Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

28 thg 7, 2020

Đàn chim quý trên sông Đầm

Sau một ngày kiếm ăn, khoảng 4.000 con chim cò ốc đậu kín sông Đầm nghỉ ngơi và tối đến tung cánh lên bầu trời tìm chỗ ngủ.


Sông Đầm, có diện tích mặt nước rộng 200 ha và 300 ha ven bờ, trải dài xã Tam Thăng, Tam Phú và phường An Phú, cách trung tâm TP Tam Kỳ khoảng 4 km. Nơi đây có thảm thực vật, hệ động vật đa dạng, cá tôm, lau sậy, cói, sen, súng hòa quyện, tạo nên vẻ đẹp nguyên sơ. 

25 thg 6, 2020

Ám ảnh cõi Thanh Chiêm

Một thuở con đường ấy lầy lội trệu trạo sỏi đá dưới bánh xe ngựa thồ hàng. Nó mở đầu cho dinh trấn Thanh Chiêm (Điện Bàn) trên đất Quảng Nam cách đó chừng hai dặm. Làng nhỏ Thanh Chiêm mọc lên dãy nhà vạn chài đơn sơ cùng với bễ lò phì phò thổi bùng những ngọn lửa âm thầm cháy bên sông Thu Bồn. Một ngôi nhà thờ nhỏ bất ngờ hiện bên vệ đường lẻ loi u hoài và lầm lũi trong những con gió biển tràn về... 

Những bí ẩn bên sông Thu Bồn 


Miền đất cổ Thanh Chiêm bên cảng Hội An bất ngờ sầm uất. Đây là nơi dừng chân của chúa Nguyễn trước sức lụi tàn của những đế chế Chăm chừng hơn 400 năm trước. Chúa Nguyễn Hoàng đã cử con trai là Nguyễn Phúc Nguyên vào dựng thành trấn thủ tại Thanh Chiêm như một sự khẳng định bờ cõi nước Việt (1602). Dinh trấn Thanh Chiêm chính là dấu tích còn lại của trung tâm thị trấn Điện Bàn, Quảng Nam hiện nay.

21 thg 6, 2020

Nghe gốm kể chuyện tâm hồn Việt

Đối với nhiều người chơi đồ cổ ở xứ Quảng, nhà sưu tầm Phạm Văn Phát (51 tuổi) - chủ nhiệm CLB Nghiên cứu, sưu tầm cổ vật UNESCO Quảng Nam - được biết đến là người đang giữ cho mình nhiều cổ vật hàng trăm năm quý hiếm.

Những chiếc bình vôi bằng gốm Quảng Đức - Ảnh: ĐỨC TÀI

Trong đó phải kể đến nhiều cổ vật thuộc gốm Quảng Đức thuộc hàng hiếm khiến ông mê mẩn và với ông Phát, sưu tầm gốm Việt, ông như được nghe những câu chuyện về tâm hồn Việt thông qua những bình, bát, đĩa gốm tưởng chừng vô tri ấy.

22 thg 4, 2020

Kì thú tượng gốc tre phố Hội

Nằm bên hông chợ Hội An ở phố cổ Hội An cổ kính có một gian hàng nhỏ bày hàng trăm bức tượng chân dung cổ quái và kì lạ, được tạc bằng gốc tre, khiến cho ai đi ngang qua cũng phải tò mò đứng lại chăm chú ngắm nhìn. 

Đó chính là nơi bán hàng và cũng là nơi làm việc của nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ, người có biệt danh là “Đỏ gốc tre”. Cửa hàng của anh nằm bên đường, ngay cạnh chợ, nơi lúc nào cũng nườm nượp người đi chợ và du khách qua lại nên hầu như ai cũng biết.

Ở Hội An, anh Đỏ nổi tiếng tới mức dân địa phương hầu như ai cũng biết, bởi anh có biệt tài tạc tượng gốc tre đẹp, hiếm có người thứ hai làm được. Thậm chí báo chí trong Nam ngoài Bắc tìm đến viết về anh cũng khá nhiều.

Với nhiều người gốc tre là thứ vứt đi hoặc cùng lắm là làm củi đun nấu của dân nghèo, nhưng với “Đỏ gốc tre” nó là thứ của hiếm được dùng để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo có một không hai.

14 thg 4, 2020

Phố Hội vàng rực hoa sưa

Những hàng sưa trổ hoa vàng rực trên những tuyến phố tĩnh lặng hiếm thấy mang lại vẻ đẹp khác lạ cho Hội An. 

Hai bên đường Phan Chu Trinh rợp sắc hoa sưa vàng. Nhiếp ảnh gia Đỗ Anh Vũ (Hội An), tác giả bộ ảnh, cho biết ở phố cổ có 2 tuyến đường chính trồng hoa sưa là Nguyễn Huệ và Phan Chu Trinh, mỗi nơi có 20 cây. 

13 thg 3, 2020

Truyền thuyết về Chùa Cầu, Hội An

Để hạn chế sự tàn phá của con thủy quái khổng lồ, người Nhật khi qua định cư tại Hội An đã cố tìm những người giỏi về phong thủy để xem thế đất, cắm điểm dựng đền thờ. Và Chùa Cầu đã được dựng lên trong bối cảnh như vậy.

Không chỉ là di tích lịch sử mang tính biểu tượng của phố cổ Hội An, Chùa Cầu còn gắn với một giai thoại ly kỳ về một loài thủy quái vô cùng đáng sợ

4 thg 3, 2020

Làng đá cổ Lộc Yên

Ở vùng trung du xứ Quảng có ngôi làng cổ Lộc Yên được ví như miền tiên cảnh với vẻ đẹp nên thơ, thanh bình với những ngôi nhà cổ hơn trăm tuổi cùng những bờ đá phủ mờ rêu xanh ôm lấy xóm làng, ruộng vườn trù phú. 

Làng cổ Lộc Yên thuộc xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Nơi đây thuộc vùng trung du, bán sơn địa nên đất đai phì nhiêu, khí hậu trong lành, con người bình dị, chất phác và mến khách.

Xưa, Tiên Phước được gọi là vùng đất “thập ngũ tiên sa”, cái tên gắn với sự tích về chuyện 15 nàng tiên trên trời giáng trần xuống chơi ở xứ này. 15 nàng tiên ấy mỗi nàng ở một nơi, nay thành 15 địa danh có chữ “Tiên” ở đầu gồm: xã Tiên An, Tiên Cẩm, Tiên Cảnh, Tiên Châu, Tiên Hà, Tiên Hiệp, Tiên Lãnh, Tiên Lập, Tiên Lộc, Tiên Mỹ, Tiên Ngọc, Tiên Phong, Tiên Sơn, Tiên Thọ và thị trấn Tiên Kỳ.

Làng cổ Lộc Yên thuộc về “nàng” Tiên Cảnh, cái tên đẹp gợi tả về chốn bồng lai cảnh tiên và có lẽ cũng vì thế mà người ta thường hay gọi đây là “xứ tiên”. Làng tọa lạc trong một thung lũng đẹp với địa thế xung quanh được bao bọc bởi các dãy núi Rừng Cấm, Đá Bàn, Hố Chò, Rừng Gấm… Dưới chân các dãy núi ấy có sông, có suối, có cả những con mương “dẫn thủy nhập điền” chảy quanh co bao bọc lấy ngôi làng.

Lễ tế thành hoàng làng Lộc Yên. Ảnh: Thanh Hòa

4 thg 2, 2020

Ấn tượng Vinpearl Land Nam Hội An

Quả không quá lời khi có người ví Vinpearl Land Nam Hội An như một thế giới thu nhỏ, hiện đại, hoành tráng nhưng không kém phần thơ mộng, lãng mạn với những khối không gian kiến trúc tuyệt đẹp đậm chất Đông – Tây và những khu vui chơi, nghỉ dưỡng đẳng cấp thế giới cùng hòa vào nhau trong một “ốc đảo xanh” bình yên bên bờ biển vắng… 

Cách Di sản Thế giới phố cổ Hội An chừng 17 cây số về phía Nam, trên một vùng cát phủ vàng ươm rộng khoảng 200ha được ví như một “ốc đảo xanh” bình yên bên bờ bãi biển Bình Minh hoang sơ của tỉnh Quảng Nam là khu vui chơi nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế Vinperl Land Nam Hội An.

Với tiêu chí “tất cả trong một”, khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng phức hợp đạt đẳng cấp 5 sao Vinperl Land Nam Hội An chính là một thế giới thu nhỏ, đủ sức thỏa mãn hầu hết mọi thú đam mê khám phá, trải nghiệm và vui chơi giải trí của du khách trong và ngoài nước.

4 thg 1, 2020

Bảo tàng kiến trúc nhà cổ lớn nhất Việt Nam

Không gian có “một không hai” trong Bảo tàng kiến trúc nhà cổ Vinahouse Space từ kiến trúc, nội thất đến nghệ thuật điêu khắc, tạo hình đều gợi nhớ đến một Việt Nam xưa trong ký ức xa xăm.

“Không gian nhà Việt Nam” (gọi tắt là Vinahouse Space) nằm giữa con đường nối hai di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn - Hội An, cách Hội An 5km về phía Tây và cách Đà Nẵng 25 km về phía Nam, thuộc xã Điện Minh (Điện Bàn, Quảng Nam) với diện tích hơn 11.000 m2.

27 thg 11, 2019

Canh chua cá úc vừa múc vừa chan

Canh chua cá úc ăn nóng với bún hoặc cơm đều ngon cho nên, mùa hè ăn canh cá úc, người múc canh tranh thủ vừa múc vào bát vừa chan trên chén cơm của mình vì món canh quá thơm ngon. Đặc biệt, vào thời điểm đầu hè, cá úc mang bộ trứng như những hạt cườm vàng óng, sau khi chế biến ăn rất thơm, béo và bùi, bạn không thể bỏ qua.

Sông Thu Bồn là lưu vực sông lớn nhất tỉnh Quảng Nam mang nhiều huyền thoại dân gian và chứng tích hào hùng, chảy giữa những cánh rừng đại ngàn hoang dã cánh tây - nam Quảng Nam rồi chảy qua phố cổ Hội An, đổ ra biển Cửa Đại với chiều dài gần 200km.




3 thg 11, 2019

Khám phá hồ Việt An - phong cảnh hữu tình miền trung du xứ Quảng

Cách Đà Nẵng 50 km về phía Nam và quốc lộ 1A 30km về phía Tây, hồ Việt An là hồ thủy lợi lớn có diện tích trên 180 ha thuộc thôn Việt An (xã Bình Lâm, huyện Hiệp Đức, Quảng Nam). Không chỉ phục vụ thủy lợi, hồ còn là điểm du lịch sinh thái lý tưởng, với phong cảnh hữu tình, trong xanh thu hút rất đông du khách ghé thăm mỗi dịp lễ, cuối tuần.

Công trình thủy nông hồ Việt An với diện tích mặt hồ 182 ha, cung cấp nước cho cả ba huyện Hiệp Đức, Quế Sơn và Thăng Bình. Riêng với người dân huyện Hiệp Đức, ngay từ thuở khai sinh hồ Việt An, họ đã ấp ủ một giấc mơ đổi đời.

Hồ thủy nông Việt An được xây dựng từ năm 2000, diện tích mặt nước khoảng 182ha

1 thg 11, 2019

Đặt chân đến dòng suối nhiều tầng tương truyền nơi Tiên Ông đánh cờ quên lối về

Đó là dòng suối Tiên (Quế Hiệp, Quế Sơn, Quảng Nam). Truyền thuyết kể rằng nơi đây, 13 Tiên Ông đã từng chọn để đánh cờ, quên cả lối về, để lại những chòm râu bạc trắng.


Những chòm râu ấy, giờ là những dòng thác lúc ầm ào, lúc dịu dàng, róc rách ngày đêm, len lỏi qua những tầng đá. Nơi này đáng để mọi người chinh phục, khám phá sơn thủy hữu tình.

29 thg 10, 2019

Cận cảnh đình làng lớn nhất xứ Quảng nơi vua Lê Thánh Tông từng nghỉ ngơi

Đình làng Chiên Đàn là một trong những công trình kiến trúc đình làng cổ nhất Quảng Nam. Khi vua Lê Thánh Tông đi chinh phạt, bình phương Nam, nhà vua đã sử dụng đình Chiên Đàn để nghỉ ngơi . 

Đình tọa lạc tại thôn Đàn Trung, xã Tam Đàn (huyện Phú Ninh), cách Quốc lộ 1 chưa đầy 1 km. 

Để tưởng nhớ công ơn những bậc tiền nhân, tiền hiền, hậu hiền đã có công khai sơn phá thạch lập nên địa hiệu Chiên Đàn, người dân trong làng, trong xã thời ấy đã cùng nhau xây dựng đình làng Chiên Đàn có quy mô bề thế và đặt tên là “Chiên Đàn xã đình”. 

Lang thang khám phá làng gốm 500 năm tuổi ở Hội An

Làng gốm Thanh Hà (Hội An, Quảng Nam) được hình thành cách đây 500 năm. Cư dân gốc chủ yếu từ Thanh Hóa, Nam Định đến lập làng ven sông Thu Bồn từ thế kỷ 15.

Sự yên bình của làng gốm Thanh Hà hấp dẫn nhiều du khách. Ảnh: Hữu Trà 

Theo các cao niên trong làng, do vị trí của làng Thanh Hà không thuận lợi, nên đã di dời đến vùng đất gần sông Thu Bồn để dễ dàng cho việc vận chuyển đất sét – nguyên liệu chính để làm gốm cũng như giúp các ghe thuyền "ăn hàng". Và vùng đất đó được đặt tên là Nam Diêu. 

13 thg 10, 2019

Nhà cổ Đức An - dấu ấn lịch sử ở phố Hội

Nhà cổ Đức An không chỉ là một kiến trúc đặc sắc mà còn là một dấu ấn lịch sử ở phố cổ Hội An, một chứng tích qua những thăng trầm thời cuộc của đất nước 

Nhà cổ Đức An có địa chỉ tại số 129 đường Trần Phú – trung tâm khu phố cổ Hội An – TP Hội An – tỉnh Quảng Nam. Công trình được xây dựng cách gần đây 190 năm – giữa thời vua Minh Mạng nhà Nguyễn năm 1830. Ngôi nhà do cụ tổ họ Phan để lại cho con cháu làm từ đường thờ cúng. Cho tới nay đã có 8 đời sinh ra và lớn lên ở ngôi nhà này. 

11 thg 10, 2019

Ruộng bậc thang Chuôr ôm ấp bản làng giữa đại ngàn Trường Sơn

Dưới thung lũng nhỏ có con suối chảy quanh, ruộng bậc thang Chuôr hệt dải lụa vắt giữa hai thôn Arâng và thôn Ariing, xã Axan, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

Cánh đồng Chuôr hệt dải lụa e ấp dưới chân đại ngàn Trường Sơn - Ảnh: TẤN LỰC

Nằm khép giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, ruộng bậc thang Chuôr mùa lúa trổ đòng mơn mởn xinh xắn như nét đẹp cô gái Cơ Tu đương tuổi dậy thì.

Mùa tháng 10, sương mù còn đậm đặc thung lũng trong sáng tinh sương. Theo nhịp điệu mặt trời, những vạt ruộng bậc thang Chuôr mờ mờ ảo ảo dần hiện rõ hình hài từng giờ, từng khắc.

27 thg 9, 2019

Tinh tế xà cạp của người Bhơ Noong

Trong các dân tộc ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên duy chỉ có tộc người Bhơ Noong (cư trú tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam) sử dụng tấm vải màu trắng, đen hoặc màu chàm bó quanh đôi chân giống như chiếc xà cạp của các dân tộc miền núi phía Bắc. Cách phục sức này đến nay vẫn còn phổ biến vì theo đồng bào đây cũng là cách để vừa làm đẹp vừa chống côn trùng cắn gây hại và bảo vệ cơ thể chống chọi với giá rét ở miền núi.
Các dân tộc miền núi phía Bắc sinh sống trong điều kiện thiên nhiên, môi trường khí hậu khắc nghiệt nên đồng bào luôn có ý thức về việc bảo vệ cơ thể. Bộ y phục của các tộc người do chính họ làm ra từ sợi lanh, sợi bông hay các nguyên vật liệu mua từ thị trường qua trao đổi với ngươi Kinh ở chợ luôn có độ bền chắc để bảo vệ cơ thể rồi mới tính đến việc làm đẹp. Ngoài trang phục chính, đồng bào đã nghĩ ra cách dùng vải quấn lại thành từng lớp để bảo vệ đôi chân khỏi bị côn trùng tấn công và giữ ấm đôi chân trong mùa đông buốt giá. Mảnh vải để quấn chân người ta gọi là xà cạp. Mỗi vùng có cách sử dụng xà cạp khác nhau. 

Xà cạp làm nên vẻ đẹp của trang phục lễ hội dân tộc Bhơ Noong. 

8 thg 9, 2019

Làng có 8 ngôi nhà cổ hơn 100 năm được công nhận di tích quốc gia

Làng cổ Lộc Yên (Quảng Nam) hình thành từ thế kỷ XV-XVI, là một trong bốn làng cổ của cả nước được xếp hạng di tích cấp quốc gia. 

Tối 6/9, UBND huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức lễ đón nhận Bằng di tích Quốc gia “Làng cổ Lộc Yên”. Đây là làng cổ đầu tiên ở Quảng Nam hình thành từ thế kỷ thế kỷ XV-XVI.

Lộc Yên có 8 ngôi nhà cổ từ 100 đến 150 năm 


Ông Hường Văn Minh - Chủ tịch UBND huyện Tiên Phước cho biết: Vùng đất Lộc Yên, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước có quá trình hình thành gắn với công cuộc khai hoang lập làng vào thế kỷ XV-XVI.

Đến thời Tây Sơn (1771-1802) làng Lộc Yên mới chính thức được khai sinh với tên gọi ban đầu là Lộc An thôn, do ông Nguyễn Công Tuyết người làng Tân Phước (Tam Kỳ) khai phá. Năm 1947, thực hiện chủ trương liên hiệp xã của chính phủ cách mạng, Lộc Yên thôn được đổi tên thành làng Tiên Lộc. Năm 1955, chính quyền Ngô Đình Diệm đổi tên “huyện” thành “quận” và các thôn được đổi tên theo thứ tự dãy số, làng Lộc Yên được đổi tên thành thôn 4, tên gọi này được giữ cho đến ngày nay. 

Làng cổ Lộc Yên đã được công nhận là Di tích Quốc gia 

28 thg 8, 2019

Hấp dẫn bạch tuộc chợ đảo Cù Lao Chàm

Hằng năm, khoảng tháng 6 đến tháng 7, khi từng đợt gió Lào hầm hập nóng tràn về, người dân chài vùng biển Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam) lại vào mùa câu bạch tuộc. 

Bạch tuộc vừa được ngư dân Cù Lao Chàm bắt lên. THANH LY 

Theo kinh nghiệm, những ngày này chỉ cần ra cách bờ chừng vài hải lý, dân chài sẽ bắt gặp từng đàn bạch tuộc theo dòng hải lưu đi kiếm mồi.

27 thg 8, 2019

Khi bò tơ 'kết' lá lốt: Thăng hoa hương vị xứ Quảng

Với nhiều người xứ Quảng, cái hương thơm dìu dịu của lá lốt và vị ngọt ngào lẫn âm thanh sừn sựt giòn tan khi vừa cắn đến ngập răng lát thịt bò tơ đủ làm cho bữa cơm chiều thêm thi vị. 

Nguyên liệu cho món bò tơ xào lá lốt. Văn Hoàng 

Thường cứ mỗi buổi xế chiều, sau khi công việc đồng áng, vườn tược đã xong, các anh, các bác nông dân xứ Quảng quây quần bên mâm cơm, nhâm nhi vài ly rượu gạo. Trong những cuộc trà dư tửu hậu ấy thường xuất hiện các món tự chế từ ốc, nghêu, sò, cá đồng... thi thoảng đổi vị bằng món thịt bò tơ xào lá lốt.