Trung Trung bộ Việt Nam. 

Đổi thay miền sơn cước


Viện Mekong là một tổ chức liên chính phủ được thành lập bởi 6 nước thành viên của Tiểu vùng Mekong mở rộng gồm Campuchia, Trung Quốc (tỉnh Vân Nam và Khu tự trị Quảng Tây), Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.
Chúng tôi tới huyện miền núi Hướng Hóa nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Trị, nơi mà chỉ 30 năm về trước, được xem là rừng thiêng nước độc, cuộc sống đồng bào phụ thuộc vào thâm canh lúa và khai thác rừng nên hộ nghèo chiếm tỉ lệ cao.

Năm 1994, tỉnh có chủ trương đưa dân vào khai hoang trồng cây công nghiệp. Những bản mới, thị tứ được hình thành bên triền đồi bạt ngàn cà phê.

17 thg 12, 2017

Hố trâu đầm giữa cánh đồng

Một bầy trâu nằm trong vũng nước giữa cánh đồng trơ gốc rạ mục ruỗng. Quê tôi gọi là hố trâu đầm. Chữ “đầm” mới thật hay, gần như là đắm mình, gần như là đằm đẹ yên tĩnh. 


Vãn vụ lúa, thỉnh thoảng đi qua một cánh đồng trơ gốc rạ mục ruỗng, chợt vui khi gặp cảnh một bầy trâu nằm trong vũng nước.

Vui vì giữa cánh đồng tưởng đang thiếu sức sống ấy vẫn có những quẫy động, dù rất nhẹ như cái ve vẩy đuôi khoái chí.

20 thg 11, 2017

Những người nối đôi bờ Sê Pôn

Không biết từ bao giờ, hàng chục chiếc đò ngang trên suốt dọc dòng sông Sê Pôn chảy qua các xã vùng Lìa cứ ngày đêm đưa, đón hành khách cùng nông sản sang sông. Chính những chuyến đò ấy đang góp phần thắt chặt hơn mối tình hữu nghị Việt Nam – Lào đằm thắm, keo sơn…

Hành khách của Chuôi Thông là các em nhỏ đang vượt dốc để đến bản 7 (xã Thuận) 

Đêm qua, vùng Lìa trời mưa nặng hạt. Con đường uốn quanh đoạn dốc từ bản 7, xã Thuận, huyện Hướng Hóa xuống bến đò trở nên trơn trượt… vẫn không ngăn được bước chân của Chuôi Thông (60 tuổi), Trưởng bản 7 xuống bến đưa khách sang sông. Đang cuối mùa khô nên sông Sê Pôn không ăm ắp nước, vậy mà lưu tốc dòng sông vẫn cuồn cuộn chảy khiến chiếc đò máy của Chuôi Thông bị trôi chếch một đoạn sông dài gần 30-40 m mới cập được bờ bên kia.

15 thg 6, 2017

Cồn Cỏ - nàng công chúa ngủ quên giữa biển cả

Cồn Cỏ là một huyện đảo mới thành lập của tỉnh Quảng Trị, trước kia đây là đảo quân sự - vị trí chiến lược trong cuộc chiến giành thống nhất từ hai bờ vĩ tuyến 17.

Sau chuyến xe khách gần 12 tiếng tới Quảng Trị, từ cảng Cửa Việt, chúng tôi bắt tàu ra đảo. Trời Quảng Trị tháng 5 đón chúng tôi bằng cái nắng gay gắt, trời trong không một gợn mây và biển xanh rất đỗi dịu dàng. Hành trình của chúng tôi bắt đầu từ cảng Cửa Việt. 

9 thg 9, 2016

Lễ tảo mộ ở Đại An Khê, Hải Lăng


Nói tới tục tảo mộ, hay chạp mả, người ta thường liên tưởng đến câu 

“Thanh minh trong tiết tháng Ba,
lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”

trong truyện Thúy Kiều (Nguyễn Du). Nhưng đó là chuyện kể theo phong tục và bối cảnh Trung Hoa ngày xưa.

Người Việt, từ xưa đã có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, và thời tiết có những khác biệt theo vùng miền nên ngày tảo mộ, chạp mả được tiến hành vào những thời điểm khác nhau, nhất là vì cuộc sống thay đổi nhưng tựu trung vẫn nhằm hai mục đích chính là thăm viếng, sửa sang nơi an nghỉ của tiền nhân (người đã khuất) để tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ gia tiên; thứ hai, đó cũng là dịp để người trong gia tộc có dịp quần tụ trong điều kiện sống tản mác khắp nơi, quanh năm lo chuyện mưu sinh.