Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng Bình. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng Bình. Hiển thị tất cả bài đăng

29 thg 12, 2018

Người Rục làm du lịch được không?

Sự phát triển du lịch ở Quảng Bình đã phát triển có tính vượt bậc trong thời gian gần đây. Khách du lịch đến với Quảng Bình rất nhiều và họ đến với Rục Làn để được khám phá vẻ đẹp núi rừng, cuộc sống bí ẩn của người Rục cũng không ít.

Phong cảnh miền núi Quảng Bình đẹp mê hoặc cả du khách lẫn giới điện ảnh. Ảnh: TH 

Được phát hiện từ năm 1959 đến nay, tộc người Rục ở xã Thượng Hóa (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) vẫn còn lưu giữ nhiều nét hoang sơ của bộ tộc nguyên thủy sống trong hang động, núi đá, trèo lên cây để bắt chim hay lội xuống suối để bắt cá bằng những ngư cụ được chế tác thô sơ. Mang trong mình dòng máu của những “người rừng”. Họ, những người như cụ Chơn, cụ Bim, cụ Thuỳnh, cụ Bứa... vẫn nhớ rừng da diết lắm. Nhất là những cái hang, nơi một thời là ngôi nhà của họ.

26 thg 12, 2018

Bức tranh Tà Vờng nơi gió núi, mây ngàn

Đến Tà Vờng, ngoài chìm đắm cảnh sắc và khí hậu trời cho, du khách còn được trải nghiệm đánh cá, nướng cá ở ngay bên bờ suối và thưởng thức món ăn dân dã có tên là cơm Pồi.

Bản Tà Vờng nhìn từ trên cao. Ảnh: Hoàng Bùi. 

Chỉ một đêm nương lại ở những ngôi nhà sàn cùng đồng bào, trải nghiệm bắt cá, nướng cá bên bờ suối kèm những món ăn độc đáo trước cảnh gió núi với mây ngàn, ai cũng chếnh choáng…

5 thg 10, 2018

Bò đi Đá Nhảy

Xưa kia có một giai thoại lý thú về câu đối như thế này:

Ông nghè Nguyễn Duy Thiện (làng Lý Hoà, tỉnh Quảng Bình) và ông nghè Trần văn Thống (làng La Hà, tỉnh Quảng Bình) rủ nhau đi chơi. Khi đến bãi biển Đá Nhảy (thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình), hai người thở hào hển, vừa nhảy vừa bò qua các tảng đá. Ông Thiện nhìn cảnh ấy, xuất ra câu đối: Hùm hét La Hà.

Câu đối này lắt léo ở chỗ vừa diễn tả con hùm (cọp) hét ở La Hà (là tên làng, quê của ông Thống), lại vừa là 4 động từ diễn tả các hoạt động của miệng (hùm - hét - la - hà) và cũng đúng là các động tác mà bạn mình đang thể hiện.

Ông Thống đứng lại để... thở, và đối: Bò đi Đá Nhảy,

Câu đối lại này rất xuất sắc ở chỗ vừa diễn tả con bò đi ở Đá Nhảy (là chỗ hai ông đang đi), lại vừa là 4 động từ diễn tả các hoạt động của chân (bò - đi - đá - nhảy) và cũng đúng là các động tác mà hai ông đang thực hiện.

Có một câu chuyện kể khác về xuất xứ của đôi câu đối này. Rằng sau khoa thi Đình năm Nhâm Tuất 1862, để thử sức các vị tân tiến sĩ, vua Tự Đức ra vế đối: “Bò đi đá nhảy”. Một trong những vị tân tiến sĩ là ông Trần Văn Chuẩn, người làng La Hà tủm tỉm cười rồi thong thả đọc: “Hùm hét la hà”. Ngày nay trong nhà thờ họ Trần vẫn còn ghi lại giai thoại này.


21 thg 9, 2018

Thiên nhiên kỳ thú tạo nên bãi Đá Nhảy ở Quảng Bình

Bãi Đá Nhảy ở Quảng Bình, bạn đã đến đó chưa? Thật bất ngờ khi tôi có dịp ghé qua đây dù đi Quảng Bình rất nhiều lần.


Với tôi và có lẽ với nhiều người nữa Quảng Bình chỉ có hang động. Có thể nói, ngoài danh thắng Phong Nha – Kẻ Bàng, Đá Nhảy cũng là điểm dừng chân quá hấp dẫn đối với du khách cũng như người yêu thích thiên nhiên, thích khám phá.

14 thg 8, 2018

Điều đặc biệt ở lăng mộ vị đại quan chết oanh liệt vì đất nước

Cái chết của Hoàng Hối Khanh vừa là một bi kịch cá nhân, vừa là bi kịch của cả một vương triều. Lăng mộ Hoàng Hối Khanh được nhà Nguyễn cho xây dựng vào năm 1845 như một sự tri ân những công lao của ông.

Nằm ở thôn Đại Giang, xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, lăng mộ Hoàng Hối Khanh là nơi an nghỉ của một nhân vật lịch sử khá đặc biệt thời nhà Hồ.

4 thg 7, 2018

Tìm về trò chơi xà hùa của người Bru - Vân Kiều

Trong sinh hoạt cộng đồng Bru - Vân Kiều, đánh xà hùa là một trò chơi dân gian rất phổ biến. Trò chơi này có thể sử dụng trong dịp lễ hội hoặc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, nhất là vào những dịp tết lấp lỗ của đồng bào. 

Trò chơi độc đáo trong lễ hội lấp lỗ 


Các trò chơi dân gian truyền thống đã toát lên tính tập thể, tính cộng đồng, tinh thần đoàn kết trong nhân dân. Trò chơi dân gian đã góp phần hình thành nên ý chí kiên cường, sự dẻo dai và ý thức vươn lên giành chiến thắng của mỗi con người, mỗi cộng đồng và tạo nên bản sắc riêng của từng dân tộc.

Người chơi chia làm hai phe để thi đấu. 

24 thg 6, 2018

Quảng Bình quê ta ơi, khoai khoai toàn khoai!

Về Quảng Bình thấy đâu đâu cũng cát trắng, nắng chang chang, chỉ hợp với khoai lang nên nhiều người hát nhại: “Quảng Bình khoai khoai toàn khoai", và khoai deo, thức ăn của người nghèo, nay trở thành đặc sản xứ "Đời cát". 

Chị Nguyễn Thị Luyền đang làm mẻ khoai deo mới

Câu hát "Quảng Bình khoai khoai toàn khoai" ấy được nhiều người, và cả chính người dân Quảng Bình nhại theo câu hát "Quảng Bình khoan khoan hò khoan" của nhạc sỹ Hoàng Vân, để nhớ lại hay tự trào về những năm tháng mà củ khoai lang là "cơm" ngày hai bữa của người dân...

22 thg 3, 2018

'Thiên đường' nằm ngay dưới lòng đất Quảng Bình

Được mệnh danh là “Hoàng cung trong lòng đất”, động Thiên Đường là một kỳ quan thiên nhiên, mê hoặc những ai đã đặt chân vào.

Động Thiên Đường thuộc xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 70 km theo hướng tây bắc, cách động Phong Nha khoảng 25 km. Động Thiên Đường nằm trong vùng lõi đá vôi Vườn Quốc Gia Phong Nha - Kẻ Bàng, di sản thiên nhiên thế giới đã được UNESCO công nhận. 

19 thg 3, 2018

Hang Tú Làn, hang động 5 triệu tuổi

Để khám phá hệ thống hang động Tú Làn nằm sâu trong núi rừng ở huyện Minh Hóa (Quảng Bình), phải trải qua 5 ngày băng rừng, lội suối, bơi qua sông ngầm, leo vách đá cao, để chạm vào các thạch nhũ triệu năm tuyệt đẹp, chưa từng được công bố ở Việt Nam.


Nằm sâu trong núi rừng Tân Hóa, Minh Hóa, Quảng Bình, hệ thống hang động Tú Làn có tuổi từ 2 đến 5 triệu năm được xem như kỳ quan của tạo hóa ban tặng. Không phải là hang động lớn nhất, nhưng về vẻ đẹp, các chuyên gia đánh giá nơi đây không thua kém hang Sơn Đoòng là bao. Ngoài Tú Làn, hệ thống hang động còn các hang phụ như Song, Ươi, Chuột, Hung Ton, Kim, Ken, Tổ Mộ...

4 thg 3, 2018

Lên Eo Bù - Chút Mút ăn cải cay Vân Kiều

Bản Eo Bù - Chút Mút nằm ở nơi thâm sơn cùng cốc biên giới Việt - Lào, dưới chân dãy Trường Sơn thuộc xã Lâm Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình).

Bà Hồ Thị Thoa (trái) chọn cải mang về từ rẫy để nấu ăn. Ảnh: Trương Quang Nam 

Ở đây có loài cây cải cay đến chảy nước mắt, được người Vân Kiều xem là đặc sản.

Không nhiều người biết về loài cải đặc biệt này ở Eo Bù - Chút Mút. Tôi cũng vậy, chuyện “phát hiện” loài cải cay này rất tình cờ. Một lần cùng ăn cơm với tổ công tác biên phòng đóng tại Chút Mút, thấy trên mâm có 2 đĩa cây lạ, hình dáng và màu sắc gần giống cây cải dưới xuôi nhưng cọng lá tròn như thân cây và có màu tím, tôi liền dò hỏi. Các chiến sĩ biên phòng tỏ ra bí hiểm: “Đúng là cây cải, cứ ăn rồi cảm nhận”, nhưng dặn thêm: “Lần đầu chưa quen thì nên ăn ít thôi!”.

25 thg 12, 2017

Tò mò với đặc sản “thủy quái” biển Đông ở Quảng Bình

Cá nghéo có họ hàng với cá mập và là một trong những loài có kích thước khổng lồ khi trưởng thành. Bởi hiếm khi đánh bắt được loài cá này nên ngư dân chỉ đem ra thết đãi khách quý và coi đó như một đặc sản riêng có của đất Quảng Bình.

Cá nghéo là một loại cá rất hiếm gặp trên thị trường và cũng không được nhiều người biết đến. Trong ngôn ngữ của ngư dân ở một số vùng biển miền Trung, cá nghéo dùng để chỉ loài cá nhám voi, thịt nạc mà rất ít mỡ.

Thực chất, cá nghéo là một loại cá xương sụn, da nhám, có họ hàng với cá mập. Chúng không đẻ trứng như các loài cá khác mà đẻ con. Trên thế giới hiện nay, cá nghéo là một trong những loài có kích thước khổng lồ khi trưởng thành, nhưng chúng hoàn toàn không gây nguy hiểm cho con người vì chỉ ăn sinh vật phù du, cá, mực, tảo biển. 

Cá nghéo là đặc sản đặc trưng của tỉnh Quảng Bình. (Ảnh: Internet) 

22 thg 10, 2017

Cổ kính Hoành Sơn quan

Ít ai biết, trên dãy đèo Ngang phân định ranh giới 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh, nay vẫn tồn tại Hoành Sơn quan cổ kính. Ngày xưa, khách bộ hành trên đường thiên lý bắc - nam phải qua cổng này.

Một góc Hoành Sơn quan. ẢNH: T.Q.N

Đèo Ngang cách TX.Ba Đồn tầm 24 km và cách TP.Đồng Hới của tỉnh Quảng Bình 80 km. Sử sách còn ghi, năm 1833 vua Minh Mạng cho xây Hoành Sơn quan trên đỉnh đèo Ngang, cửa cao 4 m, hai bên có thành dài 30 m, ở trên cổng đắp nổi ba chữ “Hoành Sơn quan”.

17 thg 10, 2017

Về Quảng Bình thưởng thức cháo hàu bên sông Nhật Lệ

Quảng Bình không chỉ được biết đến với nhiều bờ biển đẹp, nhiều danh thắng làm say lòng du khách, mà nơi đây còn có nhiều món ăn đặc sản khiến ai đã từng thưởng thức đều nhớ mãi không quên. Đặc biệt phải kể đến món cháo hàu.

Vị riêng vùng đất Quán Hàu


Từ lâu, Thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình nổi tiếng với nhiều món ăn ngon chế biến từ những con hàu được khai thác ở sông Nhật Lệ.

Nhiều người cho rằng, hàu ở đây nhiều và ngon hơn những khúc sông khác. Có lẽ do nơi đây là điểm giao thoa, hòa quyện giữa nước mặn của biển và nước ngọt của núi rừng, hàu bám chặt và sinh sôi trên những bãi đá rộng lớn và các chân trụ cầu, cọc bê tông. Ngoài ra, chất lượng và số lượng hàu nhiều hay ít cũng phụ thuộc vào từng mùa trong năm.

7 thg 10, 2017

Thăm một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung hơn 700 năm tuổi

Từ khi được phục dựng, chùa Hoằng Phúc đã đón hàng ngàn du khách và Phật tử đến vãn cảnh mỗi năm.

Chùa Hoằng Phúc sau phục dựng. Ảnh: Huệ Minh

Theo các tài liệu ghi chép, Hoằng Phúc (thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, H.Lệ Thủy, Quảng Bình) là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung với lịch sử hình thành hơn 700 năm. 

Năm 1301, Hoằng Phúc (có tên là am Tri Kiến) được Phật hoàng Trần Nhân Tông thăm chùa và cầu phước đức cho dân lành. Năm 1716, chúa Nguyễn Phúc Chu cho đặt tên chùa là Kính Thiên tự, đến năm 1821 vua Minh Mạng ghé thăm chùa và cho đổi tên là Hoằng Phúc tự trong chuyến ngự giá bắc tuần. 

9 thg 8, 2017

Đón cá lúc bình minh Nhân Trạch

Từ bãi tắm biển Nhật Lệ (TP Đồng Hới, Quảng Bình), theo con đường nhựa ven bờ biển chạy xuyên giữa rừng cây phi lao xanh ngát của mẹ Nghèng, bạn sẽ có cơ hội khám phá nhiều điều mới lạ ở vùng đất chân sóng Nhân Trạch. 

Cửa sông Dinh ở Nhân Trạch - Ảnh: L.GIANG 

Xã biển Nhân Trạch (huyện Bố Trạch, Quảng Bình) vốn dĩ rất bình lặng. Nhưng từ tháng 4-2016 bỗng “có tiếng” trên các phương tiện thông tin đại chúng nhờ... sự cố môi trường biển do Formosa gây ra, với vệt nước biển đỏ, san hô chết...

21 thg 3, 2017

Làng nghề bánh mè xát Tân An

Làng nghề bánh mè xát Tân An ở huyện Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) ra đời vào khoảng những năm 1900. Đây là làng nghề chuyên sản xuất loại bánh mè- một loại bánh biến thể khéo léo từ chiếc bánh tráng, thường gọi là bánh đa. Bánh có mặt từ thuở khai canh, lập làng, bởi một ông tổ nghề người Hà Tĩnh mang theo cả vợ con, người thân vào làng Tân An để sinh sống, lập nghiệp.

Người Tân An ban đầu chế biến bánh mè xát với mục đích khoe khéo tay nghề, xa hơn nữa là nhằm trao đổi cho xóm giềng các loại lương thực, thực phẩm mà bản thân họ tự tay làm ra được. Dần dà, đặc tính thơm giòn cộng với vẻ ngoài chân chất của bánh mè xát Tân An đã được nhân dân khắp vùng Bắc, Nam Quảng Trạch biết đến qua lời giới thiệu của người thân, hay qua những chồng bánh làm quà biếu thân tình. Nắm bắt được thị trường, người làm bánh mè xát bằng vốn liếng sẵn có là sự khéo tay cũng như kinh nghiệm và kỹ thuật làm bánh thành thạo được người thân truyền nghề, đã từng bước chuyên môn hóa, cơ giới hóa nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và tính thẩm mỹ của sản phẩm để giới thiệu ra thị trường.

Công đoạn tráng bánh. 

11 thg 10, 2016

Ăn bánh mì bột lọc độc đáo ở Quảng Bình

Ở xứ sở bánh bột lọc, nguyên liệu không thể thiếu làm nên ổ bánh mì bình dân chính là những chiếc bánh bột lọc, để rồi cái tên bánh mì bột lọc đã trở thành thực đơn quen thuộc với bao người. 

Quầy bánh mì bột lọc trông thật hấp dẫn - Ảnh: Hải Ninh 

Được du nhập vào Việt Nam từ thời thực dân Pháp chiếm đóng, bánh mì là một món ăn hết sức bình dị, gần gũi, thân thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Mỗi vùng miền lại có một cách chế biến, thành phần nguyên liệu đặc trưng riêng.

1 thg 8, 2016

Quán ốc chiên hơn 10 năm ở thành phố Đồng Hới

Được chế biến cầu kỳ, từng con ốc ngấm gia vị đậm đà, thêm vị chua ngọt dễ chịu của dứa, béo bùi của cùi dừa khiến thực khách không khỏi xuýt xoa.

Ốc chiên rô ti là cách chế biến lạ lẫm ngay cả với những người thích ăn ốc. Đến thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, bạn không nên bỏ qua món ăn vặt độc đáo này. Địa chỉ gợi ý là quán ốc chiên Dì Thái, nơi đầu tiên sáng tạo ra công thức nổi tiếng mà sau này một số quán cũng đưa vào thực đơn.

Quán nằm sâu trong ngõ nhỏ ở phía sau Đại học Quảng Bình, không có địa chỉ cụ thể nhưng người dân xung quanh đều tận tình chỉ dẫn. Không gian chỉ là một phòng đơn giản kê vài bộ bàn ghế gỗ dài. Chiều chiều, nhiều bạn trẻ lại hẹn nhau ở đây để cùng ăn vài tô ốc chiên hấp dẫn. 

Hương vị độc đáo của món ốc chiên đến từ sự kết hợp của rất nhiều nguyên liệu. Ảnh: Phiêu Linh 

5 thg 7, 2016

Lộng lẫy hang Tiên Phong Nha - Kẻ Bàng

Hang Tiên 2 được Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh phát hiện và khảo sát trong đợt tìm kiếm hang động mới ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) đầu năm 2016. 

Vòm đá và nền thạch nhũ trong hang Tiên 

Hang Tiên 1 và 2 là hai hang nằm cuối cùng trong hệ thống hang động Tú Làn, thuộc địa bàn xã Cao Quảng (huyện Tuyên Hóa) và xã Tân Hóa (huyện Minh Hóa).

Trước đó năm 2014, hang Tiên 1 được phát hiện, khảo sát và đánh giá mức độ khai thác du lịch.

Ông Nguyễn Châu Á - tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Oxalis (Chua Me Đất) - cho biết theo đánh giá của ông Howard Limbert, chuyên gia hang động Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh, đây là hang đẹp, có sức quyến rũ riêng dù không lớn như các hang động khác và khai thác du lịch tốt.

24 thg 6, 2016

Rủ nhau đi… ngủ biển

Hè đến, người dân ở các làng dọc bờ biển miền Trung kéo nhau ra biển ngủ qua đêm.

Trời nắng Nam, gió Lào thổi ràn rạt, làng biển Thanh Bình (Quảng Xuân, Quảng Trạch, Quảng Bình) kéo nhau ra bờ biển ngủ giải nóng. Mùa hè năm nào cũng vậy, người dân ra biển ngủ ban đêm như một lệ tục đảm bảo tinh thần được sảng khoái. Năm nay, họ ra biển ngủ với một lòng thương nhớ.

Nghi thức xa xưa

Ông Phạm Văn Đồng đã gần 70 tuổi, cuộc đời của ông sinh ra và lớn lên gắn chặt với nghề biển. Bọn trẻ nhỏ trong xóm cứ đến hè lại được ông rủ ra biển ngủ. Làng ông gọi biển là bể và ngủ được gọi là ngáy. Thường chiều muộn, người ở đây vẫn gọi nhau: “Ra bể ngáy ò” (ra biển ngủ nhé).

Ông Đồng kể: “Ngủ biển sáng dậy sức khỏe sảng khoái vì không khí trong lành. Mùa nóng mà không ra biển là chịu không được. Mỗi ngày đều phải ra biển để đi làm nghề, tối ra biển để ngủ cho lại sức, cho mát mẻ là ai cũng ưng”.